Chương Một - Một Pháp
Phẩm I
(I) (Ek I, 1) (It. 1)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các Tỷ-kheo, là một pháp, các Thầy hãy từ bỏ! Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Với tham bị tham đắm,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí,
Từ bỏ tham ái ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(II) (Ek I, 2) (It. 1)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Sân, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:
Với sân bị sân hận,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ sân hận ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(III) (Ek I, 3) (It. 2)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Si, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với si bị si mê
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ si mê ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(IV) (Ek I, 4) (It. 2)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Phẫn nộ, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với phẫn nộ phẫn uất.
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ phẫn nộ ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ðây là ý nghĩa đã được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(V) (Ek 1,5) (It. 3)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Gièm pha, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với gièm pha, gièm người,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ gièm pha ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(VI) (Ek1,6) (It.3)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Mạn, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với kiêu mạn kiêu căng,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ kiêu mạn ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(VII) (Ek I, 7) (It. 3)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri, không liễu tri tất cả, ở đây tâm không ly tham, từ bỏ, không thể diệt được khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri, liễu tri tất cả, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ai hiểu, rõ biết được,
Tất cả là tất cả,
Ðối với tất cả chỗ,
Không có sự tham đắm,
Vị như vậy chắc chắn,
Liễu tri được tất cả,
Và có thể vượt qua,
Tất cả mọi đau khổ.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(VIII) (Ek I, 8) (It. 4)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Mạn, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, thời không có thể diệt được khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Mạn, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Người bị mạn chi phối,
Do bị mạn trói buộc,
Nên hoan hỷ sanh hữu,
Do không liễu tri mạn,
Nên đi đến tái sanh.
Những ai đoạn diệt mạn,
Giải thoát, mạn hoại diệt,
Họ thắng mạn trói buộc,
Họ vượt qua nhiếp phục,
Tất cả mọi đau khổ.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(IX) (Ek I, 9) (It. 5)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Tham, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Tham, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, thời có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Với tham, bị tham đắm,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ tham ái ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(X) (Ek I, 10) (It. 5)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Sân, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng liễu tri Sân, ở đây, tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Với sân bị sân hận,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ sân hận ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Phẩm II
(XI) (Ek II, 1) (It. 6)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri, không liễu tri Si, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Si, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với si, bị si mê,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ si mê ấy,
Từ bỏ không bao giờ,
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XII) Ek II, 2) (It. 7)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm ly tham, từ bỏ có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với phẫn nộ phẫn uất,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí,
Từ bỏ phẫn nộ ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XIII) (Ek II, 3) (It. 7)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Gièm pha, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Gièm pha, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với gièm pha gièm người,
Chúng sanh đi ác thú,
Bậc thiền quán, chánh trí
Từ bỏ, gièm pha ấy,
Từ bỏ, không bao giờ
Trở lại tại đời này.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XIV) (Ek II, 4) (It. 7)
Ðiều này được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một triền cái nào khác, do bị bao trùm bởi triền cái ấy, chúng sanh trong một thời gian dài, lưu chuyển. Này các Tỷ-kheo, tức là Vô minh triền cái. Này các Tỷ-kheo, bị bao trùm bởi Vô minh triền cái, chúng sanh trong một thời gian dài chạy dài, lưu chuyển.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Không có một pháp khác,
Quần sanh bị bao phủ,
Ngày đêm chạy lưu chuyển,
Như bao phủ bởi si
Và ai đoạn diệt si,
Ðâm thủng khối u ám,
Họ không lưu chuyển nữa,
Trong họ, nhân không còn.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XV) (Ek II, 5) (It. 8)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một kiết sử nào khác, do bị cột bởi kiết sử ấy, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài, lưu chuyển, này các Tỷ-kheo tức là Ái kiết sử. Này các Tỷ-kheo, bị cột với ái kiết sử, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài lưu chuyển.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Người có ái làm bạn,
Thời gian dài, lưu chuyển,
Không vượt được lưu chuyển,
Sanh hữu vậy hay khác.
Ai biết nguy hiểm này,
Biết ái tác thành khổ,
Bỏ ái, không chấp trước,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Bỏ gia đình xuất gia,
Sống nếp sống như vậy.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XVI) (Ek II. 6) (It. 9)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành nội chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là Như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tác như lý tác ý, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Vị Tỷ kheo hữu học,
Hành như lý tác ý,
Không một pháp nào khác,
Nhiều lợi ích như vậy.
Ðể đạt cho bằng được,
Lợi ích thật tối thượng.
Vị Tỷ kheo như lý,
Tinh tấn và tinh cần,
Có thể thành đạt được,
Sư đoạn diệt khổ đau.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XVII) (Ek II. 7) (It. 10)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành ngoại chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là làm bạn với thiện. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo làm bạn với thiện, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Tỷ-kheo làm bạn thiện,
Tôn kính và kính trọng,
Làm theo những lời nói,
Của bạn bè thân hữu,
Tỉnh giấc và chánh niệm,
Vị ấy sẽ tuần tự,
Ðạt được sự hoại diệt,
Tất cả mọi kiết sử.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XVIII) (Ek II, 8) (It. 10)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại bất hạnh cho nhiều người, đem lại bất lợi cho nhiều người, đem lại không lợi ích cho nhiều người, đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là một pháp? Phá hòa hợp Tăng. Này các Tỷ-kheo, khi chúng Tăng bị phá hoại, thì có những tranh luận với nhau, có những mắng nhiếc lẫn nhau, có những ngăn cách lẫn nhau, có những từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đấy, những người không hòa hợp, không đi đến hòa hợp và những người có hòa hợp, sự nhất trí đi đến nơi khác.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Bị rơi vào đọa xứ,
Bị rơi vào địa ngục,
Trú đến trọn cả kiếp,
Người phá hòa hợp Tăng.
Ưa thích phá hòa hợp,
An trú trên phi pháp,
Rơi rớt, vượt ra khỏi.
An ổn khỏi khổ ách;
Kẻ phá sự hòa hợp,
Của Tăng chúng hòa hợp,
Bị nung nấu trọn kiếp,
Trong cảnh giới địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XIX) (Ek II, 9) (It. 11)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích cho nhiều người, không đem lại lợi ích cho nhiều người, không đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
Thế nào là một pháp? Sự hòa hợp chúng Tăng. Này các Tỷ-kheo, khi chư Tăng được hòa hợp, không có những tranh luận với nhau, không có những mắng nhiếc lẫn nhau, không có những ngăn cách lẫn nhau, không có những từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đây, những người không hòa hợp đi đến hòa hợp, và những người hòa hợp lại càng hòa hợp hơn nữa.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Hạnh phúc là chúng Tăng,
Ðược sống trong hòa hợp,
Giúp đỡ, ưa hòa hợp,
Thích hòa hợp, trú pháp
Không rơi rớt, vượt khỏi,
An ổn khỏi khổ ách,
Kẻ tạo được hòa hợp,
Giữa Tăng chúng Tỷ-kheo,
Trọn kiếp được an vui,
Trong cảnh giới chư Thiên.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XX) (Ek II, 11) (It. 12)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ở đây này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người ác ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng người này bị rơi vào địa ngục. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy ác ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm ác ý, như vậy ở đây một số loài hữu tình su khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi ác, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Biết được tâm ác ý,
Của hạng người ở đời,
Ðức Phật giữa Tỷ-kheo,
Ðã nói ý nghĩa này.
Chính trong thời gian này,
Người ấy bị mạng chung,
Sẽ bị sanh địa ngục,
Vì tâm nó ác độc,
Tùy theo lấy những gì,
Tương xứng bị rơi xuống,
Như vậy được tương xứng,
Do nhân tâm ác ý,
Chúng sanh đi ác thú.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Phẩm III
(XXI) (Ek III, 1) (It. 13)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người thiện ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng, người này được sanh lên thiên giới. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy thiện ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm thiện ý, như vậy ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Biết được tâm thiện ý,
Của hạng người ở đời,
Ðức Phật giữa Tỷ-kheo,
Ðã nói ý nghĩa này,
Chính trong thời gian này,
Người ấy bị mạng chung,
Người ấy sẽ được sanh,
Lên thiên giới thiện thú,
Vì tâm có thiện ý,
Tuỳ theo lấy những gì,
Tương xứng được lãnh thọ,
Như vậy được tương xứng.
Do nhân tâm thiện ý,
Chúng sanh đi thiện thú.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXII) (Ek III, 2) (It. 14)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự".
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Hãy để cho vị ấy,
Học tập về công đức,
Công đức là lạc căn,
Tối thượng trong tương lai,
Hãy tu tập bố thí,
Sống nếp sống an tịnh,
Và tu tập từ tâm.
