Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Bốn - Tương Ưng Căn

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Phẩm Thanh Tịnh
1. I. Thanh Tịnh (Tạp 26,3, Ðại 2,182c) (S.v,193)
1-2) Tại Sàvatthi... Thế Tôn thuyết:
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
2. II. Dự Lưu (1) (Tạp 26,3, Ðại 2,182b) (S.v,193)
1-2) ...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
3. III. Dự Lưu (2) (S.v,193)
1-2) ...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.
4) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác ngộ.
4. IV. A-La-Hán (1) (Tạp 26,4, Ðại 2,182b) (S.v,194)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử ấy được gọi là vị A-la-hán, lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
5. V. A-La-Hán (2) (S.v,194)
1) ...
2) Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn...
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
6. VI. Sa Môn, Bà La Môn (1) (Tạp 26,9, Ðại 2,182c) (S.v,194)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn...
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
7. VII. Sa Môn, Bà La Môn (2) (S.v,195)
1-2) ...
3) -- Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết tín căn, không như thật rõ biết tín căn tập khởi, không như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt... không như thật rõ biết tấn căn... không như thật rõ biết niệm căn... không như thật rõ biết định căn... không như thật rõ biết tuệ căn, không như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, không như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng không tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết tín căn, như thật rõ biết tín căn tập khởi, như thật rõ biết tín căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tín căn đoạn diệt; như thật rõ biết tấn căn... như thật rõ biết niệm căn... như thật rõ biết định căn... như thật rõ biết tuệ căn, như thật rõ biết tuệ căn tập khởi, như thật rõ biết tuệ căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến tuệ căn đoạn diệt; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay của Bà-la-môn hạnh.
8. VIII. Cần Phải Quán (Tạp 26,5, Ðại 2,182b) (S.v,196)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn...
3) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tín căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tín căn trong bốn chánh tín (Phật, Pháp, Tăng, và Giới).
4) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tấn căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tấn căn trong bốn chánh cần.
5) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán niệm căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán niệm căn trong bốn niệm xứ.
6) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán định căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán định căn trong bốn Thiền.
7) Và này các Tỷ-kheo, cần phải quán tuệ căn ở chỗ nào? Ở đây, cần phải quán tuệ căn trong bốn Thánh đế.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
9. IX. Phân Biệt (Tạp 26,6, Ðại 2,182b (S.v,182b) (S.v,196)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng các thiện pháp (anikkhittadhuro). Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng (satinepakkena), ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, các lời nói từ lâu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
10. X. Phân Tích (Tạp 26,14, Ðại 2,183b) (S.v,197)
1) Tại Savatthi, ... Thế Tôn thuyết
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các pháp bất thiện, làm cho đầy đủ các thiện pháp, với nỗ lực kiên trì, tinh tấn, không có từ bỏ gánh nặng đối với thiện pháp. Vị ấy đối với các pháp bất thiện chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho không sanh khởi; đối với các pháp bất thiện đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho đoạn tận; đối với các thiện pháp chưa sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho sanh khởi; đối với các thiện pháp đã sanh, phát khởi lòng ước muốn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng làm cho an trú, không có mê ám, được tăng trưởng, quảng đại, được tu tập, được làm cho viên mãn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử chánh niệm, thành tựu niệm tuệ, tối thắng, ức niệm, tùy niệm các việc làm từ lâu, và lời nói từ lâu. Vị ấy trú, quán thân trên thân... quán thọ trên các cảm thọ... quán tâm trên tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhứt tâm. Vị ấy ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ... an trú Thiền thứ hai... an trú Thiền thứ ba... từ bỏ lạc, từ bỏ khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, đầy đủ trí tuệ về sự sanh diệt các pháp, trí tuệ thuộc bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Vị ấy như thật rõ biết đây là khổ, như thật rõ biết đây là khổ tập khởi, như thật rõ biết đây là khổ đoạn diệt, như thật rõ biết đây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
II. Phẩm Có Phần Yếu Hơn (Mudutaravaggo)
11. I. Chứng Ðược (S.v,199)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tín căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: "Ðây là Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc... Phật, Thế Tôn". Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tín căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tấn căn?
Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn chánh cần, thâu nhận tinh tấn; này các Tỷ-kheo, đây gọi là tấn căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là niệm căn? Này các Tỷ-kheo, khi tu tập bốn niệm xứ, thâu nhận niệm; này các Tỷ-kheo, đây gọi là niệm căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là định căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được nhứt tâm. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là định căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tuệ căn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sanh diệt (các pháp), với trí tuệ các bậc Thánh thể nhập (các pháp), đưa đến chơn chánh đoạn tận khổ đau. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tuệ căn.
8) Này các Tỷ-kheo, những pháp này là năm căn.
12. II. Tóm Tắt (1) (Tạp 26, 7, Ðại 2, 182c, 196c)(S.v,200)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện (samattà), này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Bất hoàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn nữa là bậc Tùy tín hành.
13. III. Tóm Tắt (2) (Tạp 26, 11, Ðại 2,182a) (S.v,200)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán... là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, có sự sai biệt về căn, có sự sai biệt về quả, có sự sai biệt về sức mạnh, có sự sai biệt về người.
14. IV. Tóm Tắt (3) (S.v,201)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm?
Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán... là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn. Ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
15. V. Rộng Thuyết(1) (S.v,201)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca parinibhàvii). Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu, đạt đến Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
16. VI. Rộng Thuyết (2) (S.v,201)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn... là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự sai khác về căn, sự sai khác về quả, sự sai khác về lực, sự sai khác về người.
17. VII. Rộng Thuyết (3) (S.v,202)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian bát Niết-bàn... Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, ai làm viên mãn, được quả viên mãn; ai làm từng phần, được quả từng phần. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng năm căn không phải trống không.
18. VIII. Thực Hành (Hướng: Patipanno) (Tạp 26.11,Ðại 2,183a) (S.v,202)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này, là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả A-la-hán (A-la-hán hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Bất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Bất lai (A-na-hàm hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Nhất lai (Nhất lai hướng). Yếu nhẹ hơn là bậc Dự lưu. Yếu nhẹ hơn là vị đang thực hành để chứng ngộ quả Dự lưu (Dự lưu hướng).
4) Ðối với ai, này các Tỷ-kheo, năm căn này toàn bộ và toàn diện không có, thời Ta nói rằng người ấy là người đứng phía ngoài, là thuộc thành phần phàm phu.
19. IX. Tịch Tịnh (Upasanno) (S.v,202)
1) ...
2) -- Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) -- "Căn đầy đủ, căn đầy đủ", bạch Thế Tôn, được gọi là như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là căn đầy đủ?
4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ... tu tập tuệ căn, đưa đến tịch tịnh, đưa đến giác ngộ.
5) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có căn đầy đủ.
20. X. Ðoạn Tận Các Lậu Hoặc (Tạp 26.8, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.
III. Phẩm Sáu Căn
21. I. Không Có Tái Sanh, hay Người Có Trí (Tạp 26.9, Ðại 2,182c) (S.v,203)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
4) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người..
22. II. Mạng (S.v,204)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Nữ căn, nam căn, mạng căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
23. III. Chánh Lý (Tạp 26.1, Ðại 2,182a) (S.v,204)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có ba căn này. Thế nào là ba? Vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là ba căn.
24. IV. Nhứt Thắng Trí, hay Nhứt Chủng Tử (Tạp 26. 12, Ðại 1,183) (S.v,204)
1) ...
2) -- Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
3) Với sự toàn diện, này các Tỷ-kheo, với sự viên mãn năm căn này là bậc A-la-hán. Yếu nhẹ hơn là bậc Trung gian Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Tổn hại Bát-niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Vô hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Hữu hành Niết-bàn. Yếu nhẹ hơn là bậc Thượng lưu đạt tới Sắc cứu cánh thiên. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhất lai. Yếu nhẹ hơn là bậc Nhứt chủng. Yếu nhẹ hơn là bậc gia gia (kolankolo). Yếu nhẹ hơn là bậc phải tái sanh lại nhiều nhất là bảy lần. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy pháp hành. Yếu nhẹ hơn là bậc Tùy tín hành.
25. V. Thanh Tịnh (S.v,205)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn.
3) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là sáu căn.
26. VI. Dòng Nước Hay Dự Lưu (S.v,205)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn... ý căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn căn này; khi ấy, vị Thánh đệ tử được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt tới Chánh Ðẳng Giác.
27. VII. A-La-Hán (1) (S.v,205)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn... ý căn.
3) Khi nào Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, được giải thoát, không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã gặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn diệt, chánh trí, giải thoát.
28. VIII. A-La-Hán hay Phật (2) (S.v,205)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn... ý căn.
3) Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta chưa như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta không biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Cho đến khi nào, này các Tỷ-kheo, Ta như thật chứng tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta mới nhận biết rõ ý nghĩa về sự chứng ngộ vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đối với các thế giới, như Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người.
29. IX. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,206)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có sáu căn này. Thế nào là sáu? Nhãn căn... ý căn.
3) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi sáu căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
30. X. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,206)
1-2) ...
3) -- Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết nhãn căn, không như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, không như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt... nhĩ căn... tỷ căn... thiệt căn... thân căn... không như thật rõ biết ý căn, không như thật rõ biết ý căn tập khởi, không như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, không như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Nhưng những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết nhãn căn, như thật rõ biết nhãn căn tập khởi, như thật rõ biết nhãn căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến nhãn căn đoạn diệt... nhĩ căn... tỷ căn... thiệt căn... thân căn... như thật rõ biết ý căn, như thật rõ biết ý căn tập khởi, như thật rõ biết ý căn đoạn diệt, như thật rõ biết con đường đưa đến ý căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, này các Tỷ-kheo, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
IV. Phẩm Lạc Căn
31. I. Thanh Tịnh (S.v,207)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Những pháp này,này các Tỷ-kheo, là năm căn.
32. II. Dòng Nước (S.v,207)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Khi nào vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; vị Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết định đạt đến Chánh Ðẳng Giác.
33. III. A-La-Hán (S.v,208)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Khi nào, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sau khi như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này, được giải thoát không có chấp thủ; khi ấy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, chánh trí, giải thoát.
