I. Indaka (S.i,206)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), núi Indakuuta, tại trú xứ của Dạ-xoa Indaka.
2) Rồi Dạ-xoa Indaka đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những bài kệ với Thế Tôn:
Chư Phật, Ngài dạy rằng,
Sắc không phải sinh mạng,
Vậy sao sinh mạng này,
Lại có trong thân này?
Từ đâu xương thịt đến,
Trong thân thể hiện tại?
Làm sao sinh mạng này,
Gá dính trong thai tạng?
3) (Thế Tôn):
Trước tiên, Kalala,
Rồi từ Kalala,
Abbuda có mặt.
Rồi từ Abbuda,
Pesì (thịt mềm) được sanh ra.
Pesì sinh Ghana (thịt cứng),
Rồi đến Pasàkha (chi tiết),
Tóc, lông và các móng,
Tiếp tục được sanh ra.
Những gì người mẹ ăn,
Ðồ ăn, đồ uống nào,
Con người trong bụng mẹ,
Ở đấy, lấy nuôi dưỡng.
II. Sakka (S.i,206)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) trên núi Gijjhakuuta (Linh Thứu).
2) Rồi Dạ-xoa tên Sakka đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những bài kệ với Thế Tôn:
Thật không tốt lành gì,
Một Sa-môn như Ngài,
Ðã đoạn mọi triền phược,
Ðã sống chơn giải thoát,
Lại tiếp tục giảng dạy,
Những kẻ khác tu học.
3) (Thế Tôn):
Này Dạ-xoa Sakka,
Dầu vì lý do gì,
Loài Người sống chung nhau,
Không một lý do nào,
Xứng đáng bậc trí tuệ,
Với lòng từ lân mẫn,
Nếu với tâm tín thành,
Giảng dạy những người khác,
Do vậy không hệ lụy,
Vì lòng từ lân mẫn.
III. Suciloma (S.i,207)
1) Một thời Thế Tôn ở Gayà, trên hòn đá Tankita tại trú xứ của Dạ-xoa Suciloma.
2) Lúc bấy giờ, Dạ-xoa Khara và Dạ-xoa Suciloma đi ngang qua, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
3) Rồi Dạ-xoa Khara nói với Dạ-xoa Suciloma:
-- Ðây là một Sa-môn.
4) -- Ðây không phải Sa-môn. Ðây là Sa-môn giả. Hay ít nhất cho đến khi ta biết được Sa-môn hay Sa-môn giả.
5) Rồi Dạ-xoa Suciloma đi đến Thế Tôn, sau khi đến liền nghiêng thân về phía Thế Tôn.
6) Thế Tôn liền tránh né thân của mình.
7) Dạ-xoa Suciloma nói với Thế Tôn: -- Có phải Sa-môn sợ ta?
8) -- Này Hiền giả, Ta không sợ Ông. Nhưng xúc chạm với Ông là điều đáng ghét (pàpaka).
9) -- Này Sa-môn, ta sẽ hỏi Ông một câu. Nếu Ông không trả lời ta được, ta sẽ làm tâm Ông điên loạn, hay ta làm Ông bể tim, hay nắm lấy chân, ta sẽ quăng Ông qua bờ bên kia sông Hằng.
10) -- Này Hiền giả, ở thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người, Ta không thấy một ai có thể làm tâm Ta điên loạn, hay làm bể tim Ta, hay nắm lấy chân Ta, quăng Ta qua bờ bên kia. Tuy vậy, này Hiền giả, hãy hỏi đi như Ông muốn.
11) (Dạ-xoa):
Tham dục và sân hận,
Do nhân gì sanh khởi?
Bất mãn và thỏa mãn,
Sợ hãi từ đâu sanh?
Từ đâu được khởi lên,
Các tư tưởng, tư duy,
Như quạ được bầy trẻ,
Thả bay rồi kéo lại?
12) (Thế Tôn):
Tham dục và sân hận,
Do nhân này sanh khởi,
Bất mãn và thỏa mãn,
Sợ hãi từ đây sanh.
Từ đây được khởi lên,
Các tư tưởng, tư duy,
Như quạ được bầy trẻ,
Thả bay rồi kéo lại.
Chính do tham ái sanh,
Chính do tự ngã sanh.
Như cây nigroda (cây bàng),
Do từ thân cây sanh.
Phàm phu bám ác dục,
Như cây leo khắp rừng.
Những ai hiểu biết được,
Do nhân ấy sanh khởi,
Họ diệt trừ nhân ấy.
