Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Chín - Tương Ưng Rừng

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Viễn Ly (S.i,197)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời, một Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ Tỷ-kheo ấy, trong lúc đi nghỉ ban ngày, khởi lên những tư tưởng ác, bất thiện, liên hệ đến gia đình.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị Thiện ấy nói lên những bài kệ với vị Tỷ-kheo này:
Ông ước muốn viễn ly,
Ðã sống trong rừng núi,
Nay tâm Ông vọng động,
Dong duổi theo ngoại giới.
Ông đối mặt với Ông,
Hãy chế ngự lòng dục,
Nhờ vậy, Ông hạnh phúc,
Thoát ly được tham ái.
Hãy từ bỏ bất mãn,
Sống an trú chánh niệm,
Ông thành người hiền thiện,
Ðược chúng tôi tán thán.
Trừ bụi trần địa ngục,
Thật rất khó vượt qua,
Ông chớ vận chuyển theo,
Các bụi trần dục vọng,
Như chim, thân dính bụi,
Rung thân khiến bụi rơi.
Cũng vậy vị Tỷ-kheo,
Tinh cần, trú chánh niệm,
Vùng vẫy khiến rơi rớt,
Những bụi đời dính thân.
5) Tỷ-kheo ấy được vị Thiên cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
II. Săn Sóc, Hầu Hạ (S.i,197)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy đang ngủ ngày.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ cho Tỷ-kheo ấy:
Tỷ-kheo, hãy thức dậy,
Sao Ông hãy còn nằm?
Ông được lợi ích gì,
Trong giấc ngủ của ông?
Kẻ bịnh, kẻ trúng tên,
Bị đánh sao ngủ được?
Vì lòng tin, xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Tín ấy cần phát triển,
Chớ để ngủ chinh phục.
5) (Vị Tỷ-kheo):
Các dục là vô thường,
Chỉ kẻ ngu say đắm,
Ðã giải thoát triền phược,
Không còn bị ái trước.
Hạnh xuất gia như vậy,
Sao để dục nhiệt não?
Ðã nhiếp phục dục ái,
Vượt thoát lưới vô minh,
Với chánh trí thanh tịnh,
Hạnh xuất gia như vậy,
Sao để dục nhiệt não?
Với minh phá vô minh,
Ðoạn diệt các lậu hoặc,
Không sầu, không ưu não,
Hạnh xuất gia như vậy,
Sao để dục nhiệt não?
Tinh tấn và nhiệt tâm,
Thường dõng mãnh cầu tiến,
Hướng vọng đến Niết-bàn,
Hạnh xuất gia như vậy,
Sao để dục nhiệt não?
III. Kassapagotta: Thợ Săn: (S.i,198)
1) Một thời, Tôn giả Kassapagotta trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Kassapagotta, trong khi nghỉ ban ngày, khuyên dạy một người thợ săn.
3) Một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ với Tôn giả Kassapagotta:
Trên sườn núi cheo leo,
Người thợ săn đang trèo,
Là hạng người thiếu trí,
Không sáng suốt, ngu si,
Tỷ-kheo có khuyên dạy,
Thật uổng phí thời gian.
Ta nghĩ làm như vậy,
Tự tỏ thiếu trí tuệ.
Có nghe cũng không hiểu,
Có nhìn cũng không thấy,
Dầu cho có thuyết pháp,
Kẻ ngu không thấy đích.
Tôn giả Kassapa,
Nếu Ông có cầm tay
Cho đến mười bó đuốc,
Người ấy không thấy được,
Các sắc pháp đối diện,
Vì người ấy không mắt.
5) Tôn giả Kassapagotta được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
IV. Ða Số hay Du Hành (S.i,199)
1) Một thời, nhiều Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala tại một khu rừng.
2) Các Tỷ-kheo ấy an cư mùa mưa xong, sau ba tháng, bắt đầu đi du hành.
3) Một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, không thấy các Tỷ-kheo ấy, liền than van, ưu buồn, ngay lúc ấy nói lên bài kệ này:
Hôm nay tâm của ta,
Cảm thấy không vui vẻ,
Khi thấy nhiều chỗ ngồi,
Trống không, không có người.
Những bậc Ða văn ấy,
Thuyết pháp thật mỹ diệu.
Ðệ tử Gotama,
Hiện nay đang ở đâu?
