I. Kiết Sử (S.iv,281)
1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikasanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Lúc bấy giờ, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên:
-- Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?
3) Ở đây, một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời:
-- Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ.
Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời:
-- Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ.
4) Lúc bấy giờ, cư sĩ Citta đi đến Migapathaka để làm một số công việc phải làm.
5) Cư sĩ Citta được nghe có một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa những vị này, câu chuyện sau đây được khởi lên: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?" Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ". Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ".
6) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão ấy; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, (chúng con) được nghe có một số đông Tỷ-kheo trưởng lão, sau buổi ăn đi khất thực trở về, ngồi tụ họp tại ngôi nhà tròn, và giữa các vị này, khởi lên câu chuyện sau đây: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ, hay đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ". Một số Tỷ-kheo trưởng lão trả lời: "Này chư Hiền, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; những pháp này đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ".
-- Có vậy, này Cư sĩ.
8) -- Bạch chư Thượng tọa, kiết sử hay các pháp bị kiết sử; các pháp này là khác nghĩa và cũng khác ngôn từ. Bạch chư Thượng tọa, con sẽ nói lên một ví dụ cho quý vị. Ở đây, một số người có trí, nhờ ví dụ hiểu được ý nghĩa lời nói.
9) Bạch chư Thượng tọa, ví như một con bò đực đen và con bò đực trắng được dính lại với nhau bởi một sợi dây hay một cái ách. Nếu có người nói: "Con bò đực đen là kiết sử cho con bò đực trắng, và con bò đực trắng là kiết sử cho con bò đực đen". Nói như vậy có phải là nói một cách chơn chánh không?
-- Thưa không, này Cư sĩ. Này Cư sĩ, con bò đực đen không phải là kiết sử của con bò đực trắng. Và con bò đực trắng cũng không phải là kiết sử của con bò đực đen. Do vì chúng bị dính bởi một sợi dây hay bởi một cái ách, ở đây chính cái ấy là kiết sử.
10) -- Cũng vậy, bạch chư Thượng tọa, con mắt không phải là trói buộc của các sắc; các sắc không phải là trói buộc của con mắt. Và ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham gì, dục tham ấy ở đây chính là trói buộc. Cái tai không phải là trói buộc của các tiếng... Mũi không phải là trói buộc của các hương... Lưỡi không phải là trói buộc của các vị... Thân không phải là trói buộc của các xúc... Ý không phải là trói buộc của các pháp. Các pháp cũng không phải là trói buộc của ý. Và ở đây, do duyên cả hai khởi lên dục tham gì, dục tham ấy ở đây chính là trói buộc.
11) -- Lợi ích thay cho Ông, này Gia chủ! Khéo lợi ích thay cho Ông, này Cư sĩ! Vì rằng tuệ nhãn của Ông tiếp tục (kamati) lời dạy thâm sâu của đức Phật.
II. Isidattà (1) (S.iv,283)
1) Một thời, nhiều Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4) Rồi cư sĩ Citta, sau khi biết các Tỷ-kheo trưởng lão đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão, thân phía hữu hướng về các vị rồi ra đi.
5) Các vị Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của cư sĩ Citta; sau khi đến, ngồi xuống chỗ đã soạn sẵn.
6) Cư sĩ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, cư sĩ Citta thưa với Tôn giả Thera:
-- Thưa Tôn giả Thera, "Giới sai biệt, giới sai biệt" (dhàtunànattam) được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Thera giữ im lặng.
8) Lần thứ hai, cư sĩ Citta thưa với Tôn giả Thera:
-- Thưa Tôn giả Thera, "Giới sai biệt, giới sai biệt" được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Lần thứ hai, Tôn giả Thera giữ im lặng.
9) Lần thứ ba, gia chủ Citta thưa với Tôn giả Thera:
-- Thưa Tôn giả Thera, "Giới sai biệt, giới sai biệt" được nói đến như vậy. Bạch Thượng tọa, cho đến như thế nào, Thế Tôn nói đến giới sai biệt?
Lần thứ ba, Tôn giả Thera giữ im lặng.
10) Lúc bấy giờ, Tôn giả Isidattà là Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo ấy.
11) Rồi Tôn giả Isidattà thưa với Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa, con xin trả lời câu hỏi ấy của cư sĩ Citta.
-- Này Isidattà, hãy trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
12) -- Này Gia chủ, có phải Ông hỏi: "'Giới sai biệt, giới sai biệt', bạch Thượng tọa Thera, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thượng tọa, Thế Tôn nói đến về giới sai biệt" chăng?
-- Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
-- Này Gia chủ, Thế Tôn nói về giới sai biệt tánh như sau: "Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới... Ý giới, pháp giới, ý thức giới". Cho đến như vậy, này Cư sĩ, Thế Tôn nói về giới sai biệt tánh.
13) Gia chủ Citta, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Isidattà nói, tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.
14) Các Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
15) Rồi Tôn giả Thera nói với Tôn giả Isidattà:
-- Lành thay, này Hiền giả Isidattà, câu hỏi này đã được Ông trả lời. Câu hỏi này không được ta trả lời. Này Hiền giả Isidattà, trong dịp khác, nếu câu hỏi tương tự khởi lên, Hiền giả hãy trả lời như vậy.
III. Isidattà (2) (S.iv,285)
1) Một thời, một số đông Tỷ-kheo trưởng lão trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị Trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4) Rồi gia chủ Citta, sau khi biết các Tỷ-kheo trưởng lão đã nhận lời, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão, thân phía hữu hướng về các vị ấy rồi ra đi.
5) Các Tỷ-kheo trưởng lão ấy, sau khi đêm ấy đã mãn, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của gia chủ Citta; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
6) Rồi gia chủ Citta đi đến Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
7) Ngồi một bên, gia chủ Citta bạch Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn, hay thế giới là không thường còn? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?". Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt?
Khi được nói vậy, Tôn giả Thera im lặng.
8) Lần thứ hai, gia chủ Citta...
9) Lần thứ ba, gia chủ Citta bạch Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn, hay thế giới là vô thường? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?" Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt?
Lần thứ ba, Tôn giả Thera giữ im lặng.
10) Lúc bấy giờ, Tôn giả Isidattà là Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo ấy.
11) Rồi Tôn giả Isidattà thưa với Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa, con xin trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
-- Này Isidattà, hãy trả lời câu hỏi ấy của gia chủ Citta.
12) -- Này Gia chủ, có phải Ông hỏi như sau: "Bạch Thượng tọa Thera, có một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: 'Thế giới là thường còn...' Bạch Thượng tọa, các tà kiến này do cái gì có mặt, chúng có mặt? Do cái gì không có mặt, chúng không có mặt" chăng?
-- Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
-- Này Gia chủ, một số (tà) kiến này khởi lên ở đời: "Thế giới là thường còn, hay thế giới là vô thường? Thế giới là hữu biên, hay thế giới là vô biên? Sinh mạng và thân thể là một, hay sinh mạng và thân thể là khác? Như Lai có tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại sau khi chết? Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết, hay Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?" Lại có thêm 62 tà kiến này được nói lên trong kinh Phạm Võng. Này Gia chủ, do thân kiến có mặt, nên các tà kiến này có mặt. Do thân kiến không có mặt, nên chúng không có mặt?
13) -- Bạch Thượng tọa, như thế nào là thân kiến có mặt?
-- Ở đây, này Gia chủ, kẻ vô văn phàm phu không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân. Họ quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc... quán thọ như là tự ngã... tưởng... các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Gia chủ, là thân kiến có mặt.
14) -- Và như thế nào, bạch Thượng tọa, là thân kiến không có mặt?
-- Ở đây, này Gia chủ, vị Ða văn Thánh đệ tử được thấy các bậc Thánh, thuần phục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, được thấy các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị ấy không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, không quán thọ... tưởng... hành... không quán thức như tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Như vậy, này Gia chủ, là thân kiến không có mặt.
