Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

29. Kinh Thanh Tịnh

Dịch giả: Thích Minh Châu

Như vầy tôi nghe.
1. Một thời, Thế Tôn trú giữa dòng tộc Sākya (Thích-ca) trong vườn xoài của một gia đình Thích-ca tên là Vedhaññā.

Lúc bấy giờ, Nigaṇṭha Nāṭaputta (Ni-kiền tử) vừa mới tạ thế ở Pāvā. Sau khi vị này tạ thế, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái, chia rẽ nhau, tranh chấp nhau, tranh luận nhau và sống tàn hại nhau với binh khí bằng miệng

- "Ngươi không biết pháp luật này, ta biết pháp luật này. Sao Ngươi có thể biết pháp luật này? Ngươi theo tà hạnh, ta theo chánh hạnh. Lời nói của ta tương ưng, lời nói Ngươi không tương ưng. Ðiều đáng nói trước, Ngươi nói sau; điều đáng nói sau, Ngươi nói trước. Ðiều Ngươi quan niệm trình bày, đã bị đảo lộn. Quan điểm của Ngươi đã bị thách đố. Ngươi đã bị đánh bại. Hãy đi giải tỏa quan điểm của Ngươi! Hãy tự thoát khỏi bế tắc nếu Ngươi có thể làm được."

Hình như các đệ tử của Nigaṇṭha Nāṭaputta muốn tàn hại lẫn nhau. Chính các đệ tử cư sĩ mặc đồ trắng của Nigaṇṭha Nāṭaputta cũng chán ngấy, cơ hiềm, và phản đối các vị Nigaṇṭha, vì pháp luật của họ đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

2. Rồi Sa-di Cunda (Thuần-đà), sau khi an cư mùa mưa ở Pāvā đến thăm tôn giả Ananda ở Sāma, sau khi đến, đảnh lễ tôn giả Ānanda (A-nan) và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên. Sa-di Cunda bạch tôn giả Ānanda:

- Bạch Tôn giả, Nigaṇṭha Nāṭaputta đã từ trần ở Pāvā sau khi vị này tạ thế, các Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... Pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ.

Khi nghe nói vậy, tôn giả Ānanda nói với Sa-di Cunda:

- Này Hiền giả Cunda, đây là vấn đề đáng đưa ra để yết kiến Thế Tôn. Này Hiền giả Cunda, chúng ta hãy đi yết kiến Thế Tôn; sau khi đến xong, chúng ta hãy trình bày vấn đề này để Thế Tôn biết.

- Bạch Tôn giả, vâng!
Sa-di Cunda vâng lời tôn giả Ānanda.

3. Rồi tôn giả Ānanda cùng với Sa-di Cunda, đi đến yết kiến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Sa-di Cunda có nói: "Nigaṇṭha Nāṭaputta đã từ trần ở Pāvā. Sau khi vị này từ trần, các vị Nigaṇṭha chia ra làm hai phái... pháp y chỉ đã bị đổ vỡ, không có chỗ y chỉ."

- Này Cunda, như vậy ở đây pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.

4. Này Cunda, ở đây có vị đạo sư không phải là Chánh Ðẳng Giác, có pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và người đệ tử trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, sống vượt ra ngoài pháp.

Người đệ tử ấy cần được nói như sau: "Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi. Thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Ðạo sư của Ngươi không phải là vị Chánh Ðẳng Giác. Pháp của Ngươi đã được trình bày, tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên bố. Và Ngươi trong pháp này, không thành tựu và an trú trong pháp và tùy pháp, không sống đúng chánh hạnh, không sống đúng tùy pháp, vượt ra ngoài pháp.

Này Cunda, như vậy ở đây, vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, nhưng ở đây đệ tử đáng tán thán. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, nên nói như sau:" Này Ðại đức, dầu Ðại đức thực hành đúng như pháp vị đạo sư đã dạy và trình bày, ai có suy tầm, ai có bị suy tầm, ai có suy tầm rồi như thực thi hành, tất cả đều không có phước báo. Vì sao vậy? Vì pháp luật đã được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết."

5. Này Cunda, ở đây, vị đạo sư không là vị Chánh Ðẳng Giác, và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này, sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp.

Người này nên được nói như sau: "Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi không là vị Chánh Ðẳng Giác và pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết, những người trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống theo chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp".

Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng quở trách, ở đây pháp đáng quở trách, ở đây vị đệ tử cũng đáng quở trách. Này Cunda, với vị đệ tử như vậy, có ai, nên nói như sau: "Thật vậy, Ðại đức thành tựu theo chánh hạnh, tinh tấn trong chánh hạnh, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn hơn nữa, tất cả đều không được phước đức." Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp được trình bày tuyên bố một cách vụng về, không có hiệu năng hướng dẫn, không hướng đến an tịnh, không do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.

6. Này Cunda, ở đây vị đạo sư là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo giảng và trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Vị đệ tử trong pháp này sống không thành tựu pháp và tùy pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp.

Vị đệ tử ấy cần phải được nói: "Này Hiền giả, thật không lợi ích cho Ngươi, thật không khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên bố trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Nhưng Ngươi trong pháp này sống không thành tựu pháp, sống không theo chánh hạnh, sống không đúng tùy pháp, sống không thuận theo pháp."

Này Cunda, ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử đáng quở trách. Nếu có ai, hãy nói với vị đệ tử ấy như sau: "Ðại đức hãy thực hành đúng như pháp do vị đạo sư của Ðại đức trình bày và tuyên thuyết. Ai có điều tra, ai có bị điều tra, ai có bị điều tra rồi như thực thi hành, tất cả đều được phước báo". Vì sao vậy? Này Cunda, pháp luật này khéo thuyết khéo trình bày là như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.

7. Này Cunda ở đây vị đạo sư là Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Cháng Ðẳng Giác tuyên thuyết, và vị đệ tử trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp.

Nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy nói như sau: "Này Hiền giả, thật là lợi ích cho Ngươi, thật khéo chứng đắc cho Ngươi. Vị đạo sư của Ngươi là vị A la hán Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và Ngươi trong pháp này sống thành tựu pháp và tùy pháp, sống thành tựu chánh hạnh, sống đúng tùy pháp, sống thuận theo pháp".

Này Cunda, như vậy ở đây vị đạo sư đáng được tán thán, ở đây pháp đáng được tán thán, ở đây vị đệ tử cũng đáng được tán thán.

Này Cunda, nếu có ai, hãy nói vị đệ tử ấy như sau: "Thật vậy, Ðại đức thành tựu như pháp, tinh tấn như pháp, người khen, người được khen, người được khen như vậy lại càng tinh tấn thực hành, tất cả đều được nhiều công đức".

Vì sao vậy? Này Cunda, vì pháp luật được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày như vậy, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết.

8. Này Cunda, ở đây vị đạo sư xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và các vị đệ tử chưa được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn chưa được tỏ lộ cho các vị này, chưa được trình bày rõ ràng, với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, chưa được trở thành diệu dụng, chưa được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư viên tịch.