4) Khi nghe nói vậy, một vị Thiên khác nói lên những bài kệ cho vị Thiên ấy:
Họ đi Magadha,
Họ đi Kosala,
Và một số vị ấy,
Ði đến đất Vajjà.
Như nai thoát bẫy sập,
Chạy nhảy khắp bốn phương.
Tỷ-kheo không nhà cửa,
Sống giải thoát như vậy.
V. Ananda (S.i,199)
1) Một thời, Tôn giả Ananda trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Ananda sống quá bận rộn bởi nhiều liên hệ với cư sĩ.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy thương xót Tôn giả Ananda, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tôn giả Ananda. Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ với Tôn giả Ananda:
Ông đã quyết lựa chọn,
Ðời sống dưới gốc cây,
Tâm Ông quyết nhập một
Với mục đích Niết-bàn.
Cù-đàm, hãy Thiền tư,
Và sống, chớ phóng dật,
Ðối với Ông, ích gì,
Tạp thoại, vô vị ấy?
4) Tôn giả Ananda, được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
VI. Anuruddha. (S.i,200)
1) Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Rồi một Thiên nữ ở chúng Tàvatimsa, tên là Jàlinii, đời trước là vợ của Tôn giả Anuruddha, đi đến Tôn giả Anuruddha.
3) Sau khi đến, vị ấy nói lên bài kệ với Tôn giả Anuruddha:
Hãy hướng tâm tư Ông,
Vào đời trước của Ông,
Giữa Tam thập tam thiên,
Mọi ái dục thành tựu,
Và Ông được chói sáng,
Giữa Thiên nữ đoanh vây.
4) (Anuruddha):
Bất hạnh thay Thiên nữ,
Họ kiên trú thân kiến,
Cũng bất hạnh, họ sanh,
Bị Thiên nữ chinh phục.
5) (Jàlinii):
Họ chưa biết hạnh phúc,
Chưa thấy Dandana,
Trú xứ các Thiền nhơn,
Danh xưng giới Tam thập.
6) (Anuruddha):
Kẻ ngu, Bà không biết,
Lời nói bậc La-hán,
Mọi hành là vô thường,
Phải chịu luật sanh diệt,
Chúng sanh rồi chúng diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.
Hiện nay đối với ta,
Không còn chỗ trú xứ,
Trên cảnh giới chư Thiên,
Ôi này Jàlinì!
Ðường sanh tử đứt đoạn,
Nay tái sanh không còn.
VII. Nàgadatta (S.i,200)
1) Một thời Tôn giả Nàgadatta trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Nàgadatta đi vào làng quá sớm và trở về quá chiều.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tôn giả Nàgadatta, muốn lợi ích, muốn cảnh giác, liền đi đến Tôn giả Nàgadatta.
4) Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ với Tôn giả Nàgadatta:
Này Nàgadatta,
Hãy vào làng đúng thời,
Và khi từ làng về,
Hãy về cho thật sớm.
Ông sống quá liên hệ,
Với các hàng cư sĩ,
Bị vấn vương quá nhiều,
Những cảm thọ khổ lạc.
Ta sợ kẻ bạt mạng,
Nàgadatta này,
Lại bị trói, bị buộc,
Trong gia đình thế sự.
Chớ để mình rơi vào,
Cường lực của tử thần,
Làm sao tránh né được,
Khỏi Ác ma chi phối!
5) Tôn giả Nàgadatta được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
VIII. Gia Phụ hay Say Ðắm (S.i,201)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy sống thân mật quá đáng đối với một gia đình.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác vị ấy, biến hình thành gia phụ của gia đình ấy và đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ với Tỷ-kheo ấy:
Trên bờ sông, cửa chợ,
Tại trạm nghỉ, lộ trình,
Dân chúng thường tập hợp,
Tranh luận liền khởi lên.
Giữa ta và giữa Ông,
Có gì là sai khác?
5) (Vị Tỷ-kheo):
Nhiều tiếng qua tiếng lại,
Bậc khổ hạnh kham nhẫn,
Chớ cảm thấy bực phiền,
Chớ phát sinh nhiễm trước.
Ai bị tiếng rối loạn,
Như nai trong rừng rú,
Ðược gọi là khinh tâm,
Khó tu hành thành tựu.
IX. Vajjiputta: Bạt-kỳ Tử hay Tỳ-xá-lỵ (S.i,201)
1) Một thời, một Tỷ-kheo Vajjiputtaka trú ở Vesàli tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ một cuộc lễ được tổ chức suốt đêm ở Vesàli.
