Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Sáu - Tương Ưng Moggalāna

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Với Tầm (S.iv,262)
1) Một thời Tôn giả Mahà Moggalàna trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Ở đấy, Tôn giả Mahà Moggalàna gọi các Tỷ-kheo:
-- Này chư Hiền Tỷ-kheo.
-- Thưa Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggalàna.
3) Tôn giả Mahà Moggalàna nói như sau:
-- Ở đây, này chư Hiền, trong khi tôi độc cư Thiền tịnh, tâm tưởng tư duy như sau được khởi lên nơi tôi: "Thiền thứ nhất, Thiền thứ nhất", được gọi là như vậy. Thế nào là Thiền thứ nhất?
4) -- Này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Ðây gọi là Thiền thứ nhất.
5) Rồi này chư Hiền, tôi ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với dục (kàma) được tác ý và hiện hành (samudàcaranti).
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Thiền thứ nhất. Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Thiền thứ nhất! Hãy nhứt tâm vào Thiền thứ nhất".
7) Rồi này chư Hiền, trong một thời gian khác, tôi chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm có tứ.
8) Này chư Hiền, nếu ai nói một cách chơn chánh: "Vị đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng được đại thắng trí", người ấy sẽ nói về tôi như sau: "Mahà Moggahàna là người đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng được đại thắng trí".
II. Không Tầm (S.iv,263)
1-2). ..
3) -- "Thiền thứ hai, Thiền thứ hai", được nói đến như vậy. Thế nào là Thiền thứ hai?
4) Và này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo làm cho tịnh chỉ các tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm". Ðây gọi là Thiền thứ hai.
5) Rồi này chư Hiền, tôi làm cho tịnh chỉ các tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm. Này chư Hiền, khi tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với tầm được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Thiền thứ hai. Này Bà-la-môn, hãy đặt tâm vào Thiền thứ hai! Hãy nhứt tâm vào Thiền thứ hai! Hãy định tâm vào Thiền thứ hai!"
7) Rồi này chư Hiền, trong một thời gian khác, tôi chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhứt tâm.
8) (Như đoạn 8 của kinh trên).
III. Với Lạc (S.iv,264)
1-2). ..
3) -- "Thiền thứ ba, Thiền thứ ba", như vậy được nói đến. Như thế nào là Thiền thứ ba?
4) Rồi này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba". Ðây gọi là Thiền thứ ba.
5) Rồi này chư Hiền, tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với hỷ được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Thiền thứ ba! Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Thiền thứ ba! Hãy nhứt tâm vào Thiền thứ ba! Hãy định tâm vào Thiền thứ ba!"
7) Rồi này chư Hiền, trong một thời gian khác, tôi ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
8) (Như đoạn 8 của kinh trước)
IV. Xả (S.iv,265)
1-2). ..
3) -- "Thiền thứ tư, Thiền thứ tư", như vậy được nói đến. Như thế nào là Thiền thứ tư?
4) Này chư Hiền, rồi tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo xả khổ, xả lạc, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh". Ðây gọi là Thiền thứ tư.
5) Rồi này chư Hiền, tôi xả khổ, xả lạc, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với lạc được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Thiền thứ tư. Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Thiền thứ tư! Hãy nhứt tâm vào Thiền thứ tư! Hãy định tâm vào Thiền thứ tư!"
7) Rồi này chư Hiền, trong một thời gian khác, tôi xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.
8) (Như đoạn 8 của kinh trên).
V. Hư Không (S.iv,266)
1-2). ..
3) -- "Không vô biên xứ, Không vô biên xứ", như vậy được nói đến. Thế nào là Không vô biên xứ?
4) Này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, tôi biết rằng: ‘Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ". Ðây gọi là Không vô biên xứ.
5) Rồi này chư Hiền, đoạn tận sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, tôi biết rằng Hư không là vô biên, chứng và trú Không vô biên xứ. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với sắc được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Không vô biên xứ! Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Không vô biên xứ! Hãy nhứt tâm vào Không vô biên xứ! Hãy định tâm vào Không vô biên xứ!"
7) Rồi này chư Hiền, trong một thời gian khác, vượt qua sắc tưởng một cách hoàn toàn, chấm dứt đối ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, tôi biết rằng Hư không là vô biên, chứng và trú Không vô biên xứ.
8) (Như đoạn 8 của kinh trên).
VI. Thức (S.iv,266)
1-2). ..
