Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Kinh Tập (Chương 1)

Dịch giả: Thích Minh Châu

Chương Một - Phẩm Rắn Uragavagga
(I) Kinh Rắn (Sn 1)
1. Ai nhiếp phục phẫn nộ
Ðang được dấy khởi lên,
Như dùng chất linh dược,
Ngăn độc rắn lan rộng
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
2. Ái cắt đứt tham dục,
Không còn chút dư tàn,
Như kẻ hái hoa sen
Sanh ra từ ao hồ.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
3. Ai cắt đứt tham ái,
Không còn chút dư tàn,
Làm cho nước cạn khô,
Dòng nước chảy nhanh mạnh
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
4. Ai phá hoại kiêu mạn
Không còn chút dư tàn,
Như nước mạnh tàn phá
Cây cỏ lau yếu hèn,
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
5. Ai trong các sanh hữu,
Không tìm thấy lõi cây,
Như kẻ đi hái hoa,
Trên cây sung không hoa.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
6. Với ai trong nội tâm,
Không còn có phẫn hận,
Ðã vượt thoát ra khỏi,
Cả hữu và phi hữu.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
7. Với ai những tầm tư,
Ðược làm cho tan biến
Nội tâm khéo sửa soạn,
Không còn chút dư tàn.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
8. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Ðã nhiếp phục toàn diện,
Hý luận chướng ngại này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
9. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Biết rõ được ở đời,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
10. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, không có tham,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
11. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, không tham dục,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
12. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, ly sân hận,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
13. Ai không đi quá trớn,
Cũng không quá chậm trễ,
Từ bỏ, ly si ám,
Sự này toàn hư vọng.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
14. Với ai, các tùy miên,
Hoàn toàn không hiện hữu,
Các nguồn gốc bất thiện
Ðược nhổ lên trừ sạch.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
15. Với ai, không có gì,
Do phiền não sanh khởi,
Làm duyên trở lui lại,
Về lại bờ bên này.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
16. Với ai, không có gì,
Do rừng ái sanh khởi,
Tạo nhân khiến trói buộc
Con người vào tái sanh.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
17. Ai đoạn năm triền cái,
Không sầu khổ bực phiền,
Vượt qua được nghi hoặc,
Thoát mũi tên phiền não.
Tỷ-kheo ấy từ bỏ,
Bờ này và bờ kia,
Như loài rắn thoát bỏ
Da rắn cũ già xưa.
(II) Kinh Dhaniya (Sn 3)
Dhaniya:
18. Cơm ta, nấu đã chín,
Sữa uống, ta vắt xong,
Mục đồng Dhaniya,
Ðã nói lên như vậy.
Trên bờ sông Mahì,
Ta chung sống đồng cư,
Chòi lá được khéo lợp,
Lửa đốt được cháy đỏ.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
19. Ta đoạn được phẫn nộ,
Tâm hoang vu không còn,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy.
Trên bờ sông Mahì,
Ta chỉ sống một đêm,
Chòi lá được rộng mở,
Lửa đốt được tịch tịnh.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Dhaniya:
20. Ruồi lằn và muỗi mòng,
Ở đây không tìm thấy,
Mục đồng Dhaniya,
Ðã nói lên như vậy.
Trên cánh đồng cỏ mọc,
Ðàn bò đi ăn cỏ,
Dầu cơn mưa có đến,
Chúng có thể chịu đựng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
21. Các bè đã được cột,
Khéo tác thành tốt đẹp,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy.
Ai qua được bờ kia,
Nhiếp phục dòng nước mạnh,
Lợi ích của chiếc bè,
Ðâu còn thấy cần thiết.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Dhaniya:
22. Vợ ta khéo nhu thuận,
Không có tham dục gì,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như vậy.
Ðã lâu ngày chung sống,
Vừa đẹp ý đẹp lòng,
Ta không nghe điều gì,
Thuộc ác hạnh về nàng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
23. Tâm Ta khéo nhu thuận,
Ðược giải thoát, mở rộng,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy.
Lâu ngày tu viên mãn,
Khéo nhiếp phục chế ngự,
Trong Ta các pháp ác,
Không còn được tìm thấy.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Dhaniya:
24. Với lợi tức thâu hoạch,
Ta tự nuôi sống ta,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như vậy,
Con ta và cả ta,
Sống chung không bệnh hoạn,
Ta không nghe điều gì,
Thuộc ác hạnh về chúng.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
25. Ta không có làm mướn,
Cho một ai ở đời,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy
Với điều được chứng đắc,
Ta du hành thế giới,
Về tiền công cần thiết,
Không thể có nơi Ta.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Dhaniya:
26. Ðây có các bò cái,
Ðây có các bò con,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như vậy.
Ðây có những bò mẹ,
Mang thai, nối giống dòng,
Ðây có những bò đực,
Những con chúa đầu đàn.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
27. Ðây không có bò cái,
Ðây không có bò con,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy.
Ðây không có bò mẹ,
Mang thai, nối giống dòng,
Ðây không có bò đực,
Những con chúa đầu đàn.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Dhaniya:
28. Cây cột được đóng sâu,
Không còn bị dao động,
Mục đồng Dhaniya
Ðã nói lên như vậy.
Các dây bằng cây lau,
Ðược bện lại mới chắc,
Và các con bò con,
Không thể nào giật đứt.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
Thế Tôn:
29. Giống như con bò đực,
Giật đứt các trói buộc,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác
Ðã nói lên như vậy.
Như voi làm bựt đứt
Các giây leo héo mục,
Ta không còn đi đến,
Chỗ thai tạng tái sanh.
Nếu là ý người muốn,
Thần mưa, hãy mưa đi.
30. Rồi mưa lớn đổ xuống,
Làm đầy tràn đất trũng,
Làm tràn ngập đất cao,
Nghe trời gầm, mưa, thét,
Mục đồng Dhaniya,
Nói lên lời như sau:
Dhaniya:
31. Lợi thay cho chúng ta,
Ðâu phải là lợi nhỏ,
Chúng ta được chiêm ngưỡng,
Bậc Chánh Giác, Thế Tôn.
Ôi! Kính bậc Pháp nhãn,
Con xin quy y Ngài,
Kính bậc Ðại ẩn sĩ,
Hãy là Thầy chúng con.
32. Vợ con và cả con,
Là những người nhu thuận,
Xin sống đời Phạm hạnh,
Dưới chân bậc Thiện Thệ.
Ðược đến bờ bên kia,
Vượt khỏi sanh già chết,
Chúng con sẽ trở thành
Người đoạn tận đau khổ.
Màra:
33. Ai có các con trai,
Hoan hỷ với con trai,
Ðây là lời Ác ma,
Ðã nói lên như vậy
Người chủ các con bò,
Hoan hỷ với con bò.
Còn người thì hoan hỷ,
Ðối với sự sanh y,
Ai không có sanh y,
không thể có hoan hỷ.
Thế Tôn:
34. Ai có các con trai,
Sầu muộn với con trai,
Bậc Thế Tôn, Chánh Giác,
Ðã nói lên như vậy.
Người chủ các con bò,
Sầu muộn với con bò;
Sầu muộn của con người,
Chính do sự sanh y,
Ai không có sanh y,
Không thể có sầu muộn.
(III) Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng (Sn 6)
35. Ðối với các hữu tình,
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại một ai
Trong chúng hữu tình ấy.
Con trai không ước muốn,
Còn nói gì bạn bè,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
36. Do thân cận giao thiệp,
Thân ái từ đấy sanh,
Tùy thuận theo thân ái,
Khổ này có thể sanh.
Nhìn thấy những nguy hại,
Do thân ái sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình,
Như tê ngưu một sừng.
37. Do lòng từ thương mến,
Ðối bạn bè thân hữu,
Mục đích bị bỏ quên,
Tâm tư bị buộc ràng,
Do thấy sợ hãi này,
Trong giao du mật thiết,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
38. Ai nhớ nghĩ chờ mong,
Ðối với con và vợ,
Người ấy bị buộc ràng,
Như cành tre rậm rạp,
Còn các ngọn tre cao,
Nào có gì buộc ràng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
39. Như nai trong núi rừng,
Không gì bị trói buộc,
Tự đi chỗ nó muốn
Ðể tìm kiếm thức ăn.
Như các bậc Hiền trí,
Thấy tự do giải thoát,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
40. Giữa bạn bè thân hữu,
Bị gọi lên gọi xuống,
Tại chỗ ở trú xứ,
Hay trên đường bộ hành.
Thấy tự do giải thoát,
Không có gì tham luyến,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
41. Giữ bạn bè thân hữu,
Ưa thích, vui cười đùa,
Ðối với con, với cháu,
Ái luyến thật lớn thay,
Nhàm chán sự hệ lụy,
Với những người thân ái,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
42. Khắp cả bốn phương trời,
Không sân hận với ai,
Tự mình biết vừa đủ,
Với vật này vật khác,
Vững chịu các hiểm nguy,
Không run sợ dao động,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
43. Có số người xuất gia,
Chung sống thật khó khăn,
Cũng như các gia chủ,
Ở tại các cửa nhà,
Sống vô tư vô lự,
Giữa con cháu người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
44. Từ bỏ, để một bên,
Mọi biểu dương gia đình,
Như loại cây san hô,
Tước bỏ mọi lá cây,
Bậc anh hùng cắt đứt,
Mọi trói buộc gia đình.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
45. Nếu tìm được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Cùng nhau đồng nhiếp phục,
Tất cả mọi hiểm nạn,
Hãy sống với bạn ấy,
Hoan hỷ, giữ chánh niệm.
46. Nếu không được bạn lành,
Thận trọng và sáng suốt,
Bạn đồng hành chung sống,
Bạn thiện trú Hiền trí.
Hãy như vua từ bỏ,
Ðất nước bị bại vong,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
47. Thật chúng ta tán thán,
Các bằng hữu chu toàn,
Bậc hơn ta, bằng ta,
Nên sống gần thân cận.
Nếu không gặp bạn này.
Những bậc không lầm lỗi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
48. Thấy đồ trang sức vàng,
Lấp lánh và sáng chói,
Ðược con người thợ vàng,
Khéo làm, khéo tay làm,
Hai chúng chạm vào nhau,
Trên hai tay đeo chúng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
49. Như vậy nếu ta cùng
Với một người thứ hai,
Tranh luận cãi vã nhau,
Sân hận, gây hấn nhau,
Nhìn thấy trong tương lai,
Sợ hãi hiểm nguy này,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
50. Các dục thật mỹ miều,
Ngọt thơm và đẹp ý,
Dưới hình sắc, phi sắc,
Làm mê loạn tâm tư,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
51. Ðây là một mụn nhọt,
Và cũng là tai họa,
Một tật bệnh, mũi tên,
Là sợ hãi cho ta,
Thấy sự nguy hiểm này,
Trong các dục trưởng dưỡng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
52. Lạnh lẽo và nóng bức,
Ðói bụng và khát nước,
Gió thổi, ánh mặt trời.
Muỗi lằn và rắn rết.