Sau khi đã tu tập,
Các pháp này như vậy,
Tức là cả ba pháp,
Khiến an lạc sanh khởi,
Bậc Hiền trí được sanh
Trong thế giới an lạc,
Thế giới không sân hận.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXIII) (Ek III,3) (It. 16)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại hai lợi ích, an trú ngay hiện tại và lợi ích cho tương lai.
Thế nào là một pháp? Không phóng dật trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại được hai lợi ích, an trú ngay trong hiện tại và lợi ích cho tương lai.
Thế Tôn đã nói lên lợi ích này. Ở đây, điều này được nói đến.
Bậc Hiền trí tán thán,
Không phóng dật hành thiện,
Bậc Hiền không phóng dật,
Ðem lại hai lợi ích,
Lợi ích ngay đời này,
Và lợi ích tương lai
Bậc trí do thắng trí,
Chứng đắc được lợi ích,
Nên được gọi bậc trí.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXIV) (Ek III, 4) (It. 17)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Các xương của một người, này các Tỷ-kheo, chạy dài, lưu chuyển có thể lớn như một đồi xương, một chồng xương, một đống xương, như núi Vepulla này, nếu có người thâu người lượm xương lại, gìn giữ chúng không làm chúng hủy hoại.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến.
Chồng chất như xương người,
Chỉ sống có một kiếp,
Chất đống bằng hòn núi,
Bậc Ðại sĩ nói vậy,
Ðống xương ấy được nói,
Lớn như Vepulla,
Phía Bắc núi Linh Thứu,
Thành núi Magadha,
Người thấy bốn sự thật,
Với chân chánh trí tuệ
Khổ và khổ tập khởi
Sẽ vượt qua đau khổ
Con đường Thánh tám ngành,
Dẫn đến khổ tịnh chỉ,
Người ấy phải luân chuyển,
Tối đa là bảy lần,
Là vị đoạn tận khổ,
Ðoạn diệt mọi kiết sử.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXV) (Ek III, 5) (It. 18)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe.
Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỷ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào đã nói láo,
Là vi phạm một pháp,
Không kể đến đời sau,
Không ác gì không làm.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXVI) (Ek III, 6) (It. 18)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đấy, điều này được nói đến.
Nếu các hàng chúng sanh,
Có thể biết như vậy,
Như bậc Ðại ẩn sĩ,
Ðã nói, tuyên bố lên,
Qua dị thục lớn thay,
Của san sẻ bố thí!
Nhiếp phục uế xan tham,
Với tâm thật thanh tịnh
Ðúng thời họ bố thí,
Ðối với các thánh nhân,
Tại đây bố thí vậy,
Có quả thật to lớn
Cho nhiều các thức ăn,
Kính lễ người đáng kính,
Từ đãy xả, từ bỏ,
Ðịa vị làm con người,
Các người làm bố thí
Ðược đi đến cõi Trời,
Họ đi đến cõi trời,
Tại đấy chúng hoan hỷ,
Với mọi điều sở thích,
Họ thọ hưởng như ý,
Vị không có xan tham,
Ðược thọ hưởng đầy đủ,
Quả dị thục của chúng,
Nhờ san sẻ bố thí.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XXVII) (Ek III, 7) (It. 19)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, phàm có những phước nghiệp sự nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp sự ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng những nghiệp sự ấy, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Này các Tỷ-kheo, ví như ánh sáng của chùm sao, tất cả ánh sáng ấy không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng vượt quả ánh sáng của chùm sao chói sáng, bừng sáng, và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Này các Tỷ-kheo, ví như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, trên bầu trời thanh tịnh, các mây được quét sạch, mặt trời mọc lên trên bầu trời, phá tan mọi tối tăm ở hư không, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Ví như này các Tỷ-kheo, vào tháng cuối mùa mưa, vào tiết mùa thu, khi hư không mở rộng không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời không, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Ví như này các Tỷ-kheo, khi đêm đã gần tàn, sao mai chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ai tu tập từ tâm,
Không phóng dật chánh niệm,
Các kiết sử giảm thiểu,
Nhờ thấy sanh y diệt.
Nếu tâm không độc ác,
Ðối với một hữu tình,
Với từ tâm như vậy,
Vị ấy là bậc Thiện,
Với tâm tư từ mẫn,
Ðối tất cả hữu tình,
Bậc Thánh tự tác thành,
Công đức thật vô lượng.
Ai chiến thắng quả đất,
Ðầy dẫy những hữu tình,
Bậc vua chúa chơn chánh,
Như các vị tiên nhân,
Tổ chức khắp mọi nơi,
Ðủ các loại tế đàn,
Lễ tế đàn với ngựa,
Lễ tế đàn với người,
Quăng cọc, rượu chiến thắng,
Lễ chốt cửa dẹp lại,
Họ không tác thành được
Một phần thứ mười sáu,
Với người khéo tu tập,
Tâm ý thật từ mẫn,
Như ánh sáng mặt trăng,
Thắng sáng mọi vì sao,
Ai không có giết hại,
Không khiến người giết hại,
Không có chinh phục người,
Không khiến người chinh phục,
Với tâm tư từ mẫn,
Ðối với mọi chúng sanh,
Vị ấy không hận thù,
Ðối với bất cứ ai.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. Chương Hai - Hai Pháp
Phẩm I
(XXVIII) (Duk. I, 1) (It. 22)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp, ngay trong hiện tại, an trú đau khổ có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp này, ngay trong hiện tại an trú đau khổ, có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Mắt, tai, mũi và lưỡi,
Kể cả thân và ý,
Những cửa này ở đây,
Tỷ-kheo không hộ trì,
Ăn uống không tiết độ,
Ðau khổ về thân thể,
Các căn không hộ trì,
Ðau khổ về tâm tư
Vị ấy phải thọ lãnh
Những đau khổ như vậy,
Thân thể bị thiêu đốt,
Tâm tư bị thiêu đốt,
Dầu là đêm hay ngày,
An trú khổ như vậy.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXIX) (Duk. I, 2) (It. 23)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp, ngay trong hiện tại, an trú an lạc, không có hoạn nạn, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là thiện thú. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp này, ngay trong hiện tại, an trú an lạc, không có hoạn nạn, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là thiện thú.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Mắt, tai, mũi và lưỡi,
Kể cả thân và ý,
Những cửa này ở đây,
Tỷ-kheo khéo hộ trì,
Ăn uống có tiết độ,
An lạc về thân thể,
Các căn có hộ trì,
An lạc về tâm tư,
Vị ấy được thọ lãnh
Những an lạc như vậy.
Thân không bị thiêu đốt,
Tâm không bị thiêu đốt,
Dầu là đêm hay ngày,
An trú lạc như vậy.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXX) (Duk. I, 3) (It. 24)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở người sợ hãi, làm điều ác, ngoan cố trong việc làm, làm điều không thiện. Người ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ: "Ta đã làm điều ác". Này các Tỷ-kho, hai pháp này làm cho nung nấu.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Làm xong thân ác hạnh,
Hay nói các lời ác,
Làm xong ý ác hạnh,
Hay bất cứ gì khác
Có liên hệ lỗi lầm.
Không làm các nghiệp lành,
Làm các điều bất thiện,
Khi thân hoại mạng chung,
Người có ác trí tuệ
Bị sanh vào địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXXI) (Duk. I,4) (It. 25)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai pháp không làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều lành, làm điều thiện, che chở người sợ hãi, không làm điều ác, không ngoan cố trong việc làm, làm điều thiện. Người ấy không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta đã làm điều lành", không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta không làm điều ác". Này các Tỷ-kheo, hai pháp này không làm cho nung nấu.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Từ bỏ thân làm ác,
Hay nói các lời ác,
Từ bỏ ý ác hành,
Hay bất cứ gì khác
Có liên hệ lỗi lầm.
Không làm các nghiệp ác,
Làm nhiều điều thiện sự,
Khi thân hoại mạng chung,
Người có thiện trí tuệ,
Ðược sanh lên cõi trời.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXXII) (Duk. I,5) (It. 26)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp, một người như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là hai? Ác giới và ác kiến. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp này, một người, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào được thành tựu,
Ðầy đủ hai pháp này,
Ðầy đủ với ác giới,
Và đầy đủ ác kiến,
Khi thân hoại mạng chung,
Người có ác trí tuệ,
Người ấy phải bị sanh,
Vào cảnh giới địa ngục.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXXIII) (Duk. I,6) (It. 26)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ðầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người nào được thành tựu,
Ðầy đủ hai pháp này,
Ðầy đủ Giới hiền thiện,
Ðầy đủ Kiến hiền thiện
Khi thân hoại mạng chung,
Người có chánh trí tuệ,
Người ấy sẽ được sanh
Vào cảnh giới cõi trời
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
(XXXIV) (Duk. I,7) (It. 27)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có nhiệt tình, không có sợ hãi, không có thể chứng được Chánh giác, không có thể chứng được Niết-bàn, không có thể chứng được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có nhiệt tình, có sợ hãi, có thể chứng được giác ngộ, có thể chứng được Niết-bàn, có thể chứng được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Người không có nhiệt tình,
Không có biết sợ hãi,
Biếng nhác, không tinh cần,
Nhiều hôn trầm thụy miên,
Không biết đến xấu hổ,
Không có lòng tôn kính,
Vị Tỷ-kheo như vậy,
Không có thể đạt tới,
Tối thượng Chánh-Ðẳng-Giác.
