Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Một - Tương Ưng Uẩn (9)

Dịch giả: Thích Minh Châu

C. Năm Mươi Kinh Sau
I. Phẩm Biên

I. Biên Kinh (Tạp 3, Ðại 2,18b) (S.iii,157)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Có bốn biên này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là bốn? Hữu thân biên, hữu thân tập khởi biên, hữu thân đoạn diệt biên, hữu thân đoạn diệt đạo biên.
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là thân biên? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là năm thủ uẩn.
5) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi biên? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này, chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi biên.
6) Này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt biên? Chính là sự ly tham, đoạn diệt, không có dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt biên.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt đạo biên? Chính là Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt đạo biên.
II. Khổ (S.iii,158)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về Khổ, Khổ tập khởi, Khổ đoạn diệt, Con đường đưa đến khổ đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ? Phải trả lời là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn. Ðây gọi là Khổ, này các Tỷ-kheo.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ tập khởi? Chính là khát ái này, đưa đến tái sanh... phi hữu ái. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Khổ đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không dư tàn khát ái ấy, sự xả ly, sự từ bỏ, sự giải thoát, sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Khổ đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Con đường đưa đến khổ đoạn diệt.
III. Hữu Thân (Tạp 3, Ðại 2,18b) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về hữu thân, hữu thân tập khởi, hữu thân đoạn diệt, con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân? Phải trả lời rằng chính là năm thủ uẩn. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân tập khởi? Chính là khát ái này... Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân tập khởi.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hữu thân đoạn diệt? Chính là sự ly tham, đoạn diệt không có dư tàn khát ái ấy... sự thoát ly chấp trước. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hữu thân đoạn diệt.
7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt? Chính là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến hữu thân đoạn diệt.
IV. Sở Biến Tri (Tạp 3, Ðại 2,19a) (S.iii,159)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông các pháp cần phải biến tri, sự biến tri và con người đã biến tri. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp cần phải biến tri? Sắc, này các Tỷ-kheo, là pháp cần phải biến tri. Thọ... tưởng... các hành... thức là pháp cần phải biến tri. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là các pháp cần phải biến tri.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự biến tri? Sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự biến tri.
6) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con người đã biến tri? Cần phải trả lời là bậc A-la-hán. Bậc Tôn giả này, với tên như vậy, với dòng họ như vậy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con người đã biến tri.
V. Các Sa Môn (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Có năm thủ uẩn, này các Tỷ-kheo. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này... như thật biết rõ...; tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú.
VI. Các Sa Môn (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.
4-5) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này... biết rõ...; tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú.
VII. Dự Lưu (S.iii,160)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Và khi nào vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị Ða văn Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối thất, đã được quyết định, hướng đến Chánh Ðẳng Giác.
VIII. A-La-Hán (S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn.
4) Và khi nào vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của năm thủ uẩn này, được giải thoát không có chấp thủ. Vị Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị A-la-hán, các lậu hoặc được đoạn tận, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.
IX. Dục Ðược Ðoạn Trừ (S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với sắc, hãy đoạn trừ nó. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.
4-6) Ðối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào đối với thức, hãy đoạn trừ nó. Như vậy, thức sẽ được đoạn trừ, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.
X. Dục Ðược Ðoạn Trừ (S.iii,161)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với sắc... hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, sắc ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt tận gốc rễ...
4-6)... Ðối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành...
7) Này các Tỷ-kheo, phàm có dục nào, tham nào, hỷ nào, khát ái nào, phàm có những chấp thủ phương tiện, tâm thủ trước, thiên chấp tùy miên nào đối với thức, hãy đoạn trừ chúng. Như vậy, thức ấy sẽ được đoạn tận, cắt đứt từ gốc rễ, làm cho như thân cây ta-la, làm cho không thể tái sanh, không thể sanh khởi lại trong tương lai.