Tất cả xúc chạm này,
Ðều chịu đựng vượt qua,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
53. Như con voi to lớn,
Từ bỏ cả bầy đàn,
Thân thể được sanh ra,
To lớn tợ hoa sen,
Tùy theo sự thích thú,
Sống tại chỗ rừng núi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
54. Ai ưa thích hội chúng,
Sự kiện không xảy ra,
Người ấy có thể chứng,
Cảm thọ thời giải thoát.
Cân nhắc lời giảng dạy,
Ðấng bà con mặt trời,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
55. Ðược giải thoát vượt khỏi,
Các tri kiến hý luận,
Ðạt được quyết định tánh,
Chứng đắc được con đường.
Nơi ta trí được sanh,
Không cần nhờ người khác,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
56. Không tham, không lừa đảo,
Không khát dục, gièm pha,
Mọi si mê ác trược,
Ðược gạn sạch quạt sạch.
Trong tất cả thế giới,
Không tham ái ước vọng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
57. Với bạn bè độc ác,
Hãy từ bỏ lánh xa,
Bạn không thấy mục đích,
Quen nếp sống quanh co,
Chớ tự mình thân cận,
Kẻ đam mê phóng dật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
58. Bậc nghe nhiều trì pháp,
Hãy gần gũi người ấy,
Bạn người tâm rộng lớn,
Người thông minh biện tài,
Biết điều không nên làm,
Nhiếp phục được nghi hoặc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
59. Mọi du hí vui đùa,
Và dục lạc ở đời,
Không điểm trang bày biện,
Không ước vọng mong cầu,
Từ bỏ mọi hào nhoáng,
Nói lên lời chân thật,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
60. Với con và với vợ,
Với cha và với mẹ,
Tài sản cùng lúa gạo,
Những trói buộc bà con,
Hãy từ bỏ buộc ràng,
Các dục vọng như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
61. Chúng đều là trói buộc,
Lạc thú thật nhỏ bé,
Vị ngọt thật ít oi,
Khổ đau lại nhiều hơn,
Chúng đều là câu móc,
Bậc trí biết như vậy,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
62. Hãy chặt đứt, bẻ gãy,
Các kiết sử trói buộc,
Như các loài thủy tộc,
Phá hoại các mạng lưới.
Như lửa đã cháy xong,
Không còn trở lui lại,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
63. Với mắt cúi nhìn xuống,
Chân đi không lưu luyến,
Các căn được hộ trì,
Tâm ý khéo chế ngự.
Không đầy ứ, rỉ chảy,
Không cháy đỏ bừng lên,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
64. Hãy trút bỏ, để lại,
Các biểu tượng gia chủ,
Như loại cây san hô,
Loại bỏ các nhành lá.
Ðã đắp áo cà sa,
Xuất gia bỏ thế tục,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
65. Không tham đắm các vị,
Không tác động, không tham,
Không nhờ ai nuôi dưỡng,
Chỉ khất thực từng nhà.
Ðối với mọi gia đình,
Tâm không bị trói buộc,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
66. Từ bỏ năm triền cái
Che đậy trói buộc tâm,
Ðối với mọi kiết sử,
Hãy trừ khử, dứt sạch,
Không y cứ nương tựa,
Chặt đứt ái sân hận,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
67. Hãy xoay lưng trở lại
Ðối với lạc và khổ,
Cả đối với hỷ ưu,
Ðược cảm thọ từ trước,
Hãy chứng cho được xả,
An chỉ và thanh tịnh;
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
68. Tinh cần và tinh tấn,
Ðạt được lý chân đế,
Tâm không còn thụ động,
Không còn có biếng nhác,
Kiên trì trong cố gắng,
Dõng lực được sanh khởi,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
69. Không từ bỏ độc cư,
Hạnh viễn ly thiền định,
Thường thường sống hành trì,
Tùy pháp trong các pháp.
Chơn chánh nhận thức rõ,
Nguy hiểm trong sanh hữu,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
70. Mong cầu đoạn diệt ái,
Sống hạnh không phóng dật,
Không đần độn câm ngọng,
Nghe nhiều, giữ chánh niệm.
Các pháp được giác sát,
Quyết định, chánh tinh cần.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
71. Như sư tử, không động,
An tịnh giữa các tiếng,
Như gió không vướng mắc,
Khi thổi qua màn lưới.
Như hoa sen không dính,
Không bị nước thấm ướt,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
72. Giống như con sư tử,
Với quai hà hùng mạnh,
Bậc chúa của loài thú,
Sống chinh phục chế ngự.
Hãy sống các trú xứ,
Nhàn tịnh và xa vắng,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
73. Từ tâm, sống trú xả,
Bi tâm, hạnh giải thoát,
Sống hành trì thực hiện,
Hỷ tâm, cho đúng thời,
Không chống đối và chậm,
Với một ai ở đời.
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
74. Ðoạn tận lòng tham ái,
Sân hận và si mê,
Chặt đứt và cắt đoạn,
Các kiết sử lớn nhỏ
Không có gì sợ hãi,
Khi mạng sống gần chung,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
75. Có những bạn vì lợi,
Thân cận và chung sống,
Những bạn không mưu lợi,
Nay khó tìm ở đời.
Người sáng suốt lợi mình,
Không phải người trong sạch,
Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.
(IV) Kinh Bhàradvàja, Người Cày Ruộng (Sn 12)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại núi Dakkhinàgini, trong một làng Bà-la-môn tên Ekanàlà. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasibhàradvàja có khoảng năm trăm lưỡi cày sẵn sàng, vì là thời gieo mạ. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm bát đi đến chỗ Bà-la-môn Kasibhàradvàja đang làm việc. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Kasibhàradvàja đang phân phát đồ ăn. Rồi Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, sau khi đến, Ngài đứng một bên, Bà-la-môn Kasibhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, liền nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa-môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!
- Này Bà-la-môn, Ta cũng cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn.
- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Vậy mà Tôn giả Gotama nói: "Này Bà-la-môn, Ta có cày và Ta có gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, Ta ăn ".
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja nói lên với Thế Tôn bài kệ:
Bhàradvàja:
76. Người tự nhận Người cày,
Ta không thấy Người cày,
Hãy trả lời chúng tôi,
Ðã hỏi về Người cày,
Chúng tôi muốn rõ biết,
Người cày như thế nào?
Thế Tôn:
77. Lòng tin là hột giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ đối với Ta
Là ách và lưỡi cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với Ta
Là lưỡi cày, gậy thúc.
78. Với thân khéo phòng hộ,
Với lời khéo phòng hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ, chế ngự,
Ta tác thành chơn thực,
Ðể cắt dọn cỏ rác,
Sự giải thoát của Ta
Thật hiền lành nhu thuận.
79. Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm,
Ta tự mình đem lại
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy, Ta đi tới,
Không trở ngại thối lui,
Chỗ nào Ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.
80. Cày bừa là như vậy,
Ðược quả là bất tử,
Sau cày bừa như vậy,
Mọi khổ được giải thoát.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja lấy một bát bằng đồng lớn, cho đổ đầy với cháo sữa dâng đức Phật và thưa:
- Thưa Tôn giả Gotama, hãy dùng cháo sữa, Tôn giả là người đi cày! Tôn giả Gotama đi cày quả bất tử!
Thế Tôn:
81. Ta không hưởng vật dụng,
Do tụng kệ đem lại,
Ðây không phải là pháp,
Của bậc có chánh kiến
Chư Phật đều bác bỏ,
Tụng hát các bài kệ,
Khi pháp có hiện hữu,
Truyền thống là như vậy.
82. Hỡi này Bà-la-môn,
Người cần phải cúng dường,
Ðồ ăn vật uống khác,
Bậc đại sĩ toàn diện,
Ðã đoạn các lậu hoặc,
Ðã lắng dịu dao động,
Ta chính là thửa ruộng,
Cho những ai cầu phước.
- Vậy, thưa Tôn giả Gotama, con sẽ cho ai cháo sữa này?
- Này Bà-la-môn, Ta không thấy ai ở thế giới, với chư Thiên, chư Ma, chư Phạm thiên, hay trên đời này với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, có thể sau khi ăn, tiêu hóa được món cháo sữa này, trừ Như Lai hay đệ tử của Như Lai. Vậy, này Bà-la-môn, Ông hãy đổ cháo sữa này trên chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm trong nước không có sinh vật.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja đem nhận chìm cháo sữa ấy vào nước không có sinh vật. Cháo sữa ấy khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên. Ví như một lưỡi cày, phơi cả ngày dưới ánh nắng, được đem quăng xuống nước, lưỡi cày ấy sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên. Cũng vậy, cháo sữa ấy, khi bị đổ xuống nước, nó sôi lên, sôi lên sùng sục, nó phun khói, nó bốc khói lên. Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja hoảng hốt, rợn tóc gáy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, và bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Ví như, thưa Tôn giả Gotama, một người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ đi lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con xin qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp, qui y chúng Tỷ-kheo. Mong rằng con được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
Rồi Bà-la-môn Kasibhàradvàja được xuất gia với Sa-môn Gotama, được thọ đại giới. Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao lâu, do vì mục đích gì, bậc thiên nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú cứu cánh Phạm hạnh ấy. Vị ấy thắng tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa ". Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán.
(V) Kinh Cunda (Sn 16)
83. Người thợ rèn Cunda,
Nói lên lời như sau:
Con hỏi bậc Ðại sĩ,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Ðấng Giác ngộ, Pháp chủ,
Ðã đoạn tận khát ái,
Bậc tối thượng hai chân,
Bậc đánh xe tối thắng,
Xin Ngài nói ở đời,
Có bao nhiêu Sa-môn?
Thế Tôn:
84. Chỉ có bốn Sa-môn,
Không có hạng thứ năm,
Thế Tôn đáp Cunda,
Này Cunda, là vậy.
Ta tỏ bày cho Ông,
Ðược hỏi điều tự thấy,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thuyết giảng con đường,
Bậc sống trên con đường,
Kẻ làm ô uế đạo.
Cunda:
85. Người thợ rèn Cunda,
Liền bạch với Thế Tôn:
Chư Phật nói thế nào,
Bậc chiến thắng con đường,
Bậc thiền định con đường,
Sao gọi không ước lường?
Con hỏi xin trả lời,
Vị sống đúng con đường?
Xin trình bày cho con,
Kẻ làm đường ô uế.
Thế Tôn:
86. Ai vượt khỏi nghi hoặc,
Vị thoát khỏi mũi tên,
Ưa thích cảnh Niết-bàn,
Không tham đắm vật gì,
Bậc lãnh đạo thế giới,
Chư Thiên và loài Người,
Chư Phật gọi vị ấy,
Bậc chiến thắng con đường.
87. Ai ở đời biết được,
Pháp tối thượng, tối thượng,
Nói lên và phân tích,
Pháp ở đây là vậy.
Vị chặt đứt nghi hoặc,
Bậc ẩn sĩ, không dục,
Bậc Tỷ-kheo thứ hai
Ðược gọi thuyết con đường.
88. Ai sống trên con đường,
Con đường pháp khéo giảng,
Sống chế ngự chánh niệm,
Bước đường không lỗi lầm,
Tỷ-kheo thứ ba này
Ðược gọi sống trên đường.
89. Ai sống ưa che đậy,
Dưới hình thức giới cấm,
Xông xáo, nhớp gia đình,
Bạt mạng và man trá,
Không chế ngự nhiếp phục,
Sống lắm mồm lắm miệng.