15) -- Bạch Thượng tọa, Tôn đức (Ayyo) Isidattà từ đâu đến?
-- Này Gia chủ, tôi từ Avanti đến.
-- Bạch Thượng tọa, tại Avanti, có một thiện nam tử tên Isidattà, một người bạn xa cách của chúng tôi, đã xuất gia tu hành?
-- Thưa phải, này Gia chủ.
-- Bạch Thượng tọa, hiện nay Tôn giả ấy ở đâu?
Khi được nói vậy, Tôn giả Isidattà im lặng.
-- Bạch Thượng tọa, có phải Tôn đức ấy là Isidattà chăng?
-- Thưa phải, này Gia chủ.
-- Vậy bạch Thượng tọa, Tôn đức Isidattà hãy thỏa thích ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ hết sức cố gắng để cúng dường Tôn đức Isidattà với các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
-- Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ.
16) Rồi Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời nói của Tôn giả Isidattà, tự tay làm thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng hạng loại cứng và loại mềm.
17) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão, sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
18) Rồi Tôn giả Thera nói với Tôn giả Isidattà:
-- Lành thay, này Hiền giả Isidattà, câu hỏi này đã được Hiền giả trả lời. Câu hỏi này không được ta trả lời. Này Hiền giả Isidattà, trong dịp khác, nếu câu hỏi tương tự khởi lên, Hiền giả hãy trả lời như vậy.
IV. Mahaka (S.iv,288)
1) Một thời, một số đông các Tỷ-kheo trưởng lão trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến các Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, đảnh lễ các Tỷ-kheo trưởng lão rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, mong rằng chư vị trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.
Các Tỷ-kheo trưởng lão im lặng nhận lời.
4-5) (Như đoạn 4,5 của kinh trước).
6) Rồi gia chủ Citta tự tay làm cho thỏa mãn, tự tay cúng dường các Tỷ-kheo trưởng lão với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm.
7) Các Tỷ-kheo trưởng lão sau khi ăn xong, rời tay khỏi bát, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi gia chủ Citta, sau khi nói: "Hãy thâu lượm lại các đồ ăn dư tàn", liền đi theo sau lưng các Tỷ-kheo trưởng lão.
8) Lúc bấy giời, trời nóng rất là gay gắt (kutthitam). Và các Tỷ-kheo trưởng lão ấy đi với thân như bị chảy thành nước, vì các vị ấy đã ăn bữa ăn đầy đủ.
9) Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahaka là vị mới tu nhất giữa chúng Tỷ-kheo ấy. Rồi Tôn giả Mahaka thưa với Tôn giả Thera:
-- Lành thay, bạch Thượng tọa Thera, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
-- Lành thay, này Hiền giả Mahaka, nếu có luồng gió mát thổi, có cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
10) Rồi Tôn giả Mahaka thực hành thần thông khiến cho gió mát thổi, cơn giông nổi lên, có mưa từng hột xuống.
11) Rồi cư sĩ Citta suy nghĩ như sau: "Tỷ-kheo mới tu nhất trong chúng Tỷ-kheo này lại có được thần thông lực như vậy".
12) Rồi Tôn giả Mahaka sau khi đến ngôi vườn (tịnh xá) liền nói với Tôn giả Thera:
-- Bạch Thượng tọa Thera, như vậy là vừa rồi.
-- Như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, này Hiền giả Mahaka.
13) Rồi các Tỷ-kheo trưởng lão đi đến ngôi tịnh xá, còn Tôn giả Mahaka đi đến tịnh xá của mình.
14) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Mahaka; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahaka rồi ngồi xuống một bên.
15) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói Tôn giả Mahaka:
-- Lành thay, bạch Thượng tọa, nếu Tôn đức Mahaka thị hiện cho con thấy thượng nhân pháp thần thông.
-- Vậy này Gia chủ, hãy trải thượng y trong hành lang và rải một bó cỏ.
-- Thưa vâng, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta vâng đáp Tôn giả Mahaka, cho trải thượng y trong hành lang, và rải một bó cỏ.
16) Rồi Tôn giả Mahaka vào trong tịnh xá, gài then cửa lại, thực hành thần thông lực khiến cho ngọn lửa phun ra từ lỗ ống khóa và giữa các khe cửa, đốt cháy cỏ nhưng không đốt cháy thượng y.
17) Gia chủ Citta đập thượng y, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đứng một bên.
18) Rồi Tôn giả Mahaka, từ tịnh xá đi ra và nói với gia chủ Citta:
-- Thôi, như vậy là vừa rồi, này Gia chủ.
-- Thôi, như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Làm như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Cúng dường như vậy là vừa rồi, thưa Thượng tọa Mahaka. Bạch Thượng tọa, mong Tôn đức Mahaka hãy sống thoải mái ở tại Macchikàsanda. Khả ái là rừng Ambàtaka! Con sẽ cố gắng cúng dường cho Tôn giả Mahaka các vật dụng như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
-- Thật là lời nói chí thiện, này Gia chủ!
19) Rồi Tôn giả Mahaka dọn dẹp sàng tọa, cầm y bát, đi ra khỏi Macchikàasanda, và như vậy từ biệt Macchikàsanda không còn trở lui lại nữa.
V. Kàmabhù (1)(S.iv,291)
1) Một thời Tôn giả Kàmabhù trú ở Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kàmabhù; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kàmabhù rồi ngồi xuống một bên.
3) Tôn giả Kàmabhù nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
-- Này Gia chủ, lời này được nói đến:
Bộ phận được tinh thuần,
Mái trần che mầu trắng,
Chỉ có một bánh xe,
Cỗ xe liên tục chạy.
Hãy xem vị đang đến,
Không vi phạm lỗi lầm,
Chặt đứt được dòng nước,
Không còn bị trói buộc.
Này Gia chủ, lời nói vắn tắt này, ý nghĩa phải được hiểu như thế nào một cách rộng rãi?
-- Bạch Thượng tọa, có phải lời nói này được Thế Tôn nói đến?
-- Ðúng vậy, này Gia chủ.
-- Vậy hãy chờ một lát, bạch Thượng tọa, con sẽ nghĩ đến ý nghĩa.
4) Rồi cư sĩ Citta, sau khi im lặng một lát, thưa với Tôn giả Kàmabhù:
-- "Bộ phận được tinh thuần", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với các giới luật. "Mái trần che màu trắng", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với giải thoát. "Một bánh xe", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với niệm. "Liên tục chạy", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với đi tới đi lui. "Cỗ xe", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với cái thân do bốn đại tạo thành này, do cha mẹ sanh ra, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, bị biến hoại, bị tiêu mòn, bị tiêu hủy, bị hủy diệt. Tham, bạch Thượng tọa, là một lỗi lầm. Sân là một lỗi lầm. Si là một lỗi lầm. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng được đoạn tận, chặt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không có thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc được gọi là không vi phạm lỗi lầm. "Vị đang đến", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với vị A-la-hán. "Dòng nước", bạch Thượng tọa, là đồng nghĩa với khát ái. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, khát ái ấy được đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không có thể tái sanh, không có thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc được gọi là chặt đứt được dòng nước.
Tham, bạch Thượng tọa, là trói buộc. Sân là trói buộc. Si là trói buộc. Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc, chúng được đoạn tận, chặt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Do vậy, Tỷ-kheo đoạn tận các lậu hoặc được gọi là không bị trói buộc.
5) Như vậy, bạch Thượng tọa, lời nói này được Thế Tôn nói đến:
Bộ phận được tinh thuần,
Mái trần che mầu trắng,
Chỉ có một bánh xe,
Cỗ xe liên tục chạy.
Hãy xem vị đang đến,
Không vi phạm lỗi lầm,
Chặt đứt được dòng nước,
Không còn bị trói buộc.
