V. Phẩm Hoa
I. Dòng Sông (Tạp 10, Ðại 2,70a) (S.iii,137)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một con sông từ núi cao chảy xuống, từ xa chảy đến, dòng nước chảy xiết. Trên hai bờ con sông ấy, nếu cỏ lau kàsà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cỏ kàsà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại lau babbakjà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cỏ bìranà mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống; nếu các loại cây mọc lên, chúng từ bờ rũ xuống.
4) Và một người bị dòng nước của con sông ấy cuốn trôi, nếu người ấy nắm lấy cỏ lau kàsà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy loại cỏ kàsà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy loại lau babbakjà, cỏ này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn. Nếu người ấy nắm lấy các loại cây, loại cây này có thể bựt đứt. Do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Khi sắc ấy của người ấy bị bựt đứt, do nhân duyên ấy, người ấy bị rơi vào tai ách khổ nạn.
6-8) ... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
9) ...quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức ấy của người ấy bị bựt đứt, do nhân duyên ấy, người ấy rơi vào tai ách khổ nạn.
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
11-14) -- Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
15-16) Do vậy... Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
II. Bông Hoa (hay Tăng trưởng) (Tạp 2, Ðại 2,8b) (Siii,113)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không". Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có".
5) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không"?
6) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".
7-9) Thọ... tưởng... các hành...
10) Người có trí ở đời không chấp nhận thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".
11) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì ở đời người có trí chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không".
12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có"?
13) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
14-16) ... thọ... tưởng... các hành...
17) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
18) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).
19) Ở trong đời, này các Tỷ-kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng tri, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
20) Này các Tỷ-kheo, thế pháp ở trong đời là gì, thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri; sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ?
21) Sắc, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri, sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ.
Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
22-24) Thọ... Tưởng... Các hành...
25) Thức, này các Tỷ-kheo, là thế pháp ở trong đời. Thế pháp ấy được Như Lai chứng ngộ, chứng tri. Sau khi chứng ngộ, chứng tri, Ngài tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ. Và ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị, phân tích, hiển lộ như vậy, (vẫn) không biết, không thấy, thì đối với người ấy, Ta xem là vô tích sự, là kẻ ngu si, phàm phu, mù lòa, không có mắt, không có biết, không có thấy.
26) Ví như, này các Tỷ-kheo, bông sen xanh, hay bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt.
27) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm.
III. Bọt Nước (Tạp 10, Ðại 2,86b) (S.iii,114)
1) Một thời Thế Tôn ở Ayujjàya, trên bờ sông Hằng.
2) Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo...
3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy sắc, chuyên chú, như lý quán sát sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát sắc, sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong sắc được?
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mưa những giọt mưa lớn, trên mặt nước, các bong bóng nước hiện ra rồi tan biến. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, bong bóng nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong bong bóng nước được?
6) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát thọ ấy. Do Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, thọ ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong thọ được?
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng... Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có tưởng gì...
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cần có lõi cây, tìm cầu lõi cây, đi tìm lõi cây, cầm cái búa sắc bén đi vào ngôi rừng. Ở đây, người ấy thấy một cụm cây chuối lớn, mọc thẳng, mới lớn, cao vút. Người ấy chặt rễ cây ấy. Sau khi chặt rễ, người ấy chặt ngọn. Sau khi chặt ngọn, người ấy lột vỏ chuối ngoài. Khi lột vỏ chuối ngoài, giác cây còn tìm không được, tìm đâu cho có được lõi cây?
10) Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát cụm chuối ấy, cụm chuối ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong cụm chuối được?
11) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm các hành gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát hành ấy. Khi người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, hành ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong các hành được?
12) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ảo thuật sư hay đệ tử một ảo thuật sư, tại ngã tư đường bày trò ảo thuật. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát trò ảo thuật ấy. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, ảo thuật ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ảo thuật được?
13) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm thức gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại... hoặc xa hay gần; Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát, thức ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là trống rỗng, hiện rõ ra là không có lõi cây. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cây trong thức được?
14) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
15) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
1) Sắc ví với đống bọt,
Thọ ví bong bóng nước,
Tưởng ví ráng mặt trời,
Hành ví với cây chuối,
Thức ví với ảo thuật,
Ðấng bà con mặt trời,
Ðã thuyết giảng như vậy.
2) Nếu như vậy chuyên chú,
Như lý chơn quán sát,
Như lý nhìn các pháp,
Hiện rõ tánh trống không.
3) Bắt đầu với thân này,
Bậc Ðại Tuệ thuyết giảng,
Ðoạn tận cả ba pháp,
Thấy sắc bị quăng bỏ.
4) Thân bị quăng, vô tri,
Không thọ, sức nóng, thức,
Bị quăng đi, nó nằm,
Làm đồ ăn kẻ khác.
5) Cái thân liên tục này,
Ảo sư, kẻ ngu nói,
Ðược gọi kẻ sát nhân,
Không tìm thấy lõi cây.
6) Hãy quán uẩn như vậy,
Vị Tỷ-kheo tinh cần,
Suốt cả đêm lẫn ngày,
Tỉnh giác, chánh tư niệm.
7) Hãy bỏ mọi kiết sử,
Làm chỗ mình nương tựa,
Sống như lửa cháy đầu,
Cầu chứng cảnh bất động.