Ai giữ được chánh niệm,
Thông minh, tu thiền định,
Nhiệt tình, biết sợ hãi,
Và không có phóng dật,
Sau khi chặt đứt được
Kiết sử sanh và già,
Ở đây có thể đạt,
Chánh Ðẳng Giác vô thượng.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XXXV) (Duk. I,8) (It. 28)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: "Mong rằng quần chúng biết đến ta". Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích chế ngự và vì mục đích đoạn tận.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nghe:
Với mục đích chế ngự,
Với mục đích đoạn tận,
Không kể người nói gì,
Thế Tôn đã thuyết giảng
Về nếp sống Phạm hạnh,
Một nếp sống đưa đến
Thể nhập vào Niết-bàn,
Ðường này là con đường
Ðược các bậc Ðại nhân,
Ðược các Ðại ẩn sĩ,
Noi theo và thực hiện,
Và những ai dấn bước,
Chính trên con đường ấy,
Như đức Phật đã dạy,
Sẽ làm khổ lắng dịu,
Và thực hành làm đúng,
Như lời Ðạo sư dạy.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XXXVI) (Duk. I,9) (It. 26)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: "Mong rằng quần chúng biết đến ta". Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích thắng tri, vì mục đích liễu tri.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điêù này được nói đến:
Với mục đích thắng tri,
Với mục đích liễu tri
Không kể ngưòi nói gì,
Thế Tôn đã thuyết giảng
Về nếp sống Phạm hạnh,
Một nếp sống đưa đến,
Thể nhập vào Niết-bàn,
Ðường này là con đường
Ðược các bậc Ðại nhân,
Ðược các Ðại ẩn sĩ
Noi theo và thực hiện,
Và những ai dấn bước,
Chính trên con đường ấy,
Như đức Phật đã dạy.
Sẽ làm khổ lắng dịu,
Và thực hành làm đúng,
Như lời Ðạo sư dạy.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XXXVII) (Duk. I,10) (It. 27)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Ðầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại an trú với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc. Thế nào là hai? Với sự hứng khởi đối với những trường hợp đáng phấn khởi, và như lý tinh cần đối với phấn khởi. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Bậc có trí phấn khởi,
Trường hợp đáng phấn khởi,
Vị Tỷ-kheo nhiệt tình,
Thông minh và cẩn trọng,
Quán xuyến nhìn sự vật,
Với trí tuệ Bát-nhã,
Nhiệt tình trú như vậy,
Sống đời sống an tịnh,
Không bồng bột hăng say,
Chú lực tâm tịnh chỉ,
Có thể đạt chứng được,
Ðoạn diệt các khổ đau.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Phẩm II
(XXXVIII) (Duk. II, 1) (It. 31)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo. Với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hai tầm tứ được hành trì nhiều đó là an ổn và ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích không làm hại, thích thú không làm hại. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích không làm hại này, thích thú không làm hại này, tầm tứ này được hành trì nhiều. "Với cử chỉ uy nghi này Ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật". Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích ẩn dật, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật này, tầm tứ này được hành trì nhiều! Phàm có bất thiện gì, thì đều được đoạn tận. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. "Với cử chỉ uy nghi naỳ, chúng ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật". Này các Tỷ-kheo, hãy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. Còn có gì bất thiện, còn có gì chưa đoạn tận, còn có gì chúng ta phải từ bỏ nữa đâu?
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Như Lai, bậc Giác ngộ,
Bậc có thể nhẫn nại,
Những gì mà người khác,
Không có thể nhẫn nại,
Hai tầm tứ, vị ấy
Hành trì và thực hiện,
Trước hết được nói đến,
Là an ổn tầm tứ,
Thứ đến là ẩn dật,
Thứ hai được trình bày,
Phá tan màn hắc ám,
Ðã đến bờ bên kia,
Bậc Ðại sĩ đạt được,
Quyền lực không lậu hoặc,
Ðạt thân mạng tối hậu
Trong ái diệt, giải thoát.
Vị ẩn sĩ như vậy,
Chắc mang thân tối hậu,
Ta nói rằng vị ấy
Từ bỏ được kiêu mạn,
Thoát khỏi được già lão,
Ðạt được bờ bên kia.
Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi đầu non,
Ðưa mắt nhìn xung quanh,
Quần chúng dưới chân mình,
Cũng vậy bậc Thiện tuệ,
Leo lên lầu Chánh pháp
Biến nhãn không sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị ưu tư sầu khổ,
Bị sanh già áp bức.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XXXIX) (Duk. II, 2) (It. 33)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? "Hãy thấy ác là ác", đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, "Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly", đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với Như Lai, Phật Ðà,
Từ mẫn mọi chúng sanh,
Hãy thấy lời thuyết giảng,
Tuần tự pháp theo pháp,
Hai pháp được trình bày,
Một là hãy nhìn rõ,
Pháp ác là pháp ác
Và chính tại ở đây,
Từ bỏ, không tham đắm.
Từ đây, không tham đắm,
Hãy làm cho an tịnh,
Mọi khổ đau phiền não.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XL) (Duk. II, 3) (It. 34)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, vô minh đi trước, làm cho đạt được các pháp bất thiện; tiếp theo là không xấu hổ, không sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, minh đi trước, làm cho đạt được các pháp thiện; tiếp theo là xấu hổ và sợ hãi.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Phàm có ác thú gì,
Ðời này và đời sau,
Tất cả do vô minh,
Làm gốc, làm cội rễ,
Dục tham được cất chứa,
Vì rằng kẻ ác dục,
Không xấu hổ, không kính,
Từ đó nó khởi ác,
Do vậy đi đọa xứ.
Vậy hãy nên từ bỏ,
Dục tham và vô minh,
Muốn minh được sanh khởi,
Tỷ-kheo cần từ bỏ
Tất cả mọi ác thú.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLI) (Duk. II, 4) (It. 35)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy là khéo thối đọa, ngay trong hiện tại, họ an trú trong đau khổ, với tàn hại, với ưu não, với nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào không bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy không có thối đọa. Ngay trong hiện tại, họ an trú trong an lạc, không có tàn hại, không có ưu não, không có nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Thối đọa khỏi trí tuệ,
Hãy nhìn xem, thế giới
Với hàng ngũ chư Thiên,
An trú trong danh sắc,
Nghĩ rằng: "Ðây sự thật"
Nhưng thù thắng ở đời,
Lại chính là trí tuệ,
Chính tuệ dắt dẫn đến
Thể nhập được Niết-bàn,
Và chơn chánh quán tri,
Sự hoại diệt sanh hữu,
Chư Thiên và loài Người,
Hoan hỷ được chiêm ngưỡng,
Chư Phật Chánh Ðẳng Giác,
Những bậc giữ chánh niệm,
Ðầy đủ với trí tuệ,
Mang thâm này cuối cùng.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLLII) (Duk. II, 5) (It. 36)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời. Thế nào là hai? Xấu hổ và sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, nếu hai pháp này không che chở cho đời, thời ở đây không có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ hay giữa vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng; thế giới sẽ rơi vào loạn luân như các loài dê cừu, gia cầm, heo, chó và các con chó rừng. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời, cho nên ở đây có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ, hay vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Với những ai không có,
Xấu hổ và sợ hãi,
Liên tục và thường xuyên,
Họ đi xuống bào thai,
Dựa trên gốc tinh dịch
Họ đi đến sanh tử,
Với những ai chánh trí,
Xấu hổ và sợ hãi,
Liên tục và thường xuyên,
Vững trú trên Phạm hạnh,
Họ được sự an tịnh,
Tái sanh được diệt tận.
ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLIII) (Duk. II, 6) (It. 37)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Có cái sanh, hiện hữu,
Cái khởi lên làm ra,
Hữu vi không thường hằng,
Tác thành ra già chết,
Một ổ của bệnh hoạn,
Mỏng manh, giòn, dễ vỡ,
Nhờ đồ ăn nuôi dưỡng,
Nên mới được hiện hữu,
Vật ấy thật không đủ
Ðể hoan hỷ ưa thích,
Thật có cái xuất ly,
Ra khỏi được cái ấy,
Thật có vượt lý luận,
Thường hằng, không sanh khởi,
Không có cái khởi lên,
Con đường không cấu uế,
Không đưa đến sầu muộn,
Ðoạn diệt các pháp khổ,
Sự tịnh chỉ mọi hành,
An lạc thật tịnh lạc.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết-bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây điều này được nói đến.
Hai Niết-bàn giới này,
Ðược vị có pháp nhãn,
Trình bày và thuyết giảng,
Không y tựa như vậy,
Một loại Niết-bàn giới,
Ở đây, thuộc hiện tại
Còn có các dư y,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt.
Không dư y Niết bàn,
Lại thuộc về tương lai,
Với vị đạt giới này,
Mọi hữu diệt hoàn toàn.
Những ai với chánh trí,
Biết con đường vô vi,
Tâm tư được giải thoát,
Nuôi dưỡng hữu bị diệt,
Những ai chứng đạt được
Gốc lõi của các pháp,
Hoan hỷ trong diệt tận,
Những vị ấy như vậy,
Ðã từ bỏ hoàn toàn,
Tất cả mọi sanh hữu.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLV) (Duk. II, 8) (It 39)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền định, chuyên chú nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán tri, hành trì hạnh đi đến các ngôi nhà trống. Này các Tỷ-kheo sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán trí, hành tri hạnh đi đến các ngôi nhà trống, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: ngay trong hiện tại được chánh trí, hay nếu có dư y, được quả Bất Lai.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Những ai tâm an tịnh,
Thông minh và thận trọng,
Chánh niệm tu thiền định,
Quán nhìn pháp chơn chánh,
Không chờ đợi ham muốn,
Ðối với các loại dục,
Ưa muốn không phóng dật,
Sống an tịnh có mặt,
Thấy được sự sợ hãi,
Trong nếp sống phóng dật,
Họ không bị thối đọa,
Họ đến gần Niết bàn.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLVI) (Duk. II, 9) (It. 40).
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, hãy an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: được chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất-lai.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Bậc hữu học viên mãn,
Không còn bị thối đọa,
Ðạt tối thượng trí tuệ,
Thấy sanh được diệt tận.
Ta nói chắc chắn rằng,
Ẩn sĩ Mâu-ni ấy,
Mang sắc thân cuối cùng.
Ðã từ bỏ kiêu mạn,
Ðã vượt qua bờ kia,
Thoát khỏi sự già yếu.
Do vậy hãy luôn luôn,
Vui trong thiền, thiền định,
Nhiệt tâm và nỗ lực,
Thấy sanh được diệt tận,
Hỡi này các Tỷ-kheo,
Hãy nhiếp phục ma quân,
Tu tập vượt qua được,
Thoát khỏi sự già chết.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(LVIII) (Duk. II, 10) (It. 41)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, và ở đây quán tri đúng thời trong các pháp thiện. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, quán tri đúng thời trong các pháp thiện, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: Ðược chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất lai.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Hỡi các bậc cảnh giác,
Hãy lắng nghe điều này,
Những ai còn nằm ngủ,
Hãy thức dậy tỉnh thức,
Thức tỉnh là tốt hơn,
Hơn kẻ đang nằm ngủ,
Ðối với người thức tỉnh,
Không có sự sợ hãi,
Người thức tỉnh, thức giấc,
Chánh niệm và tỉnh giấc,
Thiền định, tâm hoan hỷ,
Nhiệt tình đầy tín thành,
Chơn chánh biết thời giờ,
Thắng quán đến Chánh pháp,
Ðạt được sự nhất tâm,
Quét sạch mọi tăm tối.
Do vậy hãy tu tập,
Thức tỉnh và nhiệt tình,
Vị Tỷ-kheo thông minh,
Thận trọng, chứng cảnh thiền,
Chặt đứt các kiết sử,
Trói buộc sanh với già,
Chính tại ở đời này,
Chứng chánh giác Vô thượng.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLVIII) (Duk. II, 11) (It. 42)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế nào là hai? Ai sống phi Phạm hạnh, lại tự cho sống Phạm hạnh. Ai đối với người sống Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh, lại buộc tội chỉ trích là phi Phạm hạnh không có căn cứ. Này các Tỷ-kheo, hai hạng người này bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục, nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ai nói lời không chơn,
Rơi vào cõi địa ngục,
Ai sau khi đã làm,
Lại nói tôi không làm,
Cả hai sau khi chết,
Ðều đồng đẳng như nhau,
Họ đều là những người,
Làm các nghiệp hạ liệt,
Thuộc về cảnh đời sau,
Lại có rất nhiều người,
Tuy mang áo cà-sa,
Họ không có chế ngự,
Ðối với các pháp ác,
Do họ làm nghiệp ác,
Họ phải sanh địa ngục,
Tốt hơn đối với họ,
Là nuốt cục sắt tròn
Cháy đỏ như đống lửa,
Còn hơn kẻ ác giới,
Không biết có chế ngự,
Nếu có ăn dùng gì,
Các món ăn quốc độ.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
(XLIX) (Duk. II, 12) (It. 43)
Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:
Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Người bị xâm chiếm bởi hai tà kiến, một số người chấp chặt, một số người đi quá trớn, một số người có mắt thấy được.
Này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người chấp chặt? Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên và loài Người ưa muốn sanh hữu, khi các pháp đoạn diệt sanh hữu được giảng cho họ, tâm họ không có phấn khởi, không có tín thành, không có an trú, không có bị lôi cuốn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đó là một số người chấp chặt.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người đi quá trớn? Nhưng có một số người lo âu, xấu hổ, nhàm chán với sanh hữu, hoan hỷ, phi sanh hữu. Họ nói: "Vì rằng khi thân hoại mạng chung, tự ngã này bị chặt đứt, bị hoại diệt, không có tồn tại sau khi chết. Quan điểm này là thiết thực, là thù thắng, là chân thật". Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là một số người đi quá trớn.
Và này các Tỳ Kheo, thế nào là một số có mắt được thấy? Ở đây, Tỷ-kheo thấy sự sanh hữu là sanh hữu, sau khi thấy sự sanh hữu, vị ấy hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt. Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là những người có mắt được thấy.
Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Những ai đã thấy được
Sanh hữu là sanh hữu,
Thấy được sự vượt qua
Của sự sanh hữu ấy.
Những vị ấy giải thoát,
Ðối như thật hiện hữu,
Vì nhờ đoạn diệt được
Tham ái đối sanh hữu.
Nếu vị ấy liễu tri,
Sanh hữu là sanh hữu,
Vị ấy ly tham ái
Ðối hữu và phi hữu,
Tỷ-kheo quyết phi hữu,
Ðối với chính sanh hữu,
Sẽ không còn đi đến
Sanh đi rồi sanh lại.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
This Was Said by the Buddha
Translated by: Thanissaro
Itivuttaka: The Group of Ones
§ 1. {Iti 1.1; Iti 1}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon greed as the one quality, and I guarantee you non-return."[1] This is the meaning of what the Blessed One said. So with regard to this it was said:[2]
The greed with which
beings go to a bad destination,[3]
coveting:
from rightly discerning that greed,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
This, too, was the meaning of what was said by the Blessed One, so I have heard.[4]
Notes
1.
Non-return: The third of the four levels of Awakening. On reaching this level, one will never be reborn in this world. A non-returner who does not go on to attain arahantship in this lifetime will be reborn in the Brahma worlds called the Pure Abodes and will attain nibbana there.
2, 4. These two statements are repeated in each discourse. To avoid monotony, they are given here only in the first and last discourses.
3.
The bad destinations rebirth in hell, as a hungry shade, as an angry demon, or as a common animal. As with the good destinations — rebirth as a human being, in heaven, or in the Brahma worlds — these states are impermanent and dependent on kamma.
§ 2. {Iti 1.2; Iti 1}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon aversion as the one quality, and I guarantee you non-return."
The aversion with which
beings go to a bad destination,
upset:
from rightly discerning that aversion,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 3. {Iti 1.3; Iti 2}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon delusion as the one quality, and I guarantee you non-return."
The delusion with which
beings go to a bad destination,
confused:
from rightly discerning that delusion,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 4. {Iti 1.4; Iti 2}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon anger as the one quality, and I guarantee you non-return."
The anger with which
beings go to a bad destination,
enraged:
from rightly discerning that anger,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 5. {Iti 1.5; Iti 3}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon contempt as the one quality, and I guarantee you non-return."