Bạch Thượng tọa, lời nói vắn tắt này, ý nghĩa cần phải được hiểu rộng là như vậy.
6) --Lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ! Khéo lợi đắc thay cho Ông, này Gia chủ!
Vì rằng tuệ nhãn của Ông tiếp tục lời dạy thâm sâu của đức Phật.
VI. Kàmabhù (2) (S.iv,193)
1) Một thời Tôn giả Kàmabhù trú tại Macchikàsanda, tại rừng Ambàtaka.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Kàmabhà; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Kàmabhù, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi một bên, gia chủ Citta thưa Tôn giả Kàmabhù:
-- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu hành tất cả?
-- Này Gia chủ có ba hành: thân hành, khẩu hành và ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói, rồi hỏi thêm Tôn giả Kàmabhù một câu nữa:
-- Bạch Thượng tọa, thế nào là thân hành? Thế nào là khẩu hành? Thế nào là ý hành?
-- Hơi thở vô, hơi thở ra, này Gia chủ, là thân hành. Tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ là ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói... hỏi thêm câu hỏi nữa:
5) -- Vì sao, bạch Thượng tọa, thở vô thở ra là thân hành? Vì sao tầm và tứ là khẩu hành? Vì sao tưởng và thọ là ý hành?
-- Thở vô thở ra, này Giả chủ, thuộc về thân. Các pháp này liên hệ đến thân; do vậy, thở vô thở ra là thân hành. Trước phải tầm cầu, tư sát, này Gia chủ, sau mới phát lời nói; do vậy, tầm và tứ là khẩu hành. Tưởng và thọ thuộc về ý. Những pháp này liên hệ đến tâm; do vậy, tưởng và thọ là ý hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.
... hỏi thêm câu hỏi nữa:
6) -- Như thế nào, bạch Thượng tọa, là chứng Diệt thọ tưởng định?
-- Này Gia chủ, Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định không có nghĩ rằng: "Tôi sẽ chứng đạt Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đang chứng đạt Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định". Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-- Lành thay...
... hỏi thêm câu nữa:
7) -- Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, những pháp nào được đoạn diệt trước, thân hành, hay khẩu hành, hay ý hành?
-- Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, khẩu hành được diệt trước, thứ đến thân hành, rồi đến ý hành.
-- Lành thay...
... hỏi thêm câu hỏi nữa:
8) -- Bạch Thượng tọa, người đã chết, đã mệnh chung, và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác gì?
-- Ðối với người đã chết, đã mệnh chung, này Gia chủ, thân hành người ấy được đoạn diệt, được khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, được khinh an; ý hành được đoạn diệt, được khinh an, thọ mạng được đoạn tận; sức nóng được tịnh chỉ; các căn bị hủy hoại. Còn Tỷ-kheo đã chứng đạt Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, thân hành được đoạn diệt, khinh an; khẩu hành được đoạn diệt, khinh an; ý hành được đoạn diệt, khinh an; thọ mạng không bị đoạn tận; sức nóng không bị tịnh chỉ; các căn được trong sáng. Này Gia chủ, người đã chết, đã mệnh chung và Tỷ-kheo chứng đạt Diệt thọ tưởng định, giữa những người này có những sai khác như vậy.
-- Lành thay...
... hỏi thêm câu hỏi nữa.
9) -- Như thế nào, bạch Thượng tọa, là ra khỏi Diệt thọ tưởng định?
-- Này Gia chủ, Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định không có suy nghĩ: "Tôi sẽ ra khỏi Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đang ra khỏi Diệt thọ tưởng định", hay: "Tôi đã ra khỏi Diệt thọ tưởng định". Do tâm vị ấy trước đã được tu tập như vậy, nên đưa đến thành tựu như thật như vậy.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa...
... hỏi thêm câu hỏi nữa:
10) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, pháp nào khởi lên trước, thân hành, khẩu hành, hay ý hành?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, ý hành khởi lên trước, rồi đến thân hành, rồi đến khẩu hành.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa...
...hỏi thêm câu hỏi nữa:
11) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, cảm giác được bao nhiêu xúc?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định cảm thọ được ba xúc: không xúc, vô tướng xúc, vô nguyện xúc.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ... và hỏi thêm câu hỏi nữa:
12) -- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, bạch Thượng tọa, tâm thiên về đâu, hướng về đâu, nghiêng về đâu?
-- Tỷ-kheo ra khỏi Diệt thọ tưởng định, này Gia chủ, tâm vị ấy thiên về viễn ly, hướng về viễn ly, nghiêng về viễn ly.
-- Lành thay, bạch Thượng tọa.
Gia chủ Citta hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Kàmabhù nói rồi hỏi thêm câu hỏi nữa:
13) -- Bạch Thượng tọa, có bao nhiêu pháp giúp đỡ nhiều cho sự chứng đắc Diệt thọ tưởng định?
-- Thật sự, này Gia chủ, điều Gia chủ cần phải hỏi trước, Gia chủ lại hỏi sau. Tuy vậy, ta sẽ trả lời cho Gia chủ. Này Gia chủ, có hai pháp giúp đỡ rất nhiều cho Diệt thọ tưởng định được chứng đắc. Ðó là Chỉ và Quán.
VII. Godatta (S.iv,295)
1) Một thời Tôn giả Godatta trú ở Macchikàsanda, tại Ambàtavana.
2) Rồi gia chủ Citta đi đến Tôn giả Godatta; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Godatta rồi ngồi xuống một bên.
3) Tôn giả Godatta nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
-- Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát, vô tướng tâm giải thoát, những pháp này là khác ngôn từ, hay đồng nghĩa chỉ khác ngôn từ?
-- Bạch Thượng tọa, có pháp môn, theo pháp môn ấy, các pháp này khác nghĩa, khác ngôn từ. Bạch Thượng tọa, cũng có pháp môn, theo pháp môn ấy, các pháp này đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ.
4) -- Nhưng, này Gia chủ, pháp môn nào, theo pháp môn ấy, các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ?
5) -- Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy, phương thứ ba; cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy, phương thứ ba; cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô lượng tâm giải thoát.
6) Và bạch Thượng tọa, như thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, Tỷ-kheo vượt lên Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô sở hữu tâm giải thoát.
7) Và bạch Thượng tọa, thế nào là không tâm giải thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo đi đến rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống và suy tư: "Cái này là trống không tự ngã hay ngã sở hữu". Bạch Thượng tọa, đây gọi là không tâm giải thoát.
8) Và bạch Thượng tọa, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, bạch Thượng tọa, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định. Bạch Thượng tọa, đây gọi là vô tướng tâm giải thoát.
9) Ðây là pháp môn, bạch Thượng tọa, theo pháp môn ấy, các pháp này là khác nghĩa, khác ngôn từ.
10) Và bạch Thượng tọa, pháp môn nào, theo pháp môn ấy, các pháp này là đồng nghĩa, chỉ khác ngôn từ?
11) Tham dục (ràga) làm sự đo lường, sân làm sự đo lường, si làm sự đo lường. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối các vô lượng tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
12) Tham dục, bạch Thượng tọa, là một chướng ngại, sân là một chướng ngại, si là một chướng ngại. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối với các vô sở hữu tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này được trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
13) Tham dục, bạch Thượng tọa, tác thành tướng, sân tác thành tướng, si tác thành tướng. Ðối với Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, chúng bị đoạn tận, bị cắt đứt tận gốc rễ, bị làm như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Bạch Thượng tọa, đối với các vô tướng tâm giải thoát, bất động tâm giải thoát được xem là tối thượng. Nhưng bất động tâm giải thoát này trống không, không có tham; trống không, không có sân; trống không, không có si.
14) Ðây là pháp môn, bạch Thượng tọa, do pháp môn ấy, các pháp này là đồng nghĩa chỉ khác ngôn từ.
VIII. Nigantha (Ni-kiền-tử) (S.iv,297)
1-2) Lúc bấy giờ, Nigantha Nàtaputta đã đi đến Macchikàsanda với một đại chúng Nigantha.