Này Cunda, đối với vị đạo sư như vậy, nếu viên tịch, các đệ tử sẽ ưu tư rất nhiều. Vì sao vậy? Vì đạo sư của chúng ta xuất hiện ở đời, và pháp được khéo tuyên thuyết, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Nhưng chúng ta chưa được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn chưa được tỏ lộ cho chúng ta với tất cả thứ bậc, vị trí liên hệ, chưa được trở thành diệu dụng, chưa được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư của chúng ta viên tịch. Này Cunda, vị Ðạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử có sự ưu tư.

9. Này Cunda, ở đây vị đạo sư xuất hiện ở đời, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên bố và được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, do vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Và các vị đệ tử được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ cho các vị ấy với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người, và vị đạo sư của những vị ấy viên tịch.

Này Cunda, vị đạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử không có ưu tư. Vì cớ sao? Vị đạo sư của chúng ta xuất hiện ở đời là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, pháp được khéo tuyên thuyết, được khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, được vị Chánh Ðẳng Giác tuyên thuyết. Còn chúng ta được tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ cho chúng ta biết với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người, và vị Ðạo sư của chúng ta viên tịch. Này Cunda, vị đạo sư như vậy có viên tịch, các đệ tử không có ưu tư.

10. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, nếu không có một vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là không viên mãn, trong trường hợp như vậy. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và nếu có vị đạo sư là một vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, một phạm hạnh như vậy được xem là viên mãn, trong trường hợp như vậy.

11. Này Cunda, nếu phạm hạnh được đầy đủ những chi phần như vậy, và có vị đạo sư là vị Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, nhưng không có các vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử là những vị sáng suốt, tự điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết diệu pháp, với giáo lý ngoại đạo được khởi lên có thể khéo nhiếp phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết diệu pháp bất tư nghì; như vậy phạm hạnh này không thể viên mãn bởi chi tiết này.

12. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ về những phương diện này, vị đạo sư là vị Thượng tọa, có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa Tỷ kheo, những vị đệ tử... nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử... Có các vị Trung lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử... nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử... có các Hạ lạp Tỷ kheo, những vị đệ tử... nhưng nếu không có các vị Trưởng lão Tỷ kheo ni, các vị đệ tử... nhưng nếu không có các vị Trung lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử... nhưng nếu không có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử... có các vị Hạ lạp Tỷ kheo ni, các vị đệ tử... nhưng nếu không có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh... có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh... nhưng nếu không có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc... có những Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc... nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh... có những Nư cư sĩ đệ tử, những vị tại gia mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh... nhưng nếu không có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc... có những Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc ...

phạm hạnh như vậy nếu không được thành công, hưng thịnh, phát triển và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, nhưng không đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy không được viên mãn về phương diện này.

13. Này Cunda, khi nào phạm hạnh được đầy đủ với những phương diện này, vị đạo sư là Thượng tọa có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành, và những vị Thượng tọa là những bậc Tỷ kheo, những vị đệ tử sáng suốt, tự điều phục... thuyết pháp diệu dụng, có Trung lạp Tỷ kheo đệ tử, có Hạ lạp Tỷ kheo đệ tử, có Trưởng lão Ni đệ tử, có Trung lạp Ni đệ tử, có Hạ lạp Ni đệ tử, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có Nam cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc, có Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh, có những vị Nữ cư sĩ đệ tử, những vị tại gia, mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc;

phạm hạnh như vậy được thành công, hưng thịnh, phát triển, và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa các người, đạt được danh xưng và lợi dưỡng một cách tối thắng, phạm hạnh như vậy được viên mãn về phương diện này.

14. Này Cunda, nay Ta hiện tại là bậc Ðạo sư xuất hiện ở đời, là bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác, và pháp được khéo tuyên bố, khéo trình bày, có hiệu năng hướng dẫn, hướng đến an tịnh, được vị Chánh Ðẳng Giác trình bày, và các vị đệ tử của Ta tinh thông diệu pháp, và phạm hạnh hoàn toàn viên mãn được tỏ lộ với tất cả thứ bậc vị trí liên hệ, được trở thành diệu dụng, được khéo trình bày cho loài Người. Này Cunda, nay Ta là vị Ðạo sư Trưởng lão, có nhiều kinh nghiệm, xuất gia đã lâu ngày, đã đến tuổi trưởng thượng, đã đến tuổi trưởng thành.

15. Này Cunda, nay Ta có những vị Thượng tọa Tỷ kheo đệ tử sáng suốt, tự biết điều phục, vô úy, đa văn, đã đạt đến sự an ổn, có thể thuyết diệu pháp, đối với giáo lý ngoại đạo được khởi lên, có thể khéo thuyết phục với giáo pháp của mình, có thể thuyết diệu pháp bất khả tư nghì.

Này Cunda, Ta lại có những Trung lạp Tỷ kheo sáng suốt. Này Cunda, nay Ta có những vị Hạ lạp Tỷ kheo đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Trưởng lão Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Trung lạp Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Hạ lạp Tỷ kheo ni đệ tử. Này Cunda, nay Ta có những vị Nam cư sĩ, là những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh. Này Cunda, nay Ta có những vị Nam cư sĩ, là những vị tại gia mặc áo trắng, chấp nhận dục lạc. Này Cunda, nay Ta có những vị Nữ cư sĩ, là những vị tại gia, mặc áo trắng, sống theo phạm hạnh. Này Cunda, nay Ta có những vị Nữ cư sĩ là những vị tại gia, mặc áo trắng chấp nhận dục lạc... Này Cunda, nay Phạm hạnh của Ta được thành công, hưng thịnh, phát triển, và phổ thông một cách rộng rãi, khéo tuyên bố giữa mọi người.

16. Này Cunda, đối với tất cả những vị đạo sĩ nay xuất hiện ở đời; này Cunda, Ta không thấy một vị đạo sư nào khác có thể bằng Ta về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng. Này Cunda, đối với tất cả các đoàn thể, các hội chúng nay xuất hiện ở đời; này Cunda, Ta không thấy một đoàn thể nào khác có thể bằng đoàn thể Tỷ-kheo về phương diện lợi dưỡng và danh xưng tối thượng.

Nếu có ai, khi tả một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, vị ấy nếu tuyên bố đúng đắn sẽ tuyên bố như sau: "Thành tựu hết thảy tướng... phạm hạnh được khéo tuyên bố".

Này Cunda, Uddaka con của Rāma thường nói: "Thấy mà không thấy". Thấy cái gì mà không thấy? Với một con dao sắc bén, chỉ thấy lưỡi dao không thấy khía cạnh sắc bén của dao. Này Cunda, đấy là nghĩa của câu: "Thấy mà không thấy". Này Cunda, ở đây Uddaka con của Rāma đề cập đến một vật đê tiện, hạ liệt, thuộc về phàm phu, không xứng bậc Thánh, không có lợi ích, nói về con dao.

Này Cunda, nếu nói đúng đắn câu "Thấy mà không thấy", thời phải nói như sau: "Thấy mà không thấy". Vị ấy thấy cái gì mà không thấy? Một phạm hạnh, thành tựu hết thảy tướng, đầy đủ hết thảy tướng, không thiếu sót, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày. Chính vị ấy thấy phạm hạnh này.

Nếu vị ấy trừ bớt một phương diện nào tại một chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy sẽ được rõ ràng hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Nếu vị ấy thêm vào một phương diện nào tại chỗ nào, nghĩ rằng làm vậy được viên mãn hơn, vị ấy sẽ không thấy gì. Như vậy gọi là "Thấy mà không thấy".