Người sở hành như vậy
Là kẻ ô uế đạo.
90. Vị cư sĩ thâm hiểu
Các hạng người như vậy,
Thánh đệ tử, nghe nhiều,
Có trí tuệ thông hiểu,
Sau khi rõ biết chúng,
Tất cả là như vậy.
Thấy vậy, vững lòng tin,
Không có bị sút giảm
Làm sao lại lẫn lộn,
Kẻ ác với người thiện,
Làm sao xem giống nhau,
Bậc tịnh, kẻ không tịnh.
(VI) Kinh Bại Vong (Paràbhava) (Sn 18)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên nhơn, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn với những bài kệ:
Thiên nhân:
91. Về bại vong con người,
Con hỏi Gotama,
Con đến hỏi Thế Tôn,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
92. Thật dễ hiểu thành công,
Thật dễ hiểu bại vong,
Ưa mến pháp, thành công,
Thù ghét pháp bại vong.
Thiên nhân:
93. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ nhất về bại vong,
Thứ hai, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
94. Ai mến kẻ bất thiện,
Không ái luyến bậc thiện,
Thích pháp kẻ bất thiện,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
95. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ hai về bại vong,
Thứ ba, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
96. Người tánh ưa thích ngủ,
Thích hội chúng, thụ động,
Biếng nhác, thường phẫn nộ,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
97. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ ba về bại vong.
Thứ tư, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
98. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ hết,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
99. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tư về bại vong.
Thứ năm, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
100. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các khất sĩ khác,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
101. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ năm về bại vong.
Thứ sáu, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
102. Người giàu có tài sản,
Có vàng bạc thực vật,
Hương vị ngọt một mình,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
103. Như vậy, chúng con rõ
Thứ sáu về bại vong.
Thứ bảy, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
104. Người tự hào về sanh,
Về tài sản dòng họ,
Khinh miệt các bà con,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
105. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ bảy về bại vong,
Thứ tám, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
106. Người đắm say nữ nhân,
Ðắm say rượu, cờ bạc,
Hoang phí mọi lợi đắc,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
107. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ tám về bại vong.
Thứ chín, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
108. Không vừa đủ vợ mình,
Ðược thấy giữa dâm nữ,
Ðược thấy với vợ người,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
109. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ chín về bại vong.
Thứ mười, mong Ngài nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
110. Người tuổi trẻ đã qua,
Cưới cô vợ vú tròn,
Ghen nàng không ngủ được,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
111. Như vậy, chúng con rõ,
Thứ mười về bại vong.
Thứ mười một, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
112. Ðàn bà, hay đàn ông,
Rượu chè, tiêu hoang phí,
Ðược địa vị quyền thế,
Chính cửa vào bại vong.
Thiên nhân:
113. Như vậy, chúng con biết,
Thứ mười một bại vong.
Thứ mười hai, xin nói,
Cửa vào của bại vong?
Thế Tôn:
114. Tài sản ít, ái lớn,
Sanh gia đình hoàng tộc,
Ở đây muốn trị vì,
Chính cửa vào bại vong.
115. Bại vong này ở đời,
Bậc trí khéo quán sát,
Ðầy đủ với chánh kiến,
Sống hạnh phúc ở đời.
(VII) Kinh Kẻ Bần Tiện (Vasalasuttam) (Sn 21)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvathi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Lúc bấy giờ, tại trú xứ của Bà-la-môn Aggikabhàradvàja, lửa tế lễ được đốt cháy, đồ cúng dường được dâng cao. Rồi Thế Tôn, trong khi thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggibhàradvàja. Bà-la-môn Aggibhàradvàja thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy bèn nói với Thế Tôn:
- Ở đây kẻ trọc đầu, ở đây kẻ Sa-môn ti tiện, ở đây kẻ bần tiện, hãy đứng lại.
Khi được nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Aggibhàradvàja:
- Này Bà-la-môn, Người có biết người bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện không?
- Này Tôn giả Gotama, tôi không biết kẻ bần tiện hay những pháp tạo ra kẻ bần tiện. Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp như thế nào cho tôi, để tôi được biết về kẻ bần tiện hay các pháp tạo thành kẻ bần tiện.
- Vậy này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
- Thưa vâng, Tôn giả!
Bà-la-môn Aggibhàradvàja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
116. Người phẫn nộ, hiềm hận,
Ác nhân, gièm pha người,
Ác tà kiến, man trá,
Ðược biết là bần tiện.
117. Ai ở đây hại vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu tình,
Ðược biết là bần tiện.
118. Ai làm hại vây hãm,
Các làng, các thị trấn,
Kẻ cướp đoạt có tiếng,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
119. Tại làng hay tại rừng,
Vật sở hữu của người,
Lấy trộm của không cho,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
120. Ai vay nợ của người,
Bị đòi liền trốn tránh,
Ta đâu mắc nợ ngươi,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
121. Ai vì ham vật mọn,
Kẻ đang đi trên đường,
Giết hại cướp vật mọn,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
122. Ai vì mình, vì người,
Hay vì nhân tài sản,
Làm nhân họ nói láo,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
123. Ai được thấy giữa vợ
Của bà con, bạn thân,
Ép buộc hay ưng thuận,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
124. Ai với mẹ hay cha,
Già yếu, tuổi trẻ qua,
Tuy giàu không giúp đỡ,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
125. Ai với mẹ hay cha,
Với anh chị, nhạc mẫu,
Làm hại, dùng lời mắng,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
126. Ai được hỏi mục đích,
Lại khuyên lời trái đích,
Khuyên bảo nên che đậy,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
127. Ai làm các nghiệp ác,
Muốn không biết mình làm,
Ai làm hạnh che đậy,
Ðược biết là kẻ bần tiện.
128. Ai đến nhà người khác,
Ăn món ăn ngon lành,
Lại không đáp lễ lại,
Ðược biết là bần tiện.
129. Ai nói dối lường gạt,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Hay các người nghèo khác,
Ðược biết là bần tiện.
130. Dùng lời mắng, không cho,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Khi thời ăn uống đến,
Ðược biết là bần tiện.
131. Ở đời nói không thật,
Bị si mê che đậy,
Tham cầu chút lợi nhỏ,
Ðược biết là bần tiện.
132. Ai đề cao tự ngã,
Khi miệt giá trị người,
Hạ mình với tự cao,
Ðược biết là bần tiện.
133. Ai gây hấn, hà tiện,
Ác dục và xan tham,
Xảo quyệt, không tàm quí,
Ðược biết là bần tiện.
134. Ai phỉ báng đức Phật,
Hay đệ tử của Ngài,
Hàng xuất gia, tại gia,
Ðược biết là bần tiện.
135. Ai không phải La-hán,
Tự nhận là La-hán,
Kẻ trộm Phạm thiên giới,
Chính tối hạ bần tiện.
Những hàng bần tiện này,
Ta nói rõ cho Ông.
136. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành, thành bần tiện,
Do hành, thành Phạm chí.
137. Do đây, nên hiểu biết,
Như Ta trình bày rõ,
Màtanga được danh,
Bần tiện, ăn thịt chó.
138. Danh tối thượng khó đạt,
Màtanga đạt được,
Nhiều Sát-ly, Phạm chí,
Ðến hầu hạ vị ấy.
139. Vị ấy leo thiên xa,
Trên đường lớn không bụi,
Từ bỏ mọi dục tham,
Ðạt được Phạm thiên giới,
Thọ sanh không ngăn chận,
Vị ấy sanh Phạm thiên.
140. Có những Bà-la-môn,
Sanh gia đình Ðạo sư,
Hay sanh những gia đình
Quyến thuộc với bùa chú,
Họ vẫn thường được thấy,
Làm các điều ác nghiệp,
141. Hiện tại bị khinh miệt,
Ðời sau sanh ác thú,
Thọ sanh không ngăn chận,
Sanh ác thú đáng khinh.
142. Bần tiện không vì sanh,
Phạm chí không vì sanh,
Do hành thành bần tiện,
Do hành thành Phạm chí.
Khi được nói vậy, Bà-la-môn Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thưa Tôn giả Gotama, ví như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, mở toang ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối, để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Pháp được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày. Con nay qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y chúng Tỷ-kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời qui ngưỡng.
(VIII) Kinh Từ Bi (Metta Sutta) (Sn 25)
143. Vị thiện xảo mục đích,
Cần phải làm như sau:
Sau khi hiểu thông suốt,
Con đường an tịnh ấy,
Có khả năng, trực tánh,
Thật sự, khéo chân trực,
Dễ nói và nhu hòa,
Không có gì cao mạn.
144. Sống cảm thấy vừa đủ,
Nuôi sống thật dễ dàng,
Ít có sự rộn ràng,
Sống đạm bạc giản dị.
Các căn được tịnh lạc,
Khôn ngoan và thật trọng,
Không xông xáo gia đình,
Không tham ái, tham vọng.
145. Các sở hành của mình,
Không nhỏ nhen vụn vặt,
Khiến người khác có trí,
Có thể sanh chỉ trích.
Mong mọi loài chúng sanh,
Ðược an lạc, an ổn,
Mong họ chứng đạt được,
Hạnh phúc và an lạc.
146. Mong tất cả những ai,
Hữu tình có mạng sống,
Kẻ yếu hay kẻ mạnh,
Không bỏ sót một ai,
Kẻ dài hay kẻ lớn,
Trung, thấp, loài lớn, nhỏ.
147. Loài được thấy, không thấy,
Loài sống xa, không xa,
Các loài hiện đang sống,
Các loài sẽ được sanh,
Mong mọi loài chúng sanh
Sống hạnh phúc an lạc.
148. Mong rằng không có ai,
Lường gạt lừa dối ai,
Không có ai khinh mạn,
Tại bất cứ chỗ nào.
Không vì giận hờn nhau,
Không vì tưởng chống đối.
Lại có người mong muốn,
Làm đau khổ cho nhau.
149. Như tấm lòng người mẹ,
Ðối với con của mình,
Trọn đời lo che chở,
Con độc nhất mình sanh.
Cũng vậy, đối tất cả
Các hữu tình chúng sanh,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
150. Hãy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới,
Hãy tu tập tâm ý,
Không hạn lượng rộng lớn.
Phía trên và phía dưới,
Cũng vậy, cả bề ngang,
Không hạn chế, trói buộc,
Không hận, không thù địch.
151. Khi đứng, hay khi đi,
Khi ngồi, hay khi nằm,
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang còn tỉnh thức,
Hãy an trú niệm này,
Nếp sống này như vậy,
Ðược đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng.
152. Ai từ bỏ tà kiến,
Giữ giới, đủ chánh kiến,
Nhiếp phục được tham ái,
Ðối với các dục vọng,
Không còn phải tái sanh,
Ði đến thai tạng nữa.
(IX) Kinh Hemavata (Sn 27)
Sàtàgira:
153. Nay đúng vào ngày rằm,
Ngày trai giới, bố-tát,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðêm đã được an trú,
Ðêm đẹp như cõi trời,
Hãy gặp Gotama,
Bậc Ðạo Sư vô thượng.