3) -- "Thức vô biên xứ, Thức vô biên xứ", như vậy được nói đến. Thế nào là Thức vô biên xứ?
4) Này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: ‘Thức là vô biên’, chứng và trú Thức vô biên xứ". Ðây gọi là Thức vô biên xứ.
5) Rồi này chư Hiền, vượt qua Không vô biên xứ, tôi biết rằng Thức là vô biên, chứng và trú Thức vô biên xứ... Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với Không vô biên xứ được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Thức vô biên xứ! Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Thức vô biên xứ! Hãy nhứt tâm vào Thức vô biên xứ! Hãy định tâm vào Thức vô biên xứ!"
7) Rồi này chư Hiền,sau một thời gian, tôi vượt qua Không vô biên xứ, biết rằng Thức là vô biên, chứng và trú Thức vô biên xứ.
8) (Như đoạn 8 của kinh trên).
VII. Vô Sở Hữu Xứ (S.iv,267)
1-2). ..
3) -- "Vô sở hữu xứ, Vô sở hữu xứ", như vậy được nói đến. Thế nào là Vô sở hữu xứ?
4) Này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, biết rằng: ‘Không có sự vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ". Này chư Hiền, đây gọi là Vô sở hữu xứ.
5) Rồi này chư Hiền, sau khi vượt qua Thức vô biên xứ, tôi biết rằng không có sự vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với Thức vô biên xứ được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Vô sở hữu xứ. Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Vô sở hữu xứ! Hãy nhứt tâm vào Vô sở hữu xứ! Hãy định tâm vào Vô sở hữu xứ!"
7) Rồi này chư Hiền, sau một thời gian, vượt qua Thức vô biên xứ, tôi biết rằng không có sự vật gì, chứng và trú Vô sở hữu xứ.
8) (Như đoạn 8 của kinh trên).
VIII. Phi Tưởng (S.iv,268)
1-2). ..
3) -- "Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ", như vậy được nói đến. Thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng xứ?
4) Rồi này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Ðây gọi là Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
5) Rồi này chư Hiền, tôi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, các tưởng câu hữu với Vô sở hữu xứ được tác ý và hiện hành.
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Phi tưởng phi phi tưởng xứ! Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ! Hãy nhứt tâm vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ! Hãy định tâm vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ!"
7) Rồi này chư Hiền, sau một thời gian, tôi vượt qua Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
8) (Như số 8 của kinh trước).
IX. Vô Tướng (S.iv,268)
1-2). ..
3) -- "Vô tướng tâm định, Vô tướng tâm định" (animitto cete samàdhi), như vậy được nói đến. Thế nào là Vô tướng tâm định?
4) Và này chư Hiền, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định". Ðây gọi là Vô tướng tâm định.
5) Rồi này chư Hiền, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và an trú Vô tướng tâm định. Này chư Hiền, do tôi trú với an trú này, (tôi đạt được) thức tùy thuận tướng (nimittànusarivinnànam).
6) Rồi này chư Hiền, Thế Tôn với thần thông đi đến tôi và nói như sau: "Này Moggalàna, này Moggalàna, chớ có phóng dật Vô tướng tâm định! Này Moggalàna, hãy đặt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy nhứt tâm vào Vô tướng tâm định! Hãy định tâm vào Vô tướng tâm định!"
7) Rồi này chư Hiền, sau một thời gian, tôi không tác ý tất cả tướng, chứng và trú Vô tướng tâm định.
8) Này chư Hiền, nếu ai có nói một cách chơn chánh: "Vị đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng và đạt thắng trí". Người ấy sẽ nói về tôi như sau: "Moggalàna là người đệ tử được bậc Ðạo Sư hỗ trợ, chứng và đạt thắng trí".
X. Sakka (Ðế-thích) (S.iv,269)
1) Một thời Tôn giả Mahà Moggalàna trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, như vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra trước mặt chư Thiên ở Tàvatimsa (Tam thập Tam thiên).
I
3) Rồi Thiên chủ Sakka cùng với 500 chư Thiên đi đến Tôn giả Mahà Moggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggalàna rồi đứng một bên.
4) Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Thiên chủ Sakka đang đứng một bên:
-- Lành thay, này Thiên chủ, là quy y Phật. Do nhân quy y Phật, này Thiên chủ, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Thiên chủ, là quy y pháp. Do nhân quy y Pháp, này Thiên chủ, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Thiên chủ, là quy y chúng Tăng. Do nhân quy y chúng Tăng, này Thiên chủ, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
5) -- Lành thay, này Hiền giả Moggalàna, là quy y Phật. Do nhân quy y Phật, này Hiền giả Moggalàna, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Hiền giả Moggalàna, là quy y Pháp, này Hiền giả Moggalàna... là quy y chúng Tăng. Do nhân quy y chúng Tăng, thưa Hiền giả Moggalàna, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
6-7-8) Thiên chủ Sakka với 600 chư Thiên...
9-10-11) Thiên chủ Sakka với 700 chư Thiên...
12-13-14) Thiên chủ Sakka với 800 chư Thiên...
15-16-17) Thiên chủ Sakka với 8000 chư Thiên... (giống như số 3,4,5 như trên, với những thay đổi cần thiết)...
II
18) Rồi Thiên chủ Sakka với 500 chư Thiên đi đến Tôn giả Mahà Moggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Moggalàna rồi đứng một bên.
19) Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Thiên chủ Sakka đang đứng một bên:
-- Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động (avecca pasàdena) đối với đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, này Thiên chủ, như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Thiên chủ, là lòng tin bất động đối với Pháp: Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động như vậy đối với Pháp, này Thiên chủ, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: Tế hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Thanh tịnh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đáng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng, này Thiên chủ, ở đây, một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ hoàn toàn các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị phá hoại, không bị lấm tấm, không bị ô nhiễm, đem lại giải thoát, được người trí tán thán, không bị ô nhiễm (bởi tham và si), đưa đến Thiền định. Do nhân đầy đủ các giới được các bậc Thánh ái kính, này Thiên chủ, như vậy ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
20) -- Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, thưa Hiền giả Moggalàna, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, này Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp: Ðây là pháp được Thế Tôn khéo giảng... được người có trí tự mình giác hiểu. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp, thưa Hiền giả Moggalàna, ở đây một số chúng sinh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng Tăng: Tế hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn... là vô thượng phước điền ở đời. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với chúng đệ tử của Thế Tôn, thưa Hiền giả Moggalàna, như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ các giới được các bậc Thánh ái kính, không bị phá hủy... đưa đến Thiền định. Do nhân đầy đủ các giới được các bậc Thánh ái kính, thưa Hiền giả Moggalàna, như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
21-23) Rồi Thiên chủ Sakka với 600 chư Thiên...
24-26) Rồi Thiên chủ Sakka với 700 chư Thiên...
27-29) Rồi Thiên chủ Sakka với 800 chư Thiên...
30) Rồi Thiên chủ Sakka với 8000 chư Thiên đi đến Tôn giả Mahà Moggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggalàna rồi đứng một bên.
31) Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Thiên chủ Sakka đang đứng một bên:
-- Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
32) -- Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật... được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.
III
33) Rồi Thiên chủ Sakka cùng với 500 chư Thiên đi đến Tôn giả Mahà Moggalàna...
34) Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Thiên chủ Sakka đang đứng một bên:
-- Lành thay, này Thiên chủ, là quy y Phật. Do nhân quy y Phật, này Thiên chủ, như vậy ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp hơn chư Thiên khác: thiên thọ mạng, thiên sắc, thiên an lạc, thiên danh dự, thiên thù thắng, thiên sắc, thiên thanh, thiên hương, thiên vị, thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ, là sự quy y Pháp. Do nhân quy y Pháp, này Thiên chủ, như vậy ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp lợi hơn các chư Thiên khác: thiên thọ mạng... thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ, là quy y Tăng. Do nhân quy y Tăng, này Thiên chủ, như vậy, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp lợi hơn các chư Thiên khác: thiên thọ mạng... thiên xúc.
35) -- Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là quy y Phật... thiên xúc (như trên).
36-38) Rồi Thiên chủ Sakka với 600 Thiên nhơn...
39-41) Rồi Thiên chủ Sakka với 700 Thiên nhơn...
42-44) Rồi Thiên chủ Sakka với 800 Thiên nhơn...
45-47) Rồi Thiên chủ Sakka với 8000 Thiên nhơn...
IV
48) Rồi Thiên chủ Sakka với 500 Thiên nhơn đi đến Tôn giả Mahà Moggalàna; sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Mahà Moggalàna rồi đứng một bên.
49) Rồi Tôn giả Mahà Moggalàna nói với Thiên chủ Sakka đang đứng một bên:
-- Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri... Thế Tôn. Do nhân đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật, ở đây một số chúng sanh, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Họ có được 10 pháp lợi hơn các chư Thiên khác: thiên thọ mạng... thiên xúc. Lành thay, này Thiên chủ, là đầy đủ lòng tin bất động đối với Pháp... lòng tin bất động đối với chúng Tăng... là đầy đủ các giới được bậc Thánh ái kính... thiên xúc.