Này Cunda, nếu có ai khi tả một phạm hạnh thành tựu hết thảy tướng... phạm hạnh được khéo tuyên bố, vị ấy sẽ tuyên bố đúng đắn như sau: "Phạm hạnh này thành tựu hết thảy tướng, cụ túc hết thảy tướng, không thiếu thốn, không quá đáng, được khéo tuyên bố một cách viên mãn, được khéo trình bày".

17. Do vậy, này Cunda, những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.

Này Cunda, thế nào là những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người? Những pháp ấy là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác chi, Tám Thánh đạo.

Này Cunda, những pháp ấy do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau, để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người.

18. Này Cunda, các Ngươi hãy hội họp với nhau trong tinh thần hòa đồng và tương kính, không có tranh luận nhau. Có vị đồng phạm hạnh nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng "Vị Ðại đức này nắm nghĩa sai lạc hay hành văn sai lạc", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy:

"Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này hay cách hành văn kia, cách nào thích hợp hơn? Giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Này Hiền giả, với nghĩa này, cách hành văn này thích hợp hơn cách hành văn kia. Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích cho vị ấy một cách cẩn thận cả nghĩa lẫn hành văn.

19. Lại nữa này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức ấy nắm nghĩa sai lạc nhưng hành văn đúng đắn", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không thán thán, không bác bỏ, các ngươi nên nói với vị ấy: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ, không phỉ báng, các Ngươi phải giải thích một cách cẩn thận ý nghĩa đúng đắn cho vị ấy.

20. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng. Nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn, nhưng hành văn sai lạc", các Ngươi không nên tán thán, không nên bác bỏ. Không tán thán không bác bỏ, các Ngươi nên nói với vị ấy: "Này Hiền giả, giữa những cách hành văn này, nghĩa này hay nghĩa kia, nghĩa nào thích hợp hơn?" Nếu vị ấy trả lời: "Giữa những cách hành văn này, nghĩa này thích hợp hơn nghĩa kia", các Ngươi không nên bác bỏ vị ấy, không nên phỉ báng vị ấy. Không bác bỏ, không phỉ báng, các ngươi phải giải thích một cách cẩn thận cách hành văn cho vị ấy.

21. Này Cunda, có vị đồng phạm hạnh khác nói pháp giữa Tăng chúng, nếu các Ngươi nghĩ rằng: "Vị Ðại đức này nắm nghĩa đúng đắn và hành văn đúng đắn", các Ngươi nên tán đồng và tán thán vị ấy với câu: "Thật là tốt đẹp", các Ngươi phải nói với vị ấy" "Thật là tốt đẹp", các Ngươi phải nói với vị ấy: "Này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi, này Hiền giả thật là lợi ích cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi; này Hiền giả, thật là may mắn cho chúng tôi, khi chúng tôi thấy một vị đồng phạm hạnh như Hiền giả, tinh thông nghĩa lý như vậy, tinh thông hành văn như vậy".

22. Này Cunda Ta không thuyết giảng chỉ để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại. Này Cunda, Ta không thuyết pháp, chỉ để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai mà thôi. Này Cunda, Ta thuyết pháp vừa để ngăn chận các lậu hoặc ngay trong hiện tại mà cũng để diệt trừ các lậu hoặc trong tương lai nữa.

Do vậy, này Cunda, tấm y mà Ta cho phép các Ngươi mặc, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của các loài ruồi muỗi, của gió, mặt trời và các loài rắn, và các che dấu sự hổ thẹn.

Các món ăn khất thực mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để nuôi dưỡng thân thể, giúp thân thể sống còn, tránh khỏi nguy hại và giúp đời sống phạm hạnh với hy vọng: "Như vậy ta diệt trừ các cảm thọ cũ và không cho khởi lên các cảm thọ mới. Nhờ vậy đời sống của ta mới khỏi bị lầm lỗi và ta sống an lạc."

Nhà cửa nào mà Ta cho phép các ngươi an trú, như vậy vừa đủ cho các Ngươi ngăn chận lạnh, ngăn chận nóng, ngăn chận sự xúc chạm của ruồi muỗi, gió, mặt trời và các loài rắn, chỉ với mục đích tránh thoát sự nguy hiểm của thời tiết, và an hưởng đời sống tịnh cư.

Các dược phẩm và thuốc trị bịnh mà Ta cho phép các Ngươi dùng, như vậy vừa đủ để ngăn chận các cảm thọ đau ốm khởi lên và để gìn giữ sức khỏe.

23. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Các Sa-môn Thích tử sống đam mê hỷ lạc". Này Cunda, nếu được nói như vậy, các du sĩ ngoại đạo phải được trả lời như vậy: "Này Hiền giả, thế nào là đam mê hỷ lạc?

Ðam mê hỷ lạc có nhiều loại, có nhiều cách". Này Cunda, bốn loại đam mê hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tich diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.

Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây có người ngu si, sau khi sát sanh, tự mình sung sướng hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ nhất. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi lấy của không cho, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ hai. Lại nữa, này Cunda, ở đây có người sau khi nói láo, tự mình sung sướng, hoan hỷ, đó là hỷ lạc thứ ba. Lại nữa này Cunda, ở đây có người say đắm, đam mê sống vây quanh với năm món dục lạc, đó là hỷ lạc thứ tư.

Này Cunda, bốn loại hỷ lạc này là thấp kém, hạ liệt, thuộc phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không có lợi ích, không hướng đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết-bàn.

24. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra, các ngoại đạo có thể hỏi: "Các Sa-môn Thích tử có phải sống đam mê bốn loại hỷ lạc này không?" Họ cần phải được trả lời: "Chớ có nói như vậy. Các ông nói như vậy là nói không đúng đắn. Nói như vậy là các ông xuyên tạc, không đúng sự thật, không thực có".

Này Cunda, có bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Thế nào là bốn?

Này Cunda, ở đây vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác pháp, chứng và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ðó là hỷ lạc thứ nhất.

Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ðó là hỷ lạc thứ hai.

Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo ly hỷ trú xả ... chứng và trú Thiền thứ ba... Ðó là hỷ lạc thứ ba.

Lại nữa này Cunda, vị Tỷ-kheo xả lạc, xả khổ ... chứng và trú Thiền thứ tư ... Ðó là hỷ lạc thứ tư.

Này Cunda, bốn loại hỷ lạc nhất định đưa đến yểm ly, vô tham, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Các vị Sa-môn Thích tử đang sống đam mê bốn loại hỷ lạc này". Họ cần phải được trả lời: "Nói như vậy là phải; các ông nói như vậy là nói đúng đắn. Nói như vậy là các ông không xuyên tạc, đúng sự thật, và thực có".

25. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, những ai sống đam mê theo bốn loại hỷ lạc ấy có thể mong đợi kết quả gì, lợi ích gì?" Ðược nói vậy, phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như sau: "Này Hiền giả, những ai sống đam mê bốn loại hỷ lạc ấy, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn sự lợi ích.

Thế nào là bốn? Này Hiền giả, ở đây, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, được nhập vào dòng Thánh, không còn bị đọa lạc, nhất định sẽ được giác ngộ. Ðó là kết quả thứ nhất.