Hãy nghe, này Dạ-xoa,
Họ vượt bộc lưu này,
Bộc lưu thật khó vượt,
Từ trước chưa vượt qua,
Không còn phải tái sanh.
IV. Manibhadda (S.i,208)
1) Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Magadha, tại điện thờ Manimàlaka, tại một trú xứ của Dạ-xoa Manibhadda.
2) Rồi Dạ-xoa Manibhadda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Lành thay, thường chánh niệm,
Nhờ niệm, lạc tăng trưởng.
Có niệm, mai đẹp hơn,
Hận thù được giải thoát.
3) (Thế Tôn):
Lành thay, thường chánh niệm,
Nhờ niệm, lạc tăng trưởng,
Có niệm, mai đẹp hơn,
Hận thù chưa giải thoát.
Với ai trọn ngày đêm,
Tâm ý lạc, bất hại,
Từ tâm mọi hữu tình,
Vị ấy không thù hận.
V. Sanu (S.i,209)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, Sànu, con một nữ cư sĩ bị Dạ-xoa ám ảnh.
3) Nữ cư sĩ ấy than khóc, ngay lúc ấy nói lên bài kệ này:
Con ta là La-hán,
Ðối với ta là vậy,
Và chính ta được nghe,
Vị La-hán nói vậy.
Nay ta thấy Sànu,
Bị Dạ-xoa ám ảnh.
Ngày mười bốn, mười lăm,
Và ngày tám nửa tháng,
Cả ngày lễ đặc biệt,
Khéo tu tám trai giới,
Tuân trì lễ Bố-tát.
Và chính ta được nghe,
Vị La-hán nói vậy,
Nay ta thấy Sànu,
Bị Dạ-xoa ám ảnh.
Ngày mười bốn, mười lăm,
Và ngày tám nửa tháng,
Cả ngày lễ đặc biệt,
Khéo tu tám trai giới,
Tuân trì lễ Bố-tát.
Những ai sống Phạm hạnh,
Dạ-xoa không ám ảnh,
Và chính ta được nghe,
Vị La-hán nói vậy.
Người nói với Sànu,
Có trí và sáng suốt,
Ðây là lời Dạ-xoa,
Chớ có làm điều ác,
Công khai hay bí mật.
Nếu người làm điều ác,
Sẽ làm hay đang làm,
Ông không thoát khổ đau,
Dầu có đứng lên chạy,
Chạy một mạch, chạy dài.
4) (Sànu được khỏi ám ảnh):
Này mẹ, người ta khóc,
Là khóc cho người chết,
Hay khóc cho người sống,
Nhưng không được thấy mặt?
Này mẹ, chúng thấy con,
Hiện có mặt đang sống.
Vậy sao mẹ khóc con,
Này người mẹ thân yêu?
5) (Bà mẹ):
Người ta khóc cho con,
Là khóc cho con chết,
Hay khóc cho con sống,
Nhưng không được thấy mặt.
Ai đã bỏ dục vọng,
Lại trở lui đời này,
Này con, người ta khóc,
Là khóc cho người ấy,
Vì người ấy được xem,
Còn sống cũng như chết.
Nay con được kéo ra,
Khỏi than hừng đỏ rực,
Con còn muốn rơi vào,
Ðống than hồng ấy chăng?
Nay con được thoát ra,
Khỏi địa ngục đau khổ,
Con còn muốn rơi vào,
Cõi địa ngục ấy chăng?
Hãy dong ruổi đời con,
Ta chúc con hạnh phúc,
Hãy sống như thế nào,
Không làm ai bực phiền.
Ðồ vật thoát lửa cháy,
Con muốn đốt lại chăng?
VI. Piyankara (S.i,209)
1) Một thời Tôn giả Anuruddha trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Anuruddha thức dậy khi đêm vừa mới sáng, đang tụng đọc pháp cú.
3) Một nữ Dạ-xoa, mẹ của Piyankara dỗ cho con nín như sau:
Này Piyankara,
Chớ có sanh tiếng động,
Vị Tỷ-kheo đang tụng,
Những lời về pháp cú.
Nếu chúng ta biết được,
Học được pháp cú này,
Rồi như pháp hành trì,
Chúng ta được lợi ích.
Không sát hại sanh vật,
Không cố ý nói láo,
Tự học tập giới luật,
Chúng ta thoát ngạ quỷ.