Hemavata:
154. Có phải ý vị ấy,
Tâm nguyện thật khéo phát?
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải đối sanh loại,
Có tâm tư như vậy?
Có phải các tư duy,
Ðược khéo léo điều phục
Ðối với các pháp khả ái,
Và pháp không khả ái?
Sàtàgira:
155. Ý vị ấy là vậy,
Tâm nguyện thật khéo phát,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðối với mọi sanh loại,
Có tâm tư như vậy,
Như vậy là tư duy,
Ðược khéo léo điều phục.
Hemavata:
156. Có phải là vị ấy
Không lấy vật không cho?
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải với hữu tình,
Vị ấy khéo chế ngự?
Có phải với phóng dật,
Vị ấy khéo viễn ly?
Có phải đối thiền định,
Vị ấy không từ bỏ?
Sàtàgira:
157. Vị ấy không có lấy
Những vật không được cho,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Vị ấy với hữu tình,
Rất khéo léo chế ngự,
Vị ấy với phóng dật,
Thật sự sống viễn ly,
Ðức Phật đối thiền định,
Không từ bỏ, sao lãng.
Hemavata:
158. Có phải là vị ấy,
Không nói lời nói láo?
Nói vậy là Dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải là vị ấy
Ðoạn tận các trách nhiệm?
Có phải là vị ấy
Không nói lời vu khống?
Có phải là vị ấy
Không nói lời phù phiếm?
Sàtàgira:
159. Và thật sự vị ấy,
Không nói lời nói láo,
Nói vậy là Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Ðoạn tận đường ác ngữ,
Không nói lời vu khống,
Vị ấy nói những lời
Sáng suốt, có nghĩa lý.
Hemavata:
160. Có phải đối các dục,
Vị ấy không tham ái?
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Hemavata,
Có phải tâm vị ấy
Không có bị dao động?
Có phải tâm vị ấy
Vượt khỏi sự si ám?
Có phải thật vị ấy,
Có mắt đối các pháp?
Sàtàgira:
161. Vị ấy không tham ái
Ðối với các dục vọng,
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira,
Tâm không có dao động,
Vượt khỏi mọi si ám,
Ðức Phật thật có mắt
Ðối với tất cả pháp.
Hemavata:
162. Có phải là vị ấy
Ðầy đủ về các minh?
Ðây là lời Dạ-xoa
Tên Hemavata,
Có phải là vị ấy
Sở hành thật thanh tịnh?
Có phải là vị ấy
Các lậu hoặc đoạn tận?
Có phải là vị ấy
Không còn có tái sanh?
Sàtàgira:
163. Sự thật là vị ấy,
Ðầy đủ với các minh,
Ðây là lời Dạ-xoa,
Tên Sàtàgira
Sở hành thật thanh tịnh,
Mọi lậu hoặc đoạn tận,
Thật sự đối vị ấy,
Không còn có tái sanh.
Hemavata:
163. (a) Có phải vị ẩn sĩ,
Với tâm được viên mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo hoàn mãn,
Có phải người tán thán,
Một cách đúng Chánh pháp.
Vị đầy đủ trí đức,
Ðầy đủ cả hạnh đức.
Sàtàgira:
163. (b) Thật sự vị ẩn sĩ,
Với tâm được viên mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo hoàn mãn.
Thật sự Ông tùy hỉ
Một cách đúng Chánh pháp,
Vị đầy đủ trí đức,
Ðầy đủ cả hạnh đức.
Cả hai:
164. Thật sự vị ẩn sĩ,
Với tâm được viên mãn,
Mọi việc làm vị ấy
Ðược làm khéo hoàn mãn.
Chúng ta hãy yết kiến
Tôn giả Gotama,
Vị đầy đủ trí đức,
Ðầy đủ cả hạnh đức.
Hemavata:
165. Bắp chân giống như nai,
Thon vững chắc, bền bỉ,
Giản dị ít nhu cầu,
Không tham đắm vật gì.
Hãy đi đến yết kiến
ẩn sĩ Gotama,
Vị hành trì thiền định,
Trong rừng núi xa vắng.
166. Sống cô độc một mình,
Như sư tử, như voi,
Ngài không có tham đắm,
Không cầu mong các dục.
Chúng ta hãy đi đến,
Và hỏi thăm vị ấy
Về con đường giải thoát
Khỏi cạm bẫy Ác ma.
Cả hai:
167. Vị tuyên bố giải thích,
Vị đạt đến mọi pháp,
Bậc giác ngộ vượt khỏi
Hận thù và sợ hãi,
Chúng ta hãy đến học
Sa-môn Gotama.
Hemavata:
168. Do pháp nào có mặt,
Thế giới được sanh khởi,
Nói vậy là dạ-xoa,
Tên Hemavata.
Do pháp nào có mặt,
Tác thành sự giao hợp?
Sự chấp thủ ở đời,
Là chấp thủ cái gì?
Do pháp nào có mặt,
Thế giới bị tàn hại?
Thế Tôn:
169. Do sáu pháp có mặt,
Thế giới được sanh khởi,
Này Hemavata,
Thế Tôn nói như vậy.
Do sáu pháp có mặt,
Tác thành sự giao hợp,
Sự chấp thủ ở đời,
Là chấp thủ sáu pháp,
Do sáu pháp có mặt,
Thế giới bị tàn hại.
Hemavata:
170. Do chấp thủ cái gì,
Ðây thế giới bị hại?
Ðược hỏi, hãy nói lên,
Về con đường thoát đời.
Làm thế nào đau khổ,
Ðược giải thoát hoàn toàn?
Thế Tôn:
171. Ðây, năm dục trưởng dưỡng,
Ý được gọi thứ sáu,
Bỏ ước muốn ở đây,
Như vậy, thoát đau khổ.
172. Ðây, con đường thoát đời.
Như thật nói Ông rõ,
Ðường này Ta nói Ông,
Như vậy, thoát đau khổ.
Hemavata:
173. Ðây, ai vượt bộc lưu?
Ðây, ai vượt biển lớn?
Không chân đứng bám víu,
Ai không chìm vực sâu?
Thế Tôn:
174. Ai luôn luôn đủ giới,
Có tuệ, khéo thiền định,
Tâm hướng nội, chánh niệm,
Vượt bộc lưu khó vượt.
175. Ai từ bỏ dục tưởng,
Vượt khỏi mọi kiết sử,
Ai, hỷ, hữu đoạn tận,
Không chìm vào vực sâu.
Hemavata:
176. Vị trí tuệ thâm sâu,
Thấy được đích tế nhị,
Vị không có sở hữu,
Không tham đắm dục hữu.
Hãy yết kiến vị ấy,
Vị luôn luôn giải thoát,
Bậc đại sĩ tiến bước,
Trên con đường Thiên đạo.
177. Bậc danh xưng vô thượng,
Bậc thấy đích tế nhị,
Bậc ban bố trí tuệ,
Không tham đắm dục tạng.
Hãy yết kiến vị ấy,
Vị Toàn trí, Thiện tuệ,
Bậc Ðại sĩ tiến bước
Trên con đường Thánh đạo.
178. Hôm nay thật chúng con
Ðược thấy điềm tốt lành,
Ðược hào quang chói sáng,
Của bình minh tốt lành.
Vì chúng con được thấy,
Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác,
Bậc đã vượt bộc lưu,
Bậc đã đoạn lậu hoặc.
179. Ngàn vị dạ-xoa này,
Có thần lực danh xưng,
Tất cả xin đi đến
Y tựa quy ngưỡng Ngài,
Ngài là bậc Ðạo Sư,
Vô thượng của chúng con.
180. Chúng con sẽ bộ hành
Làng này qua làng khác,
Thành này qua thành khác,
Ðảnh lễ bậc Chánh giác,
Ðảnh lễ thiện pháp tánh,
Của Chánh pháp vi diệu.
(X) Kinh Alavaka (Sn 31)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú ở Alavi, tại trú xứ của Dạ-xoa Alavaka. Rồi Dạ-xoa Alavaka đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra.
- Này Sa-môn, hãy đi vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào. Lần thứ hai, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra:
- Này Sa-môn, hãy đi vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào.
Lần thứ ba, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi ra.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi ra.
- Này Sa-môn, hãy đi vào.
- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn đi vào.
Lần thứ tư, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
- Này Sa-môn, hãy đi ra.
- Này Hiền giả, Ta sẽ không đi ra cho Ông. Ông cần gì hãy làm?
- Này Sa-môn, ta sẽ hỏi Ngài. Nếu Ngài không trả lời cho ta, ta sẽ làm tâm trí Ngài điên loạn, hay ta sẽ bóp nát quả tim của Ngài, hay nắm chân của Ngài, ta sẽ quăng qua bờ sông bên kia sông Hằng.
- Này Hiền giả, Ta không thấy một ai trong thế giới với chư Thiên, với Ác ma và với Phạm thiên, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người, lại có thể làm tâm Ta điên loạn, hay bóp nát quả tim của Ta, hay nắm chân quăng Ta qua bên kia bờ sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả, Ông cứ hỏi như ý Ông muốn.
Rồi Dạ-xoa với bài kệ nói với Thế Tôn:
Alavaka:
181. Ở đời, tài sản gì,
Tối thắng cho con người?
Cái gì khéo thực hành
Ðem lại chơn an lạc.
Cái gì trong các vị,
Là vị ngọt tối thượng?
Nếp sống như thế nào,
Gọi nếp sống tối thắng?
Thế Tôn:
182. Ở đời này, lòng tin,
Tối thắng cho con người,
Cái gì khéo thực hành,
Ðem lại chơn an lạc?
Chánh pháp khéo thực hiện,
Ðem lại chơn an lạc,
Sự thật trong các vị,
Là vị ngọt tối thượng,
Nếp sống với trí tuệ,
Là nếp sống tối thắng.
Alavaka:
183. Thế nào vượt bộc lưu?
Thế nào vượt biển lớn?
Thế nào vượt qua khổ?
Thế nào thật thanh tịnh?
Thế Tôn:
184. Với tín, vượt bộc lưu,
Không phóng dật, vượt biển,
Tinh tấn, vượt đau khổ,
Với tuệ, được thanh tịnh.
Alavaka:
185. Thế nào được trí tuệ?
Thế nào được tài sản?
Thế nào đạt danh xưng?
Thế nào cột bạn hữu?
Ðời này qua đời sau,
Thế nào, chết không sầu?
Thế Tôn:
186. Tin tưởng bậc La-hán,
Tin pháp, đạt Niết-bàn,
Khéo nghe, được trí tuệ,
Bậc trí, không phóng dật.
187. Làm thích đáng trách nhiệm,
Phấn đấu được tài sản,
Với sự thật được danh,
Bố thí cột bạn bè.
188. Ai là người gia chủ,
Tin tưởng bốn pháp này,
Sự thật và Chánh pháp,
Kiên trì và bố thí,
Vị ấy sau khi chết,
Nhất định không sầu muộn.
189. Hãy hỏi các vị khác,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nếu có pháp nào khác
Ở đời, lại thắng hơn,
Sự thật và nhiếp phục,
Bố thí và kham nhẫn?
Alavaka:
190. Sao nay con rộng hỏi,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Nay con được rõ biết,
Hiện, vị lai hạnh phúc.