Lại nữa này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ ba kiết sử, làm muội lược tham, sân, si, chứng bậc Nhất lai, chỉ còn trở lại đời này một lần nữa trước khi diệt tận khổ đau. Ðó là kết quả thứ hai, lợi ích thứ hai.

Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh ở tại chỗ ấy mà nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa. Như vậy là kết quả thứ ba, lợi ích thứ ba.

Lại nữa, này Hiền giả, vị Tỷ-kheo diệt trừ các lậu hoặc, tự mình chứng tri, chứng ngộ và an trú ngay trong hiện tại vô lậu Tâm giải thoát, Tuệ giải thoát. Như vậy là kết quả thứ tư.

Này Hiền giả, vị nào sống đam mê bốn loại hỷ lạc này, có thể mong đợi bốn kết quả, bốn lợi ích như vậy".

26. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Các Sa-môn Thích tử sống không giữ vững lập trường". Này Cunda, các vị du sĩ ngoại đạo nói vậy cần phải được trả lời như sau: "Này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời. Này Hiền giả, giống như cột trụ bằng đá hay bằng sắt, chân cột được khéo chôn sâu vào đất, không lắc qua lại, không có rung động.

Cũng vậy này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời. Này Hiền giả, giống như cột trụ bằng đá hay bằng sắt, chân cột được khéo chôn sâu vào đất, không lắc qua lại, không có rung động. Cũng vậy này Hiền giả, Thế Tôn, vị đã biết, đã thấy là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã thuyết, đã trình bày những pháp cho các đệ tử cho đến trọn đời.

Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, đã diệt trừ các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, các việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã diệt trừ, chánh trí giải thoát, không thể làm chín việc sau đây:

Này Hiền giả, vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc, không thể cố ý tước đoạt sanh mạng của loài hữu tình;

vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể lấy của không cho, tức là ăn trộm;

vị Tỷ kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể hành dâm;

vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc, không thể biết mà nói láo;

vị Tỷ-kheo đã diệt trừ các lậu hoặc không thể cất chứa tiền của để hưởng thọ dục lạc, như khi còn tại gia;

vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc không thể đi con đường hành tham;

vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc không thể đi con đường hành sân;

vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc, không thể đi con đường hành si;

vị Tỷ-kheo đã diệt tận các lậu hoặc, không thể đi con đường hành theo sợ hãi.

Này Hiền giả, một vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đã diệt tận các lậu hoặc, phạm hạnh đã thành, các việc phải làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã diệt trừ, chánh trí giải thoát, không thể làm chín việc như vậy".

27. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói như sau: "Ðối với quá khứ, Sa-môn Gotama có tri kiến siêu việt. Nhưng đối với tương lai, Sa-môn Gotama không có tri kiến siêu việt; như sự việc xảy ra như thế nào và vì sao lại xảy ra như vậy?" Như vậy, các vị du sĩ ngoại đạo này chủ trương rằng tri kiến về vấn đề này có thể được trình bày nêu rõ bởi tri kiến một vấn đề khác, như những kẻ ngu si, không thông minh khác.

Này Cunda, về vấn đề quá khứ, Như Lai có thể nhớ đến đời sống quá khứ. Ngài muốn như thế nào, Ngài có thể nhớ xa được như vậy. Về vấn đề vị lai, Như Lai có trí do tuệ sanh: "Ðây là đời sống cuối cùng, nay không còn đời sống nào khác nữa".

28. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là hư vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời.

Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chân chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứ là chân chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy.

Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là hy vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chân chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc vị lai là chân chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy một cách vắn tắt.

Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là hư vọng, không thật, không lợi ích, Như Lai không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại và chân chánh, như thật, nhưng không lợi ích, Như Lai cũng không trả lời. Này Cunda, nếu những gì thuộc hiện tại là chân chánh, như thật, có lợi ích, Như Lai biết thời trả lời câu hỏi ấy.

Như vậy, này Cunda, đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, Như Lai là vị nói phải thời nói chân chánh, nói như thật, nói có lợi ích, nói đúng Pháp, nói đúng Luật. Do vậy mới gọi là Như Lai.

29. Này Cunda, trong thế giới này với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, những gì được thấy, được nghe, được cảm giác, được phân biệt, được đạt đến, được tìm cầu, được suy đạt với ý, tất cả đều được Như Lai biết rõ. Do vậy mới gọi là Như Lai.

Này Cunda, trong thời gian giữa đêm Như Lai chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác và đêm Như Lai nhập Vô dư y Niết-bàn giới, trong thời gian ấy, những gì Như Lai nói trong khi thuyết giảng, nói chuyện hay trình bày, tất cả là như vậy, chớ không gì khác. Do vậy mới gọi là Như Lai. Này Cunda, Như Lai nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy. Nói gì thời làm vậy, làm gì thời nói vậy nên được gọi là Như Lai.

Ðối với thế giới với chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên, với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, Như Lai là bậc Toàn Thắng, không ai có thể thắng nổi, bậc Toàn kiến, bậc Tự Tại.

30. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại sau khi chết không. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm!"

Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai không có tồn tại sau khi chết, có phải không? Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!"

Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Thế nào Hiền giả, Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết...

Như lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết? Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm?" Này Cunda được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Như Lai không có nói: "Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại sau khi chết. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm!"

31. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, vì sao Sa môn Gotama lại không nói?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Này Hiền giả, vì không liên hệ đến lợi ích, không liên hệ đến Pháp, không liên hệ đến căn bản phạm hạnh, không hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Do vậy Thế Tôn không trả lời."

32. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, Sa môn Gotama nói điều gì?" Này Cunda, được nói vậy, Ngươi phải trả lời các du sĩ ngoại đạo như sau: "Ðây là Khổ, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là Khổ tập, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là Khổ diệt, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói. Ðây là con đường đưa đến Khổ diệt, này Hiền giả, đó là điều Thế Tôn nói."

33. Này Cunda, sự kiện này có thể xảy ra. Các du sĩ ngoại đạo có thể nói: "Này Hiền giả, vì sao Thế Tôn lại nói vậy?" Này Cunda, được nói như vậy, Ngươi phải trả lời cho các du sĩ ngoại đạo như sau: "Này Hiền giả, vì liên hệ đến lợi ích, liên hệ đến Pháp, liên hệ đến căn bản phạm hạnh, vì nhất định hướng đến yểm ly, vô tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Do vậy, Thế Tôn mới nói."

34. Này Cunda, mọi biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

Này Cunda, mọi biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

Này Cunda, thế nào là những biện luận về tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi, và những biện luận không đáng nói cho các Ngươi?

Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Bản ngã và thế giới là thường còn, như vậy là đúng sự thực, ngoài ra là sai lầm". Có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

"Bản ngã và thế giới là không thường còn...

"Bản ngã và thế giới là thường còn và không thường còn...

"Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn...

"Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra...

"Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra...

"Bản ngã và thế giới là do mình tạo ra và do người khác tạo ra...

"Bản ngã và thế giới là không do mình tự tạo ra và cũng không phải không do mình tự tạo ra...

"Bản ngã và thế giới là tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra sai lầm.

