Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Một - Tương Ưng Uẩn (11)

Dịch giả: Thích Minh Châu

III. Phẩm Vô Minh
I. Tập Pháp (Tạp 10, Ðại 2,64b) (S.iii,171)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến...
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Vô minh, vô minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
5-7) ... "Thọ... Tưởng... Các hành..".
8) ... không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
9) Như vậy, này Tỷ-kheo, gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Minh, minh", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, bạch Thế Tôn? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
11) -- Ở đây, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi" là sắc chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: "Sắc chịu sự đoạn diệt" là sắc chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: "Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
12-14) ... "Thọ... Tưởng... Các hành..".
15) ... Như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi" là thức chịu sự tập khởi, như thật biết rõ: "Thức chịu sự đoạn diệt" là thức chịu sự đoạn diệt, như thật biết rõ: "Thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt" là thức chịu sự tập khởi và đoạn diệt.
16) Như vậy, này Tỷ-kheo, được gọi là minh, cho đến như vậy được gọi là minh.
II. Tập Pháp (S.iii,172)
1) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi, tại Isipatana, vườn Lộc Uyển.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
-- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả Sàruputta? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
(... như kinh trên).
III. Tập Pháp (S.iii,173)
1-2) Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), tại vườn Lộc Uyển.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
-- "Minh, minh", thưa Tôn giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả Sàriputta? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
(... như kinh trên).
IV. Vi Ngọt
1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
-- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Ðây là vô minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
V. Vị Ngọt (S.iii,174)
1-2) Tại Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) -- "Minh, minh", này Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Như thế nào được gọi là minh?
4-8) Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc... của thọ... của tưởng... của các hành... như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Ðây gọi là minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là minh.
VI. Tập Khởi (S.iii,174)
1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) -- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Sàriputa, được nói đến là như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
VII. Tập Khởi (S.iii,174)
1-2) Bàrànasi, Isipatana, vườn Lộc Uyển...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahà Kotthika thưa với Tôn giả Sàriputta:
-- "Minh, minh" thưa Hiền giả Sàriputta, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
4) -- Ở đây, thưa Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy được gọi là minh, này Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là minh.
VIII. Kotthika (S.iii,175)
1) Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.
2) Tôn giả Sàriputta vào buổi chiều...
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
-- "Vô minh, vô minh", này Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... không như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy gọi là vô minh, thưa Hiền giả. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta và nói với Tôn giả Kotthika:
-- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
11) -- Ở đây, thưa Hiền giả, vị Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm, và sự xuất ly của sắc.
12-14) ... thọ... tưởng... các hành...
15) ... như thật biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.
IX. Kotthika (S.iii,175)
1) ... Bàrànasi, Isipatana, Migadàya.
2-3) -- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, này Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Ðược nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
-- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào được gọi là minh?
11) -- Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc.
12-14) ... thọ... tưởng... các hành...
15) ... như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của thức.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy, được gọi là minh.
X. Kotthika (S.iii,176)
1-2) Nhân duyên như trên.
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
-- "Vô minh, vô minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Và thế nào là vô minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là vô minh?
4) -- Ở đây, thưa Hiền giả, kẻ vô văn phàm phu không như thật biết rõ sắc, không biết rõ sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
5-7) ... thọ... tưởng... các hành...
8) ... không biết rõ thức, không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
9) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là vô minh. Cho đến như vậy được gọi là vô minh.
10) Khi được nói vậy, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Kotthika:
-- "Minh, minh", thưa Hiền giả Kotthika, được nói đến như vậy. Thế nào là minh, thưa Hiền giả? Cho đến như thế nào, được gọi là minh?
11)-- Ở đây, này Hiền giả, bậc Ða văn Thánh đệ tử như thật biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt.
12-14) ... thọ... tưởng... các hành...
15) ... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt.
16) Như vậy, này Hiền giả, được gọi là minh. Cho đến như vậy được gọi là minh.