34. IV. Sa-Môn, Bà-La-Môn (1) (S.v,208)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật rõ biết sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly khỏi năm căn này; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, cũng tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh, hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
35. V. Sa-Môn, Bà-La-Môn (2) (S.v,208)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không rõ biết lạc căn, không rõ biết lạc căn tập khởi, không rõ biết lạc căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt... không rõ biết xả căn, không rõ biết xả căn tập khởi, không rõ biết xả căn đoạn diệt, không rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này các Tỷ-kheo, không được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay không được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, không tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
4) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến lạc căn đoạn diệt... rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt, rõ biết con đường đưa đến xả căn đoạn diệt; những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy được chấp nhận là Sa-môn trong các hàng Sa-môn, hay được chấp nhận là Bà-la-môn trong các hàng Bà-la-môn; và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
36. VI. Phân Tích (1) (S.v,209)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về thân, cái gì thích thú thuộc về thân, cái gì lạc do thân xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là lạc căn.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là khổ căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về thân, cái gì không thích thú thuộc về thân, cái gì khổ do thân xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là khổ căn.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hỷ căn (somanassa)? Này các Tỷ-kheo, cái gì lạc thuộc về tâm, cái gì thích thú thuộc về tâm, cái gì lạc do ý xúc sanh, cái gì thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là hỷ căn.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là ưu căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì khổ thuộc về tâm, cái gì không thích thú thuộc về tâm, cái gì khổ do ý xúc sanh, cái gì không thích thú được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là ưu căn.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là xả căn? Này các Tỷ-kheo, cái gì không thích thú và không không thích thú thuộc về thân hay thuộc về tâm được cảm thọ; này các Tỷ-kheo, đây được gọi là xả căn.
8) Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
37. VII. Phân Tích (2) (S.v,209)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?... (Như số 3, kinh trước).
4-7). .. (Như số 4 đến 7 của kinh trước) ...
8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc lạc căn và cái gì thuộc hỷ căn, cần phải xem là lạc thọ. Ở đây, này các Tỷ-kheo, cái gì thuộc về khổ căn, và cái gì thuộc ưu căn, cần phải xem là khổ thọ. Ở đây, cái gì thuộc xả căn, cần phải xem là bất khổ bất lạc thọ.
9) Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là năm căn.
38. VIII. Phân Tích (3) (S.v,210)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn... xả căn.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lạc căn?... (như trên) ...
4-8) ...(như trên) ...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các căn này, trước năm sau trở thành ba, trước ba sau trở thành năm, tùy theo pháp môn.
39. IX. Cây Quay Ra Lửa (Arani) (S.v,211)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn.
3) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác lạc thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng (tajjam) được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn. Khi cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác khổ thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là khổ ấy, khổ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là khổ, người ấy rõ biết khổ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn. Khi cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác hỷ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là hỷ ấy, hỷ căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là hỷ, người ấy rõ biết hỷ căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn. Khi cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác ưu thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là ưu ấy, ưu căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là ưu, người ấy rõ biết ưu căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
7) Này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác xả thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, sự xúc chạm và sự cọ xát hai thanh củi, sức nóng sanh khởi, lửa được hiện hữu. Khi hai thanh củi ấy được tách rời, được ly khai, sức nóng thích ứng ấy được đoạn diệt, được tịnh chỉ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên xúc được cảm thọ là lạc, khởi lên lạc căn. Khi cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác lạc thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là lạc ấy, lạc căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là lạc, người ấy rõ biết lạc căn ấy diệt, được tịnh chỉ. Do duyên xúc được cảm thọ là khổ, khởi lên khổ căn... Do duyên xúc được cảm thọ là hỷ, khởi lên hỷ căn... Do duyên xúc được cảm thọ là ưu, khởi lên ưu căn... Do duyên xúc được cảm thọ là xả, khởi lên xả căn. Khi cảm thọ là xả, người ấy rõ biết: "Tôi cảm giác xả thọ". Do đoạn diệt xúc được người ấy cảm thọ là xả ấy, xả căn được khởi lên do duyên với xúc thích ứng được cảm thọ là xả, người ấy rõ biết xả căn ấy diệt, được tịnh chỉ.
40. X. Sanh (S.v,213)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Khổ căn, ưu căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên khổ căn, vị ấy rõ biết như vầy: "Khổ căn này khởi lên nơi ta". Và khổ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và khổ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên sẽ khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết khổ căn, rõ biết khổ căn tập khởi, rõ biết khổ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, khổ căn khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết khổ căn ấy. Và tại chỗ nào khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Ở đây, khổ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của khổ căn, tập trung tâm (upasamhàsi) để đạt tới điều kiện ấy.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên ưu căn, vị ấy rõ biết như vầy: "Trong ta khởi lên ưu căn này". Và ưu căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và ưu căn ấy có thể khởi lên, không tướng, không nhân, không hành, không duyên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết ưu căn, rõ biết ưu căn tập khởi, rõ biết ưu căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết ưu căn ấy. Và tại chỗ nào ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Và ở đây, ưu căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của ưu căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên lạc căn; vị ấy rõ biết như vầy: "Lạc căn này khởi lên nơi ta". Lạc căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và lạc căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Và vị ấy rõ biết lạc căn, rõ biết lạc căn tập khởi, rõ biết lạc căn đoạn diệt. Từ chỗ nào, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết lạc căn ấy. Và tại chỗ nào lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú Thiền thứ ba. Ở đây, lạc căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của lạc căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên hỷ căn; vị ấy rõ biết như sau: "Hỷ căn này khởi lên nơi ta". Và hỷ căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và hỷ căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết hỷ căn, rõ biết hỷ căn tập khởi, rõ biết hỷ căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, hỷ căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết hỷ căn ấy. Và tại chỗ nào hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đoạn lạc, đoạn khổ, chấm dứt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước, chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Ở đây, hỷ căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của hỷ căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, khởi lên xả căn, vị ấy rõ biết như sau: "Xả căn này khởi lên nơi ta". Và xả căn ấy có tướng, có nhân, có hành, có duyên. Và xả căn ấy không tướng, không nhân, không hành, không duyên có thể khởi lên; sự kiện như vậy không xảy ra. Vị ấy rõ biết xả căn, rõ biết xả căn tập khởi, rõ biết xả căn đoạn diệt. Từ chỗ nào khởi lên, xả căn được đoạn diệt không có dư tàn, vị ấy rõ biết xả căn ấy. Và tại chỗ nào xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vượt qua một cách hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng đạt và an trú Diệt thọ tưởng định. Ở đây, xả căn khởi lên, được đoạn diệt không có dư tàn. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là Tỷ-kheo biết rõ sự đoạn diệt của xả căn, tập trung tâm để đạt tới điều kiện ấy.
V. Phẩm Về Già
41. I. Già (S.v,216)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Pubbàràma, trong lâu đài của mẹ Migàra.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn, vào buổi chiều, từ chỗ độc cư đứng dậy, ngồi sưởi ấm lưng trong ánh nắng phương Tây.
3) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, với tay xoa bóp chân tay cho Thế Tôn, thưa rằng:
-- Thật kinh hoàng thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ dị thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, màu da Thế Tôn nay không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời (sithilàni), nhăn nheo, thân được thấy còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
4) -- Sự thể là vậy, này Ananda, tánh già nằm trong tuổi trẻ; tánh bệnh ở trong sức khỏe; tánh chết ở trong sự sống. Như vậy, màu da không còn thanh tịnh, trong sáng, tay chân rã rời, nhăn nheo, thân còm về phía trước, và các căn đang bị đổi khác, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
5) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
-- Bất hạnh thay tuổi già! Ðáng sợ thay cuộc sống! Tuổi già làm phai nhạt sắc diện của màu da. Hình bóng trước khả ý, nay già đã phá tan! Ai sống được trăm tuổi, cuối cùng cũng phải chết, không bỏ sót ai, tất cả bị phá sập.
42. II. Bà-La-Môn Unnàbha (S.v,217)
1) Ở Sàvatthi...
2) Rồi Bà-la-môn Unnàbha đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, Bà-la-môn Unnàbha thưa Thế Tôn:
3) -- Có năm căn này, thưa Tôn giả Gotama, đối cảnh khác nhau (nànavisayàni), hành cảnh khác nhau (nànà - gocaràni), chúng không dung nạp (paccanubhoniti) hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn. Thưa Tôn giả Goama, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, thời cái gì làm chỗ quy tựa cho chúng? Và cái gì dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng?
4) -- Này Bà-la-môn, có năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn... thân căn. Này Bà-la-môn, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh đối cảnh của nhau, ý làm chỗ quy tựa cho chúng, ý dung nạp hành cảnh đối cảnh của chúng.
5) -- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho ý?
-- Này Bà-la-môn, niệm là chỗ quy tựa cho ý.
6) -- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho niệm?
-- Này Bà-la-môn, giải thoát là chỗ quy tựa cho niệm.
7) -- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì làm chỗ quy tựa cho giải thoát?
-- Này Bà-la-môn, Niết-bàn là chỗ quy tựa cho giải thoát.
8) -- Nhưng thưa Tôn giả Gotama, cái gì là chỗ quy tựa cho Niết-bàn?
-- Này Bà-la-môn, câu hỏi đi quá xa (ajjhaparam) không thể nắm được chỗ tận cùng của câu hỏi. Này Bà-la-môn, Phạm hạnh được sống để thể nhập Niết-bàn, Phạm hạnh lấy Niết-bàn làm mục đích, lấy Niết-bàn làm cứu cánh.
9) Rồi Bà-la-môn Unnàbha hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
10) Sau khi Bà-la-môn ra đi không bao lâu, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
11) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái nhà có nóc nhọn, hay một giảng đường có nóc nhọn, với cửa sổ hướng về phía Ðông, khi mặt trời mọc và các tia nắng chiếu vào ngang qua cửa sổ, chúng dựa vào chỗ nào?
-- Chúng dựa trên bức tường phía Tây, bạch Thế Tôn.
12) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin của Bà-la-môn Unnàbha hướng về, căn cứ, được an trú trên Như Lai. Lòng tin ấy kiên cố, không bị Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời có thể chiếm đoạt. Nếu trong lúc này, này các Tỷ-kheo, Bà-la-môn Unnàbha bị mệnh chung, không có một kiết sử nào có thể cột để kéo Bà-la-môn Unnàbha trở lui về đời này.
43. III. Sàketa (S.v,219)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Anjana, vườn Lộc Uyển.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, có pháp môn nào, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn. Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, năm căn tức là năm lực, và năm lực trở thành năm căn?
4) Cái gì là tín căn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn. Cái gì là tấn căn, cái ấy là tấn lực. Cái gì là tấn lực, cái ấy là tấn căn... Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con sông thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông, và giữa con sông có hòn đảo. Này các Tỷ-kheo, có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một. Nhưng này các Tỷ-kheo, lại có pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai.
6) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, được tính là một? Này các Tỳ-kheo, nước cuối phía Ðông và nước cuối phía Tây của hòn đảo ấy được tính là một dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là một.
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y theo pháp môn ấy, dòng con sông ấy được tính là hai? Này các Tỷ-kheo, nước cuối phía Bắc và nước cuối phía Nam của hòn đảo ấy được tính là hai dòng. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn, y theo pháp môn ấy, dòng sông ấy được tính là hai.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì là tín căn, cái ấy là tín lực. Cái gì là tín lực, cái ấy là tín căn... Cái gì là tuệ căn, cái ấy là tuệ lực. Cái gì là tuệ lực, cái ấy là tuệ căn.