VII. Punabbasu (S.i,209)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho chúng Tỷ-kheo về vấn đề liên hệ đến Niết-bàn, tuyên thuyết, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Và các Tỷ-kheo ấy chú tâm, chú ý, tập trung mọi tâm tư, lóng tai nghe pháp.
3) Rồi một nữ Dạ-xoa, mẹ Punabbasu dỗ con nín như sau:
Hãy gìn giữ im lặng,
Này Uttarika!
Hãy gìn giữ im lặng,
Này Punabbasu!
Ðể mẹ được nghe pháp.
Ðạo Sư, tối thượng Phật,
Thế Tôn giảng Niết-bàn,
Thoát ly mọi triền phược,
Mẹ đối với pháp ấy,
Thật cực kỳ ái lạc.
Ðời ái lạc con mình,
Ðời ái lạc chồng mình,
Nhưng đối với đạo pháp,
Mẹ ái lạc nhiều hơn.
Con hay chồng dầu thân,
Không cứu ta thoát khổ,
Không như nghe diệu pháp,
Chúng sanh được thoát khổ.
Trong đau khổ đời sau,
Dính liền già và chết,
Chánh pháp Ngài giác ngộ,
Giải thoát khỏi già chết.
Mẹ muốn nghe pháp ấy
Hãy nín đi con ơi!
Này Punabbasu.
4) (Punabbasu):
Thưa mẹ, con không nói,
Uttarà nín lặng.
Mẹ hãy lắng nghe pháp,
Nghe pháp được an lạc.
Vì không biết diệu pháp,
Chúng ta trôi sanh tử.
Giữa Nhân, Thiên mù quáng,
Ngài đem cho ánh sáng,
Giác ngộ, thân tối hậu,
Bậc Pháp nhãn thuyết pháp.
5) (Bà mẹ):
Hữu trí thay, con ta!
Con ta sanh ẵm ngực.
Nay con ta ái lạc,
Tịnh pháp Vô thượng Phật.
Này Punabbasu!
Hãy sống chơn an lạc,
Nay ta được sống lại,
Thấy được chơn Thánh đế,
Này con Uttara!
Hãy nghe theo lời ta.
VIII. Sudatta. (S.i,210)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại rừng Sìta.
2) Lúc bấy giờ cư sĩ Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc) đã đến Ràjagaha để làm một vài công việc.
3) Cư sĩ Anàthapindika được nghe đức Phật đã ra đời và muốn đến yết kiến Thế Tôn.
4) Rồi cư sĩ Anàthapindika suy nghĩ: "Nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Ngày mai mới phải thời ta đến yết kiến Thế Tôn". Như vậy với ý nghĩ đi yết kiến đức Phật, ông Anàthapindika nằm ngủ. Trong đêm, ông ấy thức dậy ba lần, tưởng rằng trời đã sáng.
5) Rồi cư sĩ Anàthapindika đi đến cửa Sìvatthika (nghĩa địa), và có những phi nhân mở cửa.
6) Và khi ông ra khỏi thành phố, ánh sáng biến mất và bóng tối hiện ra. Ông sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược và muốn đi trở về.
7) Rồi Dạ-xoa Sìvaka ẩn hình, lên tiếng như sau:
Trăm voi và trăm ngựa,
Trăm xe do ngựa kéo,
Cả trăm ngàn thiếu nữ,
Ðược trang sức bông tai,
Không bằng phần mười sáu,
Một bước đi tới này.
Cư sĩ, hãy tiến tới!
Cư sĩ, hãy tiến tới!
Tiến tới, tốt đẹp hơn,
Chớ có lui, thối bước!
8) Rồi với Anàthapindika, tối tăm biến mất, ánh sáng hiện ra. Và sợ hãi, hốt hoảng, lông tóc dựng ngược đã khởi lên được dịu hẳn xuống.
9) Lần thứ hai... (như trên)...
10) Lần thứ ba, với Anàthapindika, ánh sáng biến mất, bóng tối hiện ra. Và sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược khởi lên. Và Anàthapindika muốn trở lui. Lần thứ ba, Dạ-xoa Sìvaka ẩn hình lên tiếng như sau :
Trăm voi và trăm ngựa,
Trăm xe do ngựa kéo,
Cả trăm ngàn thiếu nữ,
Ðược trang sức bông tai,
Không bằng phần mười sáu,
Một bước đi tới này.
Cư sĩ, hãy tiến tới!
Cư sĩ, hãy tiến tới!
Tiến tới, tốt đẹp hơn,
Chớ có lui, thối bước!