191. Vì hạnh phúc cho con,
Mong rằng bậc Giác Ngộ,
Hãy đi đến an trú,
Tại xứ Alavi.
Nay con đã rõ biết.
Chỗ nào thí, quả lớn.
192. Con sẽ đi bộ hành,
Làng này qua làng khác,
Thành này qua thành khác,
Ðảnh lễ bậc Giác Ngộ,
Ðảnh lễ thiện pháp tánh
Của Chánh pháp vi diệu.
(XI) Kinh Thắng Trận (Sn 34)
193. Hoặc là đi hay đứng,
Hoặc là ngồi hay nằm,
Hoặc co tay, duỗi tay,
Như vậy, thân dao động.
194. Ràng buộc với xương gân,
Trét thoa với da thịt,
Thân được da che đậy,
Như thật không thấy rõ.
195. Trong một bụng chứa đầy,
Cục gan, và bọng đái,
Quả tim và buồng phổi,
Cả thận, và tỳ tạng.
196. Nước mũi, và nước miếng,
Mồ hôi, và nước mỡ,
Máu, và nước khớp xương,
Mật, và bạch huyết cầu.
197. Từ chín nguồn nước này,
Bất tịnh luôn luôn chảy,
Từ mắt, đồ bẩn chảy,
Từ tai, đồ bẩn chảy.
198. Nước mũi từ lỗ mũi,
Từ miệng, có khi chảy,
Chảy mật, và niêm dịch,
Từ thân, mồ hôi bẩn.
199. Trong đầu thật trống rỗng,
Chứa đầy những óc, não.
Bị vô minh dắt dẫn,
Kẻ ngu nghĩ tịnh sạch.
200. Khi bị chết nằm xuống,
Phồng lên, và xanh bầm,
Quăng bỏ trong nghĩa địa,
Bà con không đoái hoài.
201. Chó, dã can đến ăn,
Chó sói, các côn trùng,
Quạ, diều hâu đến ăn,
Còn có hữu tình khác.
202. Ðược nghe lời Phật dạy,
Tỷ-kheo có trí tuệ,
Vị ấy liễu tri thân,
Thấy thân đúng như thật.
203. Ðây thế nào, kia vậy,
Kia thế nào, đây vậy,
Ðối với thân trong ngoài,
Từ bỏ mọi lòng dục.
204. Từ bỏ lòng tham dục,
Ðây Tỷ-kheo có tuệ,
Chứng bất tử, tịch tịnh,
Niết-bàn giới thường trú.
205. Thân này với hai chân,
Bất tịnh và hôi thúi,
Ðầy xác chết, chảy nước,
Lại được giữ, nâng niu.
206. Với thân thể như vậy,
Ai lại nghĩ đề cao,
Hay khinh miệt kẻ khác,
Trừ kẻ không thấy gì.
(XII) Kinh ẩn sĩ (Sn 35)
207. Thân mật, sanh sợ hãi,
Trú xứ, sanh bụi bặm,
Không trú xứ, không thân,
Hình ảnh bậc ẩn sĩ.
208. Ai đã chặt sanh hữu,
Không còn gieo giống thêm,
Sanh hữu đã đoạn tận,
Không muốn nó tùy sanh,
Ðược gọi là ẩn sĩ,
Một mình đi im lặng,
Bậc đại sĩ đã thấy,
Con đường tịch tịnh ấy.
209. Sau khi ước lượng đất,
Tìm hiểu được hột giống,
Không còn muốn tham ái,
Ðược tiếp tục tùy sanh,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Thấy sanh diệt chấm dứt,
Ðoạn tận mọi lý luận,
Không rơi vào tính toán.
210. Ðã rõ mọi trú xứ,
Không ham trú xứ nào,
Vị ấy chân ẩn sĩ,
Không tham, không say đắm.
Không còn phải ra sức,
Ðã đạt bờ bên kia.
211. Bậc chiến thắng toàn diện,
Bậc toàn tri, thiện tuệ,
Ðối với tất cả pháp,
Không còn bị ô nhiễm.
Bậc từ bỏ tất cả,
Ái đoạn diệt, giải thoát.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
212. Vị có trí tuệ lực,
Giới cấm được đầy đủ,
Ðịnh tĩnh, thích thiền định,
Gìn giữ trì chánh niệm,
Giải thoát các trói buộc,
Không hoang vu, lậu tận,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
213. Bộ hành, riêng một mình,
ẩn sĩ, không phóng dật,
Trước chê bai, tán thán,
Không có bị dao động.
Như sư tử, không sợ,
Giữa các tiếng vang động.
Như gió không vướng lưới,
Như son không dính nước,
Bậc lãnh đạo mọi người,
Người không ai lãnh đạo.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
214. Vị nào biết xử sự,
Như cột trụ hồ tắm,
Khi người khác nói lời,
Lời khen chê cực đoạn,
Vị không có tham ái,
Với căn khéo định tĩnh,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
215. Ai thật tự mình đứng
Thẳng như cây thoi đưa,
Nhàm chán các nghiệp ác,
Quán sát chánh, bất chánh,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
216. Ai biết tự chế ngự,
Không làm các điều ác,
Trẻ và hạng trung niên,
Bậc ẩn sĩ chế ngự,
Vị không nên chọc giận,
Vì không làm ai giận,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
217. Ai sống nhờ người cho,
Nhận lãnh đồ khất thực,
Nhận từ trên, từ giữa,
Hay từ chỗ còn lại,
Không đủ để tán thán,
Không nói lời hạ mình,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
218. Sống thụ hạnh ẩn sĩ,
Từ bỏ sự dâm dục,
Ai lúc còn tuổi trẻ,
Không bị trói buộc gì,
Từ bỏ mạn, phóng dật,
Ðược hoàn toàn giải thoát,
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
219. Rõ biết được thế giới,
Thấy được lý chân đế,
Vượt khỏi được bộc lưu,
Vượt biển lớn như vậy.
Vị chặt đứt trói buộc,
Không ỷ lại, vô lậu.
Các bậc trí nhận thức,
Vị ấy thật ẩn sĩ.
220. Hai nếp sống không giống.
An trú, thật xa nhau,
Gia chủ, có vợ con,
Không ngã sở, khéo nhiếp,
Gia chủ không chế ngự,
Ngăn chận hữu tình khác,
Bậc ẩn sĩ luôn luôn,
Che chở loài hữu tình.
221. Giống như loại chim công,
Loại chim có cổ xanh,
Không bao giờ sánh bằng
Chim thiên nga nhanh nhẹn.
Cũng vậy, người gia chủ,
Không sánh bằng Tỷ-kheo,
Bậc ẩn sĩ viễn ly,
Sống thiền định trong rừng.

1 - Uragavagga - The Snake Chapter

Translated by: Thanissaro and Piyadassi Thera

I. Uraga Sutta: The Snake
The monk who subdues his arisen anger
as, with herbs, snake-venom once it has spread,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who has cut off passion
without leaving a trace,
as he would plunging into a lake, a lotus,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who has cut off craving
without leaving a trace,
as if he had dried up a swift-flowing stream,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who has demolished conceit
without leaving a trace,
as a great flood, a very weak bridge made of reeds,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk seeing
in states of becoming
no essence,
as he would,
when surveying a fig tree,
no flowers,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk with no inner anger,
who has thus gone beyond
becoming & not-,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk whose discursive thoughts are dispersed,
well-dealt with inside
without leaving a trace,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who hasn't slipped past or turned back,
transcending all
this objectification,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who hasn't slipped past or turned back,
knowing with regard to the world
that "All this is unreal,"
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who hasn't slipped past or turned back,
without greed, as "All this is unreal,"
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who hasn't slipped past or turned back,
without aversion, as "All this is unreal,"
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who hasn't slipped past or turned back,
without delusion, as "All this is unreal,"
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk in whom there are no obsessions
— the roots of unskillfulness totally destroyed —
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk in whom there's nothing born of distress
that would lead him back to this shore,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk in whom there's nothing born of desire
that would keep him bound to becoming,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
The monk who's abandoned five hindrances,
who, untroubled, unwounded,
has crossed over doubt,
sloughs off the near shore & far —
as a snake, its decrepit old skin.
II. Dhaniya Sutta: Dhaniya the Cattleman
Dhaniya the cattleman:[1]
"The rice is cooked,
my milking done.
I live with my people
along the banks of the Mahi;
my hut is roofed, my fire lit:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"Free from anger,
my stubbornness gone,[2]
I live for one night
along the banks of the Mahi;
my hut's roof is open, my fire out:[3]
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
Dhaniya:
"No mosquitoes or gadflies
are to be found.
The cows range in the marshy meadow
where the grasses flourish.
They could stand the rain if it came:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"A raft, well-made,
has been lashed together.[4]
Having crossed over,
gone to the far shore,
I've subdued the flood.
No need for a raft
is to be found:[5]
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
Dhaniya:
"My wife is compliant, not careless,
is charming, has lived with me long.
I hear no evil about her at all:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"My mind is compliant, released,
has long been nurtured, well tamed.
No evil is to be found in me:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
Dhaniya:
"I support myself on my earnings.
My sons live in harmony,
free from disease.
I hear no evil about them at all:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"I'm in no one's employ,[6]
I wander the whole world
on the reward [of my Awakening].
No need for earnings
is to be found:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
Dhaniya:
"There are cows, young bulls,
cows in calf, & breeding cows,
& a great bull, the leader of the herd:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"There are no cows, no young bulls,
no cows in calf or breeding cows,
no great bull, the leader of the herd:[7]
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
Dhaniya:
"The stakes are dug-in, immovable.
The new muñja-grass halters, well-woven,
not even young bulls could break:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The Buddha:
"Having broken my bonds
like a great bull,
like a great elephant
tearing a rotting vine,
I never again
will lie in the womb:
so if you want, rain-god,
go ahead & rain."
The great cloud rained down
straightaway,
filling the lowlands & high.
Hearing the rain-god pour down,
Dhaniya said:
"How great our gain
that we've gazed
on the Blessed One!
We go to him,
the One with vision,
for refuge.
May you be our teacher, Great Sage.
My wife & I are compliant.
Let's follow the holy life
under the One Well-gone.
Gone to the far shore
of aging & death,
let's put an end
to suffering & stress."
Mara:[8]
"Those with children
delight
because of their children.
Those with cattle
delight
because of their cows.
A person's delight
comes from acquisitions,
since a person with no acquisitions
doesn't delight."
The Buddha:
"Those with children
grieve
because of their children.
Those with cattle
grieve
because of their cows.
A person's grief
comes from acquisitions,
since a person with no acquisitions
doesn't grieve."
Notes
1.
Dhaniya Gopa: Literally, one whose wealth is in cattle. According to the Commentary, his herd consisted of 30,000 head of cattle.
2.
The first line in the Buddha's verse plays on words in the first line of Dhaniya's. "Free from anger" (akkodhano) plays on "rice is cooked" (pakkodano); and "stubbornness" (khilo) plays on "milk" (khiro).
3.