3) Tỷ-kheo ấy được nghe tiếng nhạc khí, tiếng cồng v.v... đánh lên, tiếng ồn ào khởi lên, liền than thở, nói lên ngay lúc ấy những bài kệ này:
Chúng ta sống một mình,
Trong khu rừng cô độc,
Như khúc gỗ lột vỏ,
Lăn lóc trong rừng sâu,
Trong đêm tối hân hoan,
Như hiện tại đêm nay,
Ai sống đời bất hạnh,
Như chúng ta hiện sống?
4) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, có lòng thương xót Tỷ-kheo ấy, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
Sau khi đến, vị ấy nói lên những bài kệ:
5)
Ông sống chỉ một mình,
Trong khu rừng cô độc,
Như khúc gỗ lột vỏ,
Lăn lóc trong rừng sâu.
Rất nhiều người thèm muốn,
Ðời sống như ông vậy,
Như kẻ đọa địa ngục,
Thèm muốn sanh thiên giới.
6) Rồi Tỷ-kheo ấy được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
X. Tụng Học Kinh Ðiển hay Pháp (S.i,202)
1) Một thời, một Tỷ-kheo sống giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy trước kia siêng năng tụng kinh rất nhiều, sau một thời gian, trở thành thụ động, im lặng, an phận.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy không được nghe pháp từ Tỷ-kheo ấy, liền đi đến vị ấy.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những bài kệ cho Tỷ-kheo ấy:
Này Tỷ-kheo, sao Ông
Sống chung các Tỷ-kheo,
Lại không chịu tụng đọc,
Các kinh điển pháp cú?
Ai nghe thuyết Chánh pháp,
Tâm sanh được tịnh tín.
Và ngay đời hiện tại,
Ðược mọi người tán thán.
5) (Vị Tỷ-kheo):
Trước kia đối pháp cú,
Ta tha thiết tìm hiểu,
Cho đến khi chứng được,
Quả vị bậc ly dục;
Từ khi chứng ly dục,
Mọi thấy, nghe, xúc cảm,
Nhờ trí tuệ hiểu biết,
Ðều được bỏ một bên.
Chính các bậc Hiền thiện,
Giảng dạy là như vậy.
XI. Bất Chánh Tư Duy: (S.i,203)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa dân chúng Kosala tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy, khi đang nghỉ ban ngày, khởi lên những tư duy ác, bất thiện, như dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
3) Rồi vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót Tỷ-kheo, muốn lợi ích, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo ấy.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những bài kệ cho Tỷ-kheo:
Ông tác ý bất chánh,
Nên say đắm tư duy.
Hãy từ bỏ bất chánh,
Hãy tư duy chơn chánh,
Nương tựa Phật, Pháp, Tăng,
Giữ giới, không thối chuyển,
Ông chắc chắn chứng đạt,
Hân hoan và hỷ lạc.
Với hân hoan sung mãn,
Ông chấm dứt khổ đau.
5) Rồi Tỷ-kheo ấy, được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
XII. Giữa Trưa hay Tiếng Ðộng (S.i,203)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy đi đến Tỷ-kheo.
3) Sau khi đến, nói lên những bài kệ này trước mặt Tỷ-kheo:
Nay chính giờ giữa trưa,
Chim chóc đậu im lặng,
Rừng lớn vang tiếng động,
Khiến ta run, hoảng sợ.
4) (Vị Tỷ-kheo):
Nay chính giờ giữa trưa,
Chim chóc đậu im lặng,
Rừng lớn vang tiếng động,
Hoan hỷ đến với ta.
XIII. Không Chế Ngự Căn hay Nhiều Tỷ Kheo (S.i,203)
1) Một thời, rất nhiều Tỷ-kheo trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.
2) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, vì lòng thương xót các Tỷ-kheo, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến các Tỷ-kheo.
3) Sau khi đến, vị Thiên ấy nói lên những bài kệ với các Tỷ-kheo:
Xưa sống thật an lạc,
Chúng đệ tử Cù-đàm,
Không tham tìm món ăn,
Không tham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau.
Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng,
Họ ăn, ăn ngã gục,
Thèm khát vật nhà người.
Con vái chào chúng Tăng,
Ðảnh lễ một vài vị,
Vất vưởng, không hướng dẫn.
Họ sống như ngạ quỉ.