11) Rồi với Anàthapindika, bóng tối biến mất, ánh sáng hiện ra và sợ hãi, hoảng hốt, lông tóc dựng ngược đã khởi lên được dịu bớt.
12) Rồi Anàthapindika đi đến rừng Sìta, đi đến Thế Tôn.
13) Lúc bấy giờ Thế Tôn thức dậy vào lúc đêm vừa mãn và đang đi kinh hành ngoài trời.
14) Thế Tôn thấy Anàthapindika từ xa đi đến, khi thấy vậy, từ chỗ kinh hành đi xuống, và ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với cư sĩ Anàthapindika:
-- Hãy đến đây, Sudatta!
15) Rồi cư sĩ Anàthapindika nghĩ: "Thế Tôn kêu tên ta", rồi cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn ngủ có an lạc chăng?
(Thế Tôn):
Bà-la-môn tịch tịnh,
Luôn luôn sống an lạc,
Không đèo bồng dục vọng,
Thanh lương, không sanh y,
Mọi ái trước đoạn diệt,
Tâm khổ não điều phục,
Tịch tịnh, sống an lạc,
Tâm tư đạt hòa bình.
IX. Sukkà (S.i,212)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo-ni Sukkà, có đại chúng đoanh vây, đang thuyết pháp.
3) Rồi một Dạ-xoa có lòng tịnh tín đối với Tỷ-kheo-ni Sukkà, đi từ đường xe này đến đường xe khác, đi từ ngã tư này đến ngã tư khác ở Ràjagaha, và ngay lúc ấy, nói lên những bài kệ này:
Này người Vương Xá thành,
Các Người đã làm gì,
Mà nay lại nằm dài,
Như say vì rượu ngọt.
Không hầu hạ Sukkà,
Ðang thuyết pháp bất tử?
Pháp ấy không trở lui,
Cam lồ không lưng vơi.
Ta nghĩ người trí tuệ
Uống nước (cam lồ) ấy,
Chẳng khác một đám mưa,
Ðối với kẻ lữ hành.
X. Sukkà (S.i,212)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Veluvana, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, một người cư sĩ đang cúng dường đồ ăn cho Tỷ-kheo-ni Sukkà.
3) Rồi một Dạ-xoa, khởi lòng tịnh tín đối với Tỷ-kheo-ni Sukkà, liền đi từ đường xe này đến đường xe khác, đi từ ngã ba này ba khác ở Ràjagaha, ngay lúc ấy nói lên bài kệ này:
Cư sĩ có trí này,
Chắc hưởng nhiều công đức,
Ðã cúng dường món ăn,
Dâng cúng lên Sukkà,
Một vị đã giải thoát,
Tất cả mọi triền phược.
XI. Cirà hay Virà (S.i,215)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràagaha (Vương Xá), tại Veluvana (Trúc Lâm), chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, một cư sĩ dâng y cúng dường Tỷ-kheo-ni Cirà.
3) Rồi một Dạ-xoa, khởi lòng tịnh tín đối với Tỷ-kheo-ni Cirà, liền đi từ đường xe này đến đường xe khác, từ ngã ba này đến ngã ba khác tại thành Vương Xá, ngay lúc ấy nói lên bài kệ này:
Cư sĩ có trí này,
Chắc hưởng nhiều công đức,
Ðã cúng dường tấm y,
Dâng cúng lên Cirà,
Một vị đã giải thoát,
Tất cả mọi khổ ách.
XII. Alava (S.i,218)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Alavi, tại trú xứ của Dạ-xoa Alavakka.
2) Rồi Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, hãy đi ra!
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi ra.
-- Này Sa-môn, hãy đi vào.
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi vào.
3) Lần thứ hai, Dạ-xoa Alavaka nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, hãy đi ra.
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi ra.
-- Này Sa-môn, hãy đi vào.
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi vào.
4) Lần thứ ba, Dạ-xoa Alavika nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, hãy đi ra.
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi ra.
-- Này Sa-môn, hãy đi vào.
-- Lành thay, Hiền giả.
Thế Tôn nói và đi vào.
5) Lần thứ tư, Dạ-xoa Alavika nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, hãy đi ra.
6) -- Này Hiền giả, Ta không đi ra. Hãy làm gì Ông nghĩ là phải làm.
7) -- Này Sa-môn, ta sẽ hỏi Ông một câu hỏi. Nếu Ông không trả lời ta được, ta sẽ làm tâm Ông điên loạn, hay ta làm Ông bể tim, hay nắm lấy chân, ta sẽ quăng Ông qua bờ bên kia sông Hằng.