9) Này các Tỷ-kheo, do tu tập, do làm cho sung mãn năm căn này, Tỷ-kheo đoạn diệt các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, với thắng trí tự mình chứng đạt và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát, không có lậu hoặc.
44. IV. Pubbakotthaka (Ngôi nhà phía Ðông) (S.v,220)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Pubbakotthaka.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
3) -- Ông có tin không, này Sàriputta, tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh...? Ông có tin không, này Sàriputta, tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh?
4) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con không đi với lòng tin của Thế Tôn, rằng tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Với những ai, bạch Thế Tôn, không chứng trí, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng) : "Tín căn... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh". Còn với những ai, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh". Còn con, bạch Thế Tôn, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; con ở đây, không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
5) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Với những ai, này Sàriputta, không chứng tri, không thấy, không hiểu, không chứng ngộ, không đạt tới với trí tuệ; ở đây, họ cần đi với lòng tin của kẻ khác (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh". Và còn với những ai, này Sàriputta, đã chứng tri, đã thấy, đã hiểu, đã chứng ngộ, đã đạt tới với trí tuệ; những người ấy, ở đây không có nghi ngờ, không có phân vân (tin rằng): "Tín căn... tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
45. V. Vườn Phía Ðông (1) (S.v, 222)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, tại Ðông Viên, ở lầu đài của mẹ Migàra.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". Một căn ấy là căn gì?
4) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên (tadanvayà) tín được an trú, tất nhiên tinh tấn được an trú, tất nhiên niệm được an trú, tất nhiên định được an trú.
5) Do tu tập, do làm cho sung mãn chỉ một căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".
46. VI. Vườn Phía Ðông (2) (S.v, 222)
1) Nhân duyên như trên.
2) -- Bao nhiên căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Hai căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". Thế nào là hai?
4) Thánh trí tuệ và Thánh giải thoát. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh trí tuệ, cái ấy là tuệ căn. Cái gì trong vị ấy, này các Tỷ-kheo, là Thánh giải thoát, cái ấy là định căn.
5) Hai căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".
47. VII. Vườn Phía Ðông (3). (S.v, 223)
1) Nhân duyên như trên.
2) -- Có bao nhiêu căn được tu tập, được làm cho sung mãn, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc có thể trả lời với chánh trí rằng: "Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3-5) ... (như trên, chỉ khác là kinh này nói đến bốn căn tức tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn...)
48. VIII. Vườn Phía Ðông (4) (S.iv,223)
... (như kinh trước, chỉ khác là đây chỉ năm căn tức tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn) ...
49. IX. Pindolo (Kẻ tìm tòi các đống rác) (S.iv,224)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí như sau: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa. Ta rõ biết như vậy".
3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Tôn giả Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí như sau: "Ta rõ biết rằng: Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". Do thấy lý do gì (althavasam), bạch Thế Tôn, Tôn giả Pindolabhàradvàja lại tuyên bố với chánh trí rằng: "Ta rõ biết: Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa"?
4) -- Do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn, này các Tỷ-kheo, khiến Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja tuyên bố với chánh trí rằng: "Ta rõ biết: Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa". Ba căn ấy là gì?
5) Niệm căn, định căn, tuệ căn.
6) Chính do tu tập, do làm cho sung mãn ba căn này, này các Tỷ-kheo, khiến cho Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: "Ta rõ biết: Sanh đã tận... không còn trở lui trạng thái này nữa".
7) Và này các Tỷ-kheo, ba căn này, chúng đi đến tận cùng ở đâu? Tận cùng đi đến đoạn diệt. Ði đến đoạn diệt cái gì? Ði đến đoạn diệt gì? -- Sanh già và chết. Vì thấy sanh già và chết đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, nên Tỷ-kheo Pindolabhàradvàja đã tuyên bố với chánh trí rằng: "Ta rõ biết: Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
50. X. Tín, hay Ngôi Chợ (S.v,225)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Anga, tại thị trấn của dân chúng Anga tên là Apana.
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
-- Này Sàriputta, có vị Thánh đệ tử nào đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy có thể có phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
3) -- Vị Thánh đệ tử nào, bạch Thế Tôn, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có thể phân vân hay nghi ngờ đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, được chờ đợi rằng: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì, tinh tấn, không có quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
4) Sự tinh tấn của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Vị ấy có niệm, thành tựu niệm tuệ tối thắng, ức niệm, tùy niệm những điều làm đã lâu, nói đã lâu ngày.
5) Sự niệm của vị ấy, bạch Thế Tôn, là niệm căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, tinh cần, tinh tấn, với niệm được an trú, bạch Thế Tôn, được chờ đợi rằng: Sau khi từ bỏ pháp sở duyên, vị ấy sẽ được định, được nhứt tâm.
6) Ðịnh của vị ấy, bạch Thế Tôn, là định căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin, an trú chánh niệm, với tâm Thiền định, bạch Thế Tôn, được chờ đợi như sau: Vị ấy rõ biết rằng vô thỉ là luân hồi, khởi điểm đầu tiên không thể chỉ rõ. Chúng sanh bị vô minh che lấp, bị khát ái trói buộc, lưu chuyển luân hồi. Sự ly tham, đoạn diệt vô minh không có dư tàn, ổ nhóm u ám ấy, là tịch tịnh của vị này, là thù thắng của vị này, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn tận tham ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.
7) Trí tuệ của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tuệ căn của vị ấy. Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh tấn, tinh cần như vậy; ức niệm, ức niệm như vậy; định tĩnh, định tĩnh như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: "Những pháp này mà trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng".
8) Lòng tin của vị ấy, bạch Thế Tôn, là tín căn của vị ấy.
9) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Vị Thánh đệ tử nào, này Sàriputta, đi đến nhứt tâm và hoàn toàn tin tưởng ở Như Lai; vị ấy không có phân vân, không có nghi ngờ gì đối với Như Lai, hay đối với lời dạy của Như Lai. Vị Thánh đệ tử nào có lòng tin, này Sàriputta, được chờ đợi như sau: Vị ấy sẽ trú tinh cần, tinh tấn, để đoạn tận các pháp bất thiện, để làm sanh khởi các thiện pháp, nỗ lực, kiên trì tinh tấn, không quăng bỏ gánh nặng đối với thiện pháp.
10-13) Sự tinh tấn của vị ấy, này Sàriputta, là tấn căn của vị ấy. Với vị Thánh đệ tử có lòng tin và tinh cần, tinh tấn, này Sàriputta... Vị Thánh đệ tử có lòng tin ấy, tinh cần, tinh tấn như vậy; rõ biết, rõ biết như vậy; lòng thâm tín như sau sanh khởi: "Những pháp này trước kia ta từng được nghe, nay ta trú, tự thân chứng đạt những pháp ấy. Nay với trí tuệ, ta thể nhập chúng, ta thấy chúng rõ ràng".
14) Lòng tin của vị ấy, này Sàriputta, tức là tín căn của vị ấy.
VI. Phẩm Thứ Sáu
51. I. Sàlà (S.v,227)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Kosala, tại một làng Bà-la-môn tên Sàlà.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ?
4) Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tấn căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Niệm căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Ðịnh căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ. Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì đưa đến giác ngộ.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong các loài bàng sanh, con sư tử, vua các loài thú, được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, về tốc lực, về dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
52. II. Mallikà (Tạp 26,13, Ðại 2,183b) (S.v,228)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Mallikà, tại một thị trấn của dân chúng Mallikà tên là Uruvelakappa.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú (santhiti), cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú (avatthiti). Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nhà có mái nhọn chưa được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà chưa được an trú. Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào xà ngang của một nóc nhà có mái nhọn được gác qua, cho đến khi ấy, các kèo nhà được đẳng trú, cho đến khi ấy, các kèo nhà được an trú. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào Thánh trí chưa khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn chưa được an trú. Và cho đến khi nào Thánh trí khởi lên nơi vị Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, cho đến khi ấy, bốn căn được đẳng trú, cho đến khi ấy, bốn căn được an trú. Thế nào là bốn? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn.
5) Với vị Thánh đệ tử có trí tuệ, này các Tỷ-kheo, tất nhiên lòng tin được đẳng trú, tất nhiên tinh tấn được đẳng trú, tất nhiên niệm được đẳng trú, tất nhiên định được đẳng trú.
53. III. Hữu Học (S.v,229)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại khu vườn Ghosita.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Có pháp môn nào, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: "Tôi là bậc hữu học", Tỷ-kheo vô học (asekha) đứng trên vô học địa có thể rõ biết: "Tôi là bậc vô học"?
-- Bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
3) -- Có pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa có thể rõ biết: "Tôi là bậc hữu học", Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, có thể rõ biết: "Tôi là bậc vô học".
4) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học trú trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học". Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học như thật rõ biết: "Ðây là khổ", như thật rõ biết : "Ðây là khổ tập khởi", như thật rõ biết: "Ðây là khổ đoạn diệt", như thật rõ biết: "Ðây là con đường đưa đến khổ đoạn diệt". Ðây là pháp môn, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
5) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học suy nghĩ như sau: "Ngoài Tăng chúng này, có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn hay không?". Và vị ấy rõ biết như sau: "Ngoài Tăng chúng này, không có một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác có thể thuyết pháp thực như vậy, chân như vậy, như thị như vậy, như Thế Tôn". Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo hữu học đứng trên hữu học địa rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
6) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hữu học rõ biết năm căn: tín căn... tuệ căn. Nhưng về sanh thú, về tối thắng, về quả, về mục đích của chúng, vị ấy không có thể trú, tự thân thông đạt được, và không thể với trí tuệ, thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo... rõ biết: "Tôi là bậc hữu học".
7) Và này các Tỷ-kheo, pháp môn ấy là gì, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: "Ta là bậc vô học"? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết năm căn: tín căn... tuệ căn với sanh thú của chúng, với tối thắng của chúng, với quả của chúng, với mục đích của chúng. Và vị ấy trú, với tự thân thông đạt được, và với trí tuệ thông suốt chúng và thấy chúng rõ ràng. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, y cứ pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa rõ biết: "Tôi là bậc vô học".
8) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo vô học rõ biết sáu căn: nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn. Vị ấy rõ biết: "Sáu căn này được đoạn diệt, không có dư tàn, toàn bộ và toàn diện. Và sẽ không có sáu căn khác khởi lên, tại một chỗ nào và như thế nào". Vị ấy rõ biết như vậy. Ðây là pháp môn, này các Tỷ-kheo, do pháp môn ấy, Tỷ-kheo vô học đứng trên vô học địa, rõ biết: "Tôi là bậc vô học".
54. IV. Vết Chân (S.v,234)
1) ...