"Lạc, khổ là thường còn...
"Lạc, khổ là vô thường...
"Lạc, khổ là thường còn và vô thường...
"Lạc, khổ là không thường còn và không vô thường
"Lạc, khổ là do tự mình tạo ra...
"Lạc, khổ là do người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là do tự mình tạo ra và do người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo ra, không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm".

35. Này Cunda, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau: "Bản ngã và thế giới là thường còn, như vậy là đúng sự thật, ngoài ra đều là sai lầm". Ta đến những vị ấy và nói: "Này Hiền giả có phải Hiền giả nói rằng: "Bản ngã và thế giới là thường còn" không?" Nếu các vị ấy trả lời: "Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra đều là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy.

Tại sao vậy? Có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây Ta cao hơn về thượng trí.

36. Này Cunda, những Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau:

"Bản ngã và thế giới là thường còn...
"Bản ngã và thế giới là không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là thường còn và không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là không thường còn và không không thường còn...
"Bản ngã và thế giới là do mình tự tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do người khác tạo ra...
"Bản ngã và thế giới là do tự mình tạo ra và do người khác tạo ra..."
"Bản ngã và thế giới là do tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra.
"Bản ngã và thế giới do tự nhiên sanh, không do mình tự tạo, không do người khác tạo ra...

"Lạc, khổ là thường còn...
"Lạc, khổ là vô thường...
"Lạc, khổ là thường còn và vô thường...
"Lạc, khổ không thường còn và không vô thường...
"Lạc, khổ là tự mình tạo ra...
"Lạc, khổ là tự người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là tự mình tạo ra và tự người khác tạo ra...
"Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra. Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm".

Ta đến những vị ấy và nói: Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: "Lạc, khổ là tự nhiên sanh, không tự mình tạo ra và không do người khác tạo ra?" Nếu các vị ấy trả lời: "Như vậy là đúng sự thực, ngoài ra đều là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Có một số hữu tình có những ý tưởng sai khác.

Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây Ta cao hơn về thượng trí.

Này Cunda, những biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này, biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

37. Này Cunda, thế nào là những biện luận về tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi; và những biện luận không đáng nói cho các Ngươi?

Này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau: "Bản ngã là có sắc, không bệnh, sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm".

Lại nữa này Cunda, có một số Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

"Bản ngã là vô sắc...

"Bản ngã là có sắc và vô sắc...

"Bản ngã là không có sắc và không vô sắc...

"Bản ngã là có tưởng...

"Bản ngã là vô tưởng...

"Bản ngã là có tưởng và vô tưởng...

"Bản ngã là không có tưởng và không vô tưởng...

"Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại. Như vậy là đúng sự thật ngoài ra là sai lầm".

38. Này Cunda, những vị Sa-môn, Bà-la-môn nào có quan điểm như sau, có tri kiến như sau: "Bản ngã là có sắc, không bệnh sau khi chết. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm". Ta đến những vị ấy và nói: "Này Hiền giả có phải Hiền giả có nói: "Bản ngã là có sắc, không có bệnh sau khi chết?" Nếu các vị ấy trả lời: "Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Này Cunda, vì có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác.

Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta, chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây, Ta cao hơn về thượng trí.

39. Này Cunda, có những Sa-môn, Bà-la-môn có những quan điểm như sau, có những tri kiến như sau:

"Bản ngã là có sắc...
"Bản ngã là vô sắc...
"Bản ngã là có sắc và vô sắc...
"Bản ngã là không có sắc và không vô sắc...
"Bản ngã là có tưởng...
"Bản ngã là vô tưởng...
"Bản ngã là có tưởng và vô tưởng...
"Bản ngã là không có tưởng và không vô tưởng...
"Bản ngã là đoạn diệt, biến hoại, sau khi chết không có tồn tại. Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm".

Ta đến những vị ấy và nói: "Này Hiền giả, có phải Hiền giả nói rằng: "Bản ngã là đoạn diệt biến hoại, sau khi chết không có tồn tại?" Này Cunda, nếu những vị ấy nói: "Như vậy là đúng sự thật, ngoài ra là sai lầm", thì Ta không chấp nhận như vậy. Tại sao vậy? Vì có một số hữu tình có những tư tưởng sai khác. Này Cunda, Ta cũng không xem quan điểm ấy ngang bằng quan điểm của Ta chớ đừng nói cao hơn. Như vậy ở đây, Ta cao hơn về thượng trí.

Này Cunda, những biện luận về những tà kiến liên hệ đến tương lai, những biện luận nào đáng nói cho các Ngươi, Ta đã nói cho các Ngươi. Còn những biện luận nào không đáng nói cho các Ngươi, sao Ta lại sẽ nói cho các Ngươi?

40. Này Cunda, với mục đích đoạn trừ và vượt qua những biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này và các biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai này, mà bốn pháp Niệm xứ được ta tuyên thuyết, trình bày.

Thế nào là bốn? Này Cunda, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích nhiếp phục tham, sân ở đời, sống quán thọ trên các cảm thọ... trong các tâm... quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích nhiệp phục tham ưu ở đời.

Này Cunda, với mục đích đoạn trừ và vượt qua các biện luận về các tà kiến liên hệ đến quá khứ tối sơ này và các biện luận về các tà kiến liên hệ đến tương lai này mà bốn Niệm xứ được Ta truyền thuyết trình bày.

41. Lúc bấy giờ, Tôn giả Upavāṇa đang đứng sau lưng hầu quạt Thế Tôn. Tôn giả Upavāṇa bạch Thế Tôn:

- Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thật kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này thật là tuyệt đối thanh tịnh! Bạch Thế Tôn, pháp thoại này tên là gì?

- Này Upavāṇa, pháp thoại này là Thanh tịnh (Pāsādikā), hãy như vậy mà phụng trì.

Thế Tôn thuyết dạy như vậy. Tôn giả Upavāṇa hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.


29. The Delightful Discourse

Translated by: Maurice Walshe

[117] 1. THUS HAVE I HEARD. Once the Lord was staying among the Sakyans, at the [School] building898 in the mango-grove belonging to the Vedhañña family.899

At that time the Nigaṇṭha Nātaputta had just died at Pāvā.900 And at his death the Nigaṇṭhas were split into two parties, quarrelling and disputing, fighting and attacking each other with wordy warfare:

‘You don’t understand this doctrine and discipline — I do!’ ‘How could you understand this doctrine and discipline?’ ‘Your way is all wrong — mine is right!’ ‘I am consistent — you aren’t!’ ‘You said last what you should have said first, and you said first what you should have said last!’ ‘What you took so long to think up has been refuted!’ ‘Your argument has been overthrown, you’re defeated!’ ‘Go on, save your doctrine — get out of that if you can!’

You would have thought the Nigaṇṭhas, Nātaputtaʹs disciples, were bent on killing each other. Even the white-robed lay [118] followers were disgusted, displeased and repelled when they saw that their doctrine and discipline was so ill-proclaimed, so unedifyingly displayed, and so ineffectual in calming the passions, having been proclaimed by one not fully enlightened, and now with its support gone, without an arbiter.901

2. Now the novice Cunda, who had spent the Rains at Pāvā, came to Sāmāgama to see the Venerable Ānanda. Saluting him, he sat down to one side and said:

‘Sir, the Nigaṇṭha Nātaputta has just died at Pāvā.’ And he related what had happened. The Venerable Ānanda said: ‘Cunda, that is something that ought to be reported to the Blessed Lord. Let us go and tell him.’