8) -- Này Hiền giả, Ta không thấy một ai, ở thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người có thể làm tâm Ta điên loạn, hay làm bể tim Ta hay nắm lấy chân, quăng Ta qua bờ bên kia sông Hằng. Tuy vậy, này Hiền giả, hãy hỏi đi như Ông muốn.
9) (Dạ-xoa):
Cái gì đối người đời,
Là tài sản tối thượng?
Cái gì khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc?
Cái gì giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng?
Phải sống như thế nào,
Ðược gọi sống tối thượng?
10) (Thế Tôn):
Lòng tin đối người đời,
Là tài sản tối thượng.
Chánh pháp khéo hành trì,
Ðem lại chơn an lạc.
Chân lý giữa các vị,
Là vị ngọt tối thượng.
Phải sống với trí tuệ,
Ðược gọi sống tối thượng.
11) (Dạ-xoa):
Làm sao vượt bộc lưu?
Làm sao vượt biển lớn?
Làm sao siêu khổ não?
Làm sao được thanh tịnh?
12) (Thế Tôn):
Với tín, vượt bộc lưu.
Không phóng dật, vượt biển.
Tinh tấn, siêu khổ não.
Với Trí, được thanh tịnh.
13) (Dạ-xoa):
Làm sao được trí tuệ?
Làm sao được tài sản?
Làm sao đạt danh xưng?
Làm sao kết bạn hữu?
Ðời này qua đời khác,
Làm sao không sầu khổ?
14) (Thế Tôn):
Ai tin tưởng Chánh pháp
Của bậc A-la-hán,
Pháp ấy khiến đạt được,
Niết-bàn (chơn an lạc),
Khéo học, không phóng dật,
Minh nhãn khéo phân biệt,
Nhờ hành trì như vậy,
Vị ấy được trí tuệ.
Làm gì khéo thích hợp,
Gánh vác các trách nhiệm,
Phấn chấn, thích hoạt động,
Như vậy được tài sản,
Chơn thật đạt danh xưng,
Bố thí kết bạn hữu,
Ðời này qua đời khác,
Như vậy không sầu khổ.
Tín nam gia chủ nào,
Tìm cầu bốn pháp này,
Chơn thực và chế ngự,
Kiên trì và xả thí,
Vị ấy sau khi chết,
Không còn phải sầu khổ.
Ðời này qua đời khác,
Sau chết, không sầu khổ.
Ta muốn Ông đến hỏi,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Có những pháp nào khác,
Tốt hơn bốn pháp này:
Chơn thực và chế ngự,
Xả thí và kham nhẫn.
15) (Dạ-xoa):
Làm sao nay ta hỏi,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Khi nay ta được biết,
Nguyên nhân của đời sau.
Phật đến Alavi,
Thật lợi ích cho ta.
Nay ta được biết rõ,
Cho gì được quả lớn.
Nên ta sẽ bộ hành,
Làng này qua làng khác,
Thành này qua thành khác,
Ðảnh lễ Phật Chánh Giác,
Cùng đảnh lễ Chánh pháp,
Các vị chứng Pháp tánh.
Chapter X. Yakkhasaṃyutta Connected Discourses with Yakkhas
Translated by: Bhikkhu Boddhi
1 Indaka
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Inda’s Peak, the haunt of the yakkha Indaka.558 Then the yakkha Indaka approached the Blessed One and addressed him in verse:
802 “As the Buddhas say that form is not the soul, How then does one obtain this body?
From where do one’s bones and liver come?
How is one begotten in the womb?”559 [The Blessed One:]
803 “First there is the kalala;
From the kalala comes the abbuda; From the abbuda the pesī is produced; From the pesī the ghana arises;
From the ghana emerge the limbs,
The head-hair, body-hair, and nails. <444>
804 And whatever food the mother eats— The meals and drink that she consumes— By this the being there is maintained,
The person inside the mother’s womb.”560
2 Sakkanāmaka
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak. Then the yakkha Sakkanāmaka approached the Blessed One and addressed him in verse:
805 “Having abandoned all the knots As one fully released,
It isn’t good for you, an ascetic,
To be instructing others.”561 [The Blessed One:]
806 “If, O Sakka, for some reason Intimacy with anyone should arise,
The wise man ought not to stir his mind With compassion towards such a person.