"Open" means having a mind not covered or concealed by craving, defilement, or ignorance. This image is also used in Ud 5.5 and Sn 4.4. "My fire out" refers to the fires of passion, aversion, & delusion; birth, aging, & death; sorrow, lamentation, pain, distress, & despair. See SN 35.28; Iti 93; and The Mind Like Fire Unbound.
4.
The raft stands for the noble eightfold path. See passages 113 and 114 in The Wings to Awakening.
5.
As this verse doesn't seem to be a direct response to the preceding one, the Commentary suggests that we are missing part of the conversation here. An alternative possibility is that the Buddha is engaging in word play — the word "crossed over" (tinna) being a pun on Dhaniya's reference to grass (tina).
6.
According to the Commentary, the Buddha is not in anyone else's employ nor even in his own employ — i.e., he is not in the employ of craving.
7.
The Buddha may be speaking literally here — he has no cattle, so there is no way that a heavy rain could cause him harm — but he may also be speaking metaphorically. See SN 4.19.
8.
According to the Commentary, Mara suddenly comes on the scene to try — unsuccessfully — to prevent Dhaniya and his wife from going forth. His verses here, together with the Buddha's response, are also found at SN 4.8.
III. Khaggavisana Sutta: A Rhinoceros
Renouncing violence
for all living beings,
harming not even a one,
you would not wish for offspring,
so how a companion?
Wander alone
like a rhinoceros.
For a sociable person
there are allurements;
on the heels of allurement, this pain.
Seeing allurement's drawback,
wander alone
like a rhinoceros.
One whose mind
is enmeshed in sympathy
for friends & companions,
neglects the true goal.
Seeing this danger in intimacy,
wander alone
like a rhinoceros.
Like spreading bamboo,
entwined,
is concern for offspring & spouses.
Like a bamboo sprout,
unentangling,
wander alone
like a rhinoceros.
As a deer in the wilds,
unfettered,
goes for forage wherever it wants:
the wise person, valuing freedom,
wanders alone
like a rhinoceros.
In the midst of companions
— when staying at home,
when going out wandering —
you are prey to requests.
Valuing the freedom
wander alone
like a rhinoceros.
There is sporting & love
in the midst of companions,
& abundant fondness for offspring.
Feeling disgust
at the prospect of parting
from those who'd be dear,
wander alone
like a rhinoceros.
Without resistance in all four directions,
content with whatever you get,
enduring troubles with no dismay,
wander alone
like a rhinoceros.
They are hard to please,
some of those gone forth,
as well as those living the household life.
Shedding concern
for these offspring of others,
wander alone
like a rhinoceros.
Cutting off the householder's marks,[1]
like a kovilara tree
that has shed its leaves,
the prudent one, cutting all household ties,
wander alone
like a rhinoceros.
If you gain a mature companion,
a fellow traveler, right-living & wise,
overcoming all dangers
go with him, gratified,
mindful.
If you don't gain a mature companion,
a fellow traveler, right-living & wise,
wander alone
like a king renouncing his kingdom,
like the elephant in the Matanga wilds,
his herd.
We praise companionship
— yes!
Those on a par, or better,
should be chosen as friends.
If they're not to be found,
living faultlessly,
wander alone
like a rhinoceros.
Seeing radiant bracelets of gold,
well-made by a smith,
clinking, clashing,
two on an arm,
wander alone
like a rhinoceros,
[thinking:]
"In the same way,
if I were to live with another,
there would be careless talk or abusive."
Seeing this future danger,
wander alone
like a rhinoceros.
Because sensual pleasures,
elegant, honeyed, & charming,
bewitch the mind with their manifold forms —
seeing this drawback in sensual strands —
wander alone
like a rhinoceros.
"Calamity, tumor, misfortune,
disease, an arrow, a danger for me."
Seeing this danger in sensual strands,
wander alone
like a rhinoceros.
Cold & heat, hunger & thirst,
wind & sun, horseflies & snakes:
enduring all these, without exception,
wander alone
like a rhinoceros.
As a great white elephant,
with massive shoulders,
renouncing his herd,
lives in the wilds wherever he wants,
wander alone
like a rhinoceros.
"There's no way
that one delighting in company
can touch even momentary release."
Heeding the Solar Kinsman's words,
wander alone
like a rhinoceros.
Transcending the contortion of views,
the sure way attained,
the path gained,
[realizing:]
"Unled by others,
I have knowledge arisen,"
wander alone
like a rhinoceros.
With no greed, no deceit,
no thirst, no hypocrisy —
delusion & blemishes
blown away —
with no inclinations for all the world,
every world,
wander alone
like a rhinoceros.
Avoid the evil companion
disregarding the goal,
intent on the out-of-tune way.
Don't take as a friend
someone heedless & hankering.
wander alone
like a rhinoceros.
Consort with one who is learned,
who maintains the Dhamma,
a great & quick-witted friend.
Knowing the meanings,
subdue your perplexity,
[then] wander alone
like a rhinoceros,
Free from longing, finding no pleasure
in the world's sport, love, or sensual bliss,
abstaining from adornment,
speaking the truth,
wander alone
like a rhinoceros.
Abandoning offspring, spouse,
father, mother,
riches, grain, relatives,
& sensual pleasures
altogether,
wander alone
like a rhinoceros.
"This is a bondage, a baited hook.
There's little happiness here,
next to no satisfaction,
all the more suffering & pain."
Knowing this, circumspect,
wander alone
like a rhinoceros.
Shattering fetters,
like a fish in the water tearing a net,
like a fire not coming back to what's burnt,
wander alone
like a rhinoceros.
Eyes downcast, not footloose,
senses guarded, with protected mind,
not oozing — not burning — with lust,
wander alone
like a rhinoceros.
Taking off the householder's marks,[2]
like a coral tree
that has shed its leaves,
going forth in the ochre robe,
wander alone
like a rhinoceros.
Showing no greed for flavors, not careless,
going from house to house for alms,
with mind unenmeshed in this family or that,
wander alone
like a rhinoceros.
Abandoning barriers to awareness,
expelling all defilements — all —
non-dependent, cutting aversion,
allurement,
wander alone
like a rhinoceros.
Turning your back on pleasure & pain,
as earlier with sorrow & joy,
attaining pure equanimity,
tranquillity,
wander alone
like a rhinoceros.
With persistence aroused
for the highest goal's attainment,
with mind unsmeared, not lazy in action,
firm in effort, with steadfastness & strength arisen,
wander alone
like a rhinoceros.
Not neglecting seclusion, absorption,
constantly living the Dhamma
in line with the Dhamma,
comprehending the danger
in states of becoming,
wander alone
like a rhinoceros.
Intent on the ending of craving & heedful,
learned, mindful, not muddled,
certain — having reckoned the Dhamma —
& striving,
wander alone
like a rhinoceros.
Unstartled, like a lion at sounds.
Unsnared, like the wind in a net.
Unsmeared, like a lotus in water:
wander alone
like a rhinoceros.
Like a lion — forceful, strong in fang,
living as a conqueror, the king of beasts —
resort to a solitary dwelling.
Wander alone
like a rhinoceros.
At the right time consorting
with the release through good will,
compassion,
appreciation,
equanimity,
unobstructed by all the world,
any world,
wander alone
like a rhinoceros.
Having let go of passion,
aversion,
delusion;
having shattered the fetters;
undisturbed at the ending of life,
wander alone
like a rhinoceros.
People follow & associate
for a motive.
Friends without a motive these days
are rare.
They're shrewd for their own ends, & impure.
Wander alone
like a rhinoceros.
Notes
1.
Hair and beard.
2.
Lay clothing.
IV. Kasi Bharadvaja Sutta: To the Plowing Bharadvaja
I have heard that on one occasion the Blessed One was living among the Magadhans at Dakkhinagiri in the brahman village of Ekanala. Now at that time approximately 500 of the brahman Kasi Bharadvaja's plows were yoked at the sowing time. Then, in the early morning, putting on his lower robe and taking his bowl & robes, the Blessed One went to where Kasi Bharadvaja was working. Now at that time Kasi Bharadvaja's food-distribution was underway. So the Blessed One went to Kasi Bharadvaja's food-distribution and, on arrival, stood to one side. Kasi Bharadvaja saw the Blessed One standing for alms, and on seeing him, said to him, "I, contemplative, plow & sow. Having plowed & sown, I eat. You, too, contemplative, should plow & sow. Having plowed & sown, you (will) eat."
"I, too, brahman, plow & sow. Having plowed & sown, I eat."
"But, contemplative, I don't see the Master Gotama's yoke or plow, plowshare, goad, or oxen, and yet the Master Gotama says this: 'I, too, brahman, plow & sow. Having plowed & sown, I eat.'"
Then the Kasi Bharadvaja addressed the Blessed One with a verse:
You claim to be a plowman,
but I don't see your plowing.
Being asked, tell us about your plowing
so that we may know your plowing.
[The Buddha:]
Conviction is my seed,
austerity my rain,
discernment my yoke & plow,
conscience my pole,
mind my yoke-tie,
mindfulness my plowshare & goad.
Guarded in body,
guarded in speech,
restrained in terms of belly & food,
I make truth a weeding-hook,
and composure my unyoking.
Persistence, my beast of burden,
bearing me toward rest from the yoke,
takes me, without turning back,
to where, having gone,
one doesn't grieve.
That's how my plowing is plowed.
It has
as its fruit
the deathless.
Having plowed this plowing
one is unyoked
from all suffering
& stress.
Then Kasi Bharadvaja, having heaped up milk-rice in a large bronze serving bowl, offered it to the Blessed One, [saying,] "May Master Gotama eat [this] milk-rice. The master is a plowman, for the Master Gotama plows the plowing that has as its fruit the deathless."
What's been chanted over with verses
shouldn't be eaten by me.
That's not the nature, brahman,
of one who's seen rightly.
What's been chanted over with verses
Awakened Ones reject.
That being their nature, brahman,
this is their way of life.
Serve with other food & drink
a fully-perfected great seer,
his fermentations ended,
his anxiety stilled,
for that is the field
for one looking for merit.
"Then to whom, Master Gotama, should I give this milk-rice?"
"Brahman, I don't see that person in this world — with its devas, Maras, & Brahmas, in this generation with its royalty & common people — by whom this milk-rice, having been eaten, would be rightly digested, aside from a Tathagata or a Tathagata's disciple. In that case, brahman, throw the milk-rice away in a place without vegetation, or dump it in water with no living beings."
So Kasi Bharadvaja dumped the milk-rice in water with no living beings. And the milk-rice, when dropped in the water, hissed & sizzled, seethed & steamed. Just as an iron ball heated all day, when tossed in the water, hisses & sizzles, seethes & steams, in the same way the milk-rice, when dropped in the water, hissed & sizzled, seethed & steamed.
Then Kasi Bharadvaja — in awe, his hair standing on end — went to the Blessed One and, on arrival, throwing himself down with his head at the Blessed One's feet, said to him, "Magnificent, Master Gotama! Magnificent! Just as if he were to place upright what was overturned, to reveal what was hidden, to show the way to one who was lost, or to carry a lamp into the dark so that those with eyes could see forms, in the same way has Master Gotama — through many lines of reasoning — made the Dhamma clear. I go to Master Gotama for refuge, to the Dhamma, and to the Community of monks. May Master Gotama remember me as a lay follower who has gone to him for refuge, from this day forward, for life. Let me obtain the going forth in Master Gotama's presence, let me obtain admission."