The contempt with which
beings go to a bad destination,
disdainful:
from rightly discerning that contempt,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 6. {Iti 1.6; Iti 3}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Abandon one quality, monks, and I guarantee you non-return. Which one quality? Abandon conceit as the one quality, and I guarantee you non-return."
The conceit with which
beings go to a bad destination,
proud:
from rightly discerning that conceit,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 7. {Iti 1.7; Iti 3}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, one who has not fully known & fully understood the All,[1] whose mind has not been cleansed of passion for it, has not abandoned it, is incapable of putting an end to stress. But one who has fully known & fully understood the All, whose mind has been cleansed of passion for it, has abandoned it, is capable of putting an end to stress."
Knowing the All
from all around,
not stirred by passion
for anything at all:
he, having comprehended
the All,
has gone beyond
all stress.
Note
1.
"The All" = the six senses (sight, hearing, smell, taste, touch, & ideation) and their respective objects. This covers every aspect of experience that can be described, but does not include nibbana. For a full discussion of this point, see The Mind Like Fire Unbound, pp. 30-32.
§ 8. {Iti 1.8; Iti 4}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, one who has not fully known & fully understood conceit, whose mind has not been cleansed of it, has not abandoned it, is incapable of putting an end to stress. But one who has fully known & fully understood conceit, whose mind has been cleansed of it, has abandoned it, is capable of putting an end to stress."
People are
possessed by conceit
tied up with conceit
delighted with becoming.
Not comprehending conceit,
they come to becoming again.
But those who, letting go of conceit,
are, in its destruction, released,
conquering the bond of conceit,
go beyond
all bonds.
§ 9. {Iti 1.9; Iti 4}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, one who has not fully known & fully understood greed, who has not detached his mind from it and let go of it, is incapable of putting an end to stress. But one who has fully known & fully understood greed, who has detached his mind from it and let go of it, is capable of putting an end to stress."
The greed with which
beings go to a bad destination,
coveting:
from rightly discerning that greed,
those who see clearly
let go.
Letting go,
they never come to this world
again.
§ 10-13. {Iti 1.10; Iti 5}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, one who has not fully known & fully understood aversion... delusion... anger... contempt, who has not detached his mind from it and let go of it, is incapable of putting an end to stress. But one who has fully known & fully understood aversion... delusion... anger... contempt, who has detached his mind from it and let go of it, is capable of putting an end to stress."
[The verses for these discourses = those for discourses 2-5.]
§ 14. {Iti 1.14; Iti 7}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, I don't envision even one other obstruction — obstructed by which people go wandering & transmigrating on for a long, long time — like the obstruction of ignorance. Obstructed with the obstruction of ignorance, people go wandering & transmigrating on for a long, long time."
No one other thing
so obstructs people
that they wander on, day & night,
as when they're ensnared
with delusion.
But those who, letting go of delusion,
shatter the mass of darkness,
wander no further.
Their cause isn't found.
§ 15. {Iti 1.15; Iti 8}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, I don't envision even one other fetter — fettered by which beings conjoined go wandering & transmigrating on for a long, long time — like the fetter of craving. Fettered with the fetter of craving, beings conjoined go wandering & transmigrating on for a long, long time."
With craving his companion, a man
wanders on a long, long time.
Neither in this state here
nor anywhere else
does he go beyond
the wandering- on.
Knowing this drawback —
that craving brings stress into play —
free from craving,
devoid of clinging,
mindful, the monk
lives the mendicant life.
§ 16. {Iti 1.16; Iti 9}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "With regard to internal factors, I don't envision any other single factor like appropriate attention[1] as doing so much for a monk in training,[2] who has not attained the heart's goal but remains intent on the unsurpassed safety from bondage.[3] A monk who attends appropriately abandons what is unskillful and develops what is skillful.
Appropriate attention
as a quality
of a monk in training:
nothing else
does so much
for attaining the superlative goal.
A monk, striving appropriately,
attains the ending of stress.
Notes
1.
Appropriate attention (yoniso manasikara) is the ability to focus attention on questions that lead to the end of suffering. MN 2 lists the following questions as not fit for attention: "Was I in the past? Was I not in the past? What was I in the past? How was I in the past?... Shall I be in the future? Shall I not be in the future? What shall I be in the future? How shall I be in the future?... Am I? Am I not? What am I? How am I? Where has this being come from? Where is it bound?" The discourse also lists the following issues as fit for attention: "This is stress. This is the origination of stress. This is the cessation of stress. This is the way leading to the cessation of stress."
2.
A person "in training" is one who has attained at least the first level of Awakening, but not yet the final level.
3.
Bondage = the four yokes: sensual passion, becoming, views, & ignorance.
§ 17. {Iti 1.17; Iti 10}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "With regard to external factors, I don't envision any other single factor like admirable friendship[1] as doing so much for a monk in training, who has not attained the heart's goal but remains intent on the unsurpassed safety from bondage. A monk who is a friend with admirable people abandons what is unskillful and develops what is skillful."
A monk with admirable people
as friends
— who's reverential, respectful,
doing what his friends advise —
mindful, alert,
attains step by step
the ending of all fetters.
Note
1.
In SN 45.2 the Buddha says, "Admirable friendship... is actually the whole of the holy life... It is in dependence on me as an admirable friend that beings subject to birth have gained release from birth... aging... death... sorrow, lamentation, pain, distress, & despair." As AN 8.54 points out, admirable friendship means not only associating with good people, but also learning from them and emulating their good qualities.
§ 18. {Iti 1.18; Iti 10}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "One thing, when arising in the world, arises for the detriment of many, for the unhappiness of many, for the detriment & unhappiness of many beings, both human & divine. Which one thing? Schism in the Sangha. When the Sangha is split, there are arguments with one another, there is abuse of one another, ganging up on one another, abandoning of one another. Then those with little confidence [in the teaching] lose all confidence, while some of those who are confident become otherwise."
Doomed for an aeon
to deprivation,
to hell:
one who has split the Sangha.
Delighting in factions,
unjudicious —
he's barred
from safety from bondage.
Having split a Sangha in concord,
he cooks for an aeon
in hell.
§ 19. {Iti 1.19; Iti 11}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "One thing, when arising in the world, arises for the welfare of many, for the happiness of many, for the welfare & happiness of many beings, both human & divine. Which one thing? Concord in the Sangha. When the Sangha is in concord, there are no arguments with one another, no abuse of one another, no ganging up on one another, no abandoning of one another. Then those with little confidence [in the teaching] become confident, while those already confident become even more so."
Blissful is concord in the Sangha.
One who assists in concord —
delighting in concord,
judicious —
isn't barred from safety from bondage.
Having brought concord to the Sangha,
he rejoices for an aeon
in heaven.
§ 20. {Iti 1.20; Iti 12}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There is the case where a certain person is corrupt-minded. Having encompassed that mind with [my] awareness, I discern, 'If this person were to die at this instant, then as if he were to be carried off, he would thus be placed in hell.' Why is that? Because his mind is corrupt. It's because of corrupt-mindedness that there are cases where beings — at the break-up of the body, after death — reappear in the plane of deprivation, the bad destination, the lower realms, in hell."
Knowing the case
of a corrupt-minded person,
the One Awakened explained its meaning
in the presence of the monks.
If that person
were to die at this instant,
he'd reappear in hell
because his mind is corrupt —
as if he were carried off
and placed there.
It's because of corrupt-mindedness
that beings go
to a bad destination.
§ 21. {Iti 1.21; Iti 13}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There is the case where a certain person is clear-minded. Having encompassed that mind with [my] awareness, I discern, 'If this person were to die at this instant, then as if he were to be carried off, he would thus be placed in heaven.' Why is that? Because his mind is clear. It's because of clear-mindedness that there are cases where beings — at the break-up of the body, after death — reappear in the heavenly world."
Knowing the case
of a clear-minded person,
the One Awakened explained its meaning
in the presence of the monks.
If that person
were to die at this instant,
he'd reappear in heaven
because his mind is clear —
as if he were carried off
and placed there.
It's because of clear-mindedness
that beings go
to a good destination.
§ 22. {Iti 1.22; Iti 14}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, don't be afraid of acts of merit. This is another way of saying what is blissful, desirable, pleasing, endearing, charming — i.e., acts of merit. I am cognizant that, having long performed meritorious deeds, I long experienced desirable, pleasing, endearing, charming results. Having developed a mind of good will for seven years, then for seven aeons of contraction & expansion I didn't return to this world. Whenever the aeon was contracting, I went to the realm of Streaming Radiance. Whenever the aeon was expanding, I reappeared in an empty Brahma-abode. There I was the Great Brahman, the Unconquered Conqueror, All-seeing, & Wielder of Power. Then for thirty-six times I was Sakka, ruler of the gods. For many hundreds of times I was a king, a wheel-turning emperor, a righteous king of Dhamma, conqueror of the four corners of the earth, maintaining stable control over the countryside, endowed with the seven treasures[1] — to say nothing of the times I was a local king. The thought occurred to me: 'Of what action of mine is this the fruit, of what action the result, that I now have such great power & might?' Then the thought occurred to me: 'This is the fruit of my three [types of] action, the result of three types of action, that I now have such great power & might: i.e., giving, self-control, & restraint.'"
