Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Năm - Tương Ưng Chánh Cần

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
1-12.(I-XII) (S.v,244)
1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn nói như sau :
-- Này các Tỷ-kheo, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
4) Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
5) Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
6) Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất (asammosàya), làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
7) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là bốn chánh cần.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Này các Tỷ-kheo, bốn chánh cần tu tập làm cho sung mãn như thế nào, lại thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn ?
9) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng; đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần... cố gắng; đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi... cố gắng; đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
II. Phẩm Không Phóng Dật
13-22.I-X. (S.v,245)
Gồm các kinh :
Như Lai, Chân, Nóc Nhọn, Căn, Lõi Cây, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Vải; tất cả là mười.
III. Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh
23-34.I-XII. (S.v,246)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những việc làm cần dùng đến sức mạnh mà làm tất cả công việc ấy, được làm y cứ vào đất, an trú vào đất. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần.
3) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần ?
4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng... đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho sung mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo y cứ vào giới, an trú vào giới, tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần.
IV. Phẩm Tầm Cầu
35-44.I-X. (S.v,246)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có ba tầm cầu này. Thế nào là ba ? Dục tầm cầu, hữu tầm cầu, Phạm hạnh tầm cầu. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba tầm cầu.
3) Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận ba tầm cầu này, này các Tỷ-kheo, bốn chánh cần này cần phải tu tập. Thế nào là bốn ?
4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh...; đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho sung mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
8) Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận ba tầm cầu này, bốn chánh cần này cần phải tu tập.
V. Phẩm Bộc Lưu
45-43.I-X (S.v,247)
54.X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,247)
1) ...
2) -- Có năm thượng phần kiết sử này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm ? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm thượng phần kiết sử.
3) Ðể thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn chánh cần này cần phải tu tập. Thế nào là bốn ?
4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh...; đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
8) Chính để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, bốn chánh cần này cần phải tu tập.

Chapter V. Connected Discourses on the Right Strivings

Translated by: Bhikkhu Boddhi

GANGES REPETITION SERIES
1 (1)-12 (12) The River Ganges—Eastward, Etc.


At Sāvatthī. There the Blessed One said this: “Bhikkhus, there are these four right strivings. What four? Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the arising of unarisen wholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. These are the four right strivings.245
“Bhikkhus, just as the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, so too a bhikkhu who develops and cultivates the four right strivings slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.
“And how, bhikkhus, does a bhikkhu develop and cultivate the four right strivings so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna? [245]
Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states…. He generates desire for the arising of unarisen wholesome states…. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. These are the four right strivings.
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu develops and cultivates the four right strivings so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.”
(The remaining suttas of this vagga are to be similarly elaborated parallel to 45:92-102.)
Six about slanting to the east
And six about slanting to the ocean. These two sixes make up twelve:
Thus the subchapter is recited.
DILIGENCE
13 (1)-22 (10) The Tathāgata, Etc.
(To be elaborated by way of the four right strivings parallel to 45:139-48.) Tathāgata, footprint, roof peak,
Roots, heartwood, jasmine, Monarch, the moon and sun, Together with the cloth as tenth.
[246] III. STRENUOUS DEEDS
23 (1)-34 (12) Strenuous, Etc.
“Bhikkhus, just as whatever strenuous deeds are done, are all done based upon the earth, established upon the earth, so too, based upon virtue, established upon virtue, a bhikkhu develops and cultivates the four right strivings.
“And how, bhikkhus, does a bhikkhu, based upon virtue, established upon virtue, develop and cultivate the four right strivings? Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states…. He generates desire for the arising of unarisen wholesome states…. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. These are the four right strivings.
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu, based upon virtue, established upon virtue, develops and cultivates the four right strivings.”
(To be elaborated parallel to 45:149-60.) Strenuous, seeds, and nāgas,
The tree, the pot, the spike, The sky, and two on clouds,
The ship, guest house, and river.
SEARCHES
35 (1)-44 (10) Searches, Etc.
“Bhikkhus, there are these three searches. What three? The search for sensual pleasure, the search for existence, the search for a holy life. These
are the three searches. [247] The four right strivings are to be developed for direct knowledge of these three searches, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.
“What four? Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states … for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives.
“These four right strivings are to be developed for the direct knowledge of these three searches, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.”
(To be elaborated parallel to 45:161-70.)
Searches, discriminations, taints, Kinds of existence, threefold suffering, Barrenness, stains, and troubles, Feelings, craving, and thirst.
FLOODS
45 (1)-53 (9) Floods, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:171-79.)
54 (10) Higher Fetters
“Bhikkhus, there are these five higher fetters. What five? Lust for form, lust for the formless, conceit, restlessness, ignorance. These are the five higher fetters. The four right strivings are to be developed for direct knowledge of
these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.
“What four? Here, bhikkhus, a bhikkhu generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states … for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; [248] he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives.
“These four right strivings are to be developed for the direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.”
Floods, bonds, kinds of clinging, Knots, and underlying tendencies, Cords of sensual pleasure, hindrances, Aggregates, fetters lower and higher.
[249]
1



Close
Close