Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Một - Tương Ưng Uẩn (12)

Dịch giả: Thích Minh Châu

IV. Phẩm Than Ðỏ
I. Than Ðỏ Hực (S.iii,177)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc là than đỏ, này các Tỷ-kheo! Thọ là than đỏ! Tưởng là than đỏ! Các hành là than đỏ! Thức là than đỏ!
4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, nhàm chán đối với thọ, nhàm chán đối với tưởng, nhàm chán đối với các hành, nhàm chán đối với thức.
5) Do nhàm chán nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
II. Vô Thường (S.iii,177)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Này các Tỷ-kheo, cái gì là vô thường?
3) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô thường.
4-6) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
7) Thức là vô thường, ở đây, các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
8) Cái gì vô thường, này các Tỷ-kheo, ở đây các Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.
III. Vô Thường
(Như kinh trên, chỉ khác là tham (ràga) thay thế cho dục (chanda).
IV. Vô Thường
(Như kinh trên, chỉ khác là cả dục và tham ).
V-VI-VII. Khổ (1,2,3)
(Như kinh trên, chỉ khác là khổ thay thế cho vô thường ).
VIII-IX-X. Vô Ngã (1,2,3)
(Như kinh trên, chỉ khác là vô ngã thay thế cho khổ ).
XI. Thiện Nam Tử Khổ (Tạp 2, Ðại 2,12a) (S.iii,179)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Ðối với vị thiện nam tử vì lòng tin xuất gia, này các Tỷ-kheo, đây là thuận pháp (anudhammam): Hãy sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, hãy sống nhàm chán nhiều đối với thức.
4) Ai sống nhàm chán nhiều đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành, ai sống nhàm chán nhiều đối với thức thời sẽ biến tri sắc... thọ... tưởng... các hành, biến tri thức.
5) Vị nào biến tri sắc, biến tri thọ, biến tri tưởng, biến tri các hành, biến tri thức, thời được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ.
XII. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, chỉ khác là "thấy vô thường" thay thế "sống nhàm chán").
XIII. Thiện Nam Tử Khổ
(Như kinh trên, ở đây chỉ khác là "thấy vô ngã" ).
V. Phẩm Kiến
I. Nội (Tạp 7, Ðại 2,43b) (S.iii,180)
1-2) Ở Sàvatthi...
3) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì, nội lạc, khổ khởi lên?
4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...,...
5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, nội lạc, khổ khởi lên.
6-8)... thọ... tưởng... các hành...
9) Do có thức, do chấp thủ thức, nội lạc, khổ khởi lên.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, nội lạc, khổ có thể khởi lên không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
14) -- Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời nội lạc, khổ có thể sanh khởi không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
II. Cái Này Là Của Tôi (Tạp 7, Ðại 2,43a) (S.iii,181)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì mà quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
4) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc... do có thức, do chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên quán: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi".
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn...
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành...
14) -- Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy và quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
III. Ngã (Tạp 7, Ðại 2,43c) (S.iii,182)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, tà kiến này khởi lên: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
4) -- Ðối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại".
6-9) ... thọ... tưởng... các hành...
10) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại".
-- Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ trở thành thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-14) ... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn?
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Cái này là ngã, cái này là thế giới, cái này sau khi chết sẽ thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
IV. Và Nếu Không Phải Của Tôi (S.iii,183)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Do có cái gì, này các Tỷ-kheo, do chấp thủ cái gì tà kiến như sau sanh khởi: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
3) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, chấp thủ sắc, thiên chấp sắc nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) Do có thức, chấp thủ thức, thiên chấp thức nên tà kiến này khởi lên: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta".
9) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
10-13) ... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi tà kiến như sau: "Nếu trước không có ta, thời đã không có của ta. Nếu sẽ không có ta, thời sẽ không có của ta"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
V. Tà Kiến (S.iii,184)
1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi...
-- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ gì, do thiên chấp gì, tà kiến khởi lên?
4) -- Ðối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
5) -- Này các Tỷ-kheo, do có sắc, có chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc nên tà kiến khởi lên.
6-9)... thọ... tưởng... các hành...
Do có thức, do có chấp thủ thức, do thiên chấp thức nên tà kiến khởi lên.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11-14) ... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có nên chấp thủ cái ấy, và khởi lên tà kiến không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
VI. Hữu Thân
(Giống như kinh trước, chỉ thế "hữu thân" cho "tà kiến").
VII. Ngã Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thế "ngã kiến" (attànuditthi) cho "hữu thân").
VIII. Thân Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thế "bị trói buộc, thiên chấp kiết sử" cho "ngã kiến").
IX. Thân Kiến
(Giống như kinh trước, chỉ thêm: "Sự tham trước về sự trói buộc, thiên chấp các kiết sử").
X. Ananda (S.iii,187)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến... bạch Thế Tôn:
3) -- Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con, để sau khi nghe pháp, con sống một mình an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Ông nghĩ thế nào, này Ananda, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
5-8) -- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
9) Do thấy vậy... vị ấy biết rõ... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".

