Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

3. Kinh Ambaṭṭha (A-ma-trú)

Dịch giả: Thích Minh Châu



Tụng phẩm thứ nhất

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang du hành tại nước Kosala (Câu-tát-la), cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị và đến tại một làng Bà-la-môn ở Kosala tên là Icchānaṅkala. Tại đây, Thế Tôn ở tại Icchānaṅkala trong khu rừng tên là Icchānaṅkala.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti ở tại Ukkattha, một chỗ dân cư đông đúc, cây cỏ, ao nước, ngũ cốc phong phú, vốn là đất đai của vua, sau vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cấp cho để hưởng một phần lợi tức.

2. Bà-la-môn Pokkharasāti nghe đồn: Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Sākya (Thích ca), nay đang du hành tại nước Kosala, cùng với Ðại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đã đến Icchānaṅkala, ở tại Icchānaṅkala trong khu rừng tên là Icchānaṅkala. Những tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Ngài đã tự chứng ngộ thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, tự chứng ngộ rồi hiển thị cho mọi loài được biết, Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh. Nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy thì rất quý".

3. Lúc bấy giờ, thanh niên Ambaṭṭha (A-ma-trú) là đệ tử của Bà-la-môn Pokkharasāti, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trì chú thuật, tinh thông ba tập Vệ-đà với tự vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ năm là các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðại nhân tướng. Vị này độc đáo về ba minh và được công nhận như vậy khiến các thân giáo sư phải nói: "Ðiều gì ta biết, ngươi cũng biết; điều gì ngươi biết, ta cũng biết".

4. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Pokkharasāti nói với thanh niên Ambaṭṭha: "Này Ambaṭṭha thân yêu, Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích ca, nay đang du hành tại nước Kosala, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị, đã đến tại Icchānaṅkala trú tại Icchānaṅkala. Những tiếng đồn tốt đẹp sau đây được truyền đi về Sa-môn Gotama: "Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, ... Phật, Thế Tôn.

Ngài đã chứng ngộ thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, tự chứng ngộ rồi hiển thị cho mọi loài được biết. Ngài thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, trình bày phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, thanh tịnh. Nếu được yết kiến một vị A-la-hán như vậy thì rất quý".

Này Ambaṭṭha thân yêu, hãy đi đến gặp Sa-môn Gotama, và tìm hiểu lời đồn về Tôn giả Gotama là như vậy hay không phải như vậy. Nhờ vậy, chúng ta sẽ được biết về Tôn giả Gotama".

5. - Làm thế nào con được biết về Tôn giả Gotama, được biết lời đồn về Tôn giả Gotama như vậy là đúng hay không, có phải Tôn giả Gotama là như vậy, hay không phải như vậy?

- Ambaṭṭha thân yêu, theo truyền thống của chúng ta về ba mươi hai tướng của vị đại nhân, những ai có ba mươi hai tướng ấy sẽ chọn trong hai con đường, không có đường nào khác. Nếu là tại gia, sẽ thành vị Chuyển luân Thánh vương chinh phục mọi quốc độ, đầy đủ bảy châu báu.

Bảy món báu này là xe báu, voi báu, ngựa báu, ma ni báu, ngọc nữ báu, cư sĩ báu và thứ bảy là tướng quân báu. Và vị này có hơn một ngàn con trai, là những vị anh hùng, oai phong lẫm liệt, chiến thắng ngoại quân. Vị này sống, thống lãnh quả đất cùng tận cho đến đại dương, và trị vì với chánh pháp, không dùng gậy, không dùng dao. Nếu vị này xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị này sẽ chứng quả A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, quét sạch mê lầm ở đời. Này Ambaṭṭha thân yêu, ta đã cho con chú thuật. Con đã nhận những chú thuật ấy.

6. - Thưa vâng. Thanh niên Ambaṭṭha vâng theo lời của Bà-la-môn Pokkharasāti, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Bà-la-môn Pokkharasāti, hướng thân về phía hữu, cỡi xe ngựa cái và cùng một số đông thanh niên khác đi đến khu rừng Icchānaṅkala. Ði xe đến chỗ không còn đi được xe, Ambaṭṭha liền xuống xe đi bộ và đến tại tịnh xá.

7. Lúc bấy giờ một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành ngoài trời. Thanh niên Ambaṭṭha liền đến các Tỷ-kheo ấy và hỏi: "Các Hiền giả, nay Tôn gả Gotama ở tại chỗ nào? Chúng tôi đến đây để yết kiến Tôn giả Gotama".

8. Các Tỷ-kheo liền nghĩ: "Thanh niên Ambaṭṭha này thuộc một gia đình có danh tiếng, là đệ tử của Bà-la-môn Pokkharasāti, một vị cũng có danh tiếng. Một cuộc đối thoại như vậy giữa Thế Tôn và con một quý tộc như vậy, không có khó khăn gì". Những Tỷ-kheo ấy nói với thanh niên Ambaṭṭha: "Này Ambaṭṭha, tịnh xá đóng cửa kia là chỗ ở của Ngài. Hãy đến đó một cách yên lặng, không vượt qua hành lang, đằng hắng và gõ vào thanh cửa, Thế Tôn sẽ mở cửa cho ông".

9. Thanh niên Ambaṭṭha liền đi đến tịnh xá đóng cửa ấy một cách yên lặng, không vượt quá hành lang, đằng hắng và gõ vào thanh cửa. Thế Tôn mở cửa và thanh niên Ambaṭṭha bước vào. Các thanh niên khác cũng bước theo, nói những lời chào đón hỏi thăm xã giao với Thế Tôn và ngồi xuống một bên, còn thanh niên Ambaṭṭha thời đi qua đi lại, thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Thế Tôn đang ngồi, hay đứng lại thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Thế Tôn đang ngồi.

10. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Có phải, đối với các bậc Bà-la-môn trưởng lão, đứng tuổi, các bậc giáo sư và tổ sư, ngươi cũng nói chuyện như vậy, như ngươi đã đi qua lại thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Ta đang ngồi, hay đứng lại thốt ra những lời hỏi thăm nhát gừng trong khi Ta đang ngồi?

- Không phải vậy, này Gotama. Phải đi mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang đi. Phải đứng mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang đứng. Phải ngồi mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang ngồi. Phải nằm mà nói chuyện với một vị Bà-la-môn, này Gotama, nếu vị ấy đang nằm. Chỉ với những vị Sa-môn hèn hạ, trọc đầu, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân của bà con ta, thì ta mới nói chuyện như vậy, như với ngươi, Gotama".

11. - Này Ambaṭṭha, hình như ngươi đến đây với một ý định gì? Ngươi hãy khéo tác ý đến mục đích đã đưa ngươi đến đây. Thanh niên Ambaṭṭha này thật vô giáo dục, dầu nó tự cho là có giáo dục. Như vậy là vô giáo dục, có gì khác nữa!

12. Thanh niên Ambaṭṭha bị Thế Tôn gọi là vô giáo dục như vậy, liền phẫn nộ, tức tối, muốn nhục mạ Thế Tôn, phỉ báng Thế Tôn, công kích Thế Tôn, và nghĩ: "Sa-môn Gotama có ác ý đối với ta", liền nói với Thế Tôn:

- Này Gotama, thô bạo là dòng họ Thích ca; này Gotama, ác độc là dòng họ Thích ca; này Gotama, khinh suất là dòng họ Thích ca; này Gotama hung dữ là dòng họ Thích ca. Là đê tiện, thuộc thành phần đê tiện, dòng họ Thích ca không kính nhường Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi dòng họ Thích ca này, những hạng đê tiện, thuộc thành phần đê tiện lại không kính nhường Bà-la-môn, không cung kính Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn.

Như vậy, thanh niên Ambaṭṭha lần đầu tiên đã buộc tội dòng họ Thích ca là đê tiện.

13. - Này Ambaṭṭha, dòng họ Thích ca đã làm gì phật lòng ngươi?

- Này Gotama, một thời ta đi đến Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) có việc phải làm cho thầy ta là Bà-la-môn Pokkharasāti, và đến tại công hội trường của dòng họ Thích. Lúc bấy giờ một số đông dòng họ Thích ca và thanh niên Thích ca đang ngồi trên ghế cao tại công hội trường. Chúng cười với nhau, dùng ngón tay thọc cù nôn với nhau, ta nghĩ chắc chắn ta là mục tiêu cho chúng đùa giỡn với nhau, lại không ai mời ta ngồi. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp, khi chúng Thích ca này là những hạng đê tiện, thuộc thành phần đê tiện lại không kính nhường Bà-la-môn, không cung kính Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không cúng dường Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn .

Như vậy thanh niên Ambaṭṭha lần thứ hai đã buộc tội dòng họ Thích ca là đê tiện.

14. - Này Ambaṭṭha, cũng như con chim cáy, con chim cáy con có thể tự hát thỏa thích trong tổ của nó. Này Ambaṭṭha, Kapilavatthu thuộc dòng họ Thích ca. Thật không xứng để cho Ambaṭṭha phải phật lòng vì một vấn đề nhỏ mọn này.

15. - Này Gotama, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá và Thủ-đà-la. Này Gotama, trong bốn giai cấp này, ba giai cấp Sát-đế-lỵ, Phệ-xá và Thủ-đà-la là để hầu hạ hạng Bà-la-môn. Này Gotama, như vậy thật không phải lẽ, thật không đúng pháp khi chúng Thích-ca này là những hạng đê tiện, thuộc thành phần đê tiện, lại không kính nhường Bà-la-môn, không cung kính Bà-la-môn, không lễ bái Bà-la-môn, không tôn trọng Bà-la-môn .