50) -- Lành thay, thưa Hiền giả Moggalàna, là đầy đủ lòng tin bất động đối với đức Phật... thiên xúc.
51-53) Rồi Thiên chủ Sakka với 600 chư Thiên...
54-56) Rồi Thiên chủ Sakka với 700 chư Thiên...
57-60) Rồi Thiên chủ Sakka với 800 chư Thiên...
61-63) Rồi Thiên chủ Sakka với 8000 chư Thiên... thiên xúc.
XI. Candana (S.iv,280)
1-63) Rồi Thiên tử Candana...
1-63) Rồi Thiên tử Suyàma...
1-63) Rồi Thiên tử Santusita...
1-63) Rồi Thiên chủ Sunimmita...
1-63) Rồi Thiên tử Vasavatti...

Chapter VI. Connected Discourses with Moggallāna

Translated by: Bhikkhu Boddhi

1 The First Jhāna

On one occasion the Venerable Mahāmoggallāna was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. [263] There the Venerable Mahāmoggallāna addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus!”276
“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Mahāmoggallāna said this:
“Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the first jhāna, the first jhāna.” What now is the first jhāna?’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, a bhikkhu enters and dwells in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion. This is called the first jhāna.’
“Then, friends, secluded from sensual pleasures, secluded from unwholesome states, I entered and dwelt in the first jhāna…. While I dwelt therein perception and attention accompanied by sensuality assailed me.277
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the first jhāna. Steady your mind in the first jhāna, unify your mind in the first jhāna, concentrate your mind in the first jhāna.’ Then, friends, on a later occasion, secluded from sensual pleasures, secluded from
unwholesome states, I entered and dwelt in the first jhāna, which is accompanied by thought and examination, with rapture and happiness born of seclusion.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge278 with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
2 The Second Jhāna
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the second jhāna, the second jhāna.” What now is the second jh̄na?’279
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, [264] with the subsiding of thought and examination, a bhikkhu enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. This is called the second jhāna.’
“Then, friends, with the subsiding of thought and examination, I entered and dwelt in the second jhāna…. While I dwelt therein perception and attention accompanied by thought and examination assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the second jhāna. Steady your mind in the second jhāna, unify your mind in the second jhāna, concentrate your mind in the second jhāna.’ Then, on a later occasion, with the subsiding of thought and examination, I entered and dwelt in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the
Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
3 The Third Jhāna
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the third jhāna, the third jhāna.” What now is the third jhāna?’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, with the fading away as well of rapture, a bhikkhu dwells equanimous and, mindful and clearly comprehending, he experiences happiness with the body; he enters and dwells in the third jhāna of which the noble ones declare: “He is equanimous, mindful, one who dwells happily.” This is called the third jhāna.’
“Then, friends, with the fading away as well of rapture ... I entered and dwelt in the third jhāna…. While I dwelt therein perception and attention accompanied by rapture assailed me. [265]
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the third jhāna. Steady your mind in the third jhāna, unify your mind in the third jhāna, concentrate your mind in the third jhāna.’ Then, on a later occasion, with the fading away as well of rapture, I dwelt equanimous and, mindful and clearly comprehending, I experienced happiness with the body; I entered and dwelt in the third jhāna of which the noble ones declare: ‘He is equanimous, mindful, one who dwells happily. ’
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
4 The Fourth Jhāna
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the fourth jhāna, the fourth jhāna.” What now is the fourth jhāna?’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, a bhikkhu enters and dwells in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity. This is called the fourth jhāna.’
“Then, friends, with the abandoning of pleasure and pain ... I entered and dwelt in the fourth jhāna…. While I dwelt therein perception and attention accompanied by happiness assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the fourth jhāna. Steady your mind in the fourth jhāna, unify your mind in the fourth jhāna, concentrate your mind in the fourth jhāna.’ Then, on a later occasion, with the abandoning of pleasure and pain, and with the previous passing away of joy and displeasure, [266] I entered and dwelt in the fourth jhāna, which is neither painful nor pleasant and includes the purification of mindfulness by equanimity.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
5 The Base of the Infinity of Space
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the base of the infinity of space, the base of the infinity of space.” What now is the base of the infinity of space?’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, with the complete transcendence of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with nonattention to perceptions of diversity, aware that
“space is infinite,” a bhikkhu enters and dwells in the base of the infinity of space. This is called the base of the infinity of space.’