2)-- Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có các bàn chân của loài hữu tình bộ hành (jangalànam pànànam), tất cả bàn chân ấy nằm gọn trong bàn chân con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng, trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong tất cả bàn chân nào (padàni) đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng về phương diện giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, những bàn chân nào đưa đến giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là bàn chân đưa đến giác ngộ. Tấn căn... niệm căn... định căn... tuệ căn là bàn chân đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong bất cứ loại chân nào của những loài bộ hành, tất cả loại chân đều nằm gọn trong bàn chân của con voi. Bàn chân con voi được xem là tối thượng trong các loại bàn chân, tức là về to lớn. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có bàn chân nào đưa đến giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng trong tất cả bàn chân, tức là về giác ngộ.
55. V. Lõi Cây (S.v,231)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong tất cả lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn là pháp tối thượng trong tất cả pháp ấy, tức là về phần giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ... Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, pháp ấy đưa đến giác ngộ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương nào, cây chiên-đàn đỏ được xem là tối thượng trong các lõi hương. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tuệ căn được xem là tối thượng trong các pháp ấy, tức là về giác ngộ.
56. VI. Y Chỉ , An Trú (S.v,232)
1) Tại Sàvatthi...
2) -- Tỷ-kheo y chỉ một pháp, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, được khéo tu tập. Một pháp ấy là gì? Là không phóng dật.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp không phóng dật? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu. Do vị ấy hộ trì tâm đối với các lậu hoặc và các pháp hữu lậu, nên tín căn được tu tập đi đến viên mãn... tuệ căn được tu tập đi đến viên mãn.
4) Tỷ-kheo y chỉ một pháp như vậy, này các Tỷ-kheo, năm căn được tu tập, đi đến viên mãn.
57. VII. Phạm Thiên (S.v,232)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvela, trên bờ sông Neranjara, dưới cây bàng Ajapàla, khi vừa mới giác ngộ.
2) Rồi Thế Tôn trong khi độc cư Thiền định, tâm tư suy tưởng sau đây được khởi lên: "Năm căn được tu tập, được làm sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Tấn căn... Niệm căn... Ðịnh căn... Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
3) Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm của mình biết được tâm tư suy tưởng của Thế Tôn, ví như người lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra, cũng vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
4) Rồi Phạm thiên Sahampati, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái chào Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Thưa vậy là phải, bạch Thế Tôn. Thưa vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Năm căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là năm? Tín căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh... Tuệ căn được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh.
5) Thuở xưa, bạch Thế Tôn, con sống Phạm hạnh trong thời ngài Kassapa Chánh đẳng Chánh giác. Tại đấy mọi người biết con là: "Tỷ-kheo Sahaka, Tỷ-kheo Sahaka". Và con, bạch Thế Tôn, nhờ tu tập, nhờ làm cho sung mãn năm căn này, sau khi từ bỏ dục tham đối với các dục, sau khi thân hoại mạng chung, con được sanh lên thiện thú, Phạm thiên giới. Tại đấy, họ gọi con là: "Phạm thiên Sahampati, Phạm thiên Sahampati".
6) Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Con biết như sau, con thấy như sau: "Năm căn này được tu tập, được làm cho sung mãn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, lấy bất tử làm cứu cánh".
58. VIII. Hang Con Gấu (S.v,233)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Gijjhakuuta (núi Linh Thứu) trong hang Con Gấu (suukarakhatà).
2) Tại đấy, Thế Tôn bảo Tôn giả Sàriputta:
-- Do thấy lý do gì, này Sàriputta, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai?
-- Vì thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
3) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Do thấy vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, nên Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
4) Thế nào là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay lời giảng dạy của Như Lai?
5) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc tu tập tín căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ... tấn căn... niệm căn... định căn... tu tập tuệ căn, đưa đến an tịnh, đưa đến giác ngộ. Ðây là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, bạch Thế Tôn, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
6) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, này Sàriputta, do thấy vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
7) Và này Sàriputta, thế nào là sự tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai hay đối với lời giảng dạy của Như Lai?
8) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc sống tôn trọng, cung kính bậc Ðạo Sư; sống tôn trọng, cung kính Pháp; sống tôn trọng, cung kính chúng Tăng; sống tôn trọng, cung kính học giới; sống tôn trọng, cung kính Thiền định. Ðây là sự tối thượng tôn kính, bạch Thế Tôn, mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc; bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay lời giảng dạy của Như Lai.
9) -- Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Cái này là tối thượng tôn kính mà Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc bày tỏ sự tối thượng tôn kính đối với Như Lai, hay đối với lời giảng dạy của Như Lai.
59. IX Sanh (1) (S.v,235)
1) Tại Sàvatthi...
2) -- Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
3) Thế nào là năm? Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, nếu chưa sanh khởi, sẽ được sanh khởi, nhưng không thể không có sự hiện hữu của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
60. X. Sanh (2) (S.v,235)
1-2) Tại Sàvatthi. Tại đấy, Thế Tôn nói như sau:
3-4) -- (Như kinh trên, chỉ khác, ở đây là không thể không có sự hiện hữu giới luật của bậc Thiện Thệ) ...
VII. Phẩm Giác Phần
61. I. Kiết Sử (S.v,236)
1) Tại Sàvatthi...
2) -- Có năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử.
62. II. Tùy Miên (S.v,236)
1-2) ... đưa đến sự nhổ sạch các tùy miên.
63. III. Liễu Tri hay Con Ðường Ra Khỏi (S.v,236)
1-2) ... đưa đến liễu tri con đường ra khỏi.
64. IV. Ðoạn Diệt Các Lậu Hoặc (S.v,236)
1) ...
2) ... đưa đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.
3) -- Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Năm căn này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến đoạn tận các kiết sử, đưa đến nhổ sạch các tùy miên, đưa đến liễu tri con đường ra khỏi, đưa đến đoạn diệt các lậu hoặc.
65. V. Hai Quả (Tạp 27.23,27, Ðại 2,196b) (S.v,236)
1) ...
2) -- Có năm căn này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, một trong hai quả được chờ đợi như sau: Ngay trong hiện tại được chánh trí; hay nếu có dư tàn, được quả Bất lai.
66. VI. Bảy Lợi Ích (S.v,237)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm căn này. Thế nào là năm? Tín căn... tuệ căn. Này các Tỷ-kheo, có năm căn này.
3) Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, bảy quả, bảy lợi ích được chờ đợi. Thế nào là bảy quả, bảy lợi ích?
4) Ngay trong hiện tại, lập tức (patihacca) thành tựu chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời khi lâm chung, thành tựu được chánh trí. Nếu ngay trong hiện tại không lập tức thành tựu chánh trí, thời sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Trung gian Bát-niết-bàn, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn (Upahacca), chứng được Vô hành Niết-bàn, chứng được Hữu hành Niết-bàn, chứng được Thượng lưu, đạt được Sắc cứu cánh thiên.
Do tu tập, làm cho sung mãn năm căn này, này các Tỷ-kheo, được chờ đợi bảy quả này, bảy lợi ích này.
67. VII. Cây (1) (S.v,237)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tất cả cây sống ở Jambudipa (Diêm-phù-đề), cây Jambu (Diêm-phù) được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ... Tấn căn... Niệm căn... Ðịnh căn... Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, những cây sống trên cõi Diêm-phù-đề, cây Jambu được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
68. VIII. Cây (2) (S.v,238)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp thuộc phần giác ngộ? Tín căn, này các Tỷ-kheo, là pháp thuộc phần giác ngộ... Tuệ căn là pháp thuộc phần giác ngộ, vì pháp ấy đưa đến giác ngộ. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những cây gì của chư Thiên cõi Ba mươi ba, cây Pàaricchattaka được xem là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ.
69. IX. Cây (3) (S.v,238)
1-2-3) ... (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các loài A-tu-la và cây Cittapàtali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết).
70. X. Cây (4) (S.v,238)
1-2-3) ... (như kinh 68, chỉ khác, ở đây là những cây của các Supannà (Kim xí điểu) và cây Kuutasimbali được xem là tối thượng, với những thay đổi cần thiết) ...
VIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
71. I. Viễn Ly (S.v,239)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng thiên về phương Ðông, hướng về phương Ðông, xuôi về phương Ðông. Cũng vậy, Tỷ-kheo tu tập năm căn, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn. Và thế nào... xuôi về Niết-bàn?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ... tấn căn... niệm căn... định căn.... tuệ căn.... hướng đến từ bỏ.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo... thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
72-82 II-XII. (S.v,240)
... (giống như chương Ðạo Tương Ưng) ...
IX. Phẩm Không Phóng Dật
83-92 I-X Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Như Lai, Chân, Nóc Nhà, Gốc, Lõi, Hạ Sanh Hoa, Vua, Mặt Trăng, Mặt Trời, Y; tất cả là mười. (Ðược thuyết rộng như các căn).
X. Phẩm Làm Việc Cần Sức Mạnh
93-104. I-XII Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Lực, Chủng Tử, Rồng, Cây, Ghè, Mặt Trời, Hư Không, hai kinh Mây, Thuyền, Khách, Sông. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng).
XI. Phẩm Tầm Cầu
105-117. I-XII. Viễn Ly (S.v,240)
Gồm các kinh:
Tầm Cầu, Mạn, Lậu Hoặc, Hữu, Khổ (ba kinh), Chướng Ngại, Cấu Uế, Dao Ðộng, Thọ, Khát ái. (Ðược thuyết rộng như Căn Tương Ưng)
XII. Phẩm Bộc Lưu
118-127. I-IX. Viễn Ly (S.v,241)
128. X. Thượng Phần (S.v,241)
1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Ðể thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận các thượng phần kiết sử này, năm căn cần phải tu tập. Thế nào là năm?
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn liên hệ đến viễn ly... tu tập tuệ căn liên hệ đến viễn ly... hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, liễu tri, đoạn diệt, đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Rộng thuyết như Căn Tương Ưng, phẩm Bộc Lưu)
XIII. Phẩm Sông Hằng Rộng Thuyết
129. I Tham (S.v,241)
1) ...
2) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn với cứu cánh nhiếp phục tham, với cứu cánh nhiếp phục sân, với cứu cánh nhiếp phục si... tu tập tuệ căn với cứu cánh... nhiếp phục si. Cũng vậy, Tỷ-kheo... thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
130-140. II-XII. (S.v,242)
(Tóm tắt đề kinh : Sáu thiên về phía Ðông, sáu thiên về biển, sông Hằng thành mười hai, phẩm được đặt tên như vậy).
XIV. Phẩm Không Phóng Dật
141-150. I-X. Tham (S.v,242)
XV. Phẩm Việc Làm Cần Sức Mạnh
151-162. I-XII. Tham (S.v,212)
XVI. Phẩm Tầm Cầu
163-175. I-XII. Tham (S.v,242)
XVII. Phẩm Bộc Lưu
176-184. I-IX. Tham (S.v,242)
185. X. Thượng Phần Kiết Sử (S.v,242)
1) ...