Then the brahman Kasi Bharadvaja obtained the going forth in the Blessed One's presence, he obtained admission. And not long after his admission — dwelling alone, secluded, heedful, ardent, & resolute — he in no long time reached & remained in the supreme goal of the celibate life, for which clansmen rightly go forth from home into homelessness, knowing & realizing it for himself in the here & now. He knew: "Birth is ended, the celibate life fulfilled, the task done. There is nothing further for the sake of this world." And so Ven. Bharadvaja became another one of the arahants.
V. Cunda Sutta: To Cunda
[Cunda the smith:]
"I ask the sage of abundant discernment,
awakened, lord of the Dhamma, free
of craving,
supreme
among two-legged beings,
best
of charioteers:
"How many contemplatives
are there in the world?
Please tell me."
[The Buddha:]
"Four contemplatives, Cunda. There isn't a fifth.
Being asked face-to-face, I'll explain:
the Victor of the path,
the teacher of the path,
one who lives by the path,
& one who corrupts the path."
[Cunda:]
"Whom do the Awakened
call the Victor of the path
[&] one who is an unequalled teacher of the path?
Tell me the one who lives by the path,
and explain to me one who corrupts the path."
[The Buddha:]
"He's crossed over perplexity,
his arrow removed,
delighting in Unbinding, free
of greed,
the leader of the world with its devas:
one like this
the Awakened
call the Victor
of the path.
He here knows the foremost as foremost,
who right here shows & analyzes the Dhamma,
that sage, a cutter-of-doubt unperturbed:
he's called the second of monks,
the teacher of the path.
Mindful, restrained,
he lives by the well-taught Dhamma-principles,
path,
associating with principles without blame:
he's called the third of monks,
one who lives by the path.
Creating a counterfeit
of those with good practices,
self-asserting, a corrupter of families,[1] intrusive,
deceitful, unrestrained, chaff,
going around in disguise:
he's one who corrupts the path.
Any householder, having ferreted these out
— a discerning disciple of those who are noble —
knowing they aren't all the same,
seeing this, his conviction's not harmed.
For how could the corrupt with the un-
corrupt,
the impure with the pure,
be put on a par?"
Note
1.
A corrupter of families is a monk who ingratiates himself into a family's affections by performing services for them that are inappropriate for a monk to do, thus diverting their faith away from those who live by the Dhamma and Vinaya. For more on this term, see The Buddhist Monastic Code, Volume 1, Sanghadisesa 13.
VI. Parabhava Sutta: Discourse on Downfall
translated by Piyadassi Thera
Thus have I heard:
On one occasion the Blessed One was living near Savatthi, at Jetavana, at Anathapindika's monastery. Now when the night was far advanced, a certain deity, whose surpassing radiance illuminated the whole of Jetavana, came to the presence of the Blessed One, respectfully saluted him, and stood beside him. Standing thus he addressed the Blessed One in verse:
[The Deity:]
1. About the declining man we question thee, Gotama. We have come to ask the Blessed One: What is the cause of his downfall?
[The Buddha:]
2. Easily known is the progressive one, easily known is the declining one. The lover of the Dhamma prospers. The hater of the Dhamma declines.
3. We understand this as explained (by thee); this is the first cause of his downfall. Tell us the second, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
4. The vicious are dear to him. He likes not the virtuous; he approves the teachings of the ill-natured — this is the cause of his downfall.
5. We understand this as explained by thee; this is the second cause of his downfall. Tell us the third, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
6. The man who is fond of sleep and company, inactive and lazy, and manifesting anger —this is the cause of his downfall.
7. We understand this as explained by thee; this is the third cause of his downfall. Tell us the fourth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
8. Whoever being affluent, does not support his mother and father who are old, and past their prime — this is the cause of his downfall.
9. We understand this as explained by thee; this is the fourth cause of his downfall. Tell us the fifth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
10. Whoever by falsehood deceives either a brahmana, or a samana (a holy man), or any other mendicant — this is the cause of his downfall.
11. We understand this as explained by thee; this is the fifth cause of his downfall. Tell us the six, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
12. The person who is possessed of much wealth, who has gold, and who has an abundance of food, but enjoys his delicacies all by himself — this is the cause of his downfall.
13. We understand this as explained by thee; this is the sixth cause of his downfall. Tell us the seventh, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
14. The man who, proud of his birth, of his wealth, and of his clan, despises his relations — this is the cause of his downfall.
15. We understand this as explained by thee; this is the seventh cause of his downfall. Tell us the eighth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
16. The man who is addicted to women (given to a life of debauchery), is a drunkard, a gambler, and a squanderer of his earnings — this is the cause of his downfall.
17. We understand this as explained by thee; this is the eighth cause of his downfall. Tell us the ninth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
18. Not satisfied with one's own wives,[2] he is seen among the whores and the wives of others — this is the cause of his downfall.
19. We understand this as explained by thee; this is the ninth cause of his downfall. Tell us the tenth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
20. A person past his youth takes as wife, a girl in her teens, and sleeps not being jealous of her[3] — this is the cause of his downfall.
21. We understand this as explained by thee; this is the tenth cause of his downfall. Tell us the eleventh, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
22. He who places in authority a woman given to drink and squandering, or a man of similar nature — this is the cause of his downfall.
23. We understand this as explained by thee; this is the eleventh cause of his downfall. Tell us the twelfth, O Blessed One. What is the cause of his downfall?
24. He who having but little possessions but great ambition (greed), is of warrior birth and aspires selfishly to (an unattainable) sovereignty — this is the cause of his downfall.
25. Fully realizing these (twelve) causes of downfall in the world, the sage, endowed with ariyan insight, shares a realm of security (Nibbana).
Notes
2.
Apparently during the Buddha's time, in Indian society, a man could legally have more than one wife if he could maintain them. Kings had harems. What was prohibited was illegal sexual relations.
3.
By reason of his anxiety as to whether she would long for young men in preference to him. Comy.
VII. Vasala Sutta: Discourse on Outcasts
translated by Piyadassi Thera
Thus have I heard:
On one occasion the Blessed One was living near Savatthi at Jetavana at Anathapindika's monastery. Then in the forenoon the Blessed One having dressed himself, took bowl and (double) robe, and entered the city of Savatthi for alms. Now at that time a fire was burning, and an offering was being prepared in the house of the brahman Aggikabharadvaja. Then the Blessed One, while on his alms round, came to the brahman's residence. The brahman seeing the Blessed One some way off, said this: "Stay there, you shaveling, stay there you wretched monk, stay there you outcast." When he spoke thus the Blessed One said to the brahman: "Do you know, brahman, who an outcast is and what the conditions are that make an outcast?" "No, indeed, Venerable Gotama, I do not know who an outcast is nor the conditions that make an outcast. It is good if Venerable Gotama were to explain the Dhamma to me so that I may know who an outcast is and what the conditions are that make an outcast."[1]
"Listen then, brahman, and pay attention, I will speak."
"Yes, Venerable Sir," replied the brahman.
1. "Whosoever is angry, harbors hatred, and is reluctant to speak well of others (discredits the good of others), perverted in views, deceitful — know him as an outcast.
2. "Whosoever in this world kills living beings, once born or twice born,[2] in whom there is no sympathy for living beings — know him as an outcast.
3. "Whosoever destroys and besieges villages and hamlets and becomes notorious as an oppressor — know him as an outcast.
4. "Be it in the village, or in the forest, whosoever steals what belongs to others, what is not given to him — know him as an outcast.
5. "Whosoever having actually incurred a debt runs away when he is pressed to pay, saying, 'I owe no debt to you' — know him as an outcast.
6. "Whosoever coveting anything, kills a person going along the road, and grabs whatever that person has — know him as an outcast.
7. "He who for his own sake or for the sake of others or for the sake of wealth, utters lies when questioned as a witness — know him as an outcast.
8. "Whosoever by force or with consent associates with the wives of relatives or friends — know him as an outcast.
9. "Whosoever being wealthy supports not his mother and father who have grown old — know him as an outcast.
10. "Whosoever strikes and annoys by (harsh) speech, mother, father, brother, sister or mother-in-law or father-in-law — know him as an outcast.
11. "Whosoever when questioned about what is good, says what is detrimental, and talks in an evasive manner- know him as an outcast.
12. "Whosoever having committed an evil deed, wishes that it may not be known to others, and commits evil in secret — know him as an outcast.
13. "Whosoever having gone to another's house, and partaken of choice food, does not honor that host by offering food when he repays the visit — know him as an outcast.
14. "Whosoever deceives by uttering lies, a brahman or an ascetic, or any other mendicant — know him as an outcast.
15. "Whosoever when a brahman or ascetic appears during mealtime angers him by harsh speech, and does not offer him (any alms) — know him as an outcast.
16. "Whosoever in this world, shrouded in ignorance, speaks harsh words (asatam) or falsehood[3] expecting to gain something — know him as an outcast.
17. "Whosoever debased by his pride, exalts himself and belittles other — know him as an outcast.
18. "Whosoever is given to anger, is miserly, has base desires, and is selfish, deceitful, shameless and fearless (in doing evil) — know him as an outcast.
19. "Whosoever reviles the Enlightened One (the Buddha), or a disciple of the Buddha, recluse or a householder — know him as an outcast.
20. "Whosoever not being an arahant, a Consummate One, pretends to be so, is a thief in the whole universe — he is the lowest of outcasts.
21. "Not by birth is one an outcast; not by birth is one a brahman. By deed one becomes an outcast, by deed one becomes a brahman.
22. "Know ye by the example I now cite (the fact that by birth one is not an outcast). There was an outcast's son, Sopaka, who became known as Matanga.
23. "This Matanga attained the highest fame so difficult to gain. Many were the warriors (kshatriyas) and brahmans who went to attend on him.
24. "Mounting the celestial chariot (the Noble Eightfold path, and driving) along the passion-free high road, (Sopaka, now a monk), reached the Brahma realm having given up sense desires.
25. "His (lowly) birth did not prevent him from being reborn in the Brahma realm. There are brahmans born in the family of preceptors, kinsmen of (veda) hymns.
26. "They are often seen committing evil deeds. In this life itself they are despised, in the next they are born in an evil state of existence. High birth does not prevent them from falling into a woeful state, or from censure.
27. "Not by birth is one an outcast; not by birth is one a brahman. By deed one becomes an outcast, by deed one becomes an brahman."
When the Buddha had thus spoken, the Brahman Aggikabharadvaja said to the Blessed One: "Excellent, O Venerable Gotama, excellent! Just as, O Venerable Gotama, a man were to set upright what had been overturned, or were to reveal what had been hidden, or were to point the way to one who had gone astray, or were to hold an oil lamp in the dark so that those with eyes may see things, even so in many ways has the Venerable Gotama expounded the Dhamma, the doctrine. I take refuge in the Venerable Gotama, the Dhamma, and the Sangha, the Order. May the Venerable Gotama accept me as a lay follower who has taken refuge from this day onwards while life lasts."
Notes
1.
