Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Chín - Tương Ưng Thiền

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
1.I. Thanh Tịnh Thứ Nhất (S.v,307)
1-2) Tại Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn Thiền này. Thế nào là bốn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly các pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
4) Làm tịnh chỉ tầm và tứ, chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm.
5) Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba.
6) Ðoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn Thiền.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn Thiền, làm cho sung mãn bốn Thiền, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Và này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn Thiền như thế nào... xuôi về Niết-bàn?
9) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Làm tịnh chỉ tầm và tứ... nội tĩnh, nhất tâm... Thiền thứ ba... Thiền thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn Thiền, làm cho sung mãn bốn Thiền, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
2-12. II-XII. (S.v,308)
Như Sông Hằng Rộng Thuyết.
II. Phẩm Không Phóng Dật
13-22 I-X. (S.v,308)
III. Phẩm Làm Việc Cần Sức Mạnh
23-34. I-XII. (S.v,308)
IV. Phẩm Tầm Cầu
35-44. I-X. (S.v,309)
V. Phẩm Bộc Lưu
45. I. (S.v,309)
46-53. II-IX. (S.v,309)
54. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,309)
1). ..
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn Thiền cần phải tu tập. Thế nào là bốn?
3-6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... Thiền thứ hai... Thiền thứ ba... Thiền thứ tư.
7) Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo, bốn Thiền cần phải tu tập.

Chapter IX. Connected Discourses on the Jhānas

Translated by: Bhikkhu Boddhi

GANGES REPETITION SERIES
1 (1)-12 (12) The River Ganges—Eastward, Etc.


At Sāvatthī. There the Blessed One said this:
“Bhikkhus, there are these four jhānas. What four? Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, he enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. These are the four jhānas.288
“Bhikkhus, just as the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, so too a bhikkhu [308] who develops and cultivates the four jhānas slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.
“And how, bhikkhus, does a bhikkhu who develops and cultivates the four jhānas slant, slope, and incline towards Nibbāna? Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna … the second jhāna … the third jhāna … the fourth jhāna.
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu who develops and cultivates the four jhānas slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.”
(The remaining suttas of this vagga are to be similarly elaborated parallel to 45:92-102.)
Six about slanting to the east
And six about slanting to the ocean. These two sixes make up twelve:
Thus the subchapter is recited.
DILIGENCE
13 (1)-22 (10) The Tathāgata, Etc.
(To be elaborated by way of the jhānas parallel to 45:139-48.) Tathāgata, footprint, roof peak,
Roots, heartwood, jasmine, Monarch, the moon and sun, Together with the cloth as tenth.
STRENUOUS DEEDS
23 (1)-34 (12) Strenuous, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:149-60.) [309] Strenuous, seeds, and nāgas,
The tree, the pot, the spike, The sky, and two on clouds,
The ship, guest house, and river.
SEARCHES
35 (1)-44 (10) Searches, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:161-70.)
Searches, discriminations, taints, Kinds of existence, threefold suffering, Barrenness, stains, and troubles, Feelings, craving, and thirst.
FLOODS
45 (1)-53 (9) Floods, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:171-79.)
54 (10) Higher Fetters
“Bhikkhus, there are these five higher fetters. What five? Lust for form, lust for the formless, conceit, restlessness, ignorance. These are the five higher fetters. The four jhānas are to be developed for direct knowledge of these
five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.
“What four? Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna … the second jhāna … the third jhāna … the fourth jhāna. [310]
“These four jhānas are to be developed for direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.”
Floods, bonds, kinds of clinging, Knots, and underlying tendencies, Cords of sensual pleasure, hindrances, Aggregates, fetters lower and higher.
[311]



Close
Close