Như vậy, thanh niên Ambaṭṭha lần thứ ba đã buộc tội dòng họ Thích ca là đê tiện.

16. Lúc bấy giờ Thế Tôn nghĩ: "Thanh niên Ambaṭṭha này đã phỉ báng dòng họ Thích-ca đê tiện một cách quá đáng. Nay ta phải hỏi dòng họ của nó". Rồi Thế Tôn hỏi thanh niên Ambaṭṭha:

- Dòng họ ngươi là gì?

- Này Gotama, dòng họ ta là Kaṇhāyana.

- Này Ambaṭṭha, nếu theo phụ mẫu hệ của ngươi về quá khứ, thời dòng họ Thích ca là thầy của ngươi. Và ngươi là con của một nữ tỳ của dòng họ Thích ca. Này thanh niên Ambaṭṭha, tổ tiên của Thích ca là vua Okkāka.

Thuở xưa, này Ambaṭṭha, vua Okkāka muốn trao vương vị cho hoàng tử con bà hoàng hậu chính mà vua thương yêu, bèn đuổi ra khỏi nước những người con đầu của mình là Okkāmukha, Karakaṇḍu, Hatthiniya, Sīnipura. Bị tẩn xuất khỏi nước, những hoàng tử này đến sống tại một khu rừng lớn bên một hồ nước, trên sườn núi Hy-mã-lạp sơn. Vì sợ huyết thống của mình bị lẫn lộn với huyết thống khác, các vị hoàng tử này ăn nằm với những người chị của mình.

- Này Ambaṭṭha, một hôm vua Okkāka nói với vị đại thần tùy tùng: "Này các khanh, các hoàng tử hiện nay ở đâu?" - "Bạch Ðại vương, có một khu rừng lớn, bên một hồ nước trên sườn núi Hy-mã-lạp-sơn. Nay các hoàng tử ở tại chỗ ấy. Các hoàng tử, vì sợ huyết thống của mình lẫn lộn huyết thống khác nên ăn nằm với những người chị của mình".

- Này Ambaṭṭha, vua Okkāka liền cảm hứng thốt lời tụng hân hoan: "Các hoàng tử thật là những Sākya (cứng như lõi cây sồi), các hoàng tử thật là những Sākya xuất chúng". Này Ambaṭṭha, từ đó trở đi, các hoàng tử được gọi là Sākya và vua Okkāka là vua tổ của dòng họ Thích-ca.

Này Ambaṭṭha, vua ấy có một nữ tỳ tên là Disā. Nữ tỳ này sinh hạ một người con da đen. Vừa mới sinh, Kaṇha liền nói: "Này mẹ, hãy rửa cho con; này mẹ hãy tắm cho con; này mẹ hãy gội sạch đồ bất tịnh này. Và con sẽ giúp ích cho mẹ".

Này Ambaṭṭha, cũng như hiện nay người ta thấy ác quỷ thì gọi là “ác quỷ”, thời ấy họ gọi ác quỷ là “kaṇha (đen đủi, xấu ác)”. Chúng nói như thế này: "Ðứa trẻ này, vừa mới được sanh đã nói, một Kaṇha vừa mới được sanh, một ác quỷ vừa mới được sanh ". Này Ambaṭṭha, từ đó trở đi chữ Kaṇhāyana được biết đến. Và Kaṇha là tổ phụ của dòng họ Kaṇhāyana. Này Ambaṭṭha, nếu theo phụ mẫu hệ của ngươi về quá khứ, thời dòng họ Thích-ca là thầy của ngươi, và ngươi là con một nữ tỳ của dòng họ Thích ca.

17. Khi Thế Tôn nói vậy, những thanh niên nói với Thế Tôn:

- Này Gotama, chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambaṭṭha là con một nữ tỳ. Này Gotama, thanh niên Ambaṭṭha sinh vào quý tộc, thanh niên Ambaṭṭha thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambaṭṭha là bậc đa văn, thanh niên Ambaṭṭha là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambaṭṭha là nhà bác học, thanh niên Ambaṭṭha có thể biện luận với Tôn giả Gotama về vấn đề này.

18. Thế Tôn liền nói với những thanh niên ấy.

- Nếu những thanh niên các ngươi nghĩ: "Thanh niên Ambaṭṭha không được sanh vào quý tộc, thanh niên Ambaṭṭha không thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambaṭṭha không phải là bậc đa văn, thanh niên Ambaṭṭha không phải là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambaṭṭha không phải là nhà bác học, thanh niên Ambaṭṭha không thể biện luận với Tôn giả Gotama về vấn đề này", thời thanh niên Ambaṭṭha hãy đứng ra một bên và để các thanh niên biện luận với Ta về vấn đề này.

Nếu các ngươi nghĩ: "Thanh niên Ambaṭṭha được sanh vào quý tộc, thanh niên Ambaṭṭha thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambaṭṭha là bậc đa văn, thanh niên Ambaṭṭha là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambaṭṭha là nhà bác học, thanh niên Ambaṭṭha có thể biện luận với Gotama về vấn đề này", thời các ngươi hãy đứng ra một bên và để thanh niên Ambaṭṭha biện luận với ta về vấn đề này.

19. - Này Gotama, thanh niên Ambaṭṭha được sanh vào quý tộc, thanh niên Ambaṭṭha thuộc con nhà danh giá, thanh niên Ambaṭṭha là bậc đa văn, thanh niên Ambaṭṭha là nhà hùng biện giỏi, thanh niên Ambaṭṭha là nhà bác học, thanh niên Ambaṭṭha có thể biện luận với Tôn giả Gotama về vấn đề này. Chúng tôi sẽ đứng im lặng. Thanh niên Ambaṭṭha sẽ cùng với Gotama biện luận về vấn đề này.

20. Thế Tôn liền nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Này Ambaṭṭha, câu hỏi hợp lý này được đem ra hỏi ngươi dầu không muốn, ngươi cũng phải trả lời. Nếu ngươi không trả lời, hoặc trả lời tránh qua một vấn đề khác, hoặc giữ im lặng, hoặc bỏ đi, thời ngay tại chỗ, đầu ngươi sẽ bị bể ra làm bảy mảnh.

Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các Bà-la-môn, trưởng lão, tôn túc, giáo sư và tổ sư nói đến nguồn gốc của dòng họ Kaṇhāyana không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kaṇhāyana?

Nghe nói vậy thanh niên Ambaṭṭha giữ im lặng. Lần thứ hai Thế Tôn nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Này Ambaṭṭha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các nguồn gốc của dòng họ Kaṇhāyana không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kaṇhāyana?

Lần thứ hai thanh niên Ambaṭṭha giữ im lặng. Thế Tôn lại nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Ambaṭṭha, nay ngươi phải trả lời, nay không phải thời ngươi giữ im lặng nữa. Này Ambaṭṭha ai được Thế Tôn hỏi đến lần thứ ba một câu hỏi hợp lý mà không trả lời, thời đầu của người ấy sẽ bị bể ra làm bảy mảnh tại chỗ.

21. Lúc bấy giờ, thần Dạ xoa Vajirapāṇi đang cầm một chùy sắt to lớn, cháy đỏ, sáng chói đứng trên đầu của thanh niên Ambaṭṭha với ý định: "Nếu Thế Tôn hỏi đến lần thứ ba, một câu hỏi hợp lý mà thanh niên Ambaṭṭha không trả lời, thời ta sẽ đánh bể đầu nó ra làm bảy mảnh".

Chỉ có Thế Tôn và thanh niên Ambaṭṭha mới thấy thần Dạ xoa Vajirapāṇi. Thanh niên Ambaṭṭha thấy vị thần ấy liền sợ hãi, hoảng hốt, lông dựng ngược, chỉ tìm sự che chở nơi Thế Tôn, chỉ tìm sự hỗ trợ nơi Thế Tôn, liền cúi rạp mình xuống và bạch Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama đã nói gì? Mong Tôn giả Gotama nói lại cho.

- Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có nghe các vị Bà-la-môn, trưởng lão, tôn túc, giáo sư và tổ sư nói đến nguồn gốc của dòng họ Kaṇhāyana không? Ai là tổ phụ của dòng họ Kaṇhāyana?

- Tôn giả Gotama, con đã có nghe, đúng như Tôn giả Gotama đã nói. Chính từ đó nguồn gốc của dòng họ Kaṇhāyana. Vị ấy là tổ phụ của dòng họ Kaṇhāyana.

22. Khi nghe nói vậy, các thanh niên liền la hét lớn:

- Người ta nói thanh niên Ambaṭṭha là tiện sanh, người ta nói thanh niên Ambaṭṭha là con dòng không phải quý phái; người ta nói thanh niên Ambaṭṭha là con một nữ tỳ của dòng họ Thích-ca; người ta nói dòng họ Thích-ca là chủ của thanh niên Ambaṭṭha. Chúng tôi không nghĩ rằng Sa-môn Gotama mà lời nói bao giờ cũng chân thực, lại không phải là người có thể tin được.