IV. Phân Bò (Tạp 10, Ðại 2,67c) (Trang 11, Ðại 1,496a) (Trang 34, Ðại 1,645a) (S.iii,143)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3-4) Sau khi ngồi, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có thể có sắc nào, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
5-8) Bạch Thế Tôn, có thể có thọ nào... có thể có tưởng nào... có thể có các hành nào... có thể có thức nào, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
9) -- Này Tỷ-kheo, không có sắc nào, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
10-13) Này Tỷ-kheo, không có thọ nào... không có tưởng nào... không có các hành nào... không có thức nào, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
14) Rồi Thế Tôn lấy tay cầm lên một miếng phân bò và nói với Tỷ-kheo ấy:
15) -- Này Tỷ-kheo, cho đến được một ngã thể nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
16) Nếu được một ngã thể nhỏ như thế này, này Tỷ-kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thưòng hằng, vĩnh trú, thời đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể trình bày. Vì này Tỷ-kheo, cho đến được một ngã thể nhỏ bé như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú; do vậy đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể trình bày.
17) Thuở xưa, này Tỷ-kheo, Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh. Khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 đô thị, và đô thị Kusàvatì là bậc nhất.
18) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 cung điện, và cung điện Dhamma là bậc nhất.
19) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 trùng các, và trùng các Mahàvyuuha là bậc nhất.
20) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 sàng tọa làm bằng ngà, làm bằng lõi cây, làm bằng vàng, làm bằng bạc, trải bằng nệm len có lông dài, trải bằng chăn len trắng, trải bằng chăn len thêu bông, trải nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, có lầu che phía trên và có gối chân màu đỏ cả hai đầu.
21) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 con voi với những trang sức bằng vàng, với những cờ xí bằng vàng, bao bọc với những lưới bằng vàng, và voi chúa Uposatha là bậc nhất.
22) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 con ngựa với những trang sức bằng vàng, với những cờ xí bằng vàng, bao bọc với những lưới bằng vàng, và ngựa chúa Valàhaka là bậc nhất.
23) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 cỗ xe, với những trang sức bằng vàng, với những cờ xí bằng vàng, bao bọc với những lưới bằng vàng, và cỗ xe Vejayanta là bậc nhất.
24) Này Tỷ-kheo, khi Ta là vị vua Sát-đế-lị đã làm lễ quán đảnh, Ta có 84.000 châu báu, và Ma-ni châu là bậc nhất.
25) Này Tỷ-kheo, khi Ta là... Ta có 84.000 phụ nữ, và hoàng hậu Subhaddà là bậc nhất.
26) Này Tỷ-kheo, khi Ta là... Ta có 84.000 chư hầu Sát-đế-lị, và Binh chủ báu là bậc nhất.
27) Này Tỷ-kheo, khi Ta là... Ta có 84.000 con bò cái, với những dây thừng bằng vải đay mịn màng, và chậu sữa bằng bạc.
28) Này Tỷ-kheo, khi Ta là... Ta có 84.000 áo bằng vải gai tinh tế, bằng vải lụa tinh tế, bằng vải len tinh tế, bằng vải bông tinh tế.
29) Này các Tỷ-kheo, khi Ta là... Ta có 84.000 dĩa bàn, và trên ấy các cơm sáng và cơm chiều được dọn lên.
30) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 đô thị ấy, đô thị Ta trú thời ấy là kinh đô Kusàvatì.
31) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 cung điện ấy, cung điện Ta trú thời ấy là cung điện Dhamma.
32) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 trùng các ấy, trùng các Ta trú là trùng các Mahàvyuuha.
33) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 sàng tọa ấy, sàng tọa Ta thọ dùng thời ấy là sàng tọa bằng ngà, hay bằng lõi cây, hay bằng vàng, hay bằng bạc.
34) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 con voi ấy, con voi Ta cưỡi thời ấy là voi chúa Uposatha.
35) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 con ngựa ấy, con ngựa Ta cưỡi thời ấy là ngựa chúa Valàhaka.
36) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 cỗ xe ấy, cỗ xe Ta cưỡi thời ấy là cỗ xe Vejayanta.
37) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 phụ nữ ấy, phụ nữ hầu hạ Ta thời ấy là Khattiyàni hay Velàmikà.
38) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 áo mặc ấy, đôi áo Ta mặc thời ấy, hoặc bằng vải gai tinh tế, hay bằng lụa tinh tế, hay bằng len tinh tế, hay bằng vải bông tinh tế.
39) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, trong 84.000 dĩa bàn ấy, một dĩa bàn Ta dùng để ăn một phần (nàlika) cơm, còn dĩa bàn thứ hai, Ta dùng để ăn đồ ăn tương đương.
40) Như vậy, này các Tỷ-kheo, tất cả các hành ấy là thuộc quá khứ, đoạn diệt, biến hoại.
41) Như vậy vô thường, này các Tỷ-kheo, là các hành. Như vậy không thường hằng, này các Tỷ-kheo, là các hành. Như vậy không thường trú, này các Tỷ-kheo, là các hành.
42) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để nhàm chán đối với tất cả hành, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát.
V. Ðầu Ngón Tay (Tăng 14, Ðại 2,617b) (S.iii,147)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Sau khi ngồi, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4) -- Bạch Thế Tôn, có thể có sắc nào là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
5) Bạch Thế Tôn, có thể có thọ nào...
6) Bạch Thế Tôn, có thể có tưởng nào...
7) Bạch Thế Tôn, có thể có các hành nào...
8) Bạch Thế Tôn, có thể có thức nào, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
9) -- Này Tỷ-kheo, không có sắc nào, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
10-13) Này Tỷ-kheo, không có thọ nào... không có tưởng nào... không có các hành nào... không có thức nào, thức ấy lại thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
14) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trong đầu ngón tay và nói với Tỷ-kheo ấy:
15) -- Này Tỷ-kheo, cho đến một sắc nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
Nếu một sắc nhỏ như thế này, này Tỷ-kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, thời đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể trình bày. Nhưng vì rằng, này Tỷ-kheo, cho đến một sắc nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, do vậy, đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể trình bày.
16) Cho đến một thọ nhỏ như thế này, này các Tỷ-kheo, cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn, thường hằng, vĩnh trú. Nếu thọ nhỏ như thế này, này Tỷ-kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú... có thể trình bày.