Train in acts of merit
that bring long-lasting bliss —
develop giving,
a life in tune,
a mind of good-will.
Developing these
three things
that bring about bliss,
the wise reappear
in a world of bliss
unalloyed.
Note
1.
The seven treasures are a divine wheel, an ideal jewel, an ideal elephant, an ideal horse, an ideal wife, an ideal treasurer, an ideal counselor.
§ 23. {Iti 1.23; Iti 16}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "This one quality, if developed & pursued, keeps both kinds of benefit secure: benefits in this life & benefits in lives to come. Which one quality? Heedfulness with regard to skillful qualities. This is the one quality that, if developed & pursued, keeps both kinds of benefit secure: benefits in this life & benefits in lives to come."
They praise heedfulness, the wise,
in doing acts of merit.
When heedful, wise,
you achieve both kinds of benefit:
benefits in this life,
& benefits in lives to come.
By breaking through to your benefit,
you're called enlightened,
wise.
§ 24. {Iti 1.24; Iti 17}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "If a single person were to wander & transmigrate on for an aeon, he/she would leave behind a chain of bones, a pile of bones, a heap of bones, as large as this Mount Vepulla, if there were someone to collect them and the collection were not destroyed."
The accumulation
of a single person's
bones for an aeon
would be a heap
on a par with the mountain,
so said the Great Seer.
(He declared this to be
the great Mount Vepulla
to the north of Vulture's Peak
in the mountain-ring
of the Magadhans.)[1]
But when that person sees
with right discernment
the four Noble Truths —
stress,
the cause of stress,
the transcending of stress,
& the Noble Eightfold Path,
the way to the stilling of stress —
having wandered on
seven times at most, then,
with the ending of all fetters,
he puts a stop
to stress.
Note
1.
Magadha was a kingdom in the time of the Buddha, corresponding roughly to the present day state of Bihar. Its capital city, Rajagaha, was surrounded by a ring of five mountains. Vulture's Peak, a secluded rock outcrop in the middle of the ring, was a spot frequented by the Buddha.
§ 25. {Iti 1.25; Iti 18}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "For the person who transgresses in one thing, I tell you, there is no evil deed that is not to be done. Which one thing? This: telling a deliberate lie."
The person who lies,
who transgress in this one thing,
transcending concern for the world beyond:
there's no evil
he might not do.
§ 26. {Iti 1.26; Iti 18}
[suttareadings.net] [Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "If beings knew, as I know, the results of giving & sharing, they would not eat without having given, nor would the stain of selfishness overcome their minds. Even if it were their last bite, their last mouthful, they would not eat without having shared, if there were someone to receive their gift. But because beings do not know, as I know, the results of giving & sharing, they eat without having given. The stain of selfishness overcomes their minds."
If beings knew
what the Great Seer said,
how the result of sharing
has such great fruit,
then, subduing the stain of selfishness
with brightened awareness,
they'd give in season
to the noble ones,
where a gift bears great fruit.
Having given food
as an offering
to those worthy of offerings,
many donors,
when they pass away from here,
the human state,
go
to heaven.
They, having gone there
to heaven,
rejoice,
enjoying sensual pleasures.
Unselfish, they
partake of the result
of sharing.
§ 27. {Iti 1.27; Iti 19}
[suttareadings.net] [Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "All the grounds for making merit leading to spontaneously arising (in heaven) do not equal one-sixteenth of the awareness-release through good will. Good will — surpassing them — shines, blazes, & dazzles.
"Just as the radiance of all the stars does not equal one-sixteenth of the radiance of the moon, as the moon — surpassing them — shines, blazes, & dazzles, even so, all the grounds for making merit leading to spontaneously arising in heaven do not equal one-sixteenth of the awareness-release through good will. Good will — surpassing them — shines, blazes, & dazzles.
"Just as in the last month of the rains, in autumn, when the sky is clear & cloudless, the sun, on ascending the sky, overpowers the space immersed in darkness, shines, blazes, & dazzles, even so, all the grounds for making merit leading to spontaneously arising in heaven do not equal one-sixteenth of the awareness-release through good will. Good will — surpassing them — shines, blazes, & dazzles.
"Just as in the pre-dawn darkness the morning star shines, blazes, & dazzles, even so, all the grounds for making merit leading to spontaneously arising in heaven do not equal one-sixteenth of the awareness-release through good will. Good will — surpassing them — shines, blazes, & dazzles."
When one develops — mindful —
good will without limit,
fetters are worn through,
on seeing the ending
of acquisitions.
If with uncorrupted mind
you feel good will
for even one being,
you become skilled from that.
But a Noble One produces
a mind of sympathy
for all beings,
an abundance of merit.
Kingly seers, who conquered the earth
swarming with beings,
went about making sacrifices:
the horse sacrifice, human sacrifice,
water rites, soma rites,
& the "Unobstructed,"
but these don't equal
one sixteenth
of a well-developed mind of good will —
as all the constellations don't,
one sixteenth
of the radiance of the moon.
One who neither kills
nor gets others to kill,
neither conquers,
nor gets others to conquer,
with good will for all beings,
has no hostility with anyone
at all. Itivuttaka: The Group of Twos
§ 28. {Iti 2.1; Iti 22}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Endowed with two things, a monk lives in stress in the present life — troubled, distressed, & feverish — and at the break-up of the body, after death, a bad destination can be expected. Which two? A lack of guarding of the doors of the sense faculties, and knowing no moderation in food. Endowed with these two things, a monk lives in stress in the present life — troubled, distressed, & feverish — and at the break-up of the body, after death, a bad destination can be expected."
Eye & ear & nose,
tongue & body & mind:
when a monk leaves these doors unguarded
— knowing no moderation in food,
not restraining his senses —
he experiences stress:
stress in body, stress
in mind.
Burning in body
burning in mind,
whether by day or by night,
he lives
in suffering & stress.
§ 29. {Iti 2.2; Iti 23}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Endowed with two things, a monk lives in ease in the present life — untroubled, undistressed, & unfeverish — and at the break-up of the body, after death, a good destination can be expected. Which two? A guarding of the doors of the sense faculties, and knowing moderation in food. Endowed with these two things, a monk lives in ease in the present life — untroubled, undistressed, & unfeverish — and at the break-up of the body, after death, a good destination can be expected."
Eye & ear & nose,
tongue & body & mind:
when a monk has these doors well guarded
— knowing moderation in food,
restraining his senses —
he experiences ease:
ease in body, ease
in mind.
Not burning in body,
not burning in mind,
whether by day or by night,
he lives
in ease.
§ 30. {Iti 2.3; Iti 24}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There are these two things that cause remorse. Which two? There is the case of the person who has not done what is admirable, has not done what is skillful, has not given protection to those in fear, and instead has done what is evil, savage, & cruel. Thinking, 'I have not done what is admirable,' he feels remorse. Thinking, 'I have done what is evil,' he feels remorse. These are the two things that cause remorse."
Having engaged
in bodily misconduct,
verbal misconduct,
misconduct of mind,[1]
or whatever else is flawed,
not having done what is skillful,
having done much that is not,
at the break-up of the body,
the undiscerning one reappears in
hell.
Note
1.
AN 10.176 defines bodily misconduct as killing, stealing, and sexual misconduct; verbal misconduct as lies, divisive speech, harsh speech, and idle chatter; and mental misconduct as covetousness, ill will, and wrong views (see the note to §32).
§ 31. {Iti 2.4; Iti 25}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There are these two things that cause no remorse. Which two? There is the case of the person who has done what is admirable, has done what is skillful, has given protection to those in fear, and has done nothing that is evil, savage, or cruel. Thinking, 'I have done what is admirable,' he feels no remorse. Thinking, 'I have not done what is evil,' he feels no remorse. These are the two things that cause no remorse."
Having abandoned
bodily misconduct,
verbal misconduct,
misconduct of mind,
& whatever else is flawed,
not having done what's not skillful,
having done much that is,
at the break-up of the body,
the discerning one reappears
in heaven.
§ 32. {Iti 2.5; Iti 26}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Endowed with two things, a person — as if carried off — is thus placed in hell. Which two? Evil habits & evil views. Endowed with these two things, a person — as if carried off — is thus placed in hell."