“Then, friends, with the complete transcendence of perceptions of forms
... I entered and dwelt in the base of the infinity of space. While I dwelt therein perception and attention accompanied by forms assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the base of the infinity of space. Steady your mind in the base of the infinity of space, unify your mind in the base of the infinity of space, concentrate your mind in the base of the infinity of space.’ Then, on a later occasion, with the complete transcendence of perceptions of forms, with the passing away of perceptions of sensory impingement, with nonattention to perceptions of diversity, aware that ‘space is infinite, ’ I entered and dwelt in the base of the infinity of space.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
6 The Base of the Infinity of Consciousness
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the base of the infinity of consciousness, the base of the infinity of consciousness.” What now is the base of the infinity of consciousness?’ [267]
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, by completely transcending the base of the infinity of space, aware that “consciousness is infinite,” a bhikkhu enters and dwells in the base of the infinity of consciousness. This is called the base of the infinity of consciousness.’
“Then, friends, by completely transcending the base of the infinity of space, aware that ‘consciousness is infinite,’ I entered and dwelt in the base of the infinity of consciousness. While I dwelt therein perception and attention accompanied by the base of the infinity of space assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the base of the infinity of consciousness. Steady your mind in the base of the infinity of consciousness, unify your mind in the base of the infinity of consciousness, concentrate your mind in the base of the infinity of consciousness.’ Then, on a later occasion, by completely transcending the base of the infinity of space, aware that ‘consciousness is infinite,’ I entered and dwelt in the base of the infinity of consciousness.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
7 The Base of Nothingness
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the base of nothingness, the base of nothingness.” What now is the base of nothingness?’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, by completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that “there is nothing,” a bhikkhu enters and dwells in the base of nothingness. This is called the base of nothingness.’
“Then, friends, by completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that ‘there is nothing,’ I entered and dwelt in the base of nothingness. While I dwelt therein perception and attention accompanied by the base of the infinity of consciousness assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the base of nothingness. Steady your mind in the base of nothingness, [268] unify your mind in the base of nothingness, concentrate your mind in the base of nothingness.’ Then, on a later occasion, by
completely transcending the base of the infinity of consciousness, aware that ‘there is nothing,’ I entered and dwelt in the base of nothingness.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
8 The Base of Neither-Perception-Nor-Nonperception
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the base of neither-perception-nor-nonperception, the base of neither-perception-nor-nonperception.” What now is the base of neither-perception-nor-nonperception? ’
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, by completely transcending the base of nothingness, a bhikkhu enters and dwells in the base of neither- perception-nor-nonperception. This is called the base of neither-perception- nor-nonperception.’
“Then, friends, by completely transcending the base of nothingness, I entered and dwelt in the base of neither-perception-nor-nonperception. While I dwelt therein perception and attention accompanied by the base of nothingness assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the base of neither-perception-nor-nonperception. Steady your mind in the base of neither-perception-nor-nonperception, unify your mind in the base of neither-perception-nor-nonperception, concentrate your mind in the base of neither-perception-nor-nonperception.’ Then, on a later occasion, by completely transcending the base of nothingness, I entered and dwelt in the base of neither-perception-nor-nonperception.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
9 The Signless
… “Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “the signless concentration of mind, the signless concentration of mind.” What now is the signless concentration of mind?’280
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, [269] by nonattention to all signs, a bhikkhu enters and dwells in the signless concentration of mind. This is called the signless concentration of mind.’
“Then, friends, by nonattention to all signs, I entered and dwelt in the signless concentration of mind. While I dwelt therein my consciousness followed along with signs.281
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent, brahmin, regarding the signless concentration of mind. Steady your mind in the signless concentration of mind, unify your mind in the signless concentration of mind, concentrate your mind in the signless concentration of mind.’ Then, on a later occasion, by nonattention to all signs, I entered and dwelt in the signless concentration of mind.