17) Cho đến một tưởng...
18) Cho đến một hành...
19) Cho đến một thức nhỏ như thế này, này Tỷ-kheo, cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú. Nếu một thức nhỏ như thế này, này Tỷ-kheo, là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, thời đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau không thể trình bày. Nhưng vì rằng, này Tỷ-kheo, cho đến một thức nhỏ như thế này cũng không thường còn, thường hằng, thường trú, chịu sự biến hoại, không vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú, do vậy đời sống Phạm hạnh để chơn chánh đoạn tận khổ đau có thể trình bày.
20) Ông nghĩ thế nào, này Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
21-22) Do vậy, thấy vậy... "... không có trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
VI. Thanh Tịnh (hay Biển) (Tạp 18, Ðại 2,69c) (S.iii,149)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4) -- Có một sắc nào, bạch Thế Tôn, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú không?
5-8) Có một thọ... tưởng... hành... thức nào, bạch Thế Tôn, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú không?
9) -- Không có một sắc nào, này Tỷ-kheo, sắc ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
10-13) Không có một thọ... một tưởng... các hành... một thức nào, thức ấy là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú.
VII. Dây Thằng (Hay Dây Buộc) (Tạp 10, Ðại 2,69b) (S.iii,149)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân hồi này. Ðiểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi.
4) Có thể có một thời, này các Tỷ kheo, biển lớn đi đến khô cạn, hoàn toàn đi đến khô kiệt, không có hiện hữu. Nhưng này các Tỷ kheo, Ta không có tuyên bố rằng, có sự chấm dứt khổ đau đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi.
5) Có thể có một thời, này các Tỷ-kheo, Sineru(Tu-di), Vua các núi, đi đến băng hoại, hoại diệt, không có hiện hữu. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không có tuyên bố rằng, có sự chấm dứt khổ đau đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi!
6) Có thể có một thời, này các Tỷ-kheo, đại địa đi đến băng hoại, hoại diệt, không có hiện hữu. Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không có tuyên bố rằng, có sự chấm dứt khổ đau đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển luân hồi!
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có con chó bị dây thằng trói chặt vào một cây cột hay cột trụ vững trắc, chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh cây cột ấy hay cột trụ ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu... không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã... quán thọ như là tự ngã... quán tưởng như là tự ngã... quán các hành như là tự ngã... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Người ấy chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh sắc... thọ... tưởng... các hành... Người ấy chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh thức. Vì rằng người ấy chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh sắc... thọ... tưởng... các hành... người ấy chạy theo vòng theo, chạy tròn xung quanh thức; người ấy không giải thoát khỏi sắc, không giải thoát khỏi thọ, không giải thoát khỏi tưởng, không giải thoát khỏi các hành, không giải thoát khỏi thức, không giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta tuyên bố rằng: "Vị ấy không giải thoát khỏi khổ đau".
8) Nhưng bậc Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, được thấy các bậc Thánh... khéo tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Vị ấy không chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh thức. Vị ấy không chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh sắc... thọ... tưởng... các hành... không chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh thức. Vị ấy không chạy vòng theo, chạy tròn xung quanh sắc... thọ... tưởng... các hành... thức; do không chạy vòng theo, chạy vòng tròn xung quanh thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, được giải thoát khỏi thọ, được giải thoát khỏi tưởng, được giải thoát khỏi các hành, được giải thoát khỏi thức, được giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói: "Vị ấy được giải thoát khỏi đau khổ".
VIII. Dây Thằng (Hay Dây Buộc) (Tạp 10, Ðại 2,69c) (S.iii,151)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Vô thỉ, này các Tỷ-kheo, là sự luân hồi này. Ðiểm bắt đầu không thể nêu rõ đối với chúng sanh bị vô minh che đậy, bị khát ái trói buộc, phải lưu chuyển, luân hồi.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, có con chó bị dây thằng trói chặt vào một cây cột trụ vững chắc. Nếu nó có đi, nó chỉ đi tới cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó đứng, nó chỉ đứng gần cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó ngồi, nó chỉ ngồi gần cây cột hay cột trụ ấy. Nếu nó nằm, nó chỉ nằm gần cây cột hay cột trụ ấy.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu quán sắc: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi", quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Nếu người ấy có đi, người ấy chỉ đi tới năm thủ uẩn này. Nếu người ấy đứng, người ấy chỉ đứng gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy ngồi, người ấy chỉ ngồi gần năm thủ uẩn này. Nếu người ấy nằm, người ấy chỉ nằm gần năm thủ uẩn này.
6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: "Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh".
7) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy một bức họa gọi là danh họa không?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, bức danh họa ấy do tâm tư họa mà thành. Do vậy, này các Tỷ-kheo, tâm còn đa dạng hơn cả danh họa ấy.
8) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: "Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si làm nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh".
9) Này các Tỷ-kheo, Ta không quán thấy một bộ loại nào khác lại đa dạng như tâm. Như các hữu tình thuộc loại bàng sanh; các hữu tình thuộc loại bàng sanh ấy, này các Tỷ-kheo, do tâm tư duy (mà thành). Do vậy, này các Tỷ-kheo, tâm ấy lại đa dạng hơn các hữu tình thuộc loại bàng sanh ấy.
10) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải luôn luôn quán sát tâm của mình như sau: "Trong một thời gian dài, tâm này bị tham, sân, si làm nhiễm ô. Do tâm nhiễm ô, này các Tỷ-kheo, chúng sanh bị nhiễm ô. Do tâm thanh tịnh, chúng sanh được thanh tịnh".
11) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ nhuộm hay một họa sĩ, nếu người ấy có thuốc nhuộm, hay lạc, hay nghệ, hay màu xanh, hay màu đỏ tía, hay một tấm gỗ khéo bào, hay một bức tường, hay một tấm vải. Người ấy có thể vẽ hình người đàn bà hay hình người đàn ông với đầy đủ tất cả chi tiết. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, liên tục làm cho hiện hữu sắc... thọ... tưởng... các hành... liên tục làm cho hiện hữu thức.
12) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Thọ... tưởng... các hành... thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
13-14) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo... Thấy vậy... "... không còn trở lui trạng thái này nữa". Vị ấy biết rõ như vậy.
IX. Cán Búa (Hay Chiếc Thuyền) (Tạp 10, Ðại 2,67a) (S.iii,152)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Do biết, do thấy, này các Tỷ-kheo, Ta tuyên bố sự đoạn tận các lậu hoặc, không phải do không biết, do không thấy.
4) Do biết cái gì, thấy cái gì, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận? Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là các hành... Ðây là thức. Ðây là thức tập khởi. Ðây là thức đoạn diệt. Do biết như vậy, do thấy như vậy, này các Tỷ-kheo, các lậu hoặc được đoạn tận.
5) Này các Tỷ-kheo, như có Tỷ-kheo sống không chí tâm trong sự tu tập, khởi lên ước muốn như sau: "Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ!" Tuy vậy, tâm của vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.
6) Vì sao? Phải nói rằng vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ. Không có tu tập Bốn chánh cần. Không có tu tập Bốn như ý túc. Không có tu tập Năm căn. Không có tu tập Năm lực. Không có tu tập Bảy giác chi. Không có tu tập Thánh đạo Tám ngành.
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà, không được con gà mái ấp nằm đúng cách, không được ấp nóng đúng cách, không được ấp dưỡng đúng cách.
8) Dầu cho con gà mái ấy khởi lên ý muốn: "Mong rằng những con gà con của ta, với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn"; tuy vậy các con gà con ấy không có thể, với chân, móng, đỉnh đầu hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn.
9) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, tám, mười hay mười hai trứng gà ấy không được con gà mái ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.
10) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không chí tâm trong sự tu tập. Dầu cho vị ấy có khởi lên ý muốn: "Mong rằng tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy cũng không giải thoát khỏi các lậu hoặc, có chấp thủ.
11) Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy không có tu tập. Không có tu tập cái gì? Không có tu tập Bốn niệm xứ... Không có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.
12) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chí tâm trong sự tu tập. Dầu cho vị ấy không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm vị ấy được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
13) Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy có tu tập. Có tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ, có tu tập Bốn chánh cần. Có tu tập Bốn như ý túc. Có tu tập Năm căn. Có tu tập Năm lực. Có tu tập Bảy giác chi. Có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà. Các trứng ấy được con gà mái ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn. Dầu cho con gà mái ấy không khởi lên ước muốn: "Mong rằng các con gà con của ta, với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn"; tuy vậy, các con gà con ấy có thể với chân, móng và đỉnh đầu, hay với miệng và mỏ, sau khi làm bể vỏ trứng, được xuất sanh một cách an toàn.
15) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có tám, mười hay mười hai trứng gà được con gà mái ấy ấp nằm một cách đúng đắn, ấp nóng một cách đúng đắn, ấp dưỡng một cách đúng đắn.
16) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy sống chí tâm tu tập. Dầu cho vị ấy không khởi lên ước muốn: "Mong rằng tâm của ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ"; tuy vậy, tâm của vị ấy vẫn được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
17) Vì sao? Phải nói rằng, vì vị ấy có tu tập. Tu tập cái gì? Có tu tập Bốn niệm xứ... có tu tập con đường Thánh đạo Tám ngành.
18) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người thợ đá hay đệ tử người thợ đá, khi nhìn vào cán búa thấy dấu các ngón tay và dấu các ngón tay cái. Vị ấy không có thể biết được như sau: "Hôm nay, từng ấy cán búa của ta bị hao mòn; hôm nay từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được cán búa bị hao mòn trên sự hao mòn của cán búa.
19) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo chí tâm trong sự tu tập không có biết như sau: "Hôm nay, từng ấy lậu hoặc của ta được hao mòn, hôm qua từng ấy, các ngày khác từng ấy". Nhưng vị ấy biết được các lậu hoặc được hao mòn trên sự hao mòn các lậu hoặc.
20) Ví như, này các Tỷ-kheo, một chiếc thuyền đi biển có đầy đủ cột buồm và dây buồm, bị mắc cạn sáu tháng do thiếu nước trong mùa khô; các cột buồm và dây buồm bị gió và mặt trời làm hư hỏng, rồi bị nước mưa đổ xuống trong mùa mưa, chúng trở thành yếu và hư nát.
21) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống chí tâm trong sự tu tập, các kiết sử rất dễ bị yếu dần và hư nát.
X. Vô Thường Tánh (Hay Tưởng) (Tạp 10, Ðại 2,70c) (S.iii,155)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người làm ruộng, vào mùa thu, dùng một cái cày lớn cắt đứt tất cả rễ mọc trong khi cày. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.
5) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người cắt cỏ cắt đứt cây cỏ, nắm lấy đầu ngọn đập lên, đập xuống, đập tả, đập hữu, rồi quăng một bên. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, khi một chùm xoài bị cắt đứt từ cành, thời các trái xoài cùng dính vào cành đều bị đứt theo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ.
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, một ngôi nhà có nóc nhọn, phàm có rui kèo nào, tất cả đều đi đến nóc nhọn, hướng đến nóc nhọn, quy tụ về nóc nhọn, và nóc nhọn là tối thượng hơn chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng... tất cả ngã mạn được tận trừ.
8) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những rễ hương gì, hương anusàri đen là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo... tất cả ngã mạn được tận trừ.
9) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những lõi hương gì, hương chiên-đàn đỏ là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo... tất cả ngã mạn được tận trừ.
10) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những hoa hương gì, hương vassika là tối thượng hơn những hương ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo. .. tất cả ngã mạn được tận trừ.
11) Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả những vua ấy đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Vua Chuyển luân vương được gọi là vua tối thượng đối với họ. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo... tất cả ngã mạn được tận trừ.
12) Ví như, này các Tỷ-kheo, ánh sáng các loại sao gì, tất cả ánh sáng ấy không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng được xem là tối thượng trong các ánh sáng ấy. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo... tất cả ngã mạn được tận trừ.
13) Ví như, này các Tỷ-kheo, trong mùa thu, khi trời mở rộng và gột sạch mây, mặt trời mọc lên trên bầu trời, đuổi sạch tất cả u ám khỏi hư không, bừng sáng, chói sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do tu tập, làm cho sung mãn vô thường tưởng, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận, tất cả hữu tham được đoạn tận, tất cả vô minh được đoạn tận, tất cả ngã mạn được tận trừ.
14) Tu tập vô thường tưởng như thế nào, này các Tỷ-kheo, làm cho sung mãn như thế nào mà tất cả dục tham được đoạn tận... tất cả ngã mạn được tận trừ?
15) Ðây là sắc; đây là sắc tập khởi; đây là sắc đoạn diệt; đây là thọ... đây là tưởng... đây là các hành... đây là thức; đây là thức tập khởi; đây là thức đoạn diệt.
16) Vô thường tưởng được tu tập như vậy, này các Tỷ-kheo, được làm cho sung mãn như vậy, tất cả dục tham được đoạn tận, tất cả sắc tham được đoạn tận; tất cả hữu tham được đoạn tận; tất cả vô minh được đoạn tận; tất cả ngã mạn được tận trừ.
I. FLOWERS
Translated by: Bhikkhu Boddhi
93 (1) The River
At Sāvatthī. “Bhikkhus, suppose there was a mountain river sweeping downwards, flowing into the distance with a swift current. If on either bank
of the river kāsa grass or kusa grass were to grow, it would overhang it; if rushes, reeds, or trees were to grow, they would overhang it. If a man being carried along by the current should grasp the kāsa grass, it would break off and he would thereby meet with calamity and disaster; if he should grasp the kusa grass, it would break off and he would thereby meet with calamity and disaster; if he should grasp the rushes, reeds, or trees, [138] they would break off and he would thereby meet with calamity and disaster.
“So too, bhikkhus, the uninstructed worldling … regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. That form of his disintegrates and he thereby meets with calamity and disaster. He regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self
… consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. That consciousness of his disintegrates and he thereby meets with calamity and disaster.
“What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.”… - “Therefore … Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
94 (2) Flowers
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I do not dispute with the world; rather, it is the world that disputes with me. A proponent of the Dhamma does not dispute with anyone in the world. Of that which the wise in the world agree upon as not existing, I too say that it does not exist. And of that which the wise in the world agree upon as existing, I too say that it exists.185
“And what is it, bhikkhus, that the wise in the world agree upon as not existing, of which I too say that it does not exist? [139] Form that is permanent, stable, eternal, not subject to change: this the wise in the world agree upon as not existing, and I too say that it does not exist. Feeling … Perception … Volitional formations … Consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change: this the wise in the world agree upon as not existing, and I too say that it does not exist.
“That, bhikkhus, is what the wise in the world agree upon as not existing, of which I too say that it does not exist.
“And what is it, bhikkhus, that the wise in the world agree upon as existing, of which I too say that it exists? Form that is impermanent, suffering, and subject to change: this the wise in the world agree upon as existing, and I too say that it exists. Feeling … Perception … Volitional formations … Consciousness that is impermanent, suffering, and subject to change: this the wise in the world agree upon as existing, and I too say that it exists.
“That, bhikkhus, is what the wise in the world agree upon as existing, of which I too say that it exists.
“There is, bhikkhus, a world-phenomenon186 in the world to which the Tathāgata has awakened and broken through. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it.
“And what is that world-phenomenon in the world to which the Tathāgata has awakened and broken through? Form, bhikkhus, is a world- phenomenon in the world to which the Tathāgata has awakened and broken through. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it. When it is being thus explained …
[140] … and elucidated by the Tathāgata, if anyone does not know and see, how can I do anything with that foolish worldling, blind and sightless, who does not know and does not see?
“Feeling … Perception … Volitional formations … Consciousness is a world-phenomenon in the world to which the Tathāgata has awakened and broken through. Having done so, he explains it, teaches it, proclaims it, establishes it, discloses it, analyses it, elucidates it. When it is being thus explained … and elucidated by the Tathāgata, if anyone does not know and see, how can I do anything with that foolish worldling, blind and sightless, who does not know and does not see?