HOT EMBERS

Translated by: Bhikkhu Boddhi

(1) Hot Embers

At Sāvatthī. “Bhikkhus, form is hot embers,227 feeling is hot embers, perception is hot embers, volitional formations are hot embers, consciousness is hot embers. Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form … revulsion towards consciousness. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate…. He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(2) Impermanent (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is impermanent. And what is impermanent? [178] Form is impermanent; you should abandon desire for it. Feeling … Perception … Volitional formations
… Consciousness is impermanent; you should abandon desire for it. Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is impermanent.”
(3) Impermanent (2)
… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is impermanent.” … (Complete as in the preceding sutta, with “lust” instead of “desire.”)
(4) Impermanent (3)
… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is impermanent.”…
(Complete as in §137, with “desire and lust” instead of “desire.”)
(5) Suffering (1)
… “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is suffering.” …
(6) Suffering (2)
… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is suffering.” …
(7) Suffering (3)
… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is suffering.”…
(8) Nonself (1)
… “Bhikkhus, you should abandon desire for whatever is nonself.” … [179]
(9) Nonself (2)
… “Bhikkhus, you should abandon lust for whatever is nonself.” …
(10) Nonself (3)
… “Bhikkhus, you should abandon desire and lust for whatever is nonself.”…
(11) Engrossed in Revulsion
At Sāvatthī. “Bhikkhus, for a clansman who has gone forth out of faith, this is what accords with the Dhamma: he should dwell engrossed in revulsion towards form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.228 One who dwells engrossed in revulsion towards form … towards consciousness, fully understands form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. One who fully understands form
… consciousness is freed from form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. He is freed from birth, aging, and death; freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; freed from suffering, I say.”
(12) Contemplating Impermanence
At Sāvatthī.229 “Bhikkhus, for a clansman who has gone forth out of faith, this is what accords with the Dhamma: he should dwell contemplating impermanence in form … (as above) … [180] he is freed from suffering, I say.”
(13) Contemplating Suffering
… “he should dwell contemplating suffering in form … he is freed from suffering, I say.”
(14) Contemplating Nonself
… “he should dwell contemplating nonself in form … he is freed from suffering, I say.”
VIEWS
(1) Internally
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, do pleasure and pain arise internally?”230 [181]
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, pleasure and pain arise internally. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, pleasure and pain arise internally.
“What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent?” “Impermanent, venerable sir.”
“Is what is impermanent suffering or happiness?” “Suffering, venerable sir.”
“But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”
“No, venerable sir.”
“Is feeling … perception … volitional formations … consciousness permanent or impermanent?… But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could pleasure and pain arise internally?”
“No, venerable sir.”
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(2) This Is Mine
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what,231 does one regard things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form,
[182] one regards things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, one regards things thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’
“What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”
“Impermanent, venerable sir.”…
“But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could one regard anything thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?”
“No, venerable sir.”
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(3) The Self
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does such a view as this arise: ‘That which is the self is the world; having passed away, that I shall be—permanent, stable, eternal, not subject to change’?”232
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, such a view as this arises: ‘That which is the self is the world; having passed away, that I shall be—permanent, stable, eternal, not subject to change.’ When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, such a view as this [183] arises: ‘That which is the self is the world … not subject to change.’
“What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”
“Impermanent, venerable sir.”…
“But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could such a view as that arise?”
“No, venerable sir.”
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(4) It Might Not Be For Me
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does such a view as this arise: ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me’?”233
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, such a view as this arises: ‘I might not be, and it might not be for me; I will not be, [and] it will not be for me.’ When there is feeling … perception …
volitional formations … [184] consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, such a view as this arises: ‘I might not be … and it will not be for me.’
“What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?”
“Impermanent, venerable sir.”…
“But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could such a view as that arise?”
“No, venerable sir.”
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(5) Wrong View
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does wrong view arise?”234
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, wrong view arises. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, wrong view arises.
“What do you think, bhikkhus, is form … consciousness permanent or impermanent?” [185]
“Impermanent, venerable sir.”…
“But without clinging to what is impermanent, suffering, and subject to change, could wrong view arise.”
“No, venerable sir.”
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(6) Identity View
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does identity view arise?”235
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, identity view arises. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, identity view arises.”…
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(7) View of Self
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, does view of self arise?”236
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, view of self arises. [186] When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, view of self arises.”…
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
(8) Adherence (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, do the fetters, adherences, and shackles arise?”237
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….”
“When there is form, bhikkhus, by clinging to form, by adhering to form, the fetters, adherences, and shackles arise. When there is feeling … perception … volitional formations … consciousness, by clinging to consciousness, by adhering to consciousness, the fetters, adherences, and shackles arise.”…
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’” [187]
(9) Adherence (2)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when what exists, by clinging to what, by adhering to what, do the fetters, adherences, shackles, and holding arise?”
“Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One….” (Complete as above.)
(10) Ananda
At Sāvatthī. Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One … and said to him: “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”238
“What do you think, Ānanda, is form permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.” - “Is what is impermanent suffering or happiness?” - “Suffering, venerable sir.” - “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” - “No, venerable sir.”
“Is feeling permanent or impermanent?… Is perception permanent or impermanent?… Are volitional formations permanent or impermanent?… Is consciousness permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.” - “Is what is impermanent suffering or happiness?” - “Suffering, venerable sir.” - “Is what is impermanent, suffering, and subject to change
fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” - “No, venerable sir.”
“Therefore, Ānanda, any kind of form whatsoever, whether past, future, or present…. [188]
“Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
1



Close
Close