23. Lúc bấy giờ Thế Tôn nghĩ rằng: "Các thanh niên đã phỉ báng quá đáng thanh niên Ambaṭṭha là con một nữ tỳ rồi. Nay Ta hãy giải tỏa cho Ambaṭṭha". Rồi Thế Tôn nói với các thanh niên:

- Các thanh niên, các ngươi chớ có phỉ báng quá đáng thanh niên Ambaṭṭha là con một nữ tỳ. Kaṇha ấy trở thành một tu sĩ vĩ đại. Vị này đi về miền Nam, học các chú thuật Phạm thiên, rồi về yết kiến vua Okkāka và yêu cầu gả công chúa Khuddarūpī cho mình. Vua Okkāka vừa giận, vừa tức, mắng rằng: "Ngươi là ai, con đứa nữ tỳ của ta mà dám xin con gái Khuddarūpī của ta", và vua liền lắp tên vào cung. Nhưng vua không thể bắn tên đi, cũng không thể cất mũi tên xuống.

Khi bấy giờ, các thanh niên thị giả, các đại thần và tùy tùng đến thưa với ẩn sĩ Kaṇha: - "Ðại đức, hãy để cho vua an toàn! Ðại đức, hãy để cho vua được an toàn!"

- "Nhà vua sẽ được an toàn, và nếu nhà vua bắn mũi tên xuống đất, thời toàn thể quốc độ nhà vua sẽ bị hạn, khô héo!"

- "Ðại đức hãy để cho vua được an toàn! Hãy để cho quốc độ được an toàn!"

- "Nhà vua sẽ được an toàn, quốc độ sẽ được an toàn! Nhưng nếu nhà vua bắn tên lên trời, thời toàn thể quốc độ sẽ không mưa trong bảy năm!"

- "Ðại đức, hãy để cho nhà vua được an toàn, hãy để cho quốc độ được an toàn! Và hãy để cho trời mưa!"

- "Nhà vua sẽ được an toàn, quốc độ sẽ được an toàn và trời sẽ mưa. Nhưng vua hãy nhắm cây cung đến phía thái tử. Một sợi lông của thái tử cũng sẽ được an toàn!".

Khi bấy giờ, các thị giả trẻ tuổi, các đại thần nói với Okkāka: "Okkāka hãy nhắm cây cung đến phía thái tử. Một sợi lông của thái tử sẽ được an toàn".

Vua Okkāka nhắm cây cung đến phía thái tử và một sợi lông của thái tử cũng được an toàn. Vua Okkāka hoảng sợ, khiếp đảm sự trừng phạt, thuận cho con gái Maddarūpī. Này các thanh niên, chớ có phỉ báng thanh niên Ambaṭṭha một cách quá đáng là con của một nữ tỳ. Kaṇha là một vị ẩn sĩ vĩ đại.

24. Khi bấy giờ, Như Lai nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Ambaṭṭha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Một thanh niên Sát-đế-lỵ cưới một thiếu nữ Bà-la-môn . Do sự sum họp ấy, một người con trai được sinh. Một người sanh từ một thanh niên Sát-đế-lỵ và một thiếu nữ Bà-la-môn có thể thọ lãnh chỗ ngồi hay nước giữa những người Bà-la-môn không?

- Tôn giả Gotama, có thể thọ lãnh.

- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng món đồ ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng cho thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?

- Tôn giả Gotama, có mời.

- Và những người Bà-la-môn có dạy các chú thuật hay không?

- Tôn giả Gotama, có dạy.

- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng hay mở cửa?

- Tôn giả Gotama, mở cửa.

- Và những người Sát-đế-lỵ có quán đảnh cho người ấy để thành một Sát-đế-lỵ không?

- Tôn giả Gotama, thưa không.

- Tại sao không?

- Vì nó không được sinh (là Sát-đế-lỵ) từ mẫu hệ.

25. - Ambaṭṭha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây một thanh niên Bà-la-môn cưới một thiếu nữ Sát-đế-lỵ. Do sự sum họp này, một người con trai được sanh. Một người sanh từ một thanh niên Bà-la-môn và một thiếu nữ Sát-đế-lỵ có thể thọ lãnh chỗ ngồi hay nước giữa những Bà-la-môn hay không?

- Tôn giả Gotama, có thể thọ lãnh.

- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng các món ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng theo thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?

- Tôn giả Gotama, có mời.

- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?

- Tôn giả Gotama, có dạy.

- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?

- Tôn giả Gotama, chúng mở cửa.

- Và những người Sát-đế-lỵ có làm lễ quán đỉnh cho người ấy để thành một Sát-đế-lỵ không?

- Tôn giả Gotama, thưa không.

- Tại sao vậy?

- Tôn giả Gotama, vì không được sinh (là Sát-đế-lỵ) từ phụ hệ.

26. - Này Ambaṭṭha, nếu so sánh đàn bà với đàn bà, đàn ông với đàn ông, thì giai cấp Sát-đế-lỵ là ưu, Bà-la-môn là liệt. Này Ambaṭṭha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây, giả sử do một nguyên nhân gì những người Bà-la-môn cạo đầu một người Bà-la-môn, đánh người ấy với một bị tro, tẩn xuất ngươi ấy ra khỏi nước hay thành phố. Người ấy có được thọ lãnh chỗ ngồi và nước giữa những người Bà-la-môn không?

- Tôn giả, không được.

- Và những người Bà-la-môn, có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết hay dùng các món ăn cúng dường, hay đồ ăn cúng cho thiên thần hay đồ ăn gửi đến như một tặng phẩm không?

- Tôn giả Gotama, không có mời.

- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?

- Tôn giả Gotama, không dạy.

- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?

- Tôn giả Gotama, đóng cửa.

27. - Ambaṭṭha, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây giả sử do một nguyên nhân gì, những người Sát-đế-lỵ cạo đầu một người Sát-đế-lỵ, đánh người ấy với một bị tro, tẩn xuất người ấy ra khỏi nước hay thành phố, người ấy có được thọ lãnh chỗ ngồi và nước uống giữa những người Bà-la-môn không?

- Tôn giả Gotama, được thọ lãnh.

- Và những người Bà-la-môn có mời người ấy dự tiệc cúng cho người chết, hay dùng những món ăn cúng dường, hoặc đồ ăn cúng cho thiên thần, hay đồ ăn gửi đến như những tặng phẩm không?

- Tôn giả Gotama, có mời.

- Và những người Bà-la-môn có dạy người ấy các chú thuật không?

- Tôn giả Gotama, có dạy:

- Có đóng cửa giữa người ấy với những người đàn bà của chúng, hay mở cửa?

- Tôn giả Gotama, mở cửa.

- Này Ambaṭṭha, đến như vậy là sự đọa lạc tột cùng của người Sát-đế-lỵ, đã bị những người Sát-đế-lỵ cạo đầu, đánh người ấy với một bị tro, tẩn xuất người ấy ra khỏi nước hay thành phố, như vậy, này Ambaṭṭha, khi người Sát-đế-lỵ bị đọa lạc tột cùng, các Sát-đế-lỵ vẫn giữ phần ưu thắng và các Bà-la-môn vẫn ở địa vị hạ liệt.

28. - Này Ambaṭṭha, bài kệ này do Phạm thiên Sanaṅkumāra thuyết:

"Ðối với chúng sanh tin tưởng ở giai cấp, Sát-đế-lỵ chiếm địa vị tối thắng ở nhân gian. Những vị nào giới hạnh và trí tuệ đầy đủ, vị này chiếm địa vị tối thắng giữa Người và chư Thiên".

Này Ambaṭṭha, Ta chấp nhận bài kệ do Phạm thiên Sanaṅkumāra tụng đúng, không tụng sai; thuyết đúng, không thuyết sai; hữu ích, không vô ích. Thật vậy, này Ambaṭṭha, Ta cũng nói rằng:

"Ðối với chúng sanh tin tưởng ở giai cấp, Sát-đế-lỵ chiếm địa vị tối thắng ở nhân gian. Những vị nào giới hạnh và trí tuệ đầy đủ, vị này chiếm địa vị tối thắng giữa Người và chư Thiên".

Tụng phẩm thứ hai

1. - Tôn giả Gotama, nghĩa chữ Giới hạnh trong bài kệ ấy là gì? Nghĩa chữ Tuệ trong bài kệ ấy là gì?

- Này Ambaṭṭha, một vị đã thành tựu vô thượng trí đức không có luận nghị đến sự thọ sanh, không có luận nghị đến giai cấp hay không có luận nghị đến ngã mạn với lời nói: "Ngươi bằng ta hay ngươi không bằng ta". Chỗ nào nói đến cưới hỏi hay rước dâu đi, hay cả hai, chỗ đó mới có luận nghị đến sự thọ sanh, luận nghị đến giai cấp hay luận nghị đến ngã mạn với lời nói: "Ngươi bằng ta hay không bằng ta".

Này Ambaṭṭha, những ai còn chấp trước lý thuyết thọ sanh, còn chấp trước lý thuyết giai cấp, còn chấp trước lý thuyết kiêu mạn, hoặc còn chấp trước cưới hỏi rước dâu, những người ấy còn rất xa sự thành tựu vô thượng trí đức. Này Ambaṭṭha, không chấp trước lý thuyết thọ sanh, không chấp trước lý thuyết giai cấp, không chấp trước lý thuyết kiêu mạn, không chấp trước cưới hỏi, đưa dâu, người ấy tức chứng ngộ vô thượng trí đức.

2. - Tôn giả Gotama, thế nào là Giới đức trong bài kệ ấy? Thế nào là Trí tuệ trong bài kệ ấy?

- Ở đây, này Ambaṭṭha, Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ với thượng trí thế giới này với thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên Nhơn, lại tuyên thuyết điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện đầy đủ văn nghĩa, Ngài truyền dạy phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.



Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ… (xin xem kinh "Sa-môn quả" - kinh số 2, từ đoạn số 40 đến số 98, tới câu: "Không có đời sống nào khác nữa" chỉ khác danh từ xưng hô và câu kết từng đoạn. Như đoạn này, câu kết là "Như vậy, này Ambaṭṭha, là vị Tỷ-kheo thành tựu giới hạnh".)

Này Ambaṭṭha, như vậy gọi là Tỷ-kheo thành tựu trí tuệ, thành tựu giới đức, thành tựu giới đức và trí tuệ.

Này Ambaṭṭha, không có sự thành tựu trí đức nào khác siêu việt hơn, cao thượng hơn sự thành tựu trí đức này.

3. Này Ambaṭṭha, có bốn nguyên nhân đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này. Thế nào là bốn? Này Ambaṭṭha, ở đấy có Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, lại mang dụng cụ của nhà đạo sĩ, đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta chỉ ăn trái cây rụng mà sống". Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức.

Này Ambaṭṭha, đó là nguyên nhân thứ nhất đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.

Lại nữa, này Ambaṭṭha ở đây có vị Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, và chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, lại mang theo cuốc và giỏ đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta chỉ ăn củ, rễ và trái cây để sống". Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức.

Này Ambaṭṭha, đó là nguyên nhân thứ hai đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.

Lại nữa, này Ambaṭṭha, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây để sống và chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, lại nhen lửa tại cuối làng hay sống thờ lửa ấy. Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức.

Này Ambaṭṭha đó là nguyên nhân thứ ba đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.

Lại nữa Ambaṭṭha, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt được pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, chưa thấu đạt pháp tôn thờ lửa, lại xây dựng một ngôi nhà có bốn cửa tại ngã tư đường, sống và nguyện: "Từ bốn phương nếu có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào lại, thì ta sẽ cúng dường, tùy theo khả năng, tùy theo sức lực của ta". Nhất định người này chỉ xứng đáng là thị giả của vị đã thành tựu trí đức.

Này Ambaṭṭha, đó là nguyên nhân thứ tư đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.

Này Ambaṭṭha đó là bốn nguyên nhân đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này.

4. Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi và thầy ngươi có được xem là đã thành tựu vô thượng trí đức này không? - Bạch không, Tôn giả Gotama. Con và thầy con là gì, Tôn giả Gotama, để có thể so sánh với sự thành tựu vô thượng trí đức. Tôn giả Gotama, con và thầy con còn rất xa sự thành tựu vô thượng trí đức.

- Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, nhà ngươi có đem theo dụng cụ của nhà đạo sĩ, đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta và thầy ta chỉ ăn trái cây rụng mà sống?"

- Bạch không, Tôn giả Gotama.

- Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, ngươi có mang theo cuốc và giỏ đi vào rừng sâu và nguyện: "Ta và thầy ta chỉ ăn rễ và trái cây để sống không?"

- Bạch không, Tôn giả Gotama.

- Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống, ngươi có nhen lửa tại cuối làng hay cuối xóm và sống thờ lửa ấy với thầy ngươi không?"

- Bạch không, Tôn giả Gotama.

- Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Tuy ngươi và thầy ngươi chưa thấu đạt sự thành tựu vô thượng trí đức này, chưa thấu đạt pháp ăn trái cây rụng để sống, chưa thấu đạt pháp ăn củ, rễ và trái cây để sống và chưa thấu đạt sự thờ lửa, ngươi và thầy ngươi có xây dựng một ngôi nhà có bốn cửa tại ngã tư đường với lời nguyện: "Từ bốn phương, nếu có vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào lại - thì ta sẽ cúng dường tùy theo khả năng, tùy theo sức lực của ta không?"

- Bạch không, Tôn giả Gotama.

- Này Ambaṭṭha, như vậy ngươi và thầy ngươi còn khiếm khuyết sự thành tựu vô thượng trí đức này, còn khiếm khuyết bốn nguyên nhân đưa đến thất bại cho sự thành tựu vô thượng trí đức này, Ambaṭṭha, thế mà những lời này lại do thầy của ngươi, Bà-la-môn Pokkharasāti thốt ra: "Những hạng Sa-môn giả hiệu, đầu trọc, đê tiện, đen đủi, sanh từ nơi chân bà con ta là ai mà có thể đàm luận với những Bà-la-môn tinh thông ba tập Vệ-đà". Một vị tự mình chưa thành tựu được những pháp đưa đến sự thất bại (cho những pháp cao thượng hơn). Này Ambaṭṭha, ngươi xem, thầy của ngươi, Bà-la-môn Pokkharasāti đã lỗi lầm như thế nào?

6. Này Ambaṭṭha, Bà-la-môn Pokkharasāti hưởng thọ sự cung cấp của vua Pasenadi nước Kosala. Vua Pasenadi nước Kosala cũng không cho phép thầy ngươi diện kiến. Nếu vua hội nghị với thầy ngươi thời chỉ nói thầy ngươi ngang qua một tấm màn.

Này Ambaṭṭha, tại sao vua Pasenadi nước Kosala lại không cho phép thầy ngươi diện kiến, người mà vua cung cấp thực phẩm thuần tịnh chân chánh. Này Ambaṭṭha, ngươi xem thầy của ngươi, Bà-la-môn Pokkharasāti đã lỗi lầm như thế nào?

7. Này Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Như vua Pasenadi nước Kosala hoặc ngồi trên cổ voi, hoặc ngồi trên lưng ngựa, hoặc đứng trên lưng ngựa, hoặc đứng trên tấm thảm xe cùng các vị đại thần hay vương tử, luận bàn quốc sự.

Nếu vua rời khỏi chỗ ấy hay đứng qua bên, một người Thủ-đà hay đầy tớ của một người Thủ-đà đến. Người này cũng đứng tại chỗ ấy, cũng luận bàn quốc sự và nói: "Vua Pasenadi nước Kosala đã nói như vậy". Dầu người ấy nói như lời nói của vua, luận bàn như lời luận bàn của vua, người ấy có thể là vua hay là bị phó vương không?

- Không thể được, Tôn giả Gotama.

8. - Này Ambaṭṭha, nhà ngươi cũng vậy. Thuở xưa, những vị ẩn sĩ giữa các Bà-la-môn, những tác giả các chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật, đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm, những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn hiện tại cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm.

Những vị ẩn sĩ ấy tên là Aṭṭhaka (A-sá-ca), Vāmaka (Bà-ma), Vāmadeva (Bà-ma-đề-bà), Vessāmitta (Tì-bà-thẩm-sá), Yamataggi (Gia-bà -đề-bà), Aṅgirasa (Ương-kỳ-la), Bhāradvāja (Bạt-la-đà thẩm-xà), Vāseṭṭha (Bà-ma-sá) Kassapa (Ca-diếp), Bhagu (Bà-cửu). Dầu ngươi có thể nói: "Ta, một đệ tử, học thuộc lòng những chú thuật của các vị ấy", chỉ với điều kiện này, ngươi có thể được xem là một vị ẩn sĩ hay đã chứng địa vị của một ẩn sĩ không?

- Việc này không thể có được.

9. Ambaṭṭha, ngươi nghĩ thế nào? Ngươi có được nghe những vị Bà-la-môn, trưởng lão, tôn túc, những vị giáo sư và tổ sư nói đến không? Thuở xưa những vị ẩn sĩ, giữa các Bà-la-môn, những tác giả của chú thuật, những nhà tụng tán các chú thuật đã hát, đã nói lên, đã sưu tầm những Thánh cú mà nay những Bà-la-môn, cũng hát lên, nói lên, đọc lên giống như các vị trước đã làm.

Những vị ẩn sĩ ấy tên là Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Aṅgirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu. Những vị ấy có khéo tắm, khéo chải chuốt, tóc và râu khéo sửa soạn, trang điểm với vòng hoa và ngọc, mặc toàn đồ trắng, tận hưởng và tham đắm năm món dục lạc, như người và thầy của ngươi hiện nay không?

- Không có vậy. Tôn giả Gotama.

10. - Các vị ẩn sĩ ấy có dùng cơm nấu từ gạo trắng thượng hạng mà các hạt đen được gạn bỏ ra, dùng các món canh, các món đồ ăn nhiều loại không, như ngươi và thầy ngươi hiện nay không?

- Không có vậy, Tôn giả Gotama.

- Hay các vị ấy được những thiếu nữ có đường eo và thắt lưng có tua hầu hạ như ngươi và thầy ngươi hiện nay không?

- Không có vậy, Tôn giả Gotama.

- Hay những vị ấy đi trên những xe do những con ngựa cái có bờm, đuôi được bện và dùng những cây roi và gậy dài như ngươi và thầy ngươi hiện nay không?

- Không có vậy, Tôn giả Gotama.

- Hay những vị ấy sống được che chở trong những thành lũy có những chiến hào bao bọc, có những cửa thành hạ xuống, có những chiến sĩ mang gươm dài hộ vệ như ngươi và thầy ngươi hiện nay không?

- Không có vậy, Tôn giả Gotama.

- Như vậy, này Ambaṭṭha, ngươi và thầy ngươi không phải là một ẩn sĩ, không giống đời sống của nhà ẩn sĩ. Này Ambaṭṭha, nếu có gì nghi ngờ, có gì phân vân về Ta, hãy hỏi Ta và Ta sẽ trả lời.