Những ai sống phóng dật,
Vì họ, con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành con đảnh lễ.
4) Các Tỷ-kheo ấy, được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.
XIV. Sen Hồng hay Sen Trắng (S.i,204)
1) Một thời, một Tỷ-kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo ấy ăn xong, trên con đường đi khất thực trở về, đi xuống hồ nước và ngửi bông sen hồng.
3) Rồi một vị Thiên trú ở khu rừng ấy, thương xót Tỷ-kheo, muốn hạnh phúc, muốn cảnh giác, liền đi đến Tỷ-kheo.
4) Sau khi đến, vị Thiên ấy liền nói lên những bài kệ với Tỷ-kheo:
Hoa này từ nước sanh,
Không cho, Ông ngửi trộm.
Như vậy một loại trộm,
Ta gọi Ông trộm hương,
Này thân hữu của ta.
5) (Vị Tỷ-kheo):
Không lấy đi, không bẻ,
Ðứng xa, ta ngửi hoa,
Vậy do hình tướng gì,
Ðược gọi là "trộm hương"?
Ai đào rễ củ sen,
Ăn dùng các loại sen.
Do các hành động ấy,
Sao không gọi trộm hương?
6) (Vị Thiên):
Người ty tiện độc ác,
Như vải nhớp vú em,
Với hạng người như vậy,
Lời ta không liên hệ.
Nhưng chính thật cho Ông,
Chính lời ta tương ưng
Với người không cấu uế,
Thường hướng cầu thanh tịnh.
Với kẻ ác nhìn thấy,
Nhỏ như đầu sợi lông,
Vị ấy xem thật lớn,
Như đầu mây trên trời.
7) (Vị Tỷ-kheo):
Thật sự này Dạ-xoa,
Ông biết ta, thương ta,
Hãy nói lại với ta,
Khi thấy ta như vậy.
8) (Vị Thiên):
Ta không tùy thuộc Ông,
Ông cũng không làm bậy,
Này Tỷ-kheo nên biết,
Ông có thể sanh Thiên.
9) Vị Tỷ-kheo ấy được vị Thiên ấy cảnh giác, tâm hết sức xúc động.

Chapter IX. Vanasaṃyutta Connected Discourses in the Woods

Translated by: Bhikkhu Boddhi

1 Seclusion

Thus have I heard. On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion, while that bhikkhu had gone for his day’s abiding, he kept on thinking evil unwholesome thoughts connected with the household life.
Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verses:
758 “Desiring seclusion you entered the woods, Yet your mind gushes outwardly.
Remove, man, the desire for people; Then you’ll be happy, devoid of lust.532
759 “You must abandon discontent, be mindful— Let us remind [you] of that [way] of the good. <425> Hard to cross, indeed, is the dusty abyss;
Don’t let sensual dust drag you down.533
760 “Just as a bird littered with soil With a shake flicks off the sticky dust, So a bhikkhu, strenuous and mindful, With a shake flicks off the sticky dust.”
Then that bhikkhu, stirred up by that devatā, acquired a sense of urgency.
2 Rousing
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. [198] Now on that occasion when that bhikkhu had gone for his day’s abiding he fell asleep.534 Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verses:
761 “Get up, bhikkhu, why lie down? <426> What need do you have for sleep?
What slumber [can there be] for one afflicted, Stricken, pierced by the dart?
762 “Nurture in yourself that faith
With which you left behind the home life And went forth into homelessness:
Don’t come under sloth’s control.” [The bhikkhu:]535
763 “Sensual pleasures are impermanent, unstable, Though the dullard is enthralled with them.
When he’s free, detached among those bound, Why trouble one gone forth?
764 “When, by the removal of desire and lust And the transcendence of ignorance,
That knowledge has been cleansed, Why trouble one gone forth?536 <427>
765 “When, by breaking ignorance with knowledge And by destruction of the taints,
He is sorrowless, beyond despair, Why trouble one gone forth?
766 “When he is energetic and resolute, Always firm in his exertion,
Aspiring to attain Nibbāna,
Why trouble one gone forth?”537
3 Kassapagotta
On one occasion the Venerable Kassapagotta was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion, when he had gone for his day’s abiding, the Venerable Kassapagotta exhorted a certain hunter.538 Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for the Venerable Kassapagotta, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verses:
767 “The bhikkhu strikes me as a dolt <428> Who out of season exhorts a hunter Roaming in the rugged mountains
With little wisdom, devoid of sense.