Evil habits &
evil views:[1]
a person, undiscerning,
endowed with these two things,
at the break-up of the body
reappears in hell.
Note
1.
MN 117 gives the following example of an evil view: "There is nothing given, nothing offered, nothing sacrificed. There is no fruit or result of good or bad actions. There is no this world, no next world, no mother, no father, no spontaneously reborn beings; no brahmans or contemplatives who, faring rightly &practicing rightly, proclaim this world & the next after having directly known & realized it for themselves."
§ 33. {Iti 2.6; Iti 26}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Endowed with two things, a person — as if carried off — is thus placed in heaven. Which two? Auspicious habits & auspicious views. Endowed with these two things, a person — as if carried off — is thus placed in heaven."
Auspicious habits &
auspicious views:
a person, discerning,
endowed with these two things,
at the break-up of the body
reappears in heaven.
§ 34. {Iti 2.7; Iti 27}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "A person without ardor, without concern [for the results of doing evil], is incapable of self-awakening, incapable of Unbinding, incapable of attaining the unsurpassed safety from bondage. A person ardent & concerned is capable of self-awakening, capable of Unbinding, capable of attaining the unsurpassed safety from bondage."
With no ardor, no
concern,
lazy, with low persistence,
full of sloth & drowsiness,
shameless, without respect:
he's incapable,
a monk like this,
of touching superlative
self-awakening.
But whoever is mindful, masterful,
absorbed in jhana,
ardent, concerned, & heedful,
cutting the fetter of birth & aging,
touches right here
a self-awakening un-
surpassed.
§ 35. {Iti 2.8; Iti 28}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, this holy life is lived, not for the sake of deceiving people, not for the sake of inveigling people, not for the sake of the rewards of gain, offerings, & tribute, nor with the thought, 'Thus may people know me.' This holy life is lived for the sake of restraint & abandoning."
For the sake of restraint,
for the sake of abandoning,
he, the Blessed One, taught
a holy life not handed down,[1]
coming to shore
in Unbinding.
This path is pursued
by those great in purpose,
great seers.
Those who follow it,
as taught by the One Awakened,
heeding the Teacher's message,
will put an end
to suffering & stress.
Note
1.
"Not handed down": not derived from an ancient tradition, and not dependent on ancient tradition for its authority.
§ 36. {Iti 2.9; Iti 29}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, this holy life is lived, not for the sake of deceiving people, not for the sake of inveigling people, not for the sake of the rewards of gain, offerings, & tribute, nor with the thought, 'Thus may people know me.' This holy life is lived for the sake of direct knowledge[1] & full comprehension."
For the sake of direct knowledge & full
comprehension,
he, the Blessed One, taught
a holy life not handed down,
coming to shore
in Unbinding.
Unbinding.
This path is pursued
by those great in purpose,
great seers.
Those who follow it,
as taught by the One Awakened,
heeding the Teacher's message,
will put an end
to suffering & stress.
Note
1.
Direct knowledge = abhiñña. The Canon lists six types of abhiñña: psychic powers, clairaudience, the ability to read the minds of others, recollection of past lives, clairvoyance, and — most important of all — knowledge of the ending of the mental fermentations.
§ 37. {Iti 2.10; Iti 29}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Endowed with two things, a monk lives in ease in the present life and is appropriately aroused for the ending of the fermentations. Which two? A sense of urgency & awe toward things that should inspire urgency & awe[1] and, feeling urgency & awe, appropriate exertion. Endowed with two things, a monk lives in ease in the present life and is appropriately aroused for the ending of the fermentations."
Feeling urgency, awe,
toward what should inspire it,
the wise,
masterful,
ardent monk
should investigate
with discernment.
One who lives thus ardently,
not restlessly, at peace,
committed to awareness-tranquillity
would attain the ending
of suffering & stress.
Note
1.
Urgency & awe = samvega. Other meanings for this term include shock, dismay, & alienation. In the Pali canon, this emotion is often accompanied by fear and a sensed need to escape from overwhelming danger. The things that should inspire urgency & awe are the first four of the five reflections listed in AN 5.57: "I am subject to aging, have not gone beyond aging. I am subject to illness, have not gone beyond illness. I am subject to death, have not gone beyond death. I will grow different, separate from all that is dear & appealing to me." Appropriate exertion is indicated by the fifth reflection: "I am the owner of my actions, heir to my actions, born of my actions, related through my actions, and have by actions as my arbitrator. Whatever I do, for good or for evil, to that will I fall heir."
§ 38. {Iti 2.11; Iti 31}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Two trains of thought often occur to the Tathagata, worthy & rightly self-awakened: the thought of safety & that of seclusion.
"The Tathagata enjoys non-ill will, delights in non-ill will. To him — enjoying non-ill will, delighting in non-ill will — this thought often occurs: 'By this activity I harm no one at all, whether weak or firm.'
"The Tathagata enjoys seclusion, delights in seclusion. To him — enjoying seclusion, delighting in seclusion — this thought often occurs: 'Whatever is unskillful is abandoned.'
"Thus, monks, you too should live enjoying non-ill will, delighting in non-ill will. To you — enjoying non-ill will, delighting in non-ill will — this thought will often occur: 'By this activity we harm no one at all, whether weak or firm.'
"You too should live enjoying seclusion, delighting in seclusion. To you — enjoying seclusion, delighting in seclusion — this thought will often occur: 'What is unskillful? What is not yet abandoned? What are we abandoning?'"
To the Tathagata,
awakened,
who endured what is hard to endure,
two thoughts occur:
safety the first thought mentioned;
seclusion the second declared.
The dispeller of darkness, free
of fermentation,
the great seer
who has gone beyond,
reached attainment,
gained mastery,
crossed over the poisons;
who's released in the ending of craving:
that sage
bears his last body,
has shaken off Mara, I tell you,
has gone beyond aging.
As one standing on a rocky crag
would see the people all around below,
so the wise,
with the all-around eye,
having scaled the tower
made of Dhamma,
having crossed over sorrow,
gaze on those overwhelmed with sorrow,
conquered by aging & death.
§ 39. {Iti 2.12; Iti 33}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "The Tathagata — worthy & rightly self-awakened — has two Dhamma discourses given in sequence. Which two? 'See evil as evil.' This is the first Dhamma discourse. 'Having seen evil as evil, become disenchanted there, dispassionate there, released.' This is the second Dhamma discourse. These are the two Dhamma discourses that the Tathagata — worthy & rightly self-awakened — has given in sequence."
See the two statements,
declared in sequence,
by the Tathagata,
awakened, sympathetic
to all beings. The first:
Be dispassionate there
toward evil.
Then, with a mind dispassionate,
you will put an end
to suffering & stress.
§ 40. {Iti 2.13; Iti 34}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Ignorance[1] precedes the arrival of unskillful qualities; lack of conscience & lack of concern[2] follow after. Clear knowing precedes the arrival of skillful qualities; conscience & concern follow after."
Any bad destinations
in this world, in the next,
are rooted in ignorance — all —
accumulations
of desire & greed.
And when a person of evil desires
lacks conscience & respect,
evil comes from that,
and by that he goes
to deprivation.
So cleansing away
ignorance, desire, & greed,
a monk giving rise to clear knowing
would abandon all bad destinations.
Notes
1.
Ignorance (avijja) means ignorance of stress, its origination, its cessation, and the way leading to its cessation.
2.
Conscience (hiri) means a healthy sense of shame — derived from self-esteem — at the idea of doing evil. Concern (ottappa) means fear of the consequences of doing evil.
§ 41. {Iti 2.14; Iti 35}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Those beings are truly deprived who are deprived of noble discernment. They live in stress in the present life — troubled, distressed, & feverish — and at the break-up of the body, after death, a bad destination can be expected.
"Those beings are not deprived who are not deprived of noble discernment. They live in ease in the present life — untroubled, undistressed, & not feverish — and at the break-up of the body, after death, a good destination can be expected.
Look at the world
— including its heavenly beings:
deprived of discernment,
making an abode in name-&-form,
it conceives that 'This is the truth.'
The best discernment in the world
is what leads
to penetration,
for it rightly discerns
the total ending of birth & becoming.
Human & heavenly beings
hold them dear:
those who are self-awakened,
mindful,
bearing their last bodies
with joyful discernment.
§ 42. {Iti 2.15; Iti 36}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There are these two bright qualities that safeguard the world. Which two? Conscience & concern (for the results of unskillful actions). If these two bright qualities did not guard the world, there would be no recognition of 'mother' here, no recognition of 'mother's sister,' 'uncle's wife,' 'teacher's wife,' or 'wife of those who deserve respect.' The world would be immersed in promiscuity, like rams with goats, roosters with pigs, or dogs with jackals. But because these two bright qualities guard the world, there is recognition of 'mother,' 'mother's sister,' 'uncle's wife,' 'teacher's wife,' & 'wife of those who deserve respect.'"