“If, friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”
10 Sakka
I
On one occasion the Venerable Mahāmoggallāna was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahāmoggallāna disappeared from Jeta’s Grove and reappeared among the
Tāvatiṃsa devas. Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with five hundred devatās. [270] Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
“Good, lord of the devas, is the going for refuge to the Buddha. Because of going for refuge to the Buddha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world. Good, lord of the devas, is the going for refuge to the Dhamma. Because of going for refuge to the Dhamma, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world. Good, lord of the devas, is the going for refuge to the Sarigha. Because of going for refuge to the Sarigha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
“Good, Sir Moggallāna, is the going for refuge to the Buddha … to the Dhamma … to the Sarigha. Because of going for refuge to the Sarigha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with six hundred devatās … seven hundred devatās … eight hundred devatās … eighty thousand devat̄s.282 Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
(The conversation is exactly the same as above.) [271]
II
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with five hundred devatās. Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
“Good, lord of the devas, is the possession of confirmed confidence in the Buddha thus:283 ‘The Blessed One is an arahant, fully enlightened,
accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ Because of possessing confirmed confidence in the Buddha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.
“Good, lord of the devas, is the possession of confirmed confidence in the Dhamma thus: [272] ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’ Because of possessing confirmed confidence in the Dhamma, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.
“Good, lord of the devas, is the possession of confirmed confidence in the Sarigha thus: ‘The Sarigha of the Blessed One’s disciples is practising the good way, practising the straight way, practising the true way, practising the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Sarigha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ Because of possessing confirmed confidence in the Sarigha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.
“Good, lord of the devas, is the possession of the virtues dear to the noble ones, unbroken, untorn, unblemished, unmottled, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. Because of possessing the virtues dear to the noble ones, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
“Good, Sir Moggallāna, is the possession of confirmed confidence in the Buddha ... the possession of confirmed confidence in the Dhamma … the possession of confirmed confidence in the Sȧgha ... [273] … the possession of the virtues dear to the noble ones, unbroken ... leading to concentration. Because of possessing the virtues dear to the noble ones, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world.”
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with six hundred devatās … seven hundred devatās … eight hundred devatās … eighty thousand devatās. Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
(As above.) [274]
III
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with five hundred devatās. Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
“Good, lord of the devas, is the going for refuge to the Buddha. Because of going for refuge to the Buddha, some beings here, [275] with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world. They surpass other devas in ten respects: in celestial life span, in celestial beauty, in celestial happiness, in celestial fame, in celestial sovereignty, and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.
“Good, lord of the devas, is the going for refuge to the Dhamma … the going for refuge to the Sarigha. Because of going for refuge to the Sȧgha ... and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.”
“Good, Sir Moggallāna, is the going for refuge to the Buddha … to the Dhamma … to the Sarigha. Because of going for refuge to the Sȧgha ... and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.”
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with six hundred devatās … seven hundred devatās… [276] … eight hundred devatās … eighty thousand devatās. Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
(As above.)
IV
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with five hundred devatās. Having approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. [277] The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
“Good, lord of the devas, is the possession of confirmed confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is … teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ Because of possessing confirmed confidence in the Buddha, some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world. They surpass other devas in ten respects: in celestial life span, in celestial beauty, in celestial happiness, in celestial fame, in celestial sovereignty, and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.
“Good, lord of the devas, is the possession of confirmed confidence in the Dhamma thus ... the possession of confirmed confidence in the Sarigha thus ... Good, lord of the devas, is the possession of the virtues dear to the noble ones, unbroken … leading to concentration. Because of possessing the virtues dear to the noble ones ... and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.”
“Good, Sir Moggallāna, is the possession of confirmed confidence in the Buddha ... the possession of confirmed confidence in the Dhamma … the possession of confirmed confidence in the Sȧgha ... [278] … the possession of the virtues dear to the noble ones, unbroken ... leading to concentration. Because of possessing the virtues dear to the noble ones some beings here, with the breakup of the body, after death, are reborn in a good destination, in a heavenly world. They surpass other devas in ten respects: in celestial life span, in celestial beauty, in celestial happiness, in celestial fame, in celestial sovereignty, and in celestial forms, sounds, odours, tastes, and tactile objects.”
Then Sakka, lord of the devas, approached the Venerable Mahāmoggallāna together with six hundred devatās … seven hundred devatās … eight hundred devatās … eighty thousand devatās. Having
approached, he paid homage to the Venerable Mahāmoggallāna and stood to one side. The Venerable Mahāmoggallāna then said to him:
(As above.) [279–80]
11 Candana
Then Candana, a young deva…. Then Suyāma, a young deva…. Then Santusita, a young deva…. Then Sunimmita, a young deva…. Then Vasavatti, a young deva….
(To be elaborated in full exactly as in §10.)284
[281]
1



Close
Close