11. Lúc bấy giờ, Thế Tôn ra khỏi tịnh xá và bắt đầu đi kinh hành. Thanh niên Ambaṭṭha đi theo sau Thế Tôn đang đi kinh hành và tìm đếm ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

12. Khi bấy giờ, Thế Tôn nghĩ rằng: "Thanh niên Ambaṭṭha này thấy ở nơi ta gần đủ ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân trừ hai tướng. Ðối với hai tướng tốt của vị đại nhân, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài".

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến thanh niên Ambaṭṭha thấy tướng mã âm tàng của Thế Tôn. Và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai, rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vầng trán.

Lúc bấy giờ, thanh niên Ambaṭṭha liền nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân, không phải không đầy đủ". Và nói với Thế Tôn: "Tôn giả Gotama, nay chúng tôi xin đi, chúng tôi rất bận, có nhiều việc cần phải làm".

- Này Ambaṭṭha, hãy làm những gì ngươi nghĩ là phải thời.

Rồi thanh niên Ambaṭṭha leo lên xe do ngựa cái kéo và ra đi.

13. Lúc bấy giờ Bà-la-môn Pokkharasāti ra khỏi Ukkattha với một đại chúng Bà-la-môn, ngồi tại hoa viên của mình và chờ đợi thanh niên Ambaṭṭha. Khi thanh niên Ambaṭṭha đi đến hoa viên, đi xe cho đến chỗ còn đi xe được, rồi xuống xe đi bộ đến tại chỗ Bà-la-môn Pokkharasāti đang ngồi. Ðến xong, thanh niên Ambaṭṭha đảnh lễ Bà-la-môn Pokkharasāti và ngồi xuống một bên. Sau khi thanh niên Ambaṭṭha ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pokkharasāti nói:

14. - Này Ambaṭṭha thân mến, ngươi đã thấy Sa-môn Gotama chưa?

- Chúng con thấy Tôn giả Gotama rồi.

- Này Ambaṭṭha thân mến, có phải Tôn giả Gotama đúng với tin đồn đã truyền đi, chớ không phải khác?

- Tôn giả Gotama đúng với tin đồn đã truyền đi, chớ không phải khác. Tôn giả Gotama là như vậy, chớ không phải khác. Tôn giả Gotama đầy đủ ba mươi hai tướng tốt của vị đại nhân, chớ không phải thiếu.

- Này Ambaṭṭha thân mến, con có cùng với Tôn giả Gotama đàm luận không?

- Con có đàm luận với Tôn giả Gotama.

- Này Ambaṭṭha thân mến, cuộc đàm luận ấy như thế nào?

Thanh niên Ambaṭṭha liền thuật cho Bà-la-môn Pokkharasāti rõ tất cả cuộc hội đàm với Tôn giả Gotama.

15. Nghe nói như vậy, Bà-la-môn Pokkharasāti nói với thanh niên Ambaṭṭha:

- Ngươi thật là nhà học giả đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà đa văn đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà tinh thông ba quyển Vệ-đà đốn mạt của chúng ta. Người ta nói những ai có sự cư xử như vậy, khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh vào cõi ác, đọa xứ, địa ngục. Này Ambaṭṭha, ngươi càng công kích Tôn giả Gotama bao nhiêu, lại càng bị Tôn giả Gotama lật tẩy chúng ta bấy nhiêu. Ngươi thật là nhà học giả đốn mạt của chúng ta!

Ngươi thật là nhà đa văn đốn mạt của chúng ta! Ngươi thật là nhà tinh thông ba quyển Vệ-đà đốn mạt của chúng ta! Người ta nói, những ai có sự cư xử như vậy, khi thân hoại mạng chung, sẽ phải sanh vào cõi ác, đọa xứ, địa ngục.

Bà-la-môn Pokkharasāti tức giận, bực bội, dùng chân đá thanh niên Ambaṭṭha bổ lộn nhào rồi lập tức muốn đi gặp đến Thế Tôn.

16. Khi ấy, những người Bà-la-môn này thưa với Bà-la-môn Pokkharasāti: "Hôm nay thì giờ đã quá trễ để đi thăm Sa-môn Gotama. Ngày mai Tôn giả Pokkharasāti hãy đi thăm Sa-môn Gotama".

Tuy vậy, Bà-la-môn Pokkharasāti vẫn cho làm các món ăn thượng vị, loại cứng loại mềm tại nhà riêng, chở trên các xe, và dưới ánh sáng của những ngọn đuốc từ Ukkattha đi ra và đi đến khóm rừng Icchānaṅkala. Vị này đi xe cho đến chỗ còn đi xe được rồi xuống xe đi bộ đến Thế Tôn. Khi đi đến, liền nói với Thế Tôn những lời hỏi thăm xã giao, rồi ngồi xuống một bên. Khi ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Pokkharasāti nói với Thế Tôn:

17. - Tôn giả Gotama, đệ tử của chúng tôi, thanh niên Ambaṭṭha có đến đây không?

- Này Bà-la-môn, đệ tử ngươi, thanh niên Ambaṭṭha có đến đây.

- Tôn giả Gotama, Ngài có cùng với thanh niên Ambaṭṭha đàm luận không?

- Này Bà-la-môn, ta có đàm luận với thanh niên Ambaṭṭha.

- Tôn giả Gotama, cuộc đàm luận của Ngài với thanh niên Ambaṭṭha như thế nào?

Cuộc đàm luận với thanh niên Ambaṭṭha như thế nào, Thế Tôn kể lại tất cả cho Bà-la-môn Pokkharasāti.

Nghe nói vậy, Bà-la-môn nói với Thế Tôn:

- Tôn giả Gotama, thanh niên Ambaṭṭha thật là ngu si! Tôn giả Gotama, hãy tha thứ cho thanh niên Ambaṭṭha!

- Này Bà-la-môn, cầu cho thanh niên Ambaṭṭha được hạnh phúc.

18. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti tìm đếm ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân trên thân Thế Tôn. Bà-la-môn thấy gần đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân trên thân Thế Tôn, trừ hai tướng. Ðối với hai tướng tốt của bậc đại nhân, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, hai tướng là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài.

19. Lúc bấy giờ Thế Tôn nghĩ: rằng: "Bà-la-môn Pokkharasāti thấy gần đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân ở nơi Ta, trừ hai tướng. Ðối với hai tướng tốt của bậc đại nhân, nghi hoặc sanh, do dự sanh, chưa được thỏa mãn, chưa được hài lòng, tức là tướng mã âm tàng và tướng lưỡi rộng dài".

Thế Tôn liền dùng thần thông khiến Bà-la-môn Pokkharasāti thấy tướng mã âm tàng của Thế Tôn. Và Thế Tôn le lưỡi, rờ đến, liếm đến hai lỗ tai, rờ đến, liếm đến hai lỗ mũi, và dùng lưỡi che khắp cả vầng trán.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti nghĩ rằng: "Sa môn Gotama có đầy ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân, không phải không đầy đủ", liền nói với Thế Tôn: "Hôm nay xin mời Tôn giả Gotama cùng chúng Tỷ-kheo đến dùng cơm với con. Thế Tôn nhận lời với sự im lặng.

20. Khi Bà-la-môn Pokkharasāti được biết Thế Tôn đã nhận lời liền báo thì giờ cho Thế Tôn: Tôn giả Gotama, cơm đã sẵn sàng. Khi ấy Thế Tôn buổi sáng đắp y, đem theo y bát, và cùng với chúng Tỷ-kheo đi đến cư xá của Bà-la-môn Pokkharasāti. Khi đi đến, liền ngồi trên chỗ soạn sẵn.

Bà-la-môn Pokkharasāti tự tay làm cho Thế Tôn thỏa mãn với những món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm, còn các thanh niên Bà-la-môn thì tiếp đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Pokkharasāti, sau khi biết Thế Tôn dùng cơm đã xong, đã rửa tay và bát, liền lấy một ghế ngồi thấp khác và ngồi xuống một bên.

21. Thế Tôn liền thứ lớp giảng pháp cho Bà-la-môn Pokkharasāti đang ngồi một bên nghe, thuyết về bố thí, thuyết về trì giới, thuyết về các cõi trời, trình bày sự nguy hiểm, sự hạ liệt, sự nhiễm ô của dục lạc và sự lợi ích của xuất ly.

Khi Thế Tôn biết tâm của Bà-la-môn Pokkharasāti đã sẵn sàng, đã nhu thuận, không còn chướng ngại, được phấn khởi, được tín thành, liền thuyết pháp mà chư Phật đã chứng ngộ, tức là khổ, tập, diệt, đạo.

Cũng như tấm vải thuần bạch, được gột rửa các vết đen, sẽ rất dễ thấm màu nhuộm, cũng vậy, chính chỗ ngồi này, pháp nhãn xa trần ly cấu khởi lên trong tâm Bà-la-môn Pokkharasāti: "Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt".

22. Khi ấy Bà-la-môn Pokkharasāti, thấy pháp, chứng pháp, ngộ pháp, thể nhập vào pháp, nghi ngờ tiêu trừ, do dự diệt tận, chứng được tự tín, không y cứ nơi người đối với đạo pháp của đức Bổn sư. Bà-la-môn Pokkharasāti liền bạch Phật:

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.