“Bhikkhus, just as a blue, red, or white lotus is born in the water and grows up in the water, but having risen up above the water, it stands unsullied by the water, so too the Tathāgata was born in the world and grew
up in the world, but having overcome the world, he dwells unsullied by the world.”187
95 (3) A Lump of Foam
On one occasion the Blessed One was dwelling at Ayojjhā on the bank of the river Ganges. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus:188
“Bhikkhus, suppose that this river Ganges was carrying along a great lump of foam. A man with good sight would inspect it, ponder it, and carefully investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a lump of foam? So too, bhikkhus, whatever kind of form there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: [141] a bhikkhu inspects it, ponders it, and carefully investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in form?189
“Suppose, bhikkhus, that in the autumn, when it is raining and big rain drops are falling, a water bubble arises and bursts on the surface of the water. A man with good sight would inspect it, ponder it, and carefully investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a water bubble? So too, bhikkhus, whatever kind of feeling there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and carefully investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in feeling?190
“Suppose, bhikkhus, that in the last month of the hot season, at high noon, a shimmering mirage appears. A man with good sight would inspect it, ponder it, and carefully investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a mirage? So too, bhikkhus, whatever kind of perception there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or
near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and carefully investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in perception?191
“Suppose, bhikkhus, that a man needing heartwood, seeking heartwood, wandering in search of heartwood, would take a sharp axe and enter a forest. There he would see the trunk of a large plantain tree, straight, fresh, without a fruit-bud core.192 He would cut it down at the root, cut off the crown, and unroll the coil. As he unrolls the coil, he would not find even softwood, let alone heartwood. A man with good sight would inspect it, ponder it, and carefully investigate it, [142] and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in the trunk of a plantain tree? So too, bhikkhus, whatever kind of volitional formations there are, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a bhikkhu inspects them, ponders them, and carefully investigates them. As he investigates them, they appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in volitional formations?193
“Suppose, bhikkhus, that a magician or a magician’s apprentice would display a magical illusion at a crossroads. A man with good sight would inspect it, ponder it, and carefully investigate it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial. For what substance could there be in a magical illusion? So too, bhikkhus, whatever kind of consciousness there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: a bhikkhu inspects it, ponders it, and carefully investigates it, and it would appear to him to be void, hollow, insubstantial.
For what substance could there be in consciousness? 194
“Seeing thus, bhikkhus, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form, revulsion towards feeling, revulsion towards perception, revulsion towards volitional formations, revulsion towards consciousness. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy
life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“Form is like a lump of foam, Feeling like a water bubble; Perception is like a mirage, Volitions like a plantain trunk, And consciousness like an illusion,
So explained the Kinsman of the Sun.
“However one may ponder it And carefully investigate it,
It appears but hollow and void When one views it carefully. [143]
“With reference to this body
The One of Broad Wisdom has taught That with the abandoning of three things One sees this form discarded.
“When vitality, heat, and consciousness Depart from this physical body,
Then it lies there cast away:
Food for others, without volition.195
“Such is this continuum,
This illusion, beguiler of fools. It is taught to be a murderer;
Here no substance can be found.196
“A bhikkhu with energy aroused Should look upon the aggregates thus, Whether by day or at night,197 Comprehending, ever mindful.
“He should discard all the fetters And make a refuge for himself; Let him fare as with head ablaze,
Yearning for the imperishable state.”
96 (4) A Lump of Cowdung
At Sāvatthī. Then a certain bhikkhu … Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One:
“Venerable sir, is there any form that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself? Is there, venerable sir, any feeling … any perception … any volitional formations … any consciousness [144] that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself?”
“Bhikkhu, there is no form that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself. There is no feeling … no perception … no volitional formations … no consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself.”
Then the Blessed One took up a little lump of cowdung in his hand and said to that bhikkhu: “Bhikkhu, there is not even this much individual existence that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself. If there was this much individual existence that was permanent, stable, eternal, not subject to change, this living of the holy life for the complete destruction of suffering
could not be discerned.198 But because there is not even this much individual existence that is permanent, stable, eternal, not subject to change, this living of the holy life for the complete destruction of suffering is discerned.
“In the past, bhikkhu, I was a head-anointed khattiya king.199 I had 84,000 cities, the chief of which was the capital Kusāvatī. I had 84,000 palaces, the chief of which was the palace [named] Dhamma. I had 84,000 halls with peaked roofs, the chief of which was the hall [named] the Great Array. I had 84,000 couches made of ivory, of heartwood, of gold and silver, decked with long-haired coverlets, embroidered with flowers, with choice spreads made of antelope hides, [145] with red awnings overhead and red cushions at both ends.
“I had 84,000 bull elephants with golden ornaments and golden banners, covered with nets of golden thread, the chief of which was the royal bull elephant [named] Uposatha.200 I had 84,000 steeds with golden ornaments and golden banners, covered with nets of golden thread, the chief of which was the royal steed [named] Valāhaka. I had 84,000 chariots with golden ornaments and golden banners, covered with nets of golden thread, the chief of which was the chariot [named] Vejayanta.
“I had 84,000 jewels, the chief of which was the jewel-gem. I had 84,000 women, the chief of whom was Queen Subhaddā. I had 84,000 vassals of the khattiya caste, the chief of whom was the commander-gem. I had 84,000 cows with tethers of fine jute and milk pails of bronze. I had 84,000 koṭis of garments made of fine linen, of fine silk, of fine wool, of fine cotton. I had 84,000 plates on which my meals were served both in the morning and in the evening.
“Of those 84,000 cities,201 bhikkhu, there was only one city in which I resided at that time: the capital Kusāvatī. Of those 84,000 palaces, [146] there was only one palace in which I resided at that time: the palace [named] Dhamma. Of those 84,000 halls with peaked roof, there was only one hall with peaked roof in which I resided at that time: the hall [named] the Great Array. Of those 84,000 couches, there was only one couch that I
used at that time, one made either of ivory or of heartwood or of gold or of silver.
“Of those 84,000 elephants, there was only one elephant that I rode at that time, the royal bull elephant [named] Uposatha. Of those 84,000 steeds, there was only one steed that I rode at that time, the royal steed [named] Valāhaka. Of those 84,000 chariots, there was only one chariot that I rode in at that time, the chariot [named] Vejayanta.
“Of those 84,000 women, there was only one woman who waited on me at that time, either a khattiya maiden or a velāmika maiden.202 Of those 84,000 koṭis of garments, there was only one pair of garments that I wore at that time, one made either of fine linen or of fine silk or of fine wool or of fine cotton. Of those 84,000 plates, there was only one plate from which I ate at most a measure of rice with a suitable curry.