‘Very good, sir’, said Cunda.

3. So they went to the Lord and told him. He said:



‘Cunda, here is a doctrine and discipline that is ill-proclaimed, [119] unedifyingly displayed and ineffectual in calming the passions because its proclaimer was not fully enlightened.

4. ‘Such being the case, Cunda, a disciple cannot live according to that doctrine and maintain proper conduct, nor live by it, but deviates from it.

To him one might say: “Friend, this is what you have received,902 and you have your opportunity. 903 Your teacher is not fully enlightened... You cannot live according to that doctrine..., but deviate from it.”

In this case, Cunda, the teacher is to blame, the doctrine is to blame, but the pupil is praiseworthy. And if anyone were to say to that pupil: “Come now, reverend sir, and practise according to the doctrine proclaimed and given out by your teacher” — then the one who urged this, the thing urged and the one who so practised would all gain much demerit.904Why? Because the doctrine is ill-proclaimed ...

5. ‘But here, Cunda, is a teacher who is not fully enlightened ... and a disciple lives according to that doctrine, and conforms to it.

One might say to him: “Friend, what you have received is no good,905 your opportunity is a poor one;906your teacher is not fully [120] enlightened, his teaching is ill-proclaimed, ... but yet you continue to live according to it...

ʺIn this case the teacher, the doctrine and the disciple are all to blame. And if anyone were to say: “Well, reverend sir, by following that system you will be successful”, the one who so recommended it, that which was recommended, and the one who, on hearing such recommendation, should make still greater efforts, would all gain much demerit. Why? Because the doctrine is ill-proclaimed...

6. ‘But here now is a teacher who is fully enlightened: his doctrine is well-proclaimed, edifyingly displayed, effectual in calming the passions because of that enlightened teacher, but the disciple does not live up to the doctrine..., but deviates from it.

In that case one might say to him: “Friend, you have failed, you have missed your opportunity;907 your teacher is fully enlightened, his doctrine is well-proclaimed, ... but you do not follow it, you deviate from it.”

In this case the teacher and the doctrine are praiseworthy, but the pupil is to blame. And if anyone were to say: “Well, reverend sir, you should follow the teaching proclaimed by your teacher”, then the one who urged this, that which was urged and the one who so practised would all gain much merit. Why? Because the doctrine is well-proclaimed... [121]

7. ‘But now, Cunda, here is a teacher who is fully enlightened, his doctrine is well-proclaimed, ... and the disciple, having taken it up, follows it, practising it properly and keeping to it.

Someone might say to him: “Friend, what you have received is good, here is your opportunity,908 ... and you are following the doctrine of your teacher.”

In this case the teacher and the doctrine are praiseworthy, and the pupil is also praiseworthy.

And if anyone were to say to such a disciple: “Well reverend sir, by following that system you will be successful”, then the one who thus commended it, and that which was commended, and the one who, on hearing such commendation, should-make still greater efforts, would all gain much merit.

Why? Because that is so when the doctrine and discipline are well-proclaimed, edifyingly displayed and effectual in calming the passions because of the fully-enlightened Teacher and supreme Buddha.

8. ‘But now, Cunda, suppose a Teacher has arisen in the world, an Arahant, fully-enlightened Buddha, and his doctrine is well-proclaimed, ... effectual in calming the passions because of that Teacher. But his disciples have not fully mastered that true Dhamma, the full purity of the holy life has not become clear and evident to them in the logic of its unfolding,909 and has not been sufficiently grounded among them 910 [122] being still in course of being well-proclaimed among humans at the time of the Teacher’s passing from among them.911

That way, Cunda, the Teacher’s death would be a sad thing for his disciples. Why? They would think: “Our Teacher arose in the world for us, an Arahant, fully-enlightened Buddha, whose doctrine was well-proclaimed, ... but we did not fully master the true Dhamma... as long as it was well-proclaimed among humans, and now our Teacher has passed away from among us!” That way, the Teacher’s death would be a sad thing for his disciples.

9. ‘But suppose a Teacher has arisen in the world,... and his disciples have fully mastered the true Dhamma, the full purity of the holy life has become clear and evident to them in the logic of its unfolding, and has been sufficiently grounded among them while being thus well-proclaimed among humans by the time of the Teacher’s passing from them.

That way, the Teacherʹs death would not be a sad thing for his disciples. Why? They would think: “Our Teacher arose in the world for us ... and we have fully mastered the true Dhamma ... while it was thus proclaimed among humans, [123] and now our Teacher has passed away from among us.” That way, the Teacher’s s death would not be a sad thing for his disciples.

10. ‘But, Cunda, if the holy life912 is so circumstanced, and there is no teacher who is senior, of long standing, long-ordained, mature and advanced in seniority, then in such a case the holy life will be imperfect. But if such a teacher exists, then the holy life can be perfected in such a case.

11. ‘If in such a case there is such a senior teacher, but if there are no senior disciples among the monks, who are experienced, trained, skilled, who have attained peace from bondage,913 who are able to proclaim the true Dhamma, able to refute any opposing doctrines that may arise by means of the true Dhamma, and, having done so, give a grounded exposition of Dhamma, then the holy life is not perfected.914

12. ‘In such cases, if there are such senior teachers, and such senior disciples, but there are no monks of middle standing with these qualities, ... or [despite the presence of these] no junior monks with these qualities,... no senior disciples among the nun,...[124] no middle-ranking or junior nuns,... no white-robed lay followers, male or female, celibate or otherwise, 915 or

if the teaching does not prosper and flourish, is not widespread, widely known, proclaimed far and wide,... or [even if these conditions are fulfilled] has not gained the first place in public support, then the holy life is not perfected.

13. ‘If, however, all these conditions are fulfilled, then [125] the holy life is perfected.



14. ‘But, Cunda, I have now arisen in the world as an Arahant, fully-enlightened Buddha, the Dhamma is well-proclaimed, ... my disciples are proficient in the true Dhamma, ... the full purity of the holy life has become clear and evident to them in the logic of its unfolding ... But now I am an aged teacher of long standing, who went forth a long time ago, and my life is coming to its close.

15. ‘However, there are senior teachers among the monks, who are experienced, trained, skilled, who have attained peace from bondage, able to proclaim the true Dhamma, able to refute by means of the Dhamma any opposing doctrines that may arise and, having done so, give a grounded exposition of Dhamma.

And there are middle-ranking monks who are disciplined and experienced, there are novices who are disciples, there are senior, middle-ranking and novice nuns who are disciples, there are white-robed lay followers, male and female, celibate and [126] non-celibate, and the holy life I proclaim prospers and flourishes, is widespread, widely-known, proclaimed far and wide, well-proclaimed among humans.

16. ‘Among all the teachers now existing in the world, Cunda, I see none who has attained to such a position of fame and following as I have. Of all the orders and groups in the world, I see none as famous and well-followed as my Sangha of monks.

If anyone were to refer to any holy way of life as being fully successful and perfect, with nothing lacking and nothing superfluous, well-proclaimed in the perfection of its purity, it is this holy life they would be describing.