768 “He listens but does not understand, He looks but does not see;
Though the Dhamma is being spoken,
The fool does not grasp the meaning. [199]
769 “Even if you would bring ten lamps [Into his presence], Kassapa,
Still he would not see forms,
For he does not have eyes to see.”
Then the Venerable Kassapagotta, stirred up by that devatā, acquired a sense of urgency.
4 A Number
On one occasion a number of bhikkhus were dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Then, when they had spent the rains there, after the three months had passed those bhikkhus set out on tour. <429> Then the devatā that inhabited that woodland thicket, not seeing those bhikkhus, lamenting, on that occasion recited this verse:
770 “Today discontent appears to me When I see here so many vacant seats. Where have they gone, Gotama’s disciples,
Those splendid speakers rich in learning?”539 When this was said, another devatā replied in verse:
771 “They’ve gone to Magadha, gone to Kosala, And some are in the Vajjian land.
Like deer that roam free from ties,
The bhikkhus dwell without abode.”540
5 Ananda
On one occasion the Venerable Ānanda was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion the Venerable Ānanda was excessively involved instructing lay people.541 <430> Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for the Venerable Ānanda, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verse:
772 “Having entered the thicket at the foot of a tree, Having placed Nibbāna in your heart, [200] Meditate, Gotama, and don’t be negligent!
What will this hullabaloo do for you?”542
Then the Venerable Ānanda, stirred up by that deity, acquired a sense of urgency.
6 Anuruddha
On one occasion the Venerable Anuruddha was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Then a certain devatā of the Tāvatiṃsa host named Jālinī, a former consort of the Venerable Anuruddha, approached him and addressed him in verse:543
773 “Direct your mind there [to that realm] Where you dwelt in the past
Among the Tāvatiṃsa devas <431> For whom all desires are fulfilled.
You will shine forth highly honoured, Surrounded by celestial maidens.”
[Anuruddha:]
774 “Miserable are celestial maidens Established in identity,
And miserable too are those beings Attached to celestial maidens.”544
[Jālinī:]
775 “They do not know bliss Who have not seen Nandana,
The abode of the glorious male devas Belonging to the host of Thirty.”
[Anuruddha:]
776 “Don’t you know, you fool, That maxim of the arahants?
Impermanent are all formations; Their nature is to arise and vanish. Having arisen, they cease:
Their appeasement is blissful.
777 “Now I will never again dwell <432> Among the deva host, Jālinī!
The wandering on in birth is ended:
Now there is no more renewed existence.”
7 Nāgadatta
On one occasion the Venerable Nāgadatta was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket.545 Now on that occasion the Venerable Nāgadatta had been entering the village too early and returning too late in the day. Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for the Venerable Nāgadatta, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, [201] approached him and addressed him in verses:
778 “Entering the village early, Returning late in the day,
Nāgadatta associates too closely with lay folk, Sharing their happiness and suffering.546
779 “I am afraid for Nāgadatta, So impudent, bound to families.
Do not come under the End-maker’s control, <433> [In the grip] of the powerful King of Death.”
Then the Venerable Nāgadatta, stirred up by that deity, acquired a sense of urgency.
8 Family Mistress
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion that bhikkhu had become excessively intimate with a certain family. Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, manifested herself in the form of the mistress of that family. Having approached that bhikkhu, she addressed him in verse:547
780 “By the riverbanks and in the rest house, In the meeting halls and along the roads, People meet and gossip about this:
What’s going on between you and me?” [The bhikkhu:]
781 “There are many disagreeable sounds <434> That an ascetic must patiently endure.
One should not be dismayed because of that, For it is not by this one is defiled.
782 “If one is frightened by random sounds Like an antelope dwelling in the woods, They call him ‘one with a fickle mind’:
His practice does not succeed.”548
9 Vajjian Prince (or Vesālī)
On one occasion a certain bhikkhu, a Vajjian prince, was dwelling at Vesālī in a certain woodland thicket. Now on that occasion an all-night festival was being held in Vesālī. [202] Then that bhikkhu, lamenting as he heard the clamour of instruments, gongs, and music coming from Vesālī,549 on that occasion recited this verse:
783 “We dwell in the forest all alone Like a log rejected in the woods.
On such a splendid night as this <435> Who is there worse off than us?”
Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verse:
784 “As you dwell in the forest all alone Like a log rejected in the woods,
Many are those who envy you,
As hell-beings envy those going to heaven.”550
Then that bhikkhu, stirred up by that devatā, acquired a sense of urgency.