3) Gia chủ Citta được nghe Nigantha Nàtaputta đã đi đến Macchikàsanda với một đại chúng Nigantha.
4) Rồi gia chủ Citta cùng với một số đông gia chủ khác đi đến Niganttha Nàtaputta; sau khi đến, nói lên những lời hỏi thăm xã giao, sau khi nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu liền ngồi xuống một bên.
5) Nigantha Nàtaputta nói với gia chủ Citta đang ngồi một bên:
-- Có phải, này Gia chủ, Ông tin tưởng vào lời dạy này của Sa-môn Gotama: "Có một định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ"?
-- Thưa Tôn giả, ở đây tôi không có đặt lòng tin vào Thế Tôn trong vấn đề: "Có một Thiền định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ".
6) Ðược nghe nói vậy, Nigantha Nàtaputta nhìn quanh hội chúng của mình và nói:
-- Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật chất trực là gia chủ Citta này! Thật không hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật không hư vọng là gia chủ Citta này! Ai nghĩ rằng tầm và tứ có thể đoạn diệt được tức là nghĩ rằng có thể trói được gió trong cái lưới. Ai nghĩ rằng tầm và tứ có thể đoạn diệt được tức là nghĩ rằng có thể dùng nắm tay của mình để chận đứng dòng nước sông Hằng.
7) -- Tôn giả nghĩ thế nào, thưa Tôn giả, cái gì thù thắng hơn, trí hay là lòng tin?
-- Này Gia chủ, trí thù thắng hơn lòng tin.
8) -- Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly dục, ly bất thiện pháp, tôi chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi làm tịnh chỉ các tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi đoạn tận hỷ... chứng và trú Thiền thứ ba. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi có thể đoạn tận lạc... chứng và trú Thiền thứ tư. Biết như vậy, thưa Tôn giả, thấy như vậy, tôi sẽ đi đến lòng tin đối với bất cứ vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn nào rằng: "Có Thiền định không tầm, không tứ, có sự đoạn diệt các tầm và tứ".
9) Khi nghe nói vậy, Nigantha Nàtaputta nhìn quanh hội chúng của mình và nói:
-- Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật không chất trực là gia chủ Citta này! Thật hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật hư vọng là gia chủ Citta này!
-- Thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: "Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật chất trực là gia chủ Citta này! Thật không hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật không hư vọng là gia chủ Citta này!". Và này, thưa Tôn giả, tôi hiểu lời nói của Tôn giả rằng: "Chư Tôn giả có thấy chăng? Thật không chất trực là gia chủ Citta này! Thật hư ngụy là gia chủ Citta này! Thật hư vọng là gia chủ Citta này!"
10) Thưa Tôn giả, nếu lời nói đầu tiên của Tôn giả là chơn chánh, thời lời nói sau của Tôn giả là hư ngụy. Thưa Tôn giả, nếu lời nói sau của Tôn giả là chơn chánh, thời lời nói đầu của Tôn giả là hư ngụy. Thưa Tôn giả, có mười câu hỏi hợp lý này, nếu Tôn giả hiểu ý nghĩa của chúng, thời Tôn giả đấm trả (patihareyyàsi) tôi một đấm cùng với chúng Nigantha. Một câu hỏi, một câu giải thích, một câu trả lời. Hai câu hỏi, hai câu giải thích, hai câu trả lời. Ba câu hỏi, ba câu giải thích, ba câu trả lời. Bốn câu hỏi, bốn câu giải thích, bốn câu trả lời. Năm câu hỏi, năm câu giải thích, năm câu trả lời. Sáu câu hỏi, sáu câu giải thích, sáu câu trả lời. Bảy câu hỏi, bảy câu giải thích, bảy câu trả lời. Tám câu hỏi, tám câu giải thích, tám câu trả lời. Chín câu hỏi, chín câu giải thích, chín câu trả lời. Mười câu hỏi, mười câu giải thích, mười câu trả lời.
11) Rồi gia chủ Citta không hỏi Nigantha Nàtaputta mười câu hỏi hợp lý này, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.
IX. Acela (Lõa thể) (S.iv,300)
1). ..
2) Lúc bấy giờ lõa thể Kassapa đã đi đến Macchikàsanda, một bạn cũ của gia chủ Citta khi còn là gia chủ.
3) Gia chủ Citta nghe lõa thể Kassapa, một bạn cũ của mình khi còn là gia chủ, đã đến Macchikàsanda.
Rồi gia chủ Citta đi đến lõa thể Kassapa; sau khi đến, nói lên với lõa thể Kassapa những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên.
4) Ngồi một bên, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
-- Tôn giả Kassapa, Tôn giả xuất gia đã bao lâu?
-- Này Gia chủ, ta đã xuất gia khoảng ba mươi năm.
5) -- Thưa Tôn giả, trong ba mươi năm ấy, Tôn giả có chứng được pháp thượng nhơn nào, tri kiến thù thắng nào xứng đáng bậc Thánh và được lạc trú?
-- Này Gia chủ, trong suốt ba mươi năm ấy, ta không chứng được và không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh, ngoại trừ sự lõa thể, sự trọc đầu, sự phủi bụi và đất cát (pàvàlanipphotana).
6) Khi nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với lõa thể Kassapa:
-- Thật là bất tư nghì, thật là hy hữu, chánh pháp được thuyết trong suốt ba mươi năm ấy, không chứng được, không được lạc trú một pháp thượng nhân nào, một tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh!
7) -- Này Gia chủ, đã bao lâu Ông làm người cư sĩ?
-- Thưa Tôn giả, tôi thành người cư sĩ đã được ba mươi năm.
8) -- Trong suốt ba mươi năm ấy, này Gia chủ, Ông có chứng được và được lạc trú pháp thượng nhân nào, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh?
-- Sao lại không vậy được, thưa Tôn giả! Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi ly dục, ly pháp bất thiện, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, tôi chỉ tịnh tầm và tứ... chứng và trú Thiền thứ hai. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, ly hỷ... tôi chứng và trú Thiền thứ ba. Nếu tôi muốn, thưa Tôn giả, đoạn tận lạc... tôi chứng và trú Thiền thứ tư. Nếu tôi mệnh chung sớm hơn Thế Tôn, thưa Tôn giả, không có gì lạ, nếu Thế Tôn sẽ nói về tôi như sau: "Không có một kiết sử nào, do bị trói buộc bởi kiết sử ấy, Citta trở lui tại thế giới này nữa".
9) Khi nghe nói vậy, lõa thể Kassapa nói với gia chủ Citta:
-- Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, Chánh pháp được khéo thuyết. Một gia chủ mặc áo trắng lại có thể chứng đạt được, lại có thể lạc trú pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh! Thưa Gia chủ, hãy cho tôi được xuất gia trong Pháp và Luật này. Hãy cho tôi thọ đại giới.
10) Rồi gia chủ Citta đưa lõa thể Kassapa đến một số Tỷ-kheo trưởng lão; sau khi đến, thưa với các Tỷ-kheo trưởng lão:
-- Bạch chư Thượng tọa, lõa thể Kassapa này là một người bạn của chúng con khi chúng con còn là gia chủ. Chư Thượng tọa hãy cho người này xuất gia, cho thọ đại giới. Con sẽ cố gắng cúng dường các vật liệu như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.
11) Lõa thể Kassapa được xuất gia trong Pháp và Luật này, được thọ đại giới. Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa sống một mình, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Không bao lâu vị ấy đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: đó là Vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, tự mình chứng tri với thượng trí, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
12) Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
X. Thăm Người Bệnh (S.iv,302)
1-2) Lúc bấy giờ, gia chủ Citta bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh.
3) Rồi số đông chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng tụ hội lại và nói với gia chủ Citta:
-- Này Gia chủ hãy nguyện: "Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương!"