Those in whom
concern & conscience
are not always found
have strayed
from the bright root,
are headed
to birth & death.
But those in whom
concern & conscience
are rightly established always,
who are mature in the holy life:
they are calm,
their further becoming
ended.
§ 43. {Iti 2.16; Iti 37}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "There is, monks, an unborn — unbecome — unmade — unfabricated. If there were not that unborn — unbecome — unmade — unfabricated, there would not be the case that emancipation from the born — become — made — fabricated would be discerned. But precisely because there is an unborn — unbecome — unmade — unfabricated, emancipation from the born — become — made — fabricated is thus discerned."
The born, become, produced,
made, fabricated, impermanent,
composed of aging & death,
a nest of illnesses, perishing,
come from nourishment
and the guide [that is craving] —
is unfit for delight.
The escape from that
is
calm, permanent,
beyond inference,
unborn, unproduced,
the sorrowless, stainless state,
the cessation of stressful qualities,
the stilling of fabrications,
bliss.
§ 44. {Iti 2.17; Iti 38}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, there are these two forms of the Unbinding property. Which two? The Unbinding property with fuel remaining, & the Unbinding property with no fuel remaining.
And what is the Unbinding property with fuel remaining? There is the case where a monk is an arahant whose fermentations have ended, who has reached fulfillment, finished the task, laid down the burden, attained the true goal, ended the fetter of becoming, and is released through right gnosis. His five sense faculties still remain and, owing to their being intact, he is cognizant of the agreeable & the disagreeable, and is sensitive to pleasure & pain. His ending of passion, aversion, & delusion is termed the Unbinding property with fuel remaining.[1]
And what is the Unbinding property with no fuel remaining? There is the case where a monk is an arahant whose fermentations have ended, who has reached fulfillment, finished the task, laid down the burden, attained the true goal, ended the fetter of becoming, and is released through right gnosis. For him, all that is sensed, being unrelished, will grow cold right here. This is termed the Unbinding property with no fuel remaining."[2]
These two proclaimed
by the one with vision,
Unbinding properties the one independent,
the one who is Such:[3]
one property, here in this life
with fuel remaining
from the destruction
of the guide to becoming,
and that with no fuel remaining,
after this life,
in which all becoming
totally ceases.
Those who know
this state uncompounded,
their minds released
through the destruction
of the guide to becoming,
they, attaining the Teaching's core,
pleased with ending,
have abandoned all becoming:
they, the Such.
Notes
1, 2.
With fuel remaining (sa-upadisesa) and with no fuel remaining (anupadisesa): The analogy here is to a fire. In the first case, the flames are out, but the embers are still glowing. In the second, the fire is so thoroughly out that the embers have grown cold. The "fuel" here is the five aggregates (see the Glossary). While the arahant is still alive, he/she still experiences the five aggregates, but they do not burn with the fires of passion, aversion, or delusion. When the arahant passes away, there is no longer any experience of aggregates here or anywhere else. For a discussion of this point, see The Mind Like Fire Unbound, pp. 21-37.
3.
Such (tadi): An adjective to describe one who has attained the goal. It indicates that the person's state is undefinable and not subject to change or influence of any sort.
§ 45. {Iti 2.18; Iti 39}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, live enjoying aloofness, delighting in aloofness, inwardly committed to awareness-tranquillity, not neglecting jhana, endowed with clear-seeing insight, and frequenting empty buildings. As you live enjoying aloofness, delighting in aloofness, inwardly committed to awareness-tranquillity, not neglecting jhana, endowed with clear-seeing insight, and frequenting empty buildings, then one of two fruits can be expected: either gnosis right in the present life, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — non-return."
Those with calm minds —
masterful,
mindful,
absorbed in jhana —
clearly see things rightly,
not intent on sensual pleasures.
Delighting in heedfulness,
calm,
seeing danger in heedlessness, they
— incapable of falling away —
are right on the verge of Unbinding.
§ 46. {Iti 2.19; Iti 40}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, live with the trainings [in heightened virtue, heightened mind, & heightened discernment] as your reward, with discernment uppermost, release the essence, & mindfulness the governing principle. As you live with the trainings as your reward, with discernment uppermost, release the essence, & mindfulness the governing principle, then one of two fruits can be expected: either gnosis right in the present life, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — non-return."
Complete in the training,
not subject to falling away,
one with discernment
uppermost,
seeing the stopping, the ending of birth:
that sage
bears his last body,
has shaken off Mara, I tell you,
has gone beyond aging.
So, always
delighting in jhana,
centered,
ardent,
seeing the stopping, the ending of birth,
conquering Mara, along with his host,
monks,
be gone-beyond aging & death.
§ 47. {Iti 2.20; Iti 41}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "A monk should be wakeful: mindful, alert, centered, sensitive, clear, & calm. And there he should, at the appropriate times, see clearly into skillful mental qualities. For a monk who is wakeful — mindful, alert, centered, sensitive, clear, & calm, seeing clearly, at the appropriate times, into skillful mental qualities — one of two fruits can be expected: either gnosis right in the present life, or — if there be any remnant of clinging-sustenance — non-return."
Those who are wakeful, listen!
Those who are sleeping, wake up!
Wakefulness is better than sleep.
For those who are wakeful,
there's no danger, no fear.
Whoever is wakeful,
mindful, alert,
centered, sensitive,
calm, & clear,
rightly exploring the Dhamma
at appropriate times,
will — at oneness —
shatter the darkness.
So be devoted to wakefulness.
The ardent monk
— masterful, acquiring jhana,
cutting the fetter of birth & aging —
touches right here
a self-awakening un-
surpassed.
§ 48. {Iti 2.21; Iti 42}
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Monks, these two are doomed to deprivation, to hell, for not abandoning their conduct. Which two? One who, not living the celibate life, pretends to be one who lives the celibate life; and one who groundlessly accuses one who lives the celibate life perfectly & purely of uncelibate behavior. These are the two who are doomed to deprivation, to hell, for not abandoning their conduct."
He goes to hell,
the one who asserts
what didn't take place,
as does the one
who, having done,
says, 'I didn't.'
Both — low-acting people —
there become equal:
after death, in the world beyond.
An ochre robe tied 'round their necks,
many with evil qualities
— unrestrained, evil —
rearise, because of their evil acts,
in hell.
Better to eat an iron ball
— glowing, aflame —
than that, unprincipled &
unrestrained,
you should eat the alms of the country.
§ 49. {Iti 2.22; Iti 43}
[Alternate translation: Ireland]
This was said by the Blessed One, said by the Arahant, so I have heard: "Overcome by two viewpoints, some human & divine beings adhere, other human & divine beings slip right past, while those with vision see.
"And how do some adhere? Human & divine beings enjoy becoming, delight in becoming, are satisfied with becoming. When the Dhamma is being taught for the sake of the cessation of becoming, their minds do not take to it, are not calmed by it, do not settle on it or become resolved on it. This is how some adhere.
"And how do some slip right past? Some, feeling horrified, humiliated, & disgusted with that very becoming, relish non-becoming: 'When this self, at the break-up of the body, after death, perishes & is destroyed, and does not exist after death, that is peaceful, that is exquisite, that is sufficiency!' This is how some slip right past.
"And how do those with vision see? There is the case where a monk sees what has come into being as come into being. Seeing what has come into being as come into being, he practices for disenchantment with what has come into being, dispassion toward what has come into being, cessation of what has come into being. This is how those with vision see."[1]
Those, having seen
what's come to be
as what's come to be,
and what's gone beyond
what's come to be,
are released in line
with what's come to be,
through the exhaustion of craving
for becoming.
If they've comprehended
what's come to be,
and are free from the craving
for becoming & non-,
with the non-becoming
of what's come to be,
monks come
to no further becoming.
Note
1.
This discourse illustrates, in a technical fashion, the function of appropriate attention explained in the note to §16. SN 12.15 presents the same point from a different perspective: "This world takes as its object a polarity, that of existence & non-existence. But when one sees the origination of the world (= the six senses and their objects) as it actually is with right discernment, 'non-existence' with reference to the world does not occur to one. When one sees the cessation of the world as it actually is with right discernment, 'existence' with reference to the world does not occur to one. By & large, this world is in bondage to attachments, clingings, & biases. But one such as this does not get involved with or cling to these attachments, clingings, fixations of awareness, biases, or obsessions; nor is he resolved on 'my self.' He has no uncertainty or doubt that, when there is arising, only stress is arising; and that when there is passing away, stress is passing away. In this, his knowledge is independent of others."