“Thus, bhikkhu, all those formations have passed, ceased, changed. So impermanent are formations, bhikkhu, so unstable, so unreliable. [147] It is enough, bhikkhu, to feel revulsion towards all formations, enough to become dispassionate towards them, enough to be liberated from them.”
97 (5) The Fingernail
At Sāvatthī. Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One: “Is there, venerable sir, any form that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself? Is there any feeling … any perception … any volitional formations … any consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself?”
“Bhikkhu, there is no form … no feeling … no perception … no volitional formations … no consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself.”
Then the Blessed One took up a little bit of soil in his fingernail and said to that bhikkhu: “Bhikkhu, there is not even this much form that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the
same just like eternity itself. If there was this much form that was permanent, stable, eternal, not subject to change, this living of the holy life for the complete destruction of suffering could not be discerned. But because there is not even this much form that is permanent, stable, eternal, not subject to change, this living of the holy life for the complete destruction of suffering is discerned. [148]
“There is not even this much feeling … perception … volitional formations … consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself. If there was this much consciousness … But because there is not even this much consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, this living of the holy life for the complete destruction of suffering is discerned.
“What do you think, bhikkhu, is form permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.”… [149] … - “Therefore … Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
98 (6) Simple Version
At Sāvatthī. Sitting to one side, that bhikkhu said to the Blessed One: “Is there, venerable sir, any form, any feeling, any perception, any volitional formations, any consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself?”
“Bhikkhu, there is no form, no feeling, no perception, no volitional formations, no consciousness that is permanent, stable, eternal, not subject to change, and that will remain the same just like eternity itself.”
99 (7) The Leash (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, this saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving.203
“There comes a time, bhikkhus, when the great ocean dries up and evaporates and no longer exists,204 but still, I say, there is no making an end of suffering for those beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving.
“There comes a time, bhikkhus, when Sineru, the king of mountains, burns up and perishes and no longer exists, but still, I say, [150] there is no making an end of suffering for those beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving.
“There comes a time, bhikkhus, when the great earth burns up and perishes and no longer exists, but still, I say, there is no making an end of suffering for those beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving.
“Suppose, bhikkhus, a dog tied up on a leash was bound to a strong post or pillar: it would just keep on running and revolving around that same post or pillar. So too, the uninstructed worldling … regards form as self … feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self…. He just keeps running and revolving around form, around feeling, around perception, around volitional formations, around consciousness.205 As he keeps on running and revolving around them, he is not freed from form, not freed from feeling, not freed from perception, not freed from volitional formations, not freed from consciousness. He is not freed from birth, aging, and death; not freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; not freed from suffering, I say.
“But the instructed noble disciple … does not regard form as self … nor feeling as self … nor perception as self … nor volitional formations as self
… nor consciousness as self…. He no longer keeps running and revolving around form, around feeling, around perception, around volitional formations, around consciousness. As he no longer keeps running and revolving around them, he is freed from form, freed from feeling, freed from perception, freed from volitional formations, freed from consciousness. He is freed from birth, aging, and death; freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; freed from suffering, I say.” [151]
100 (8) The Leash (2)
“Bhikkhus, this saṃsāra is without discoverable beginning. A first point is not discerned of beings roaming and wandering on hindered by ignorance and fettered by craving….
“Suppose, bhikkhus, a dog tied up on a leash was bound to a strong post or pillar. If it walks, it walks close to that post or pillar. If it stands, it stands close to that post or pillar. If it sits down, it sits down close to that post or pillar. If it lies down, it lies down close to that post or pillar.
“So too, bhikkhus, the uninstructed worldling regards form thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ He regards feeling … perception …
volitional formations … consciousness thus: ‘This is mine, this I am, this is my self.’ If he walks, he walks close to those five aggregates subject to clinging. If he stands, he stands close to those five aggregates subject to clinging. If he sits down, he sits down close to those five aggregates subject to clinging. If he lies down, he lies down close to those five aggregates subject to clinging.
“Therefore, bhikkhus, one should often reflect upon one’s own mind thus: ‘For a long time this mind has been defiled by lust, hatred, and delusion.’ Through the defilements of the mind beings are defiled; with the cleansing of the mind beings are purified.
“Bhikkhus, have you seen the picture called ‘Faring On’?”206 “Yes, venerable sir.”
“Even that picture called ‘Faring On’ has been designed in its diversity by the mind, yet the mind is even more diverse than that picture called ‘Faring On.’207
“Therefore, bhikkhus, one should often reflect upon one’s own mind thus: ‘For a long time this mind has been defiled by lust, hatred, and delusion.’ Through the defilements of the mind beings are defiled; with the cleansing of the mind beings are purified. [152]
“Bhikkhus, I do not see any other order of living beings so diversified as those in the animal realm. Even those beings in the animal realm have been diversified by the mind,208 yet the mind is even more diverse than those beings in the animal realm.
“Therefore, bhikkhus, one should often reflect upon one’s own mind thus: ‘For a long time this mind has been defiled by lust, hatred, and delusion.’ Through the defilements of the mind beings are defiled; with the cleansing of the mind beings are purified.
“Suppose, bhikkhus, an artist or a painter, using dye or lac or turmeric or indigo or crimson, would create the figure of a man or a woman complete in all its features on a well-polished plank or wall or canvas.209 So too, when the uninstructed worldling produces anything, it is only form that he
produces; only feeling that he produces; only perception that he produces; only volitional formations that he produces; only consciousness that he produces.
“What do you think, bhikkhus, is form permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.”… - “Therefore … Seeing thus … He understands: ‘… there is no more for this state of being.’”