Khi được nghe nói vậy, gia chủ Citta nói với chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng:
-- Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua.
4) Khi được nghe nói vậy, các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống nói với gia chủ Ciita:
-- Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung.
-- Tôi nói với các vị những gì khiến các vị nói với tôi: "Này Thiện gia nam tử, hãy an trú chánh niệm, chớ có nói lung tung"?
-- Này Thiện nam tử, vì Ông nói như sau: "Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua".
-- Vì rằng, chư Thiên các hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng đã nói với tôi như sau: "Này Gia chủ, hãy nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương'". Cho nên tôi mới trả lời với họ: 'Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua'".
5) -- Này Thiện gia nam tử, các chư Thiên ở hoa viên... các cây trong rừng đã quán thấy ý nghĩa gì mà nói với Ông: "Này Gia chủ hãy nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vua Chuyển luân Thánh vương""?
-- Các chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên trú ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy đã suy nghĩ như sau: "Gia chủ Citta này giữ giới, tánh thiện, nếu phát nguyện: 'Trong tương lai, ta sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương!" Tâm nguyện thanh tịnh, đúng pháp, sẽ làm cho thành công người trì giới, sẽ đem đến quả đúng pháp". Chư Thiên ở hoa viên, chư Thiên ở rừng, chư Thiên ở cây, chư Thiên ở rừng các dược thảo, các cây trong rừng ấy, do quán thấy ý nghĩa như vậy nên đã nói như sau: "Này Gia chủ, hãy phát nguyện: 'Trong tương lai ta làm vị Chuyển luân Thánh vương"". Do vậy, tôi nói với họ: "Cái ấy là vô thường, cái ấy là không thường hằng, cái ấy cần phải bỏ đi và vượt qua".
-- Này Thiện gia nam tử, hãy giáo giới cho chúng tôi.
-- Vậy các Ông cần phải học như sau: "Chúng tôi sẽ đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: 'Vị ấy là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn". Chúng tôi sẽ có đủ lòng tin bất động đối với Pháp: 'Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có kết quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu'. Chúng tôi sẽ có đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: 'Thiện hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Như lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Thanh tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng được tôn kính, đáng được cung kính, đáng được kính lễ, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời'. Tất cả những gì có thể đem cho trong gia tộc, tất cả phải đem cúng dường, phân phát cho những vị trì giới và có thiện tánh".
Như vậy, các Ông cần phải học tập.
7) Khi gia chủ Citta khiến cho các bạn bè thân hữu, các bà con huyết thống có tịnh tín đối với đức Phật, đối với Pháp, đối với chúng Tăng và khuyên họ bố thí, vị ấy liền mệnh chung.
Chapter VII. Connected Discourses with Citta
Translated by: Bhikkhu Boddhi
The Fetter
On one occasion a number of elder bhikkhus were dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove.
Now on that occasion, when the elder bhikkhus had returned from their alms round, after their meal they assembled in the pavilion and were sitting together when this conversation arose: “Friends, ‘the fetter’ and ‘the things that fetter’: are these things different in meaning and also different in phrasing, or are they one in meaning and different only in phrasing?”
Some elder bhikkhus answered thus: “Friends, ‘the fetter’ and ‘the things that fetter’ are different in meaning and also different in phrasing.” But some [other] elder bhikkhus answered thus: “Friends, ‘the fetter’ and ‘the things that fetter’ are one in meaning and different only in phrasing.”
Now on that occasion Citta the householder had arrived in Migapathaka on some business.285 [282] Then Citta the householder heard: “A number of elder bhikkhus, it is said, on returning from their alms round, had assembled in the pavilion after their meal and were sitting together when this conversation arose.…” Then Citta the householder approached those elder bhikkhus, paid homage to them, sat down to one side, and said to them: “I have heard, venerable sirs, that when a number of elder bhikkhus were sitting together this conversation arose: ‘Friends, “the fetter” and “the
things that fetter”: are these things different in meaning and also different in phrasing, or are they one in meaning and different only in phrasing?’”
“That is so, householder.”
“Venerable sirs, ‘the fetter’ and ‘the things that fetter’ are different in meaning and also different in phrasing. I will give you a simile for this, since some wise people here understand the meaning of a statement by means of a simile.
“Suppose, venerable sirs, a black ox and a white ox were yoked together by a single harness or yoke.286 Would one be speaking rightly if one were to say: ‘The black ox is the fetter of the white ox; the white ox is the fetter of the black ox’?” [283]
“No, householder. The black ox is not the fetter of the white ox nor is the white ox the fetter of the black ox, but rather the single harness or yoke by which the two are yoked together: that is the fetter there.”
“So too, friend, the eye is not the fetter of forms nor are forms the fetter of the eye, but rather the desire and lust that arise there in dependence on both: that is the fetter there. The ear is not the fetter of sounds ... The nose is not the fetter of odours … The tongue is not the fetter of tastes ... The body is not the fetter of tactile objects ... The mind is not the fetter of mental phenomena nor are mental phenomena the fetter of the mind, but rather the desire and lust that arises there in dependence on both: that is the fetter there.”
“It is a gain for you, householder, it is well gained by you, householder, in that you have the eye of wisdom that ranges over the deep Word of the Buddha.”
Isidatta (1)
On one occasion a number of elder bhikkhus were dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove. Then Citta the householder
approached those elder bhikkhus, paid homage to them, sat down to one side, and said to them: “Venerable sirs, let the elders consent to accept tomorrow’s meal from me.”
The elder bhikkhus consented by silence. [284] Then Citta the householder, having understood that the elders had consented, rose from his seat, paid homage to them, and departed, keeping them on his right.
When the night had passed, in the morning the elder bhikkhus dressed, took their bowls and outer robes, and went to the residence of Citta the householder. There they sat down on the appointed seats. Then Citta the householder approached the elder bhikkhus, paid homage to them, sat down to one side, and said to the venerable chief elder:
“Venerable Elder, it is said, ‘diversity of elements, diversity of elements.’ In what way, venerable sir, has the diversity of elements been spoken of by the Blessed One?”287
When this was said, the venerable chief elder was silent. A second time and a third time Citta the householder asked the same question, and a second time and a third time the venerable chief elder was silent.288
Now on that occasion the Venerable Isidatta was the most junior bhikkhu in that Sȧgha.289 Then the Venerable Isidatta said to the venerable chief elder: “Allow me, venerable elder, to answer Citta the householder’s question.”
“Answer it, friend Isidatta.”
“Now, householder, are you asking thus: ‘Venerable elder, it is said, “diversity of elements, diversity of elements.” In what way, venerable sir, has the diversity of elements been spoken of by the Blessed One?’” [285]
“Yes, venerable sir.”
“This diversity of elements, householder, has been spoken of by the Blessed One thus: the eye element, form element, eye-consciousness element ... the mind element, mental-phenomena element, mind- consciousness element. It is in this way, householder, that the diversity of elements has been spoken of by the Blessed One.”
Then Citta the householder, having delighted and rejoiced in the Venerable Isidatta’s words, with his own hand served and satisfied the elder bhikkhus with the various kinds of delicious food. When the elder bhikkhus had finished eating and had put away their bowls,290 they rose from their seats and departed.
Then the venerable chief elder said to the Venerable Isidatta: “It is good, friend Isidatta, that the answer to this question occurred to you. The answer did not occur to me. Therefore, friend Isidatta, whenever a similar question comes up at some other time, you should clear it up.”291
Isidatta (2)
(Opening as in the preceding sutta down to:) [286]
Then Citta the householder approached the elder bhikkhus, paid homage to them, sat down to one side, and said to the venerable chief elder:
“Venerable Elder, there are various views that arise in the world: ‘The world is eternal’ or ‘The world is not eternal’; or ‘The world is finite’ or ‘The world is infinite’; or ‘The soul and the body are the same’ or ‘The soul is one thing, the body is another’; or ‘The Tathāgata exists after death,’ or ‘The Tathāgata does not exist after death,’ or ‘The Tathāgata both exists and does not exist after death,’ or ‘The Tathāgata neither exists nor does not exist after death’—these as well as the sixty-two views mentioned in the Brahmajāla.292 Now when what exists do these views come to be? When what is nonexistent do these views not come to be?”