2) -- Có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm? Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, đây là năm thượng phần kiết sử. Này các Tỷ-kheo, để thắng tri, để liễu tri, để đoạn diệt, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, năm căn này cần phải tu tập.
(Phẩm Bộc Lưu được thuyết rộng theo Căn Tương Ưng về nhiếp phục tham)

Chapter IV. Connected Discourses on the Faculties

Translated by: Bhikkhu Boddhi

SIMPLE VERSION
1 (1) Simple Version


At Sāvatthī. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith,
the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These are the five faculties.”187
(2) Stream-Enterer (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom.
“When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”188
(3) Stream-Enterer (2)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, [194] and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
(4) Arahant (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”189
(5) Arahant (2)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“When, bhikkhus, having understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant … one completely liberated through final knowledge.”
(6) Ascetics and Brahmins (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, [195] and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
(7) Ascetics and Brahmins (2)
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the faculty of faith, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation;190 who do not understand the faculty of energy … the faculty of mindfulness
… the faculty of concentration … the faculty of wisdom, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand [196] these things … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
(8) To Be Seen
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“And where, bhikkhus, is the faculty of faith to be seen? The faculty of faith is to be seen here in the four factors of stream-entry.191
“And where, bhikkhus, is the faculty of energy to be seen? The faculty of energy is to be seen here in the four right strivings.192
“And where, bhikkhus, is the faculty of mindfulness to be seen? The faculty of mindfulness is to be seen here in the four establishments of mindfulness.
“And where, bhikkhus, is the faculty of concentration to be seen? The faculty of concentration is to be seen here in the four jhānas.
“And where, bhikkhus, is the faculty of wisdom to be seen? The faculty of wisdom is to be seen here in the Four Noble Truths.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
(9) Analysis (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“And what, bhikkhus, is the faculty of faith? Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: [197] ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’
“And what, bhikkhus, is the faculty of energy? Here, bhikkhus, the noble disciple dwells with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; he is strong, firm in
exertion, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. This is called the faculty of energy.
“And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness? Here, bhikkhus, the noble disciple is mindful, possessing supreme mindfulness and discretion, one who remembers and recollects what was done and said long ago. This is called the faculty of mindfulness.193
“And what, bhikkhus, is the faculty of concentration? Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object.194 This is called the faculty of concentration.
“And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom? Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering.195 This is called the faculty of wisdom.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”196
(10) Analysis (2)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“And what, bhikkhus, is the faculty of faith? Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ [198]
“And what, bhikkhus, is the faculty of energy? Here, bhikkhus, the noble disciple dwells with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; he is strong, firm in exertion, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. He generates desire for the nonarising of unarisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the abandoning of arisen evil unwholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for
the arising of unarisen wholesome states; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. He generates desire for the maintenance of arisen wholesome states, for their nondecay, increase, expansion, and fulfilment by development; he makes an effort, arouses energy, applies his mind, and strives. This is called the faculty of energy.
“And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness? Here, bhikkhus, the noble disciple is mindful, possessing supreme mindfulness and discretion, one who remembers and recollects what was done and said long ago. He dwells contemplating the body in the body … feelings in feelings … mind in mind … phenomena in phenomena, ardent, clearly comprehending, mindful, having removed covetousness and displeasure in regard to the world. This is called the faculty of mindfulness.
“And what, bhikkhus, is the faculty of concentration? Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object. Secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, he enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. With the subsiding of thought and examination, he enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. With the fading away as well of rapture, he dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, he enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. This is called the faculty of concentration. [199]
“And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom? Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. He understands as it really is: ‘This is suffering.’ He understands
as it really is: ‘This is the origin of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering.’ He understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is called the faculty of wisdom.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
WEAKER THAN THAT
(1) Obtainment
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“And what, bhikkhus, is the faculty of faith? Here, bhikkhus, the noble disciple is a person of faith, one who places faith in the enlightenment of the Tathāgata thus: ‘The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ This is called the faculty of faith.
“And what, bhikkhus, is the faculty of energy? The energy that one obtains on the basis of197 the four right strivings. This is called the faculty of energy. [200]
“And what, bhikkhus, is the faculty of mindfulness? The mindfulness that one obtains on the basis of the four establishments of mindfulness. This is called the faculty of mindfulness.
“And what, bhikkhus, is the faculty of concentration? Here, bhikkhus, the noble disciple gains concentration, gains one-pointedness of mind, having made release the object. This is called the faculty of concentration.
“And what, bhikkhus, is the faculty of wisdom? Here, bhikkhus, the noble disciple is wise; he possesses wisdom directed to arising and passing away, which is noble and penetrative, leading to the complete destruction of suffering. This is called the faculty of wisdom.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
(2) In Brief (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is a nonreturner; if still weaker, a once- returner; if still weaker, a stream-enterer; if still weaker, a Dhamma- follower; if still weaker, a faith-follower.”198
(3) In Brief (2)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is a nonreturner… a once-returner… a stream-enterer… a Dhamma-follower … a faith-follower.
“Thus, bhikkhus, due to a difference in the faculties there is a difference in the fruits; due to a difference in the fruits199 there is a difference among persons.” [201]
(4) In Brief (3)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is… a faith-follower.
“Thus, bhikkhus, one who activates them fully succeeds fully; one who activates them partly succeeds partly. The five faculties, bhikkhus, are not barren, so I say.”200
(5) In Detail (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval; if still weaker, an attainer of Nibbāna upon landing; if still weaker, an attainer of Nibbāna without exertion; if still weaker, an attainer of Nibbāna with exertion; if still weaker, one who is bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm; if still weaker, a once-returner; if still weaker, a stream- enterer; if still weaker, a Dhamma-follower; if still weaker, a faith- follower.”201
(6) In Detail (2)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval … (as in §15) … if still weaker, a faith-follower.
“Thus, bhikkhus, due to a difference in the faculties there is a difference in the fruits; due to a difference in the fruits there is a difference among persons.” [202]
(7) In Detail (3)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval … (as in §15) … if still weaker, a faith-follower.
“Thus, bhikkhus, one who activates them fully succeeds fully; one who activates them partly succeeds partly. The five faculties, bhikkhus, are not barren, so I say.”
(8) Practising
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is practising for the realization of the fruit of arahantship; if still weaker, one is a nonreturner; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of nonreturning; if still weaker, one is a once-returner; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of once-returning; if still weaker, one is a stream-enterer; if still weaker, one is practising for the realization of the fruit of stream-entry.
“But, bhikkhus, I say that one in whom these five faculties are completely and totally absent is ‘an outsider, one who stands in the faction of worldlings.’” 202
(9) Equipped
Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
“Venerable sir, it is said, ‘one equipped with faculties, one equipped with faculties.’203 In what way, venerable sir, is one equipped with faculties?” [203]
“Here, bhikkhu, a bhikkhu develops the faculty of faith, which leads to peace, leads to enlightenment. He develops the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom, which leads to peace, leads to enlightenment.
“It is in this way, bhikkhu, that one is equipped with faculties.”
(10) Destruction of the Taints
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated these five faculties that a bhikkhu, by the destruction of the taints, in this very life enters and dwells in the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, realizing it for himself with direct knowledge.”
THE SIX FACULTIES
(1) Renewed Existence204
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, [204] I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with
… its devas and humans.
“The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
(2) The Life Faculty
“Bhikkhus, there are these three faculties. What three? The femininity faculty, the masculinity faculty, the life faculty. These are the three faculties.”205
(3) The Faculty of Final Knowledge
“Bhikkhus, there are these three faculties. What three? The faculty ‘I shall know the as-yet-unknown,’ the faculty of final knowledge, the faculty of one endowed with final knowledge. These are the three faculties.”206
(4) One-Seeder
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“One, bhikkhus, who has completed and fulfilled these five faculties is an arahant. If they are weaker than that, one is an attainer of Nibbāna in the interval; if still weaker, an attainer of Nibbāna upon landing; if still weaker, an attainer of Nibbāna without exertion; [205] if still weaker, an attainer of Nibbāna with exertion; if still weaker, one who is bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm; if still weaker, a once-returner; if still weaker, a one-seeder; if still weaker, a clan-to-clanner; if still weaker, a seven-lives- at-moster; if still weaker, a Dhamma-follower; if still weaker, a faith- follower.”207
(5) Simple Version
“Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty, the mind faculty. These are the six faculties.”208
(6) Stream-Enterer
“Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
“When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
(7) Arahant
“Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
“When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging,209 then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
(8) Buddha
“Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty. [206]
“So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with … its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with
… its devas and humans.
“The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
(9) Ascetics and Brahmins (1)
“Bhikkhus, there are these six faculties. What six? The eye faculty … the mind faculty.
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these six faculties: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
(10) Ascetics and Brahmins (2)
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the eye faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand the ear faculty … the mind faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood. [207]
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things
… in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
THE PLEASURE FACULTY
(1) Simple Version
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty, the pain faculty, the joy faculty, the displeasure faculty, the equanimity faculty. These are the five faculties.”210
(2) Stream-Enterer
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
“When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.” [208]
(3) Arahant
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
“When, bhikkhus, having understood as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five faculties, a bhikkhu is liberated by nonclinging, then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
(4) Ascetics and Brahmins (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these
five faculties … do not in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things
… in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
(5) Ascetics and Brahmins (2)
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand the pleasure faculty, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand the joy faculty … the pain faculty … the displeasure faculty
… the equanimity faculty, its origin, its cessation, [209] and the way leading to its cessation … do not in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things
… in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
(6) Analysis (1)
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
“And what, bhikkhus, is the pleasure faculty? Whatever bodily pleasure there is, whatever bodily comfort,211 the pleasant comfortable feeling born of body-contact: this, bhikkhus, is called the pleasure faculty.
“And what, bhikkhus, is the pain faculty? Whatever bodily pain there is, whatever bodily discomfort, the painful uncomfortable feeling born of body-contact: this, bhikkhus, is called the pain faculty.
“And what, bhikkhus, is the joy faculty? Whatever mental pleasure there is, whatever mental comfort, the pleasant comfortable feeling born of mind- contact: this, bhikkhus, is called the joy faculty.
“And what, bhikkhus, is the displeasure faculty? Whatever mental pain there is, whatever mental discomfort, the painful uncomfortable feeling born of mind-contact: this, bhikkhus, is called the displeasure faculty.
“And what, bhikkhus, is the equanimity faculty? Whatever feeling there is, whether bodily or mental, that is neither comfortable nor uncomfortable: this, bhikkhus, is called the equanimity faculty.212
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
(7) Analysis (2)
(All as in the preceding sutta, omitting the last sentence and with the following addition:) [210]
“Therein, bhikkhus, the pleasure faculty and the joy faculty should be seen to be pleasant feeling. The pain faculty and the displeasure faculty should be seen to be painful feeling. The equanimity faculty should be seen to be neither-painful-nor-pleasant feeling.
“These, bhikkhus, are the five faculties.”