It was Uddaka Ramaputta916 who used to say: “He sees, but does not see.” What is it that, seeing, one does not see? You can see the blade of a well-sharpened razor, but not its edge. That is what he meant by saying: “He sees, but does not see.” He spoke in reference to a low, vulgar, worldly ignoble thing of no spiritual significance,917 a mere razor.

‘But if one were to use that expression properly: [127] “He sees, but does not see”, it would be like this. What he sees is a holy way of life which is fully successful and perfect, with nothing lacking and nothing superfluous, well-proclaimed in the perfection of its purity.

If he were to deduct anything from it, thinking: “In this way it will be purerʺ, he does not see it. And if he were to add anything to it, thinking: “In this way it will be more complete”, then he does not see it.918 That is the meaning of the saying: “He sees, but does not see.”

Therefore, Cunda, if anyone were to refer to any holy way of life as being fully successful and perfect, ... it is this holy life that they would be describing.

17. ‘Therefore, Cunda, all you to whom I have taught these truths that I have realised by super-knowledge, should come together and recite them, setting meaning beside meaning and expression beside expression, without dissension, in order that this holy life may continue and be established for a long time for the profit and happiness of the many out of compassion for the world and for the benefit, profit and happiness of devas and humans.919

And what are the things that you should recite together? They are: the four foundations of mindfulness, the four right efforts, the four roads to power, the five spiritual faculties, the five mental powers, the seven [128] factors of enlightenment, the Noble Eightfold Path.

These are the things you should recite together.

18. ‘And thus you must train yourselves, being assembled in harmony and without dissension. If a fellow in the holy life quotes Dhamma in the assembly, and if you think he has either misunderstood the sense or expressed it wrongly, you should neither applaud nor reject it, but should say to him:

“Friend, if you mean such-and-such, you should put it either like this or like that: which is the more appropriate?” or: “If you say such-and-such, you mean either this or that: which is the more appropriate?” If he replies: “This meaning is better expressed like this than like that”, or: “The sense of this expression is this rather than that”, then his words should be neither rejected nor disparaged, but you should explain to him carefully the correct meaning and expression.

19. ‘Again, Cunda, if a fellow in the holy life quotes Dhamma in the assembly, and if you think he has misunderstood the sense though he has expressed it [129] correctly, you should neither applaud nor reject it, but should say to him: “Friend, these words can mean either this or that: which sense is the more appropriate?” And if he replies: “They mean this”, then his words should be neither rejected nor disparaged, but you should explain to him carefully the correct meaning.

20. ‘And similarly, if you think he has got the right meaning but expressed it wrongly,... you should explain to him carefully the correct meaning and expression.

21. ‘But, Cunda, if you think he has got the right meaning and expressed it correctly,... you should say: ʺGood!ʺ920 and should applaud and congratulate him, saying: “We are lucky, we are most fortunate to find in you, friend, a companion in the holy life who is so well-versed in both the meaning and the expression!”

22. ‘Cunda, I do not teach you a Dhamma for restraining the corruptions that arise in the present life alone921 [130] I do not teach a Dhamma merely for their destruction in future lives, but one for their restraining in this life as well as for their destruction in future lives.

Accordingly, Cunda, let the robe I have allowed you be simply for warding off the cold, for warding off the heat, for warding off the touch of gadfly, mosquito, wind, sun and creeping things, just so as to protect your modesty.922

Let the alms-food I have allowed you be just enough for the support and sustenance of the body, for keeping it unimpaired for the furtherance of the holy life, with the thought: “Thus I shall eliminate the former feeling923 without giving rise to a new one — in that way I shall live without fault and in comfort.”

Let the lodging I have allowed you be simply for warding off the cold, for warding off the heat, for warding off the touch of gadfly, mosquito, wind, sun and creeping things, just for allaying the perils of the seasons and for the enjoyment of seclusion.

Let the provision of medicines and necessities for the treatment of sickness that I have allowed you be just for warding off feelings of sickness that have arisen, and for the maintenance of health.924

23. ‘It may be, Cunda, that wanderers of other sects might say: “The ascetics who follow the Sakyan are addicted to a life of devotion to pleasure.ʺ925 If so, they should be asked: “What kind of a life of devotion to pleasure, friend? For such a life can take many different forms.”

There are, Cunda, four kinds of life devoted to pleasure which are low, vulgar, worldly, ignoble and not conducive to welfare,926 not leading to disenchantment, to dispassion, to cessation, to tranquillity, to realisation, to enlightenment, to Nibbana.

What are they? Firstly, a foolish person927 takes pleasure and delight in killing living beings. Secondly, [131] someone takes pleasure and delight in taking that which is not given. Thirdly, someone takes pleasure and delight in telling lies. Fourthly, someone gives himself up to the indulgence in and enjoyment of the pleasures of the five senses.

These are the four kinds of life devoted to pleasure which are low, vulgar,... not leading to disenchantment, ... to enlightenment, to Nibbāna.

24. ‘And it may be that those of other sects might say: “Are the followers of the Sakyan given to these four forms of pleasure-seeking?” They should be told: “No!” for they would not be speaking correctly about you, they would be slandering you with false and untrue statements.

‘There are, Cunda, these four kinds of life devoted to pleasure which are entirely conducive928 to disenchantment, to dispassion, to cessation, to tranquillity, to realisation, to enlightenment, to Nibbāna. What are they?

Firstly, a monk, detached from all sense-desires 929 detached from unwholesome mental states, enters and remains in the first jhāna, which is with thinking and pondering, born of detachment, filled with delight and happiness.

And with the subsiding of thinking and pondering, by gaining inner tranquillity and oneness of mind, he enters and remains in the second jhāna, which is without thinking and pondering, born of concentration, filled with delight and happiness.

Again, with the fading of delight, remaining imperturbable, mindful and clearly aware, he experiences in himself that joy of which the Noble Ones say: “Happy is he who dwells with equanimity and mindfulness”, he enters and remains in the third jhāna.

Again, having given up pleasure [132] and pain, and with the disappearance of former gladness and sadness, he enters and remains in the fourth jhāna, which is beyond pleasure and pain, and purified by equanimity and mindfulness.

‘These are the four kinds of life devoted to pleasure which are entirely conducive to disenchantment, to dispassion, to cessation, to tranquillity, to realisation, to enlightenment, to Nibbāna. So if wanderers from other sects should say that the followers of the Sakyan are addicted to these four forms of pleasure-seeking, they should be told: “Yes”, for they would be speaking correctly about you, they would not be slandering you with false or untrue statements.

25. ‘Then such wanderers might ask: “Well then, those who are given to these four forms of pleasure-seeking - how many fruits, how many benefits can they expect?” And you should reply: “They can expect four fruits, four benefits.

What are they? The first is when a monk by the destruction of three fetters has become a Stream-Winner, no more subject to rebirth in lower worlds, firmly established, destined for full enlightenment;

the second is when a monk by the complete destruction of three fetters and the reduction of greed, hatred and delusion, has become a Once-Returner, and having returned once more to this world, will put an end to suffering;

the third is when a monk, by the complete destruction of the five lower fetters, has been spontaneously reborn, and there will reach Nibbāna without returning from that world.

The fourth is when a monk, by the destruction of the corruptions in this very life has, by his own knowledge and realisation, attained to Arahantship, to the deliverance of heart and through wisdom.