Cũng vậy, chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Tôn giả Gotama, con, con của con, vợ của con, tùy tùng của con, bạn hữu của con, xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ kheo. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Như Tôn giả Gotama đến thăm các gia đình cư sĩ khác ở Ukkattha, mong Tôn giả Gotama cũng đến thăm các gia đình Pokkharasāti. Tại đây, các thanh nam hay thanh nữ Bà-la-môn sẽ đảnh lễ Thế Tôn Gotama, hoặc đứng dậy, hoặc mời chỗ ngồi, hoặc mời nước, hoặc khiến tâm hoan hỷ. Như vậy chúng sẽ hưởng hạnh phúc, lợi ích trong một thời gian lâu dài.

- Này Bà-la-môn lời ngươi nói thật là chí thiện.

3. About Ambaṭṭha - Pride Humbled

Translated by: Maurice Walshe



[87] 1.1 THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was touring Kosala with a large number of monks, some five hundred, and he came to a Kosalan Brahmin village called Icchānaṅkala. And he stayed in the dense jungle of Icchānaṅkala.

At that time the Brahmin Pokkharasāti was living at Ukkhattha, a populous place, full of grass, timber, water and corn, which had been given to him by King Pasenadi of Kosala as a royal gift and with royal powers.141

1.2. And Pokkharasāti heard say: ‘The ascetic Gotama, son of the Sākyans, who has gone forth from the Sākya clan,... is staying in the dense jungle of Icchānaṅkala. And concerning that Blessed Lord a good report has been spread about: “This Blessed Lord is an Arahant, a fully-enlightened Buddha, perfected in knowledge and conduct, a Well-Farer, Knower of the worlds, unequalled Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, a Buddha, a Blessed Lord.”

He proclaims this world with its gods, maras, Brahmas, the world of ascetics and Brahmins with its princes and people, having come to know it by his own knowledge. He teaches a Dhamma that is lovely in its beginning, lovely in its middle, and lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and he displays the fully-perfected, thoroughly purified [88] holy life. And indeed it is good to see such Arahants.’

1.3. Now at that time Pokkharasāti had a pupil, the youth Ambaṭṭha, who was a student of the Vedas, who knew the mantras, perfected in the Three Vedas, a skilled expounder of the rules and rituals, the lore of sounds and meanings and, fifthly, oral tradition, complete in philosophy142 and in the marks143 of a Great Man, admitted and accepted by his master in the Three Vedas with the words: ‘What I know, you know; what you know, I know.’

1.4. And Pokkharasāti said to Ambaṭṭha: ‘Ambaṭṭha, my son, the ascetic Gotama ... is staying in the dense jungle of Icchānaṅkala. And concerning that Blessed Lord a good report has been spread about ...



Now you go to see the ascetic Gotama and find out whether this report is correct or not, and whether the Reverend Gotama is as they say or not. In that way we shall put the Reverend Gotama to the test.’

1.5. ‘Sir, how shall I find out whether the report is true, or whether the Reverend Gotama is as they say or not?’

‘According to the tradition of our mantras, Ambaṭṭha, the great man who is possessed of the thirty-two marks of a Great Man has only two courses open to him. If he lives the household life he will become a ruler, a wheel-turning righteous monarch of the law,144 conqueror of the four quarters, who has established the security of his realm and is possessed of the [89] seven treasures.145

These are: the Wheel-Treasure, the Elephant-Treasure, the Horse-Treasure, the Jewel-Treasure, the Woman-Treasure, the Householder-Treasure, and, as seventh, the Counsellor-Treasure. He has more than a thousand sons who are heroes, of heroic stature, conquerors of the hostile army. He dwells having conquered this sea-girt land without stick or sword, by the law. But if he goes forth from the household life into homelessness, then he will become an Arahant, a fully-enlightened Buddha, one who draws back the veil from the world.146 And, Ambaṭṭha, I am the passer-on of the mantras, and you are the receiver.’

1.6. ‘Very good, sir’, said Ambaṭṭha at Pokkharasāti’s words, and he got up, passed by Pokkharasāti with his right side, got into his chariot drawn by a mare and, accompanied by a number of young men, headed for the dense jungle of Icchānaṅkala. He drove as far as the carriage would go, then alighted and continued on foot.

1.7. At that time a number of monks were walking up and down in the open air. Ambaṭṭha approached them and said: ‘Where is the Reverend Gotama to be found just now? We have come to see the Reverend Gotama.’

1.8. The monks thought: ‘This is Ambaṭṭha, a youth of good family and a pupil of the distinguished Brahmin Pokkharasāti. The Lord would not mind having a conversation with such a young man.’ And they said to Ambaṭṭha: ‘That is his dwelling, with the door closed. Go quietly up to it, go on to the verandah without haste, cough, and knock on the bolt. The Lord will open the door to you.’

1.9. Ambaṭṭha went up to the dwelling and on to the verandah, coughed, and knocked. The Lord opened the door, and Ambaṭṭha went in. The young men entered, exchanged courtesies with the Lord, and sat down to one side. But Ambaṭṭha walked up and down while the Lord sat there, [90] uttered some vague words of politeness, and then stood so speaking before the seated Lord.

1.10. And the Lord said to Ambaṭṭha:

‘Well now, Ambaṭṭha, would you behave like this if you were talking to venerable and learned Brahmins, teachers of teachers, as you do with me, walking and standing while I am sitting, and uttering vague words of politeness?’

‘No, Reverend Gotama. A Brahmin should walk with a walking Brahmin, stand with a standing Brahmin, sit with a sitting Brahmin, and lie down with a Brahmin who is lying down. But as for those shaven little ascetics, menials, black scourings from Brahmā’s foot, with them it is fitting to speak just as I do with the Reverend Gotama.’

1.11. ‘But, Ambaṭṭha, you came here seeking something. Whatever it was you came for, you should listen attentively to hear about it. Ambaṭṭha, you have not perfected your training. Your conceit of being trained is due to nothing but inexperience.’

1.12. But Ambaṭṭha was angry and displeased at being called untrained, and he turned on the Lord with curses and insults. Thinking: ‘The ascetic Gotama bears me ill-will’, he said:

‘Reverend Gotama, the Sākyans are fierce, rough-spoken, touchy [91] and violent. Being of menial origin, being menials, they do not honour, respect, esteem, revere or pay homage to Brahmins. With regard to this it is not proper... that they do not pay homage to Brahmins.’

This was the first time Ambaṭṭha accused the Sākyans of being menials.

1.13. ‘But, Ambaṭṭha, what have the Sākyans done to you?’

‘Reverend Gotama, once I went to Kapilavatthu on some business for my teacher, the Brahmin Pokkharasāti, and I came to the Sākyans’ meeting-hall. And at that time a lot of Sākyans were sitting on high seats in their meeting-hall, poking each other with their fingers, laughing and playing about together, and it seemed to me that they were just making fun of me, and no one offered me a seat. With regard to this, it is not proper that they do not pay homage to the Brahmins.’

This was the second time Ambaṭṭha accused the Sākyans of being menials.

1.14. ‘But Ambaṭṭha, even the quail, that little bird, can talk as she likes on her own nest. Kapilavatthu is the Sākyans’ home, Ambaṭṭha. They do not deserve censure for such a trifle.’

‘Reverend Gotama, there are four castes:147 the Khattiyas, the Brahmins, the merchants and the artisans. And of these four castes three — the Khattiyas, the merchants and the artisans — are entirely subservient to the Brahmins. With regard to this, [92] it is not proper that they should not pay homage to the Brahmins.’

This was the third time Ambaṭṭha accused the Sākyans of being menials.

1.15. Then the Lord thought: ‘This young man goes too far in abusing the Sākyans. Suppose I were to ask after his clan-name?’ So he said:

‘Ambaṭṭha, what is your clan?’

‘I am a Kaṇhāyan, Reverend Gotama.’

‘Ambaṭṭha, in former days, according to those who remember the ancestral lineage, the Sākyans were the masters, and you are descended from a slave-girl of the Sākyans. For the Sākyans regard King Okkāka as their ancestor.

At one time King Okkāka, to whom his queen was dear and beloved, wishing to transfer the kingdom to her son, banished his elder brothers from the kingdom — Okkāmukha, Karakaṇḍu, Hatthiniya and Sīnipura. And these, being banished, made their home on the flank of the Himālayas beside a lotus-pond where there was a big grove of teak-trees.148 And for fear of contaminating the stock they cohabited with their own sisters.

Then King Okkāka asked his ministers and counsellors: “Where are the princes living now?” and they told him.

At this King Okkāha exclaimed: [93] “They are strong as teak (sāka), these princes, they are real Sākyans!”149 And that is how the Sākyans got their well-known name. And the King was the ancestor of the Sākyans.

1.16. ‘Now King Okkāka had a slave-girl called Disā, who gave birth to a black child. The black thing, when it was born, exclaimed: “Wash me, mother! Bath me, mother! Deliver me from this dirt, and I will bring you profit!”

Because, Ambaṭṭha, just as people today use the term hobgoblin (pisāca) as a term of abuse, so in those days they said black (kaṇha). And they said: “As soon as he was born, he spoke. He is born a Kaṇha, a hobgoblin!” That is how in former days... the Sākyans were the masters, and you are descended from a slave-girl of the Sākyans.’

1.17. On hearing this, the young men said:

‘Reverend Gotama, do not humiliate Ambaṭṭha too much with talk of his being descended from a slave-girl: Ambaṭṭha is well-born, of a good family, he is very learned, he is well-spoken, a scholar, well able to hold his own in this discussion with the Reverend Gotama!’