(8) Analysis (3)
(All as in the preceding sutta, but with the last two paragraphs as follows: ) [211]
“Therein, bhikkhus, the pleasure faculty and the joy faculty should be seen to be pleasant feeling. The pain faculty and the displeasure faculty should be seen to be painful feeling. The equanimity faculty should be seen to be neither-painful-nor-pleasant feeling.
“Thus, bhikkhus, according to the method of exposition, these five faculties, having been five, become three; and having been three, become five.”
(9) The Simile of the Fire-Sticks
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
“In dependence on a contact to be experienced as pleasant, bhikkhus, the pleasure faculty arises.213 Being in a state of pleasure, one understands: ‘I am in a state of pleasure.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced as pleasant, the corresponding feeling—the pleasure faculty that arose in dependence on that contact to be experienced as pleasant—ceases and subsides.’
“In dependence on a contact to be experienced as painful, bhikkhus, the pain faculty arises. Being in a state of pain, one understands: ‘I am in a state of pain.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced as painful, the corresponding feeling—the pain faculty that arose in dependence on that [212] contact to be experienced as painful— ceases and subsides. ’
“In dependence on a contact to be experienced joyously, bhikkhus, the joy faculty arises. Being in a state of joy, one understands: ‘I am in a state of joy.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced joyously, the corresponding feeling—the joy faculty that arose in dependence on that contact to be experienced joyously—ceases and subsides.’
“In dependence on a contact to be experienced with displeasure, bhikkhus, the displeasure faculty arises. Being in a state of displeasure, one understands: ‘I am in a state of displeasure.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with displeasure, the corresponding feeling—the displeasure faculty that arose in dependence on that contact to be experienced with displeasure—ceases and subsides.’
“In dependence on a contact to be experienced with equanimity, bhikkhus, the equanimity faculty arises. Being in a state of equanimity, one understands: ‘I am in a state of equanimity.’ One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with equanimity, the
corresponding feeling—the equanimity faculty that arose in dependence on that contact to be experienced with equanimity—ceases and subsides.’
“Bhikkhus, just as heat is generated and fire is produced from the conjunction and friction of two fire-sticks, but when the sticks are separated and laid aside the resultant heat ceases and subsides; so too, in dependence on a contact to be experienced as pleasant … [213] … a contact to be experienced as painful … a contact to be experienced joyously … a contact to be experienced with displeasure … a contact to be experienced with equanimity, the equanimity faculty arises…. One understands: ‘With the cessation of that contact to be experienced with equanimity, the corresponding feeling … ceases and subsides.’”
(10) Irregular Order214
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The pleasure faculty
… the equanimity faculty.
The pain faculty)
“Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the pain faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this pain faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition.215 It is impossible for that pain faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the pain faculty; he understands the origin of the pain faculty; he understands the cessation of the pain faculty; and he understands where the arisen pain faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen pain faculty cease without remainder? 216 Here, bhikkhus, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born
of seclusion. And it is here that the arisen pain faculty ceases without remainder.217
“This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the pain faculty. He directs his mind accordingly.218
(ii. The displeasure faculty)
“Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the displeasure faculty. [214] He understands thus: ‘There has arisen in me this displeasure faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that displeasure faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition. ’ He understands the displeasure faculty; he understands the origin of the displeasure faculty; he understands the cessation of the displeasure faculty; and he understands where the arisen displeasure faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen displeasure faculty cease without remainder? With the subsiding of thought and examination, a bhikkhu enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. And it is here that the arisen displeasure faculty ceases without remainder.219
“This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the displeasure faculty. He directs his mind accordingly.
(iii. The pleasure faculty)
“Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the pleasure faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this pleasure faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that pleasure faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a
condition.’ He understands the pleasure faculty; he understands the origin of the pleasure faculty; he understands the cessation of the pleasure faculty; and he understands where the arisen pleasure faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen pleasure faculty cease without remainder? With the fading away as well of rapture, a bhikkhu dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily.’ And it is here that the arisen pleasure faculty ceases without remainder.220
“This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the pleasure faculty. He directs his mind accordingly. [215]
(iv. The joy faculty)
“Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the joy faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this joy faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that joy faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition.’ He understands the joy faculty; he understands the origin of the joy faculty; he understands the cessation of the joy faculty; and he understands where the arisen joy faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen joy faculty cease without remainder? With the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. And it is here that the arisen joy faculty ceases without remainder.221
“This, bhikkhus, is called a bhikkhu who has understood the cessation of the joy faculty. He directs his mind accordingly.
(v. The equanimity faculty)
“Here, bhikkhus, while a bhikkhu is dwelling diligent, ardent, and resolute, there arises in him the equanimity faculty. He understands thus: ‘There has arisen in me this equanimity faculty. That has a basis, a source, a causal formation, a condition. It is impossible for that equanimity faculty to arise without a basis, without a source, without a causal formation, without a condition. ’ He understands the equanimity faculty; he understands the origin of the equanimity faculty; he understands the cessation of the equanimity faculty; and he understands where the arisen equanimity faculty ceases without remainder.
“And where does the arisen equanimity faculty cease without remainder? Here, bhikkhus, having completely transcended the base of neither- perception-nor-nonperception, a bhikkhu enters and dwells in the cessation of perception and feeling. And it is here that the arisen equanimity faculty ceases without remainder.
“This, bhikkhus, is called a bhikkhu [216] who has understood the cessation of the equanimity faculty. He directs his mind accordingly.”
AGING
(1) Subject to Aging
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in the Eastern Park in the Mansion of Migāra’s Mother. Now on that occasion the Blessed One had emerged from seclusion in the evening and was sitting warming his back in the last rays of the sun.
Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One. Having approached and paid homage, while massaging the Blessed One’s limbs, he said to him: “It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! The Blessed One’s complexion is no longer pure and bright, his limbs are all flaccid and wrinkled, his body is stooped, and some alteration is seen in his
faculties—in the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty.”222 [217]
“So it is, Ānanda! In youth one is subject to aging; in health one is subject to illness; while alive one is subject to death. The complexion is no longer pure and bright, the limbs are all flaccid and wrinkled, the body is stooped, and some alteration is seen in the faculties—in the eye faculty … the body faculty.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“Fie on you, wretched aging, Aging which makes beauty fade!
So much has the charming puppet223 Been crushed beneath advancing age.
One who might live a hundred years Also has death as destination.
Death spares none along the way But comes crushing everything.”224
(2) The Brahmin Uṇṇābha
At Sāvatthī. Then the brahmin Uṇṇābha approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to the Blessed One:
“Master Gotama, these five faculties have different domains, different resorts; they do not experience each others’ resort and domain. What five? The eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty.225 [218] Now, Master Gotama, as these five faculties have different domains, different resorts, and do not experience each others’ resort and domain, what is it that they take recourse in? And what is it that experiences their resort and domain?”
“Brahmin, these five faculties have different domains, different resorts; they do not experience each others’ resort and domain. What five? The eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty. Now, brahmin, these five faculties having different domains, different resorts, not experiencing each others’ resort and domain—they take recourse in the mind, and the mind experiences their resort and domain.”226
“But, Master Gotama, what is it that the mind takes recourse in?” “The mind, brahmin, takes recourse in mindfulness.”
“But, Master Gotama, what is it that mindfulness takes recourse in?” “Mindfulness, brahmin, takes recourse in liberation.”227
“But, Master Gotama, what is it that liberation takes recourse in?” “Liberation, brahmin, takes recourse in Nibbāna.”
“But, Master Gotama, what is it that Nibbāna takes recourse in?”
“You have gone beyond the range of questioning, brahmin. You weren’t able to grasp the limit to questioning. For, brahmin, the holy life is lived with Nibbāna as its ground, Nibbāna as its destination, Nibbāna as its final goal.”228
Then the brahmin Uṇṇābha, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, rose from his seat and paid homage to the Blessed One, after which he departed keeping him on his right.
Then, not long after the brahmin Uṇṇābha had departed, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, suppose in a house or hall with a peaked roof, opposite a window facing east, the sun was rising. When its rays enter through the window, where would they settle?”
“On the western wall, venerable sir.” [219]
“So too, bhikkhus, the brahmin Uṇṇābha has gained faith in the Tathāgata that is settled, deeply rooted, established, firm. It cannot be removed by any ascetic or brahmin or deva or Māra or Brahmā or by anyone in the world. If, bhikkhus, the brahmin Uṇṇābha were to die at this time, there is no fetter bound by which he might again come to this world.”229
(3) Sāketa
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāketa in the Añjana Grove, in the Deer Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, is there a method of exposition by means of which the five faculties become the five powers and the five powers become the five faculties?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, take recourse in the Blessed One. It would be good if the Blessed One would clear up the meaning of this statement. Having heard it from him, the bhikkhus will remember it.”…
“There is a method of exposition, bhikkhus, by means of which the five faculties become the five powers and the five powers become the five faculties. And what is that method of exposition? That which is the faculty of faith is the power of faith; that which is the power of faith is the faculty of faith.230 That which is the faculty of energy is the power of energy; that which is the power of energy is the faculty of energy. That which is the faculty of mindfulness is the power of mindfulness; that which is the power of mindfulness is the faculty of mindfulness. That which is the faculty of concentration is the power of concentration; that which is the power of concentration is the faculty of concentration. That which is the faculty of wisdom is the power of wisdom; that which is the power of wisdom is the faculty of wisdom.
“Suppose, bhikkhus, there is a river which slants, slopes, and inclines towards the east, with an island in the middle. There is a method of exposition by means of which that river could be considered to have one stream, but there is a method of exposition by means of which it could be considered to have two streams. [220]
“And what is the method of exposition by means of which that river could be considered to have one stream? Taking into account the water to the east of the island and the water to its west—this is the method of exposition by means of which that river could be considered to have one stream.
“And what is the method of exposition by means of which that river could be considered to have two streams? Taking into account the water to the north of the island and the water to the south—this is the method of exposition by means of which that river could be considered to have two streams.
“So too, bhikkhus, that which is the faculty of faith is the power of faith
… that which is the power of wisdom is the faculty of wisdom.
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated these five faculties that a bhikkhu, by the destruction of the taints, in this very life enters and dwells in the taintless liberation of mind, liberation by wisdom, realizing it for himself with direct knowledge.”
(4) The Eastern Gatehouse
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in the Eastern Gatehouse. There the Blessed One addressed the Venerable Sāriputta thus:
“Sāriputta, do you have faith that the faculty of faith, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal?… That the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal.” [221]
“Venerable sir, I do not go by faith in the Blessed One about this:231 that the faculty of faith … the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal. Those by whom this has not been known, seen, understood, realized, and contacted with wisdom—they would have to go by faith in others about this: that the faculty of faith … the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal. But those by whom this has been known, seen, understood, realized, and contacted with wisdom—they would be without perplexity or doubt about this: that the faculty of faith … the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal.