Such are the four fruits and the four benefits that one given to these four forms of pleasure-seeking can expect.”

26. ‘Then such wanderers [133] might say: “The doctrines of the Sakyan’s followers are not well-founded.” They should be told: “Friend, the Lord who knows and sees has taught and proclaimed to his disciples principles which are not to be transgressed as long as life shall last. Just like a locking-post930 or an iron post which is deep-based, well-planted and unshakeable, immovable are these doctrines he has taught.



And any monk who is an Arahant, whose corruptions are destroyed, who has lived the life, done what was to be done, laid down the burden, gained the true goal, who has completely destroyed the fetter of becoming, and is liberated by supreme insight, is incapable of doing nine things:

(1) He is incapable of deliberately taking the life of a living being;

(2) he is incapable of taking what is not given so as to constitute theft;

(3) he is incapable of sexual intercourse;

(4) he is incapable of telling a deliberate lie;

(5) he is incapable of storing up goods for sensual indulgence as he did formerly in the household life;

(6) he is incapable of acting wrongly through attachment;

(7) he is incapable of acting wrongly through hatred;

(8) he is incapable of acting wrongly through folly;

(9) he is incapable of acting wrongly through fear.

These are the nine things which an Arahant, whose corruptions are destroyed, cannot do...ʺ[134]

27. ‘Or such wanderers might say: “As regards past times, the ascetic Gotama displays boundless knowledge and insight, but not about the future, as to what it will be and how it will be.” That would be to suppose that knowledge and insight about one thing are to be produced by knowledge and insight about something else, as fools imagine.

As regards the past, the Tathāgata has knowledge of past lives. He can remember as far back as he wishes. As for the future, this knowledge, born of enlightenment, arises in him: “This is the last birth, there will be no more becoming.”

28. ‘If “the past” refers to what is not factual, to fables,931 to what is not of advantage, the Tathāgata makes no reply. If it refers to what is factual, not fabulous, but which is not of advantage, the Tathāgata makes no reply.

But if “the past” refers to what is factual, not fabulous, and which is of advantage, then the Tathāgata knows the right time to reply.

The same applies to the future and the present. [135]



Therefore, Cunda, the Tathāgata is called the one who declares the time, the fact, the advantage, the Dhamma and the discipline. That is why he is called Tathāgata.932

29. ‘Cunda, whatever in this world with its devas and maras and Brahmās, with its ascetics and Brahmins, its princes and people, is seen by people, heard, sensed,933 cognised, whatever was ever achieved, sought after or mentally pondered upon — all that has been fully understood by the Tathāgata. That is why he is called Tathāgata.

Between the night in which the Tathāgata gains supreme enlightenment, Cunda, and the night in which he attains the Nibbāna-element without remainder,934 whatever he proclaims, says or explains is so and not otherwise. That is why he is called Tathāgata.

And of this world with its devas and māras and Brahmās, with its ascetics and Brahmins, its princes and people, the Tathāgata is the unvanquished conqueror, the seer and ruler of all. That is why he is called Tathāgata.

30. ‘Or such wanderers might say: “Does the Tathāgata exist after death?”935 “Is that true, and any other view foolish?” They should be told: ”Friend, this has not been revealed by the [136] Lord.” ...

“Does the Tathagata not exist after death?” ...

”Does he both exist and not exist after death?” ...

“Does he neither exist nor not exist after death?” They should be told: “Friend, this has not been revealed by the Lord.”

31. ‘Then they may say: “Why has the ascetic Gotama not revealed this?” They should be told: “Friend, this is not conducive to welfare or to the Dhamma, or to the higher holy life, or to disenchantment, dispassion, cessation, tranquillity, realisation, enlightenment, Nibbāna. That is why the Lord has not revealed it.”

32. ‘Or they may say: “Well, friend, what has the ascetic Gotama revealed?” They should be told: “‘This is suffering’ has been declared by the Lord; ‘This is the arising of suffering’... ʹThis is the cessation of suffering’... ‘This is the path leading to the cessation of suffering’ has been declared by the Lord.” [137]

33. ‘Then they may say: “Why has this been declared by the ascetic Gotama?” They should be told: “Friend, this is conducive to welfare, to Dhamma, to the higher holy life, to perfect disenchantment,936 to dispassion, to cessation, to tranquillity, to realisation, to enlightenment, to Nibbāna. That is why the Lord has revealed it.”

34. ‘Cunda, those bases of speculation about the beginnings of things which I have explained to you as they should be explained, should I now explain to you as they should not be explained?937

And likewise about the future?

What are the speculations about the past... ?

There are ascetics and Brahmins who say and believe: “The self and the world are eternal. This is true and any other view is erroneous.”

“The self and the world are not eternal.” ...

“The self and the world are both eternal and not eternal.” ...

“The self and the world are neither eternal nor not eternal.” ...

“The self and the world are self-created.” ...

“They are created by another.” ...

“They are both self-created and created by another.”...[138]

“They are neither self-created nor created by another,

but have arisen by chance.”

And similarly with regard to pleasure and pain.

35. — 36. ‘Now, Cunda, I go to those ascetics and Brahmins who hold any of these views and if, being asked, they confirm that they do hold such views, I do not admit their claims.

Why not? Because, Cunda, different beings hold different opinions on such matters. Nor do I consider such theories equal to my own, still less superior. I am their superior in regard to the higher exposition. [139]











As for those bases of speculation about the beginning of things which I have explained to you as they should be explained, why should I now explain them to you as they should not be explained?

37. ‘And what about those speculators about the future? There are some ascetics and Brahmins who say:

“The self after death is material and healthy”;



ʺ...immaterialʺ;

ʺ...bothʺ;

ʺ... neitherʺ; [140]

ʺThe self is conscious after death”;

ʺ ... unconsciousʺ;

ʺ... bothʺ;

ʺ...neitherʺ;

“The self perishes, is destroyed, ceases to be after death. This is true and any other view is erroneous.”

38. — 39. ‘Now, Cunda, I go to those ascetics and Brahmins who hold any of these views and if, being asked, they confirm that they do hold such views, I do not admit their claims. Why not? Because, Cunda, different beings hold different opinions on such matters.

Nor do I consider such theories equal to my own, still less superior. I am their superior in regard to the higher exposition.







As for those bases of speculation about the future which I have explained to you as [141] they should be explained, why should I now explain them to you as they should not be explained?

40. ‘And, Cunda, for the destruction of all such views about the past and the future, for transcending them, I have taught and laid down the four foundations of mindfulness.

What are the four? Here, Cunda, a monk dwells contemplating body as body, ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world. He dwells contemplating feelings as feelings,... mind as mind...; he dwells contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world.

That is how, Cunda, for the destruction of such views about the past and the future, and for transcending them, I have taught and laid down the four foundations of mindfulness.’

41. During this time the Venerable Upavāna938 was standing behind the Lord, fanning him. And he said:

‘It is wonderful, Lord, it is marvellous! Lord, this exposition of Dhamma is delightful — highly delightful! Lord, what is the name of this discourse?’

‘Well, Upavāna, you can remember it as “The Delightful Discourse.ʺʹ

Thus the Lord spoke, and the Venerable Upavāna rejoiced and was delighted with his words.




Close
Close