1.18. Then the Lord said to the young men:

‘If you consider that Ambaṭṭha is ill-born, not of a good family, unlearned, [94] ill-spoken, no scholar, unable to hold his own in this discussion with the ascetic Gotama, then let Ambaṭṭha be silent, and you conduct this discussion with me.

But if you think he is... able to hold his own, then you be quiet, and let him discuss with me.’

1.19. ‘Ambaṭṭha is well-born, Reverend Gotama... We will be silent, he shall continue.’

1.20. Then the Lord said to Ambaṭṭha:

‘Ambaṭṭha, I have a fundamental question for you, which you will not like to answer. If you don’t answer, or evade the issue, if you keep silent or go away, your head will split into seven pieces.

What do you think, Ambaṭṭha? Have you heard from old and venerable Brahmins, teachers of teachers, where the Kaṇhāyans came from, or who was their ancestor?’

At this, Ambaṭṭha remained silent. The Lord asked him a second time. [95]



Again Ambaṭṭha remained silent, and the Lord said:

‘Answer me now, Ambaṭṭha, this is not a time for silence. Whoever, Ambaṭṭha, does not answer a fundamental question put to him by a Tathāgata by the third asking has his head split into seven pieces.’150

1.21. And at that moment Vajirapāṇi the yakkha,151 holding a huge iron club, flaming, ablaze and glowing, up in the sky just above Ambaṭṭha, was thinking: ‘If this young man Ambaṭṭha does not answer a proper question put to him by the Blessed Lord by the third time of asking, I’ll split his head into seven pieces!’

The Lord saw Vajirapāṇi, and so did Ambaṭṭha. And at the sight, Ambaṭṭha was terrified and unnerved, his hairs stood on end, and he sought protection, shelter and safety from the Lord. Crouching down close to the Lord, he said:

‘What did the Reverend Gotama say? May the Reverend Gotama repeat what he said!’

‘What do you think, Ambaṭṭha? Have you heard who was the ancestor of the Kaṇhāyans?’

‘Yes, I have heard it just as the Reverend Gotama said, that is where the Kaṇhāyans came from, he was their ancestor.’

1.22. Hearing this, the young men made a loud noise and clamour:

‘So Ambaṭṭha is ill-born, not of a good family, born of a slave-girl of the Sākyans, and the Sākyans are Ambaṭṭha’s masters! We disparaged the ascetic Gotama, thinking he was not speaking the truth!’

1.23. Then the Lord thought: ‘It is too much, [96] the way these young men humiliate Ambaṭṭha for being the son of a slave-girl. I must get him out of this.’ So he said to the young men:

‘Don’t disparage Ambaṭṭha too much for being the son of a slave-girl! That Kaṇha was a mighty sage.152 He went to the south country,153 learnt the mantras of the Brahmins there, and then went to King Okkāka and asked for his daughter Maddarūpī. And King Okkāka, furiously angry, exclaimed: “So this fellow, the son of a slave-girl, wants my daughter!”, and put an arrow to his bow. But he was unable either to shoot the arrow or to withdraw it.154

Then the ministers and counsellors came to the sage Kaṇha and said: “Spare the king, Reverend Sir, spare the king!”

‘“The king will be safe, but if he looses the arrow downwards, the earth will quake as far as his kingdom extends.”

“‘Reverend Sir, spare the king, spare the land!”

‘“The king and the land will be safe, but if he looses the arrow upwards, as far as his realm extends the god will not let it rain for seven years.”155

‘“Reverend Sir, spare the king and the land, and may the god let it rains!”

‘“The king and the land will be safe, and the god will let it rain, but if the king points the arrow at the crown prince, the prince will be completely safe.”

‘Then the ministers exclaimed: “Let King Okkāka point the arrow at the crown prince, the prince will be perfectly safe!”

The king did so, and the prince was unharmed. Then King Okkāka, terrified and fearful of divine punishment,156[97] gave away his daughter Maddarūpī. So, young men, do not disparage Ambaṭṭha too much for being the son of a slave-girl. That Kaṇha was a mighty sage.’

1.24. Then the Lord said:

‘Ambaṭṭha, what do you think? Suppose a Khattiya youth were to wed a Brahmin maiden, and there was a son of the union. Would that son of a Khattiya youth and a Brahmin maiden receive a seat and water from the Brahmins?’

‘He would, Reverend Gotama.’

‘Would they allow him to eat at funeral-rites, at rice-offerings, at sacrifices or as a guest?’

‘They would, Reverend Gotama.’

‘Would they teach him mantras or not?’

‘They would, Reverend Gotama.’

‘Would they keep their women covered or uncovered?’

‘Uncovered, Reverend Gotama.’

‘But would the Khattiyas sprinkle him with the Khattiya consecration?’

No, Reverend Gotama.’

‘Why not?’

‘Because, Reverend Gotama, he is not well-born on his mother’s side.’

1.25. ‘What do you think, Ambaṭṭha? Suppose a Brahmin youth were to wed a Khattiya maiden, and there was a son of the union. Would that son of a Khattiya youth and a Brahmin maiden receive a seat and water from the Brahmins?’

‘He would, Reverend Gotama.’ ...(as verse 24) [98]













But would the Khattiyas sprinkle him with the Khattiya consecration?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Why not?’

‘Because, Reverend Gotama, he is not well-born on his father’s side.’

1.26. ‘So, Ambaṭṭha, the Khattiyas, through a man taking a woman or a woman taking a man, are senior to the Brahmins. What do you think, Ambaṭṭha? Take the case of a Brahmin who, for some reason, has had his head shaved by the Brahmins, has been punished with a bag of ashes and banished from the country or the city. Would he receive a seat and water from the Brahmins?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Would they allow him to eat... as a guest?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Would they teach him mantras, or not?’

‘They would not, Reverend Gotama.’

‘Would they keep their women covered or uncovered?’

‘Covered, Reverend Gotama.’

1.27. ‘What do you think, Ambaṭṭha? Take the case of a Khattiya who ... had his head shaved by the Khattiyas, ... and has been banished from the country or the city. Would he receive a seat and water from the Brahmins?’

‘He would, Reverend Gotama.’ ... (as verse 24)









‘Would they keep their women covered or uncovered?’

‘Uncovered, Reverend Gotama.’

‘But that Khattiya has so far reached the extreme of humiliation [99] that he has... been banished from the country or the city. So even if a Khattiya has suffered extreme humiliation, he is superior and the Brahmins inferior.

1.28. ‘Ambaṭṭha, this verse was pronounced by Brahmā Sanaṅkumāra:

“The Khattiya’s best among those who value clan;

He with knowledge and conduct is best of gods and men.”

‘This verse was rightly sung, not wrongly, rightly spoken, not wrongly, connected with profit, not unconnected. And, Ambaṭṭha, I too say this:
“The Khattiya’s best among those who value clan;
He with knowledge and conduct is best of gods and men.’”

[End of first recitation-section]

2.1. ‘But, Reverend Gotama, what is this conduct, what is this knowledge?’

‘Ambaṭṭha, it is not from the standpoint of the attainment of unexcelled knowledge-and-conduct that reputation based on birth and clan is declared, nor on the conceit which says: “You are worthy of me, you are not worthy of me!” For wherever there is a giving, a taking, or a giving and taking in marriage, there is always this talk and this conceit...

But those who are enslaved by such things are far from the attainment of the unexcelled knowledge-and-conduct, [100] which is attained by abandoning all such things!’

2.2 ‘But, Reverend Gotama, what is this conduct, what is this knowledge?’

‘Ambaṭṭha, a Tathagata arises in this world an Arahant, fully-enlightened Buddha, endowed with wisdom and conduct, Well-Farer, Knower of the worlds, incomparable Trainer of men to be tamed, Teacher of gods and humans, enlightened and blessed. He, having realised it by his own super-knowledge, proclaims this world with its devas, maras and Brahmas, its princes and people. He preaches the Dhamma which is lovely in its beginning, lovely in its middle, lovely in its ending, in the spirit and in the letter, and displays the fully-perfected and purified holy life.157

A disciple goes forth and practises the moralities (Sutta 2, verse 41 — 62); he guards the sensedoors, etc. (Sutta 2, verse 64 — 75); attains the four jhānas (Sutta 2, verse 75 — 82). Thus he develops conduct. He attains various insights (Sutta 2, verse 83 — 95), and the cessation of the corruptions (Sutta 2, verse 97)...





And beyond this there is no further development of knowledge and conduct that is higher or more perfect.

2.3. ‘But, Ambaṭṭha, in the pursuit of this unexcelled attainment of knowledge and conduct [101] there are four paths of failure.158 What are they? In the first place, an ascetic or Brahmin who has not managed to gain159 this unexcelled attainment, takes his carrying-pole160 and plunges into the depths of the forest thinking: “I will live on windfalls.” But in this way he only becomes an attendant on one who has attained.

This is the first path of failure.

Again, an ascetic or Brahmin ... , being unable to live on windfalls, takes a spade and basket, thinking: “I will live on tubers and roots.”161...

This is the second path of failure.

Again, an ascetic or Brahmin, being unable to live on tubers and roots, makes a fire-hearth at the edge of a village or small town and sits tending the frame162 ...

This is the third path of failure.

Again, an ascetic or Brahmin, being unable to tend the flame, [102] erects a house with four doors at the crossroads thinking: “Whatever ascetic or Brahmin arrives from the four quarters, I will honour to the best of my strength and ability.” But in this way he only becomes an attendant on one who has attained to unexcelled knowledge and conduct.

This is the fourth path of failure.