When this was said, the venerable chief elder was silent. A second time and a third time Citta the householder asked the same question, and a second time and a third time the venerable chief elder was silent.
Now on that occasion the Venerable Isidatta was the most junior bhikkhu in that Sarigha. Then the Venerable Isidatta said to the venerable chief elder: “Allow me, venerable elder, to answer Citta the householder’s question.”
“Answer it, friend Isidatta.” [287]
“Now, householder, are you asking thus: ‘Venerable elder, there are various views that arise in the world: “The world is eternal” …—these as well as the sixty-two speculative views mentioned in the Brahmajāla. Now when what exists do these views come to be? When what is nonexistent do these views not come to be?’”
“Yes, venerable sir.”
“As to the various views that arise in the world, householder, ‘The world is eternal’ …—these as well as the sixty-two speculative views mentioned in the Brahmajāla: when there is identity view, these views come to be; when there is no identity view, these views do not come to be.”
“But, venerable sir, how does identity view come to be?”
“Here, householder, the uninstructed worldling, who has no regard for the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who has no regard for the good persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He regards feeling as self ... perception as self ... volitional formations as self ... consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. It is in such a way that identity view comes to be.”
“And, venerable sir, how does identity view not come to be?”
“Here, householder, the instructed noble disciple, who has regard for the noble ones and is skilled and disciplined in their Dhamma, who has regard for the good persons and is skilled and disciplined in their Dhamma, does not regard form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He does not regard feeling as self … or perception as self … or volitional formations as self ... or consciousness as self ... or self as in consciousness. It is in such a way that identity view does not come to be.” [288]
“Venerable sir, where does Master Isidatta come from?” “I come from Avantı̄, householder.”
“There is, venerable sir, a clansman from Avantı̄ named Isidatta, an unseen friend of ours, who has gone forth. Has the venerable one ever met
him?”
“Yes, householder.”
“Where is that venerable one now dwelling, venerable sir?” When this was said, the Venerable Isidatta was silent.
“Is the master Isidatta?” “Yes, householder.”
“Then let Master Isidatta delight in the delightful Wild Mango Grove at Macchikāsaṇḍa. I will be zealous in providing Master Isidatta with robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites.”
“That is kindly said, householder.”
Then Citta the householder, having delighted and rejoiced in the Venerable Isidatta’s words, with his own hand served and satisfied the elder bhikkhus with the various kinds of delicious food. When the elder bhikkhus had finished eating and had put away their bowls, they rose from their seats and departed.
Then the venerable chief elder said to the Venerable Isidatta: “It is good, friend Isidatta, that the answer to this question occurred to you. The answer did not occur to me. Therefore, friend Isidatta, whenever a similar question comes up at some other time, you should clear it up.”
Then the Venerable Isidatta set his lodging in order and, taking bowl and robe, he left Macchikāsaṇḍa. When he left Macchikāsaṇḍa, he left for good and he never returned.293
Mahaka’s Miracle
On one occasion a number of elder bhikkhus were dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove. [289] Then Citta the householder approached those elder bhikkhus, paid homage to them, sat down to one side, and said to them: “Venerable sirs, let the elders consent to accept tomorrow’s meal from me in my cowshed.”
The elder bhikkhus consented by silence. Then Citta the householder, having understood that the elders had consented, rose from his seat, paid homage to them, and departed, keeping them on his right.
When the night had passed, in the morning the elder bhikkhus dressed, took their bowls and outer robes, and went to the cowshed of Citta the householder. There they sat down on the appointed seats.
Then Citta the householder, with his own hand, served and satisfied the elder bhikkhus with delicious milk-rice made with ghee. When the elder bhikkhus had finished eating and had put away their bowls, they rose from their seats and departed.
Then Citta the householder, having said, “Give away the remainder,” followed close behind the elder bhikkhus. Now on that occasion the heat was sweltering,294 and the elders went along as if their bodies were melting because of the food they had eaten.
Now on that occasion the Venerable Mahaka was the most junior bhikkhu in that Sarigha. Then the Venerable Mahaka said to the venerable chief elder: “It would be good, venerable elder, if a cool wind would blow, and a canopy of clouds would form, and the sky would drizzle.”
“That would be good, friend.”
Then the Venerable Mahaka performed such a feat of spiritual power
[290] that a cool wind blew, and a canopy of clouds formed, and the sky drizzled.
Then it occurred to Citta the householder: “Such is the spiritual power and might possessed by the most junior bhikkhu in this Sarigha!”
Then, when the Venerable Mahaka arrived at the monastery, he said to the venerable chief elder: “Is this much enough, Venerable Elder?”
“That’s enough, friend Mahaka. What’s been done is sufficient, friend Mahaka, what’s been offered is sufficient.”
Then the elder bhikkhus went to their dwellings and the Venerable Mahaka went to his own dwelling.
Then Citta the householder approached the Venerable Mahaka, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “It would be good, venerable sir, if Master Mahaka would show me a superhuman miracle of spiritual power.”
“Then, householder, spread your cloak upon the verandah and scatter a bundle of grass upon it.”
“Yes, venerable sir,” Citta the householder replied, and he spread his cloak upon the verandah and scattered a bundle of grass upon it.
Then, when he had entered his dwelling and shut the bolt, the Venerable Mahaka performed a feat of spiritual power such that a flame shot through the keyhole and the chink of the door and burnt the grass but not the cloak.295 Citta the householder shook out his cloak and stood to one side, shocked and terrified.
Then the Venerable Mahaka came out of his dwelling and said to Citta the householder: “Is this much enough, householder?” [291]
“That’s enough, Venerable Mahaka. What’s been done is sufficient, Venerable Mahaka, what’s been offered is sufficient. Let Master Mahaka delight in the delightful Wild Mango Grove at Macchikāsaṇḍa. I will be zealous in providing Master Mahaka with robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites.”
“That is kindly said, householder.”
Then the Venerable Mahaka set his lodging in order and, taking bowl and robe, he left Macchikāsaṇḍa. When he left Macchikāsaṇḍa, he left for good and he never returned.
Kāmabhū (1)
On one occasion the Venerable Kāmabhū was dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove. Then Citta the householder approached the Venerable Kāmabhū, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Kāmabhū then said to him: “This has been said, householder:
“‘With faultless wheel and a white awning, The one-spoked chariot rolls.
See it coming, trouble-free,
The stream cut, without bondage.’296
How, householder, should the meaning of this brief statement be understood in detail?”
“Was this stated by the Blessed One, venerable sir?” “Yes, householder.”
“Then wait a moment, venerable sir, while I consider its meaning.”
Then, after a moment’s silence, Citta the householder said to the Venerable Kāmabhū: [292]
“‘Faultless’: this, venerable sir, is a designation for the virtues. ‘White awning’: this is a designation for liberation. ‘One spoke’: this is a designation for mindfulness. ‘Rolls’: this is a designation for going forward and returning. ‘Chariot’: this is a designation for this body consisting of the four great elements, originating from mother and father, built up out of rice and gruel, subject to impermanence, to being worn and rubbed away, to breaking apart and dispersal.
“Lust, venerable sir, is trouble; hatred is trouble; delusion is trouble. For a bhikkhu whose taints are destroyed, these have been abandoned, cut off at the root, made like palm stumps, obliterated so that they are no more subject to future arising. Therefore the bhikkhu whose taints are destroyed is called ‘trouble-free. ’ The ‘one who is coming’ is a designation for the arahant.