IGNORANCE

Translated by: Bhikkhu Boddhi

126 (1) Subject to Arising (1)

At Sāvatthī. [171] Then a certain bhikkhu approached the Blessed One … and said to him: “Venerable sir, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, venerable sir, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”
“Here, bhikkhu, the uninstructed worldling does not understand form subject to arising as it really is thus: ‘Form is subject to arising.’ He does not understand form subject to vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to vanishing.’ He does not understand form subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to arising and vanishing.’ He does not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness subject to arising … subject to vanishing … subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Consciousness is subject to arising and vanishing.’
“This is called ignorance, bhikkhu, and in this way one is immersed in ignorance.”
When this was said, that bhikkhu said to the Blessed One:
“Venerable sir, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, venerable sir, is true knowledge, and in what way has one arrived at true
knowledge?”
“Here, bhikkhu, the instructed noble disciple understands form subject to arising as it really is thus: ‘Form is subject to arising.’ He understands form subject to vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to vanishing.’ [172] He understands form subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Form is subject to arising and vanishing.’ He understands feeling … perception … volitional formations … consciousness subject to arising … subject to vanishing … subject to arising and vanishing as it really is thus: ‘Consciousness is subject to arising and vanishing.’
“This is called true knowledge, bhikkhu, and in this way one has arrived at true knowledge.”
127 (2) Subject to Arising (2)
On one occasion the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahākoṭṭhita were dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. Then, in the evening, the Venerable Mahākoṭṭhita emerged from seclusion, approached the Venerable Sāriputta, … and said to him: “Friend Sāriputta, it is said, ‘ignorance, ignorance. ’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”
(The rest of this sutta is identical with the exchange on ignorance in the preceding sutta.) [173]
128 (3) Subject to Arising (3)
At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. Sitting to one side, the Venerable Mahākoṭṭhita said to the Venerable Sāriputta: “Friend Sāriputta, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”
(The rest of this sutta is identical with the exchange on true knowledge in
§126.)
129 (4) Gratification (1)
At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. Sitting to one side, the Venerable Mahākoṭṭhita said to the Venerable Sāriputta: “Friend Sāriputta, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”
“Here, friend, the uninstructed worldling does not understand as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”
130 (5) Gratification (2)
At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana…. [174] “Friend Sāriputta, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”
“Here, friend, the instructed noble disciple understands as it really is the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”
131 (6) Origin (1)
At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana…. “Friend Sāriputta, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”
“Here, friend, the uninstructed worldling does not understand as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the
escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”
132 (7) Origin (2)
At Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana…. “Friend Sāriputta, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”
“Here, friend, the instructed noble disciple understands as it really is the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.” [175]
133 (8) Koṭṭhita (1)
(Identical with §129 and §130 combined, except here Sāriputta asks the questions and Mahākoṭṭhita replies.)
134 (9) Koṭṭhita (2)
(Identical with §131 and §132 combined, except here Sāriputta asks the questions and Mahākoṭṭhita replies.) [176]
135 (10) Koṭṭhita (3)
The same setting. Sitting to one side, the Venerable Sāriputta said to the Venerable Mahākoṭṭhita: “Friend Koṭṭhita, it is said, ‘ignorance, ignorance.’ What now, friend, is ignorance, and in what way is one immersed in ignorance?”
“Here, friend, the uninstructed worldling does not understand form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He does not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. This, friend, is called ignorance, and in this way one is immersed in ignorance.”
When this was said, the Venerable Sāriputta said to the Venerable Mahākoṭṭhita: “Friend Koṭṭhita, it is said, ‘true knowledge, true knowledge.’ What now, friend, is true knowledge, and in what way has one arrived at true knowledge?”
“Here, friend, the instructed noble disciple understands form, [177] its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. He understands feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation. This, friend, is called true knowledge, and in this way one has arrived at true knowledge.”
1



Close
Close