“I am one, venerable sir, by whom this has been known, seen, understood, realized, and contacted with wisdom. I am without perplexity or doubt about this: that the faculty of faith … the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal.”
“Good, good Sāriputta! Those by whom this has not been known … they would have to go by faith in others about this…. But those by whom this has been known … they would be without perplexity or doubt about this: that the faculty of faith … [222] … the faculty of wisdom, when developed and cultivated, has the Deathless as its ground, the Deathless as its destination, the Deathless as its final goal.”
(5) The Eastern Park (1)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in the Eastern Park, in the Mansion of Migāra’s Mother. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, by having developed and cultivated how many faculties does a bhikkhu who has destroyed the taints declare final knowledge thus: ‘I
understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated one faculty that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus. What is that one faculty? The faculty of wisdom. For a noble disciple who possesses wisdom, the faith that follows from it becomes stabilized, the energy that follows from it becomes stabilized, the mindfulness that follows from it becomes stabilized, the concentration that follows from it becomes stabilized.232
“It is, bhikkhus, because this one faculty has been developed and cultivated that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
(6) The Eastern Park (2)
The same setting. “Bhikkhus, by having developed and cultivated how many faculties does a bhikkhu who has destroyed the taints declare final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” [223]
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated two faculties that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus. What two? Noble wisdom and noble liberation. For his noble wisdom is his faculty of wisdom; his noble liberation is his faculty of concentration.
“It is, bhikkhus, because these two faculties have been developed and cultivated that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’”
(7) The Eastern Park (3)
The same setting. “Bhikkhus, by having developed and cultivated how many faculties does a bhikkhu who has destroyed the taints declare final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated four faculties that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus. What four? The faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom.
“It is, bhikkhus, because these four faculties have been developed and cultivated that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’”
(8) The Eastern Park (4)
The same setting. “Bhikkhus, by having developed and cultivated how many faculties does a bhikkhu who has destroyed the taints declare final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated five faculties that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final knowledge thus. What five? [224] The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom.
“It is, bhikkhus, because these five faculties have been developed and cultivated that a bhikkhu who has destroyed the taints declares final
knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth … there is no more for this state of being.’”
(9) Piṇḍola
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Kosambī in Ghosita’s Park. Now on that occasion the Venerable Piṇḍola Bhāradvāja had declared final knowledge thus: “I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.”
Then a number of bhikkhus approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
“Venerable sir, the Venerable Piṇḍola Bhāradvāja has declared final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth….’ Considering what reason has the Venerable Piṇḍola Bhāradvāja declared final knowledge thus?”
“It is, bhikkhus, because he has developed and cultivated three faculties that the bhikkhu Piṇḍola Bhāradvāja has declared final knowledge thus. What are those three? The faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. It is because he has developed and cultivated these three faculties that the bhikkhu Piṇḍola Bhāradvāja has declared final knowledge thus.
“In what, bhikkhus, do these three faculties end? They end in destruction. End in the destruction of what? Of birth, aging, and death. Considering that they end in the destruction of birth, aging, and death,233 [225] the bhikkhu Piṇḍola Bhāradvāja has declared final knowledge thus: ‘I understand: Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
(10) At Apaṇa
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Arigans, where there was a town of the Arigans named Āpaṇa. There the Blessed One addressed the Venerable Sāriputta thus:
“Sāriputta, does the noble disciple who is completely dedicated to the Tathāgata and has full confidence in him entertain any perplexity or doubt about the Tathāgata or the Tathāgata’s teaching?”
“Venerable sir, the noble disciple who is completely dedicated to the Tathāgata and has full confidence in him does not entertain any perplexity or doubt about the Tathāgata or the Tathāgata’s teaching. It is indeed to be expected, venerable sir, that a noble disciple who has faith will dwell with energy aroused for the abandoning of unwholesome states and the acquisition of wholesome states; that he will be strong, firm in exertion, not shirking the responsibility of cultivating wholesome states. That energy of his, venerable sir, is his faculty of energy.
“It is indeed to be expected, venerable sir, that a noble disciple who has faith and whose energy is aroused will be mindful, possessing supreme mindfulness and discretion, one who remembers and recollects what was done and said long ago. That mindfulness of his, venerable sir, is his faculty of mindfulness.
“It is indeed to be expected, venerable sir, that a noble disciple who has faith, whose energy is aroused, and whose mindfulness is established, will gain concentration, will gain one-pointedness of mind, having made release the object. That concentration of his, venerable sir, is his faculty of concentration.
“It is indeed to be expected, venerable sir, that a noble disciple who has faith, whose energy is aroused, whose mindfulness is established, [226] and whose mind is concentrated, will understand thus: ‘This saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on, hindered by ignorance and fettered by craving. But the remainderless fading away and cessation of ignorance, the mass of darkness: this is the peaceful state, this is the sublime state, that is, the stilling of all formations, the relinquishment of all acquisitions, the
destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.’ That wisdom of his, venerable sir, is his faculty of wisdom.
“And, venerable sir, when he has again and again strived in such a way, again and again recollected in such a way, again and again concentrated his mind in such a way, again and again understood with wisdom in such a way, that noble disciple gains complete faith thus: ‘As to these things that previously I had only heard about, now I dwell having contacted them with the body and, having pierced them through with wisdom, I see.’ That faith of his, venerable sir, is his faculty of faith.”234
“Good, good, Sāriputta! Sāriputta, the noble disciple who is completely dedicated to the Tathāgata and has full confidence in him does not entertain any perplexity or doubt about the Tathāgata or the Tathāgata’s teaching.”
(The Buddha then repeats verbatim Sāriputta’s entire statement regarding the noble disciple’s faculties.) [227]
THE BOAR’S CAVE
(1) Sālā
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans at Sālā, a brahmin village. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, just as among animals the lion, the king of beasts, is declared to be their chief, that is, with respect to strength, speed, and courage, so too, among the states conducive to enlightenment235 the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.
“And what, bhikkhus, are the states conducive to enlightenment? The faculty of faith, bhikkhus, is a state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment. The faculty of energy is a state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment. The faculty of mindfulness is a state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment. The faculty of concentration is a
state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment. The faculty of wisdom is a state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment. [228]
“Just as, bhikkhus, among animals the lion is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.”
(2) Mallikas
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Mallikas, where there was a town of the Mallikas named Uruvelakappa. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, so long as noble knowledge has not arisen in the noble disciple, there is as yet no stability of the [other] four faculties, no steadiness of the [other] four faculties.236 But when noble knowledge has arisen in the noble disciple, then there is stability of the [other] four faculties, then there is steadiness of the [other] four faculties.
“It is, bhikkhus, just as in a house with a peaked roof: so long as the roof peak has not been set in place, there is as yet no stability of the rafters, there is as yet no steadiness of the rafters; but when the roof peak has been set in place, then there is stability of the rafters, then there is steadiness of the rafters. So too, bhikkhus, so long as noble knowledge has not arisen in the noble disciple, there is as yet no stability of the [other] four faculties, no steadiness of the [other] four faculties. But when noble knowledge has arisen in the noble disciple, then there is stability of the [other] four faculties, then there is steadiness of the [other] four faculties.
“What four? [229] The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration. In the case of a noble disciple who possesses wisdom, the faith that follows from it becomes stable; the energy that follows from it becomes stable; the mindfulness that follows from it becomes stable; the concentration that follows from it becomes stable.”
(3) A Trainee
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Kosambī in Ghosita’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:
“Bhikkhus, is there a method by means of which a bhikkhu who is a trainee, standing on the plane of a trainee, might understand: ‘I am a trainee,’ while a bhikkhu who is one beyond training, standing on the plane of one beyond training, might understand: ‘I am one beyond training’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“There is a method, bhikkhus, by means of which a bhikkhu who is a trainee … might understand: ‘I am a trainee,’ while a bhikkhu who is one beyond training … might understand: ‘I am one beyond training.’
“And what, bhikkhus, is the method by means of which a bhikkhu who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee’?
“Here, bhikkhus, a bhikkhu who is a trainee understands as it really is: ‘This is suffering’; he understands as it really is: ‘This is the origin of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the cessation of suffering’; he understands as it really is: ‘This is the way leading to the cessation of suffering.’ This is a method by means of which a bhikkhu who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
“Again, bhikkhus, a bhikkhu who is a trainee considers thus: ‘Is there outside here237 another ascetic or brahmin who teaches a Dhamma so real, true, actual [230] as the Blessed One does?’ He understands thus: ‘There is no other ascetic or brahmin outside here who teaches a Dhamma so real, true, actual as the Blessed One does.’ This too is a method by means of which a bhikkhu who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
“Again, bhikkhus, a bhikkhu who is a trainee understands the five spiritual faculties—the faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. He does
not yet dwell having contacted with the body that is their destination, their culmination, their fruit, their final goal; but having pierced it through with wisdom, he sees.238 This too is a method by means of which a bhikkhu who is a trainee, standing on the plane of a trainee, understands: ‘I am a trainee.’
“And what, bhikkhus, is the method by means of which a bhikkhu who is one beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training’? Here, bhikkhus, a bhikkhu who is one beyond training understands the five spiritual faculties—the faculty of faith … the faculty of wisdom. He dwells having contacted with the body their destination, their culmination, their fruit, their final goal; and having pierced it through with wisdom, he sees. This is a method by means of which a bhikkhu who is one beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training.’
“Again, bhikkhus, a bhikkhu who is one beyond training understands the six faculties—the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty, the mind faculty. He understands: ‘These six faculties will cease completely and totally without remainder, and no other six faculties will arise anywhere in any way.’ This too is a method by means of which a bhikkhu who is one beyond training, standing on the plane of one beyond training, understands: ‘I am one beyond training.’” [231]
(4) Footprints
“Bhikkhus, just as the footprints of all living beings that walk fit into the footprint of the elephant, and the elephant’s footprint is declared to be their chief by reason of its size, so too, among the steps that lead to enlightenment,239 the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.
“And what, bhikkhus, are the steps that lead to enlightenment? The faculty of faith, bhikkhus, is a step that leads to enlightenment. The faculty of energy is a step that leads to enlightenment. The faculty of mindfulness is a step that leads to enlightenment. The faculty of concentration is a step that
leads to enlightenment. The faculty of wisdom is a step that leads to enlightenment.
“Just as, bhikkhus, the footprints of all living beings that walk fit into the footprint of the elephant, … so too, among the steps that lead to enlightenment, the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.”
(5) Heartwood
“Bhikkhus, just as among fragrant heartwoods red sandalwood is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.
“And what, bhikkhus, are the states conducive to enlightenment? The faculty of faith … the faculty of wisdom….” [232]
(6) Established
“Bhikkhus, when a bhikkhu is established in one thing, the five faculties are developed, well developed in him. In what one thing? In diligence.