“‘The stream’: this, venerable sir, is a designation for craving. For a bhikkhu whose taints are destroyed, this has been abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising. Therefore the bhikkhu whose taints are destroyed is called ‘one with the stream cut.’
“Lust, venerable sir, is bondage; hatred is bondage; delusion is bondage. For a bhikkhu whose taints are destroyed, these have been abandoned, cut
off at the root, made like palm stumps, obliterated so that they are no more subject to future arising. Therefore the bhikkhu whose taints are destroyed is called ‘one no more in bondage.’
“Thus, venerable sir, when it was said by the the Blessed One: “‘With faultless wheel and a white awning,
The one-spoked chariot rolls. See it coming, trouble-free,
The stream cut, without bondage’—
it is in such a way that I understand in detail the meaning of what was stated by the Blessed One in brief.”
“It is a gain for you, householder, it is well gained by you, householder, in that you have the eye of wisdom that ranges over the deep Word of the Buddha.” [293]
Kāmabhū (2)
On one occasion the Venerable Kāmabhū was dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove. Then Citta the householder approached the Venerable Kāmabhū, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Venerable sir, how many kinds of formations are there?”297
“There are, householder, three kinds of formations: the bodily formation, the verbal formation, and the mental formation.”298 “Good, venerable sir,” Citta the householder said. Then, having delighted and rejoiced in the Venerable Kāmabhū’s statement, he asked him a further question: “But, venerable sir, what is the bodily formation? What is the verbal formation? What is the mental formation?”
“In-breathing and out-breathing, householder, are the bodily formation; thought and examination are the verbal formation; perception and feeling are the mental formation.”
“Good, venerable sir,” Citta the householder said. Then ... he asked him a further question: “But, venerable sir, why are in-breathing and out-breathing the bodily formation? Why are thought and examination the verbal formation? Why are perception and feeling the mental formation?”
“Householder, in-breathing and out-breathing are bodily, these things are dependent upon the body; that is why in-breathing and out-breathing are the bodily formation. First one thinks and examines, then afterwards one breaks into speech; that is why thought and examination are the verbal formation. Perception and feeling are mental, these things are dependent upon the mind; that is why perception and feeling are the mental formation.”
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, how does the attainment of the cessation of perception and feeling come about?”299
“Householder, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, it does not occur to him: ‘I will attain the cessation of perception and feeling,’ or ‘I am attaining the cessation of perception and feeling,’ or ‘I have attained the cessation of perception and feeling’; [294] but rather his mind has previously been developed in such a way that it leads him to such a state.”300
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, which of these things ceases first in him: the bodily formation, the verbal formation, or the mental formation?”
“Householder, when a bhikkhu is attaining the cessation of perception and feeling, first the verbal formation ceases, after that the bodily formation, and after that the mental formation.”301
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, what is the difference between one who is dead and gone, and a bhikkhu who has attained the cessation of perception and feeling?”
“Householder, in the case of one who is dead and gone, the bodily formation has ceased and subsided, the verbal formation has ceased and subsided, the mental formation has ceased and subsided; his vitality is
extinguished, his physical heat has been dissipated, and his faculties are fully broken up. In the case of a bhikkhu who has attained the cessation of perception and feeling, the bodily formation has ceased and subsided, the verbal formation has ceased and subsided, the mental formation has ceased and subsided; but his vitality is not extinguished, his physical heat has not been dissipated, and his faculties are serene.302 This is the difference between one who is dead and gone, and a bhikkhu who has attained the cessation of perception and feeling.”
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, how does emergence from the cessation of perception and feeling come about?”
“Householder, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, it does not occur to him: ‘I will emerge from the attainment of the cessation of perception and feeling,’ or ‘I am emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling,’ or ‘I have emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling’; but rather his mind has previously been developed in such a way that it leads him to such a state.”303 [295]
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, which of these things arises first in him: the bodily formation, the verbal formation, or the mental formation?”
“Householder, when a bhikkhu is emerging from the attainment of the cessation of perception and feeling, first the mental formation arises, after that the bodily formation, and after that the verbal formation.”304
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, how many kinds of contact touch him?”
“Householder, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, three kinds of contact touch him: emptiness-contact, signless-contact, undirected-contact.” 305
Saying, “Good, venerable sir,”… he then asked him a further question: “Venerable sir, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, towards what does his mind slant, slope, and incline?”
“Householder, when a bhikkhu has emerged from the attainment of the cessation of perception and feeling, his mind slants, slopes, and inclines towards seclusion.”306
“Good, venerable sir,” Citta the householder said. Then, having delighted and rejoiced in the Venerable Kāmabhū’s statement, he asked him a further question: “Venerable sir, how many things are helpful for the attainment of the cessation of perception and feeling?”
“Indeed, householder, you are asking last what should have been asked first; but still I will answer you. For the attainment of the cessation of perception and feeling, two things are helpful: serenity and insight.”307
Godatta
On one occasion the Venerable Godatta was dwelling at Macchikāsaṇḍa in the Wild Mango Grove. [296] Then Citta the householder approached the Venerable Godatta, paid homage to him, and sat down to one side. The Venerable Godatta then said to him as he was sitting to one side:308
“Householder, the measureless liberation of mind, the liberation of mind by nothingness, the liberation of mind by emptiness, and the signless liberation of mind: are these things different in meaning and also different in phrasing, or are they one in meaning and different only in phrasing?”
“There is a method, venerable sir, by which these things are different in meaning and also different in phrasing, and there is a method by which they are one in meaning and different only in phrasing.
“And what, venerable sir, is the method by which these things are different in meaning and also different in phrasing? Here a bhikkhu dwells pervading one quarter with a mind imbued with lovingkindness, likewise
the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with lovingkindness, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. He dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion … with a mind imbued with altruistic joy … with a mind imbued with equanimity, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere, and to all as to himself, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with equanimity, vast, exalted, measureless, without hostility, without ill will. This is called the measureless liberation of mind.309
“And what, venerable sir, is the liberation of mind by nothingness? Here, by completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that ‘there is nothing,’ a bhikkhu enters and dwells in the base of nothingness. This is called the liberation of mind by nothingness.310
“And what, venerable sir, is the liberation of mind by emptiness? Here a bhikkhu, gone to the forest or to the foot of a tree or to an empty hut, reflects thus: ‘Empty is this of self [297] or of what belongs to self.’ This is called the liberation of mind by emptiness.311
“And what, venerable sir, is the signless liberation of mind? Here, with nonattention to all signs, a bhikkhu enters and dwells in the signless concentration of mind. This is called the signless liberation of mind.312
“This, venerable sir, is the method by which these things are different in meaning and also different in phrasing.313 And what, venerable sir, is the method by which these things are one in meaning and different only in phrasing?
“Lust, venerable sir, is a maker of measurement, hatred is a maker of measurement, delusion is a maker of measurement. For a bhikkhu whose taints are destroyed, these have been abandoned, cut off at the root, made like palm stumps, obliterated so that they are no more subject to future arising. To whatever extent there are measureless liberations of mind, the unshakable liberation of mind is declared the chief among them.314 Now
that unshakable liberation of mind is empty of lust, empty of hatred, empty of delusion.
“Lust, venerable sir, is a something, hatred is a something, delusion is a something.315 For a bhikkhu whose taints are destroyed, these have been abandoned, cut off at the root, made like palm stumps, obliterated so that they are no more subject to future arising. To whatever extent there are liberations of mind by nothingness, the unshakable liberation of mind is declared the chief among them. Now that unshakable liberation of mind is empty of lust, empty of hatred, empty of delusion.
“Lust, venerable sir, is a maker of signs, hatred is a maker of signs, delusion is a maker of signs.316 For a bhikkhu whose taints are destroyed, these have been abandoned, cut off at the root, made like palm stumps, obliterated so that they are no more subject to future arising. To whatever extent there are signless liberations of mind, the unshakable liberation of mind is declared the chief among them. Now that unshakable liberation of mind is empty of lust, empty of hatred, empty of delusion.