Division III THE FINAL FIFTY

Translated by: Bhikkhu Boddhi

I. PORTIONS
93 (1) Portions


At Sāvatthī. “Bhikkhus, there are these four portions.217 What four? [158] The portion of identity, the portion of the origin of identity, the portion of the cessation of identity, the portion of the way leading to the cessation of identity.
“And what, bhikkhus, is the portion of identity? It should be said: the five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging, the feeling aggregate subject to clinging, the perception aggregate subject to clinging, the volitional formations aggregate subject to clinging, the consciousness aggregate subject to clinging. This is called the portion of identity.
“And what, bhikkhus, is the portion of the origin of identity? It is this craving that leads to renewed existence, accompanied by delight and lust, seeking delight here and there; that is, craving for sensual pleasures, craving for existence, craving for extermination. This is called the portion of the origin of identity.
“And what, bhikkhus, is the portion of the cessation of identity? It is the remainderless fading away and cessation of that same craving, the giving up and relinquishing of it, freedom from it, non-reliance on it. This is called the portion of the cessation of identity.
“And what, bhikkhus, is the portion of the way leading to the cessation of identity? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view … right
concentration. This is called the portion of the way leading to the cessation of identity.
“These, bhikkhus, are the four portions.”
94 (2) Suffering
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I will teach you suffering, the origin of suffering, the cessation of suffering, and the way leading to the cessation of suffering.
“And what, bhikkhus, is suffering? It should be said: the five aggregates subject to clinging. What five?… (as above) … This is called suffering.
“And what, bhikkhus, is the origin of suffering? It is this craving that leads to renewed existence…. This is called the origin of suffering.
“And what, bhikkhus, is the cessation of suffering? It is the remainderless fading away and cessation of that same craving…. This is called the cessation of suffering. [159]
“And what, bhikkhus, is the way leading to the cessation of suffering? It is this Noble Eightfold Path; that is, right view … right concentration. This is called the way leading to the cessation of suffering.”
95 (3) Identity
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I will teach you identity, the origin of identity, the cessation of identity, and the way leading to the cessation of identity.”
(The remainder of this sutta is identical with the preceding one, with appropriate substitutions.)
96 (4) To Be Fully Understood
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I will teach you things that should be fully understood, full understanding, and the person that has fully understood.218
Listen to that….
“And what, bhikkhus, are the things that should be fully understood? Form, bhikkhus, is something that should be fully understood. Feeling … Perception … Volitional formations … Consciousness is something that should be fully understood. These are called the things that should be fully understood. [160]
“And what, bhikkhus, is full understanding? The destruction of lust, the destruction of hatred, the destruction of delusion: this is called full understanding.219
“And who, bhikkhus, is the person that has fully understood? It should be said: the arahant, the venerable one of such a name and clan. This is called the person that has fully understood.”
97 (5) Ascetics (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.
“Bhikkhus, those ascetics and brahmins who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things as they really are: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
98 (6) Ascetics (2)
At Sāvatthī.220 “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.
“Bhikkhus, those ascetics and brahmins who do not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins….
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things as they really are … in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
99 (7) Stream-Enterer
At Sāvatthī. “Bhikkhus, there are these five aggregates subject to clinging. What five? The form aggregate subject to clinging … the consciousness aggregate subject to clinging.
“When, bhikkhus, a noble disciple understands as they really are the origin and the passing away, [161] the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging, then he is called a noble disciple who is a stream-enterer, no longer bound to the nether world, fixed in destiny, with enlightenment as his destination.”
100 (8) Arahant
… “When, bhikkhus, having understood as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these five aggregates subject to clinging, a bhikkhu is liberated by nonclinging,221 then he is called a bhikkhu who is an arahant, one whose taints are destroyed, who has lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached his own goal, utterly destroyed the fetters of existence, one completely liberated through final knowledge.”
101 (9) Abandoning Desire (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, whatever desire there is for form, whatever lust, delight, craving—abandon it. Thus that form will be abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising. So too in the case of feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”
102 (10) Abandoning Desire (2)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, whatever desire there is for form, whatever lust, delight, craving, whatever engagement and clinging, mental standpoints, adherences, and underlying tendencies—[162] abandon them. Thus that form will be abandoned, cut off at the root, made like a palm stump, obliterated so that it is no more subject to future arising. So too in the case of feeling, perception, volitional formations, and consciousness.”
1



Close
Close