101 (9) The Adze Handle (or The Ship)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I say that the destruction of the taints is for one who knows and sees, not for one who does not know and does not see. For one who knows what, who sees what, does the destruction of the taints come about? ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, [153] such its passing away’: it is for one who knows thus, for one who sees thus, that the destruction of the taints comes about.210
“Bhikkhus, when a bhikkhu does not dwell devoted to development, even though such a wish as this might arise in him: ‘Oh, that my mind might be liberated from the taints by nonclinging!’ yet his mind is not liberated from the taints by nonclinging. For what reason? It should be said: because of nondevelopment. Because of not developing what? Because of not developing the four establishments of mindfulness … the four right strivings … the four bases for spiritual power … the five spiritual faculties
… the five powers … the seven factors of enlightenment … the Noble Eightfold Path.211
“Suppose, bhikkhus there was a hen with eight, ten, or twelve eggs that she had not covered, incubated, and nurtured properly. Even though such a wish as this might arise in her: ‘Oh, that my chicks might pierce their shells with the points of their claws and beaks and hatch safely!’ yet the chicks are incapable of piercing their shells with the points of their claws and beaks and hatching safely. For what reason? Because that hen with eight, ten, or twelve eggs had not covered, incubated, and nurtured them properly.
“So too, bhikkhus, when a bhikkhu does not dwell devoted to development, even though such a wish as this might arise in him: ‘Oh, that my mind might be liberated from the taints by nonclinging! ’ yet his mind is not liberated from the taints by nonclinging. For what reason? It should be said: because of nondevelopment. Because of not developing what? Because of not developing … the Noble Eightfold Path.
“Bhikkhus, when a bhikkhu dwells devoted to development, [154] even though no such wish as this might arise in him: ‘Oh, that my mind might be liberated from the taints by nonclinging!’ yet his mind is liberated from the taints by nonclinging. For what reason? It should be said: because of development. Because of developing what? Because of developing the four establishments of mindfulness … the four right strivings … the four bases for spiritual power … the five spiritual faculties … the five powers … the seven factors of enlightenment … the Noble Eightfold Path.
“Suppose, bhikkhus, there was a hen with eight, ten, or twelve eggs that she had covered, incubated, and nurtured properly. Even though no such wish as this might arise in her: ‘Oh, that my chicks might pierce their shells with the points of their claws and beaks and hatch safely!’ yet the chicks are capable of piercing their shells with the points of their claws and beaks and of hatching safely. For what reason? Because that hen with eight, ten, or twelve eggs had covered, incubated, and nurtured them properly.
“So too, bhikkhus,212 when a bhikkhu dwells devoted to development, even though no such wish as this might arise in him: ‘Oh, that my mind might be liberated from the taints by nonclinging! ’ yet his mind is liberated from the taints by nonclinging. For what reason? It should be said: because of development. Because of developing what? Because of developing … the Noble Eightfold Path.
“When, bhikkhus, a carpenter213 or a carpenter’s apprentice looks at the handle of his adze, he sees the impressions of his fingers and his thumb, but he does not know: ‘So much of the adze handle has been worn away today, so much yesterday, so much earlier.’ But when it has worn away, the knowledge occurs to him that it has worn away.
“So too, bhikkhus, when a bhikkhu dwells devoted to development, [155] even though no such knowledge occurs to him: ‘So much of my taints has been worn away today, so much yesterday, so much earlier,’ yet when they are worn away, the knowledge occurs to him that they have been worn away.
“Suppose, bhikkhus, there was a seafaring ship bound with rigging that had been worn away in the water for six months.214 It would be hauled up on dry land during the cold season and its rigging would be further attacked by wind and sun. Inundated by rain from a rain cloud, the rigging would easily collapse and rot away. So too, bhikkhus, when a bhikkhu dwells devoted to development, his fetters easily collapse and rot away.”
102 (10) Perception of Impermanence
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when the perception of impermanence is developed and cultivated, it eliminates all sensual lust, it eliminates all lust for existence, it eliminates all ignorance, it uproots all conceit ‘I am.’215
“Just as, bhikkhus, in the autumn a ploughman ploughing with a great ploughshare cuts through all the rootlets as he ploughs, so too, when the perception of impermanence is developed and cultivated, it eliminates all sensual lust … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, a rush-cutter would cut down a rush, grab it by the top, and shake it down and shake it out and thump it about, so too, when the perception of impermanence is developed and cultivated, it eliminates all sensual lust … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, when the stalk of a bunch of mangoes has been cut,
[156] all the mangoes attached to the stalk follow along with it, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, all the rafters of a house with a peaked roof lead to the roof peak, slope towards the roof peak, and converge upon the roof peak,
and the roof peak is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’216
“Just as, bhikkhus, among fragrant roots, black orris is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, among fragrant heartwoods, red sandalwood is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, among fragrant flowers, jasmine is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, all petty princes are the vassals of a wheel-turning monarch, and the wheel-turning monarch is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, the radiance of all the stars does not amount to a sixteenth part of the radiance of the moon, and the radiance of the moon is declared to be their chief, so too, when the perception of impermanence is developed … it uproots all conceit ‘I am.’
“Just as, bhikkhus, in the autumn, when the sky is clear and cloudless, the sun, ascending in the sky, dispels all darkness from space as it shines and beams and radiates, so too, when the perception of impermanence is developed and cultivated, it eliminates all sensual lust, it eliminates all lust for existence, it eliminates all ignorance, it uproots all conceit ‘I am.’
“And how, bhikkhus, is the perception of impermanence developed [157] and cultivated so that it eliminates all sensual lust, eliminates all lust for existence, eliminates all ignorance, and uproots all conceit ‘I am’? ‘Such is form, such its origin, such its passing away; such is feeling … such is perception … such are volitional formations … such is consciousness, such its origin, such its passing away’: that is how the perception of impermanence is developed and cultivated so that it eliminates all sensual lust, eliminates all lust for existence, eliminates all ignorance, and uproots all conceit ‘I am.’”
1