“This, venerable sir, is the method by which these things are one in meaning and different only in phrasing.”317
“It is a gain for you, householder, it is well gained by you, householder, in that you have the eye of wisdom that ranges over the deep Word of the Buddha.”
Niganṭha Nātaputta
Now on that occasion Nigaṇṭha Nātaputa had arrived at Macchikāsaṇḍa
[298] together with a large retinue of nigạ̣has.318 Citta the householder heard about this and, together with a number of lay followers, approached Nigaṇṭha Nātaputta.319 He exchanged greetings with Nigaṇṭha Nātaputta and, when they had concluded their greetings and cordial talk, sat down to one side. Nigaṇṭha Nātaputta then said to him: “Householder, do you have faith in the ascetic Gotama when he says: ‘There is a concentration without
thought and examination, there is a cessation of thought and examination’?”320
“In this matter, venerable sir, I do not go by faith in the Blessed One321 when he says: ‘There is a concentration without thought and examination, there is a cessation of thought and examination. ’”
When this was said, Nigaṇṭha Nātaputta looked up proudly322 towards his own retinue and said: “See this, sirs! How straightforward is this Citta the householder! How honest and open! One who thinks that thought and examination can be stopped might imagine he could catch the wind in a net or arrest the current of the river Ganges with his own fist.”
“What do you think, venerable sir, which is superior: knowledge or faith?”
“Knowledge, householder, is superior to faith.”
“Well, venerable sir, to whatever extent I wish, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I enter and dwell in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. [299] Then, to whatever extent I wish, with the subsiding of thought and examination, I enter and dwell in the second jhāna…. Then, to whatever extent I wish, with the fading away as well of rapture…I enter and dwell in the third jhāna…. Then, to whatever extent I wish, with the abandoning of pleasure and pain…I enter and dwell in the fourth jhāna.
“Since I know and see thus, venerable sir, in what other ascetic or brahmin need I place faith regarding the claim that there is a concentration without thought and examination, a cessation of thought and examination?”
When this was said, Nigaṇṭha Nātaputta looked askance at his own retinue and said: “See this, sirs! How crooked is this Citta the householder! How fraudulent and deceptive!”
“Just now, venerable sir, we understood you to say: ‘See this, sirs! How straightforward is this Citta the householder! How honest and open!’—yet now we understand you to say: ‘See this, sirs! How crooked is this Citta the
householder! How fraudulent and deceptive!’ If your former statement is true, venerable sir, then your latter statement is false, while if your former statement is false, then your latter statement is true.
“Further, venerable sir, these ten reasonable questions come up. When you understand their meaning, then you might respond to me along with your retinue.323 One question, one synopsis, one answer. Two questions, two synopses, two answers. Three … four … five … six … seven … [300] eight … nine … ten questions, ten synopses, ten answers.”
Then Citta the householder rose from his seat and departed without having asked Nigaṇṭha Nātaputta these ten reasonable questions.324
The Naked Asetic Kassapa
Now on that occasion the naked ascetic Kassapa, who in lay life had been an old friend of Citta the householder, had arrived in Macchikāsaṇḍa. Citta the householder heard about this and approached the naked ascetic Kassapa. He exchanged greetings with him and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:
“How long has it been, Venerable Kassapa, since you went forth?” “It has been thirty years, householder, since I went forth.”
“In these thirty years, venerable sir, have you attained any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones,325 any dwelling in comfort?”
“In these thirty years since I went forth, householder, I have not attained any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, no dwelling in comfort, but only nakedness, and the shaven head, and the brush for cleaning my seat.”326
When this was said, Citta the householder said to him: “It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! How well expounded is the Dhamma327 in that, after thirty years, [301] you have not attained any
superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, no dwelling in comfort, but only nakedness, and the shaven head, and the brush for cleaning your seat.”
“But, householder, how long has it been it since you became a lay follower?”
“In my case too, venerable sir, it has been thirty years.”
“In these thirty years, householder, have you attained any superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, any dwelling in comfort?”
“How could I not, venerable sir?328 For to whatever extent I wish, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I enter and dwell in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. Then, to whatever extent I wish, with the subsiding of thought and examination, I enter and dwell in the second jhāna…. Then, to whatever extent I wish, with the fading away as well of rapture…I enter and dwell in the third jhāna…. Then, to whatever extent I wish, with the abandoning of pleasure and pain…I enter and dwell in the fourth jhāna. Further, if I were to die before the Blessed One does, it would not be surprising if the Blessed One were to declare of me: ‘There is no fetter bound by which Citta the householder could return to this world.’”329
When this was said, the naked ascetic Kassapa said to Citta the householder: “It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! How well expounded is the Dhamma, in that a layman clothed in white can attain a superhuman distinction in knowledge and vision worthy of the noble ones, a dwelling in comfort. [302] May I receive the going forth in this Dhamma and Discipline, may I receive the higher ordination?”
Then Citta the householder took the naked ascetic Kassapa to the elder bhikkhus and said to them: “Venerable sirs, this naked ascetic Kassapa is an old friend of ours from lay life. Let the elders give him the going forth, let them give him the higher ordination. I will be zealous in providing him with robes, almsfood, lodging, and medicinal requisites.”
Then the naked ascetic Kassapa received the going forth in this Dhamma and Discipline, he received the higher ordination. And soon, not long after his higher ordination, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Kassapa, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.” And the Venerable Kassapa became one of the arahants.
Seeing the Sick
Now on that occasion Citta the householder was sick, afflicted, gravely ill. Then a number of park devatās, grove devatās, tree devatās, and devatās dwelling in medicinal herbs and forest giants assembled and said to Citta the householder: “Make a wish, householder, thus: ‘May I become a wheel- turning monarch in the future!’”
When this was said, Citta the householder said to those devatās: “That too is impermanent; that too is unstable; one must abandon that too and pass on.”
When this was said, Citta the householder’s friends and companions, relatives and kinsmen, said to him: [303] “Set up mindfulness, master. Don’t babble.”
“What did I say that makes you speak to me thus.”
“You said to us: ‘That too is impermanent; that too is unstable; one must abandon that too and pass on.’”
“That was because park devatās, grove devatās, tree devatās, and devatās dwelling in medicinal herbs and forest giants assembled and said to me: ‘Make a wish, householder, thus: “May I become a wheel-turning monarch in the future!”’ And I said to them: ‘That too is impermanent; that too is unstable; one must abandon that too and pass on.’”
“What advantage do those devatās see, master, that they speak to you thus?”
“It occurs to those devatās: ‘This Citta the householder is virtuous, of good character. If he should wish: “May I become a wheel-turning monarch in the future!”—as he is virtuous, this wish of his would succeed because of its purity. The righteous king of righteousness will provide righteous offerings.’330 Seeing this advantage, those devatās assembled and said: ‘Make a wish, householder, thus: “May I become a wheel-turning monarch in the future!”’ And I said to them: ‘That too is impermanent; that too is unstable; one must abandon that too and pass on.’”
“Then exhort us too, householder.”
“Therefore, you should train yourselves thus: [304] ‘We will be possessed of confirmed confidence in the Buddha thus: “The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.”
“‘We will be possessed of confirmed confidence in the Dhamma thus: “The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.”
“‘We will be possessed of confirmed confidence in the Sarigha thus: “The Sarigha of the Blessed One’s disciples is practising the good way, practising the straight way, practising the true way, practising the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Sarigha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.”
“‘Whatever there may be in our family that can be given away, all that we will share unreservedly with the virtuous ones who are of good character.’ It is in such a way that you should train yourselves.”
Then, having inspired confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sarigha among his friends and colleagues, his relatives and kinsmen, and having exhorted them in generosity,331 Citta the householder passed away.
[305]
1