2.4. ‘What do you think, Ambaṭṭha? Do you and your teacher live in accordance with this unexcelled knowledge and conduct?’ ‘No indeed, Reverend Gotama! Who are my teacher and I in comparison? We are far from it!’

‘Well then, Ambaṭṭha, could you and your teacher, being unable to gain this..., go with your carrying-poles into the depths of the forest, intending to live on windfalls?’

‘No indeed, Reverend Gotama.’

‘Well then, Ambaṭṭha, could you and your teacher, being unable to gain this ... , live on tubers and roots,…



sit tending the flame, [103]...



erect a house ... ?’

‘No indeed, Reverend Gotama.’

2.5. ‘And so, Ambaṭṭha, not only are you and your teacher incapable of attaining this unexcelled knowledge and conduct, but even the four paths of failure are beyond you. And yet you and your teacher the Brahmin Pokkharasāti utter these words: “These shaven little ascetics, menials, black scrapings from Brahmā’s foot, what converse can they have with Brahmins learned in the Three Vedas?” — even though you can’t even manage the duties of one who has failed. See, Ambaṭṭha, how your teacher has let you down!

2.6. ‘Ambaṭṭha, the Brahmin Pokkharasāti lives by the grace and favour of King Pasenadi of Kosala. And yet the King does not allow him to have audience face to face. When he confers with the King it is through a curtain.

Why should the King not grant audience face to face to one on whom he has bestowed a proper and blameless source of revenue? See how your teacher has let you down!

2.7. ‘What do you think, Ambaṭṭha? Suppose King Pasenadi was sitting on the neck of an elephant or on horseback, or was standing on the chariot-mat, conferring with his ministers and princes about something. [104]

And suppose he were to step aside and some workman or workman’s servant were to come along and stand in his place. And standing there he might say: “This is what King Pasenadi of Kosala says!” Would he be speaking the King’s words, as if he were the King’s equal?’

‘No indeed, Reverend Gotama.’

2.8. ‘Well then, Ambaṭṭha, it is just the same thing. Those who were, as you say, the first sages of the Brahmins, the makers and expounders of the mantras, whose ancient verses are chanted, pronounced and collected by the Brahmins of today —

Aṭṭhaka, Vāmaka, Vāmadeva, Vessāmitta, Yamataggi, Aṅgirasa, Bhāradvāja, Vāseṭṭha, Kassapa, Bhagu163 — whose mantras are said to be passed on to you and your teacher: yet you do not thereby become a sage or one practised in the way of a sage —

such a thing is not possible.

2.9. ‘What do you think, Ambaṭṭha? What have you heard said by Brahmins who are venerable, aged, the teachers of teachers?

Those first sages..., Aṭṭhaka, ... Bhagu — did they enjoy themselves, well-bathed, perfumed, their hair and beards trimmed, adorned with garlands and wreaths, dressed in white clothes, indulging in the pleasures of the five senses and addicted to them, as you and your teacher do now?’ [105]

‘No, Reverend Gotama.’

2.10. ‘Or did they eat special fine rice with the black spots removed, with various soups and curries, as you and your teacher do now?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Or did they amuse themselves with women dressed up in flounces and furbelows, as you and your teacher do now?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Or did they ride around in chariots drawn by mares with braided tails, that they urged on with long goad-sticks?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘Or did they have themselves guarded in fortified towns with palisades and barricades, by men with long swords ... ?’

‘No, Reverend Gotama.’

‘So, Ambaṭṭha, neither you nor your teacher are a sage or one trained in the way of a sage. And now, as for your doubts and perplexities concerning me, we will clarify these by your asking me, and by my answering your questions.’

2.11 Then, descending from his lodging, the Lord started to walk up and down, and Ambaṭṭha did likewise. And as he walked along with the Lord, Ambaṭṭha looked out for the thirty-two marks of a Great Man on the Lord’s body. And he could see all of them except [106] for two. He was in doubt and perplexity about two of these marks: he could not make up his mind or be certain about the sheathed genitals or the large tongue.

2.12. And the Lord, being aware of his doubts,

effected by his psychic power that Ambaṭṭha could see his sheathed genitals, and then, sticking out his tongue, he reached out to lick both ears and both nostrils, and then covered the whole circle of his forehead with his tongue.

Then Ambaṭṭha thought: ‘The ascetic Gotama is equipped with all the thirty-two marks of a Great Man, complete and with none missing.’ Then he said to the Lord: ‘Reverend Gotama, may I go now? I have much business, much to do.’

‘Ambaṭṭha, do what you now think fit.’

So Ambaṭṭha got back into his chariot drawn by mares and departed.

2.13. Meanwhile the Brahmin Pokkharasāti had gone outside and was sitting in his park with a large number of Brahmins, just waiting for Ambaṭṭha. Then Ambaṭṭha came to the park. He rode in the chariot as far as it would go, and then continued on foot to where Pokkharasāti was, saluted him, and sat down to one side. Then Pokkharasāti said:

2.14. ‘Well, dear boy, did you see the Reverend Gotama?’

‘I did, sir.’

‘And was the Reverend Gotama such [107] as he is reported to be, and not otherwise? And is he of such nature, and not otherwise?’

‘Sir, he is as he is reported to be, and he is of such nature and not otherwise. He is possessed of the thirty-two marks of a Great Man, all complete, with none missing.’

‘But was there any conversation between you and the ascetic Gotama?’

‘There was, sir.’

‘And what was this conversation about?’

So Ambaṭṭha told Pokkharasāti all that had passed between the Lord and himself.

2.15. At this Pokkharasāti exclaimed:

‘Well, you’re a fine little scholar, a fine wise man, a fine expert in the Three Vedas! Anyone going about his business like that ought when he dies, at the breaking-up of the body, to go to the downfall, to the evil path, to ruin, to hell! You have heaped insults on the Reverend Gotama, as a result of which he has brought up more and more things against us! You’re a fine little scholar ... !’



He was so angry and enraged that he kicked Ambaṭṭha over, and wanted to start out at once to see the Lord. [108]

2.16. But the Brahmins said: ‘It is far too late, sir, to go to see the ascetic Gotama today. The Reverend Pokkharasāti should go to see him tomorrow.’

Then Pokkharasāti, having had fine hard and soft food prepared in his own home, set out by the light of torches from Ukkattha for the jungle of Icchānaṅkala. He went by chariot as far as possible, then continued on foot to where the Lord was. Having exchanged courtesies with the Lord, he sat down to one side and said:

2.17. ‘Venerable Gotama, did not our pupil Ambaṭṭha come to see you?’

‘He did, Brahmin.’

‘And was there any conversation between you?’

‘There was.’

‘And what was this conversation about?’

Then the Lord told Pokkharasāti all that had passed between him and Ambaṭṭha.

At this, Pokkharasāti said to the Lord:

‘Reverend Gotama, Ambaṭṭha is a young fool. May the Reverend Gotama pardon him.’

‘Brahmin, may Ambaṭṭha be happy.’ [109]

2.18 — 19. Then Pokkharasāti looked out for the thirty-two marks of a Great Man on the Lord’s body and he could see all of them except for two: the sheathed genitals and the large tongue;



but the Lord set his mind at rest about these (as verse 11 — 12).

And Pokkharasāti said to the Lord: ‘May the Reverend Gotama accept a meal from me today together with his order of monks!’ And the Lord consented by silence.

2.20. Seeing his acceptance, Pokkharasāti said to the Lord: ‘It is time, Reverend Gotama, the meal is ready.’ And the Lord, having dressed in the early morning and taken his robe and bowl,164 went with his order of monks to Pokkharasāti’s residence, and sat down on the prepared seat.

Then Pokkharasāti personally served the Lord with choice hard and soft food, and the young men served the monks. And when the Lord had taken his hand from the bowl, Pokkharasāti sat down to one side on a low stool.

2.21 And as Pokkharasāti sat there, [110] the Lord delivered a graduated discourse on generosity, on morality and on heaven, showing the danger, degradation and corruption of sense-desires, and the profit of renunciation.

And when the Lord knew that Pokkharasāti’s mind was ready, pliable, free from the hindrances, joyful and calm, then he preached a sermon on Dhamma in brief: on suffering, its origin, its cessation, and the path.

And just as a clean cloth from which all stains have been removed receives the dye perfectly, so in the Brahmin Pokkharasāti, as he sat there, there arose the pure and spotless Dhamma-eye, and he knew: ‘Whatever things have an origin must come to cessation.’165

2.22. And Pokkharasāti, having seen, attained, experienced and penetrated the Dhamma, having passed beyond doubt, transcended uncertainty, having gained perfect confidence in the Teacher’s doctrine without relying on others, said:

‘Excellent, Lord, excellent! It is as if someone were to set up what had been knocked down, or to point out the way to one who had got lost, or to bring an oil-lamp into a dark place, so that those with eyes could see what was there.

Just so the Blessed Lord has expounded the Dhamma in various ways ... I go with my son, my wife, my ministers and counsellors for refuge to the Reverend Gotama, to the Dhamma and to the Sangha.166 May the Reverend Gotama accept me as a lay-follower who has taken refuge from this day forth as long as life shall last!

And whenever the Reverend Gotama visits other families or lay-followers in Ukkattha, may he also visit the family of Pokkharasāti! Whatever young men and maidens are there will revere the Reverend Gotama and rise before him, will give him a seat and water and will be glad at heart, and that will be for their welfare and happiness for a long time.’

‘Well said, Brahmin!’




Close
Close