The abusive terms used by the brahman and the respectful address that follows need a word of explanation. The brahman had just prepared his offering to the great Brahma, his God, when his eyes fell on Buddha. To the brahman the sight of a samana, a shaven-headed recluse, was an unlucky sign. Hence he burst into angry words. The Buddha, however, was unruffled and spoke to him quietly in words of soft cadence. The brahman apparently was ashamed, and repenting of his folly, addressed the Buddha courteously. Comy. It is interesting to note the Buddha's stress on anger and hatred in his very first stanza.
2.
dvijam, birds. Twice-born is a reference to birds since they first come out as an egg, and when hatched a complete bird is born.
3.
asantamtipi patho, SnA.
VIII. Karaniya Metta Sutta: Good Will
This is to be done by one skilled in aims
who wants to break through to the state of peace:
Be capable, upright, & straightforward,
easy to instruct, gentle, & not conceited,
content & easy to support,
with few duties, living lightly,
with peaceful faculties, masterful,
modest, & no greed for supporters.
Do not do the slightest thing
that the wise would later censure.
Think: Happy, at rest,
may all beings be happy at heart.
Whatever beings there may be,
weak or strong, without exception,
long, large,
middling, short,
subtle, blatant,
seen & unseen,
near & far,
born & seeking birth:
May all beings be happy at heart.
Let no one deceive another
or despise anyone anywhere,
or through anger or irritation
wish for another to suffer.
As a mother would risk her life
to protect her child, her only child,
even so should one cultivate a limitless heart
with regard to all beings.
With good will for the entire cosmos,
cultivate a limitless heart:
Above, below, & all around,
unobstructed, without enmity or hate.
Whether standing, walking,
sitting, or lying down,
as long as one is alert,
one should be resolved on this mindfulness.
This is called a sublime abiding
here & now.
Not taken with views,
but virtuous & consummate in vision,
having subdued desire for sensual pleasures,
one never again
will lie in the womb.
X. Alavaka Sutta: To the Alavaka Yakkha
I have heard that on one occasion the Blessed One was staying at Alavi in the haunt of the Alavaka yakkha. Then the Alavaka yakkha went to the Blessed One and on arrival said to him: "Get out, contemplative!"
[Saying,] "All right, my friend," the Blessed One went out.
"Come in, contemplative!"
[Saying,] "All right, my friend," the Blessed One went in.
A second time... A third time, the Alavaka yakkha said to the Blessed One, "Get out, contemplative!"
[Saying,] "All right, my friend," the Blessed One went out.
"Come in, contemplative!"
[Saying,] "All right, my friend," the Blessed One went in.
Then a fourth time, the Alavaka yakkha said to the Blessed One, "Get out, contemplative!"
"I won't go out, my friend. Do what you have to do."
"I will ask you a question, contemplative. If you can't answer me, I will possess your mind or rip open your heart or, grabbing you by the feet, hurl you across the Ganges."
"My friend, I see no one in the cosmos with its devas, Maras & Brahmas, its contemplatives & brahmans, its royalty & commonfolk, who could possess my mind or rip open my heart or, grabbing me by the feet, hurl me across the Ganges. But nevertheless, ask me what you wish."
[Alavaka:]
What is a person's highest wealth?
What, when well-practiced, brings bliss?
What is the highest of savors?
Living in what way
is one's life called the best?

[The Buddha:]
Conviction is a person's highest wealth.
Dhamma, when well-practiced, brings bliss.
Truth is the highest of savors.[1]
Living with discernment,
one's life is called best.
[Alavaka:]
How does one cross over the flood?
How cross over the sea?
How does one overcome suffering & stress?
How is a person purified?
[The Buddha:]
Through conviction one crosses over the flood.
Through heedfulness, the sea.
Through persistence one overcomes
suffering & stress.
Through discernment a person is purified.
[Alavaka:]
How does one gain discernment?
How does one find wealth?
How does one attain honor?
How bind friends to oneself?
Passing from this world
to
the next world,
how does one not grieve?
[The Buddha:]
Convinced of the arahants' Dhamma
for attaining Unbinding,
— heedful, observant —
one listening well
gains discernment.
Doing what's fitting,
enduring burdens,
one with initiative
finds wealth.
Through truth
one attains honor.
Giving
binds friends to oneself.
Endowed with these four qualities,
— truth,
self-control,
stamina,
relinquishment —
a householder of conviction,
on passing away, doesn't grieve.
Now, go ask others,
common brahmans & contemplatives,
if anything better than
truth,
self-control,
endurance,
& relinquishment
here can be found.
[Alavaka:]
How could I go ask
common brahmans & contemplatives? —
now that today I understand
what benefits
the next life.
It was truly for my well-being
that the Awakened One came
to stay in Alavi.
Today I understand
where what is given
bears great fruit.
I will wander from village to village,
town to town,
paying homage to the Self-awakened One
& the true rightness of the Dhamma.
Note
1.
This is apparently a reference to the concept of "savor" (rasa) in Indian aesthetic theory. For more on this topic, see the Introduction to Dhammapada: A Translation.
XI. Vijaya Sutta: Victory
Whether walking, standing,
sitting, or lying down,
it flexes & stretches:
this is the body's movement.
Joined together with tendons & bones,
plastered over with muscle & skin,
hidden by complexion,
the body isn't seen
for what it is:
filled with intestines, filled with stomach,
with the lump of the liver,
bladder, lungs, heart,
kidneys, spleen,
mucus, sweat, saliva, fat,
blood, synovial fluid, bile, & oil.
On top of that,
in nine streams,
filth is always flowing from it:
from the eyes : eye secretions,
from the ears : ear secretions,
from the nose : mucus,
from the mouth : now vomit,
now phlegm,
now bile.
from the body : beads of sweat.
And on top of that,
its hollow head is filled with brains.
The fool, beset by ignorance,
thinks it beautiful.
But when it lies dead,
swollen, livid,
cast away in a charnel ground,
even relatives don't care for it.
Dogs feed on it,
jackals, wolves, & worms.
Crows & vultures feed on it,
along with any other animals there.
Having heard the Awakened One's words,
the discerning monk
comprehends, for he sees it
for what it is:
"As this is, so is that.
As that, so this."
Within & without,
he should let desire for the body
fade away.
With desire & passion faded away,
the discerning monk arrives here:
at the deathless,
the calm,
the undying state
of Unbinding.
This two-footed, filthy, evil-smelling,
filled-with-various-carcasses,
oozing-out-here-&-there body:
Whoever would think,
on the basis of a body like this,
to exalt himself or disparage another:
What is that
if not blindness?
XII. Muni Sutta: The Sage
Danger is born from intimacy,[1]
society gives birth to dust.[2]
Free from intimacy,
free from society:
such is the vision of the sage.
Who, destroying what's born
wouldn't plant again
or nourish what will arise:
They call him the wandering, singular sage.
He has seen the state of peace.
Considering the ground,
crushing the seed,
he wouldn't nourish the sap[3]
— truly a sage —
seer of the ending of birth,
abandoning conjecture,
he cannot be classified.
Knowing all dwellings,[4]
not longing for any one anywhere
— truly a sage —
with no coveting, without greed,
he does not build,[5]
for he has gone beyond.
Overcoming all
knowing all,
wise.
With regard to all things:
unsmeared. Abandoning all,
in the ending of craving,
released:
The enlightened call him a sage.
Strong in discernment,
virtuous in his practices,
centered,
delighting in jhana,
mindful,
freed from attachments,
no constraints :: no fermentations:[6]
The enlightened call him a sage.
The wandering solitary sage,
uncomplacent, unshaken by praise or blame.
Unstartled, like a lion at sounds.
Unsnared, like the wind in a net.
Unsmeared, like a lotus in water.
Leader of others, by others unled:
The enlightened call him a sage.
Like the pillar at a bathing ford,[7]
when others speak in extremes.
He, without passion,
his senses well-centered:
The enlightened call him a sage.
Truly poised, straight as a shuttle,[8]
he loathes evil actions.
Pondering what is on-pitch and off:[9]
The enlightened call him a sage.
Self-restrained, he does no evil.
Young and middle-aged,
the sage self-controlled,
never angered, he angers none:
The enlightened call him a sage.
From the best
the middling
the leftovers
he receives alms.
Sustaining himself on what others give,
neither flattering
nor speaking disparagement:
The enlightened call him a sage.
The wandering sage
abstaining from sex,
in youth bound by no one,
abstaining from intoxication[10]
complacency
totally apart:
The enlightened call him a sage.
Knowing the world,
seeing the highest goal,
crossing the ocean,[11] the flood,[12]
— Such — [13]
his chains broken,
unattached
without fermentation:
The enlightened call him a sage.
These two are different,
they dwell far apart:
the householder supporting a wife
and the unselfish one, of good practices.
Slaying other beings, the householder
is unrestrained.
Constantly the sage protects other beings,
is controlled.
As the crested,
blue-necked peacock,
when flying,
never matches
the wild goose
in speed:
Even so the householder
never keeps up with the monk,
the sage secluded,
doing jhana
in the forest.
Notes
1.
Dangers in intimacy: Craving and views.
2.
Dust: Passion, aversion, and delusion.
3.
Ground, seed, and sap: The khandhas (body, feelings, perceptions, thought formations, and consciousness), sense spheres, and elements form the ground in which grows the seed of constructive consciousness — the consciousness that develops into states of being and birth. The sap of this seed is craving and views.
4.
Dwellings: States of becoming and birth.
5.
He does not build: He performs none of the good or bad deeds that give rise to further states of becoming and birth.
6.
No fermentations (asava): He has none of the forms of defilement — sensual desire, views, states of becoming, or ignorance — that "flow out" of the mind and give rise to the flood of the cycle of death and rebirth.
7.
The pillar at a bathing ford: The Cullavagga (V.l) describes this as an immovable pillar, standing quite tall and buried deep in the ground near a bathing place, against which young villagers and boxers would rub their bodies while bathing so as to toughen them. The "extremes" in which others speak, according to the Commentary, are extremes of praise and criticism: These leave the sage, like the pillar, unmoved.
8.
Straight as a shuttle: Having a mind unprejudiced by favoritism, dislike, delusion, or fear.
9.
On-pitch and off (sama and visama): Throughout ancient cultures, the terminology of music was used to describe the moral quality of people and acts. Discordant intervals or poorly-tuned musical instruments were metaphors for evil; harmonious intervals and well-tuned instruments were metaphors for good. In Pali, the term sama — "even" — described an instrument tuned on-pitch: There is a famous passage where the Buddha reminds Sona Kolivisa — who had been over-exerting himself in the practice — that a lute sounds appealing only if the strings are neither too taut or too lax, but 'evenly' tuned. This image would have special resonances with the Buddha's teaching on the middle way. It also adds meaning to the term samana — monk or contemplative — which the texts frequently mention as being derived from sama. The word samañña — "evenness," the quality of being in tune — also means the quality of being a contemplative. This concept plays an important role in the Instructions to Rahula, below. The true contemplative is always in tune with what is proper and good.
10.
Intoxication: The three intoxications are intoxication with youth, with good health, and with life.
11.
Ocean: The way defilement splashes into undesirable destinations (so says the Commentary).
12.
Flood: The flow of defilement: sensual desires, views, states of becoming, and ignorance.
13.
Such: Unchanging; unaffected by anything.



Close
Close