10 Reciting
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion that bhikkhu had been excessively engrossed in recitation, but on a later occasion he passed the time living at ease and keeping silent.551 Then the devatā that inhabited that woodland thicket, no longer hearing that bhikkhu recite the Dhamma,
<436> approached him and addressed him in verse:
785 “Bhikkhu, why don’t you recite Dhamma-stanzas, Living in communion with other bhikkhus?
Hearing the Dhamma, one gains confidence; In this very life [the reciter] gains praise.”
[The bhikkhu:]
786 “In the past I was fond of Dhamma-stanzas So long as I had not achieved dispassion. [203]
But from the time I achieved dispassion [I dwell in what] the good men call ‘The laying down by final knowledge
Of whatever is seen, heard, or sensed.”’552
11 Unwholesome Thoughts
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion, when that bhikkhu had gone for the day’s abiding, he kept on thinking evil unwholesome thoughts, that is, thoughts of sensuality, ill will, and harming. <437> Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verses:
787 “Because of attending carelessly, You, sir, are eaten by your thoughts. Having relinquished the careless way, You should reflect carefully.553
788 “By basing your thoughts on the Teacher, On Dhamma, Sarigha, and your own virtues, You will surely attain to gladness,
And rapture and happiness as well.
Then when you are suffused with gladness, You’ll make an end to suffering.”
Then that bhikkhu, stirred up by that devatā, acquired a sense of urgency.
12 Noon
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Then the devatā that inhabited that woodland thicket <438> approached that bhikkhu and recited this verse in his presence:
789 “When the noon hour sets in And the birds have settled down, The mighty forest itself murmurs:
How fearful that appears to me!” [The bhikkhu:]
790 “When the noon hour sets in And the birds have settled down, The mighty forest itself murmurs:
How delightful that appears to me!”
13 Loose in Sense Faculties
On one occasion a number of bhikkhus were dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. They were restless, puffed up, personally vain, rough-tongued, [204] rambling in their talk, muddle-minded, without clear comprehension, unconcentrated, scatter-brained, loose in their sense faculties. Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for those bhikkhus, desiring their good, <439> desiring to stir up a sense of urgency in them, approached them and addressed them with verses:
791 “In the past the bhikkhus lived happily, The disciples of Gotama.
Without wishes they sought their alms, Without wishes they used their lodgings. Having known the world’s impermanence, They made an end to suffering.
792 “But now like headmen in a village They make themselves hard to maintain. They eat and eat and then lie down, Infatuated in others’ homes.
793 “Having reverently saluted the Sarigha, I here speak only about some:
They are rejected, without protector, Become just like the dead.
794 “My statement is made with reference To those who dwell in negligence.
As for those who dwell in diligence, To them I humbly pay homage.”
Then those bhikkhus, stirred up by that devatā, acquired a sense of urgency. <440>
14 The Thief of Scent
On one occasion a certain bhikkhu was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion, when he had returned from his alms round, after his meal that bhikkhu used to descend into a pond and sniff a red lotus. Then the devatā that inhabited that woodland thicket, having compassion for that bhikkhu, desiring his good, desiring to stir up a sense of urgency in him, approached him and addressed him in verse:554
795 “When you sniff this lotus flower, An item that has not been given,
This is one factor of theft:
You, dear sir, are a thief of scent.” [The bhikkhu:]
796 “I do not take, I do not damage, I sniff the lotus from afar;
So for what reason do you say That I am a thief of scent?555
797 “One who digs up the lotus stalks, One who damages the flowers,
One of such rough behaviour: <441> Why is he not spoken to?”556 [205]
[The devatā:]
798 “When a person is rough and fierce, Badly soiled like a nursing cloth,
I have nothing to say to him;
But it’s to you that I ought to speak.
799 “For a person without blemish, Always in quest of purity,
Even a mere hair’s tip of evil Appears as big as a cloud.”
[The bhikkhu:]
800 “Surely, spirit, you understand me, And you have compassion for me.
Please, O spirit, speak to me again, Whenever you see such a deed.”
[The devatā:]
801 “We don’t live with your support, Nor are we your hired servant.
You, bhikkhu, should know for yourself <442> The way to a good destination.”557
Then that bhikkhu, stirred by that devatā, acquired a sense of urgency.
[206] <443>
1



Close
Close