“And what, bhikkhus, is diligence? Here, bhikkhus, a bhikkhu guards the mind against the taints and against tainted states.240 While he is guarding the mind thus, the faculty of faith goes to fulfilment by development; the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom goes to fulfilment by development.
“It is in this way, bhikkhus, that when a bhikkhu is established in one thing, the five faculties are developed, well developed in him.”
(7) Brahmā Sahampati
On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree just after he had become fully enlightened. Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “The five faculties, when developed and cultivated, have the Deathless as their ground, the Deathless as their destination, the Deathless as their final goal. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These five faculties, when developed and cultivated, have the Deathless as their ground, the Deathless as their destination, the Deathless as their final goal.” [233]
Then Brahmā Sahampati, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, disappeared from the brahmā world and reappeared before the Blessed One. He arranged his upper robe over one shoulder, extended his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, and said to him: “So it is, Blessed One! So it is, Fortunate One! Venerable sir, the five faculties … (all as above) … have the Deathless as their final goal.
“Once in the past, venerable sir, I lived the holy life under the Perfectly Enlightened One Kassapa. There they knew me as the bhikkhu Sahaka. By having developed and cultivated these same five faculties, venerable sir, I eliminated desire for sensual pleasures and thus, with the breakup of the body, after death, I was reborn in a good destination, in the brahmā world. There they know me as Brahmā Sahampati. So it is, Blessed One! So it is, Fortunate One! I know this, I see this: how these five faculties, when developed and cultivated, have the Deathless as their ground, the Deathless as their destination, the Deathless as their final goal.”
(8) The Boar’s Cave
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak, in the Boar’s Cave. There the Blessed One addressed the Venerable Sāriputta thus:
“Considering what benefit, Sāriputta, does a bhikkhu whose taints are destroyed conduct himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching?”241 [234]
“It is, venerable sir, considering as benefit the unsurpassed security from bondage that a bhikkhu whose taints are destroyed conducts himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.”
“Good, good, Sāriputta! For, Sāriputta, it is considering as benefit the unsurpassed security from bondage that a bhikkhu whose taints are destroyed conducts himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.
“And what, Sāriputta, is the unsurpassed security from bondage that a bhikkhu whose taints are destroyed considers as the benefit when he conducts himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching?”
“Here, venerable sir, a bhikkhu whose taints are destroyed develops the faculty of faith, which leads to peace, leads to enlightenment. He develops the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom, which leads to peace, leads to enlightenment. This, venerable sir, is the unsurpassed security from bondage that a bhikkhu whose taints are destroyed considers as the benefit when he conducts himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.”
“Good, good, Sāriputta! For that, Sāriputta, is the unsurpassed security from bondage that a bhikkhu whose taints are destroyed considers as the benefit when he conducts himself in a way that shows supreme honour towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.
“And what, Sāriputta, is the supreme honour with which a bhikkhu whose taints are destroyed conducts himself towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching?”
“Here, venerable sir, a bhikkhu whose taints are destroyed dwells reverential and deferential towards the Teacher, the Dhamma, the Sarigha, the training, and concentration.242 This, venerable sir, is that supreme honour with which a bhikkhu whose taints are destroyed conducts himself towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.” [235]
“Good, good, Sāriputta! For that, Sāriputta, is the supreme honour with which a bhikkhu whose taints are destroyed conducts himself towards the Tathāgata and the Tathāgata’s teaching.”
(9) Arising (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, these five faculties, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the appearance of a Tathāgata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These five faculties, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the appearance of a Tathāgata, an Arahant, a Perfectly Enlightened One.”
(10) Arising (2)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, these five faculties, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the Discipline of a Fortunate One. What five? The faculty of faith, the faculty of energy, the faculty of mindfulness, the faculty of concentration, the faculty of wisdom. These five faculties, developed and cultivated, if unarisen do not arise apart from the Discipline of a Fortunate One.”
[236] VII. CONDUCIVE TO ENLIGHTENMENT
(1) Fetters
At Sāvatthī. “Bhikkhus, these five faculties, when developed and cultivated, lead to the abandoning of the fetters. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These five faculties….”
(2) Underlying Tendencies
“Bhikkhus, these five faculties, when developed and cultivated, lead to the uprooting of the underlying tendencies. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These five faculties….”
(3) Full Understanding
“Bhikkhus, these five faculties, when developed and cultivated, lead to the full understanding of the course. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These five faculties….”
(4) The Destruction of the Taints
“Bhikkhus, these five faculties, when developed and cultivated, lead to the destruction of the taints. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom.
“These five faculties, when developed and cultivated, lead to the abandoning of the fetters, to the uprooting of the underlying tendencies, to the full understanding of the course, to the destruction of the taints. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom…..”
(5) Two Fruits
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“When, bhikkhus, these five faculties have been developed and cultivated, one of two fruits may be expected: either final knowledge in this very life or, if there is a residue of clinging, the state of nonreturning.” [237]
(6) Seven Benefits
“Bhikkhus, there are these five faculties. What five? The faculty of faith … the faculty of wisdom. These are the five faculties.
“When, bhikkhus, these five faculties have been developed and cultivated, seven fruits and benefits may be expected. What are the seven fruits and benefits?
“One attains final knowledge early in this very life. If one does not attain final knowledge early in this very life, then one attains final knowledge at the time of death. If one does not attain final knowledge early in this very life, or at the time of death, then with the utter destruction of the five lower fetters one becomes an attainer of Nibbāna within the interval … an attainer of Nibbāna upon landing … an attainer of Nibbāna without exertion … an attainer of Nibbāna with exertion … one bound upstream, heading towards the Akaniṭṭha realm.
“When, bhikkhus, these five faculties have been developed and cultivated, these seven fruits and benefits may be expected.”
(7) The Tree (1)
“Bhikkhus, just as, among the trees of Jambudīpa the rose-apple tree is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.
“And what, bhikkhus, are the states conducive to enlightenment? The faculty of faith, bhikkhus, is a state conducive to enlightenment; it leads to
enlightenment…. The faculty of wisdom is a state conducive to enlightenment; it leads to enlightenment.
“Just as, bhikkhus, among the trees of Jambudīpa the rose-apple tree is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.” [238]
(8) The Tree (2)
“Bhikkhus, just as, among the trees of the Tāvatiṃsa devas the coral tree243 is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief, that is, for the attainment of enlightenment.
“And what, bhikkhus, are the states conducive to enlightenment? The faculty of faith … The faculty of wisdom … that is, for the attainment of enlightenment.”
(9) The Tree (3)
“Bhikkhus, just as, among the trees of the asuras the trumpet-flower tree244 is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief … (all as above) … that is, for the attainment of enlightenment.”
(10) The Tree (4)
“Bhikkhus, just as, among the trees of the supaṇṇas the silk-cotton tree is declared to be their chief, so too, among the states conducive to enlightenment the faculty of wisdom is declared to be their chief … (all as above) [239] … that is, for the attainment of enlightenment.”
GANGES REPETITION SERIES
(1)-82 (12) The River Ganges—Eastward, Etc.
“Bhikkhus, just as the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, so too a bhikkhu who develops and cultivates the five spiritual faculties slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.
“And how, bhikkhus, does a bhikkhu develop and cultivate the five spiritual faculties so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the faculty of faith, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. He develops the faculty of energy … the faculty of mindfulness … the faculty of concentration … the faculty of wisdom, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu develops and cultivates the five spiritual faculties so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.” [240]
(The remaining suttas of this vagga are to be similarly elaborated parallel to 45:92-102.)
Six about slanting to the east
And six about slanting to the ocean. These two sixes make up twelve:
Thus the subchapter is recited.
DILIGENCE
83 (1)-92 (10) The Tathāgata, Etc.
(To be elaborated by way of the faculties parallel to 45:139-48.)
Tathāgata, footprint, roof peak, Roots, heartwood, jasmine, Monarch, the moon and sun, Together with the cloth as tenth.
STRENUOUS DEEDS
93 (1)-104 (12) Strenuous, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:149-60.) Strenuous, seeds, and nāgas,
The tree, the pot, the spike, The sky, and two on clouds,
The ship, guest house, and river.
SEARCHES
105 (1)-114 (10) Searches, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:161-70.)
Searches, discriminations, taints, Kinds of existence, threefold suffering, Barrenness, stains, and troubles, Feelings, craving, and thirst.
[241] XII. FLOODS
115 (1)-123 (9) Floods, Etc.
(To be elaborated parallel to 45:171-79.)
124 (10) Higher Fetters
“Bhikkhus, there are these five higher fetters. What five? Lust for form, lust for the formless, conceit, restlessness, ignorance. These are the five higher fetters. The five spiritual faculties are to be developed for direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.
“What five? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the faculty of faith … the faculty of wisdom, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.
“These five spiritual faculties are to be developed for direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.”
Floods, bonds, kinds of clinging, Knots, and underlying tendencies, Cords of sensual pleasure, hindrances, Aggregates, fetters lower and higher.
GANGES REPETITION SERIES
(Removal of Lust Version)
125 (1)-136 (12) The River Ganges—Eastward, Etc.
“Bhikkhus, just as the river Ganges slants, slopes, and inclines towards the east, so too a bhikkhu who develops and cultivates the five spiritual faculties slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.
“And how, bhikkhus, does a bhikkhu develop and cultivate the five spiritual faculties so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna?
Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the faculty of faith … the faculty of wisdom, which has as its final goal the removal of lust, the removal of hatred, the removal of delusion.
“It is in this way, bhikkhus, that a bhikkhu develops and cultivates the five spiritual faculties so that he slants, slopes, and inclines towards Nibbāna.” [242]
DILIGENCE
(Removal of Lust Version)
137 (1)-146 (10) The Tathāgata, Etc.
STRENUOUS DEEDS
(Removal of Lust Version)
147 (1)-158 (12) Strenuous, Etc.
SEARCHES
(Removal of Lust Version)
159 (1)-168 (10) Searches, Etc.
FLOODS
(Removal of Lust Version)
169 (1)-177 (9) Floods, Etc. 178 (10) Higher Fetters
“Bhikkhus, there are these five higher fetters. What five? Lust for form, lust for the formless, conceit, restlessness, ignorance. These are the five higher fetters. The five spiritual faculties are to be developed for direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.
“What five? Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the faculty of faith …
[243] … the faculty of wisdom, which has as its final goal the removal of lust, the removal of hatred, the removal of delusion.
“These five spiritual faculties are to be developed for direct knowledge of these five higher fetters, for the full understanding of them, for their utter destruction, for their abandoning.”
Floods, bonds, kinds of clinging, Knots, and underlying tendencies, Cords of sensual pleasure, hindrances, Aggregates, fetters lower and higher.
(All to be elaborated by way of the five faculties having as their final goal the removal of lust, the removal of hatred, the removal of delusion.)
[244]
1



Close
Close