807 “But if with a mind clear and pure He gives instructions to others,
He does not become fettered <445>
By his compassion and sympathy.”562 [207]
3 Sūciloma
On one occasion the Blessed One was dwelling at Gayā at the Tarikita Bed, the haunt of the yakkha Sūciloma.563 Now on that occasion the yakkha Khara and the yakkha Sūciloma were passing by not far from the Blessed One. Then the yakkha Khara said to the yakkha Sūciloma: “That is an ascetic.”
“That is not an ascetic; that is a sham ascetic.564 I’ll soon find out whether he is an ascetic or a sham ascetic.”
Then the yakkha Sūciloma approached the Blessed One and bent over the Blessed One. The Blessed One drew back. Then the yakkha Sūciloma said to the Blessed One: “Are you afraid of me, ascetic?”
“I’m not afraid of you, friend. It is just that your touch is evil.”565 <446>
“I’ll ask you a question, ascetic. If you won’t answer me, I’ll drive you insane or I’ll split your heart or I’ll grab you by the feet and hurl you across the Ganges.”
“I do not see anyone in this world, friend, with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who could drive me insane or split my heart or grab me by the feet and hurl me across the Ganges. But ask whatever you want, friend.”
808 “What is the source of lust and hatred? Whence spring discontent, delight, and terror?
Having arisen from what do the mind’s thoughts [Toss one around] as boys toss up a crow?”566 <447>
[The Blessed One:]
809 “Lust and hatred have their source here; From this spring discontent, delight, and terror; Having arisen from this, the mind’s thoughts [Toss one around] as boys toss up a crow.567
810 “Sprung from affection, arisen from oneself, Like the trunk-born shoots of the banyan tree; Manifold, clinging to sensual pleasures,
Like a māluvā creeper stretched across the woods. 568 [208]
811 “Those who understand their source, They dispel it—listen, O yakkha!— They cross this flood so hard to cross,
Uncrossed before, for no renewed existence.”569
4 Maṇibhadda
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Magadhans at the Maṇimālaka Shrine, the haunt of the yakkha Maṇibhadda. Then the yakkha Maṇibhadda approached the Blessed One and in the Blessed One’s presence recited this verse:
812 “It is always good for the mindful one, The mindful one thrives in happiness.
It is better each day for the mindful one,
And he is freed from enmity.”570 [The Blessed One:] <448>
813 “It is always good for the mindful one, The mindful one thrives in happiness.
It is better each day for the mindful one, But he is not freed from enmity.
814 “One whose mind all day and night Takes delight in harmlessness,
Who has lovingkindness for all beings— For him there is enmity with none.”571
5 Sānu
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion a certain female lay follower had a son named Sānu who had been possessed by a yakkha.572 Then that female lay follower, lamenting, on that occasion recited these verses:
816 “With those who lead the holy life,573 Who observe the Uposatha days
Complete in eight factors
On the fourteenth or fifteenth,
817 And on the eighths of the fortnight, <449> And during special periods,
The yakkhas do not sport around: So I have heard from the arahants. But now today I see for myself The yakkhas sporting with Sānu.”
[The yakkha that has entered Sānu:] [209]
818 “With those who lead the holy life, Who observe the Uposatha days Complete in eight factors
On the fourteenth or fifteenth,
819 And on the eighths of the fortnight, And during special periods,
The yakkhas do not sport around:
What you heard from the arahants is good.
820 “When Sānu has awakened tell him This injunction of the yakkhas: <450> Do not do an evil deed
Either openly or in secret.
821 If you should do an evil deed, Or if you are doing one now,
You won’t be free from suffering Though you fly up and flee.”574
[Sānu:]575
822 “They weep, mother, for the dead Or for one living who isn’t seen.
When you see, mother, that I’m alive, Why, O mother, do you weep for me?”
[Sānu′s mother:]
823 “They weep, O son, for the dead Or for one living who isn’t seen;
But when one returns to the home life After renouncing sensual pleasures, They weep for this one too, my son, For though alive he’s really dead.576
824 “Drawn out, my dear, from hot embers, <451> You wish to plunge into hot embers;
Drawn out, my dear, from an inferno, You wish to plunge into an inferno.577
825 “Run forward, good luck be with you! To whom could we voice our grief?
Being an item rescued from the fire, You wish to be burnt again.”578
6 Piyaṅkara
On one occasion the Venerable Anuruddha was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the Venerable Anuruddha, having risen at the first flush of dawn, was reciting stanzas of Dhamma. Then the female yakkha Piyarikara’s Mother hushed her little child thus:579
826 “Do not make a sound, Piyarikara,
A bhikkhu recites Dhamma-stanzas. <452> Having understood a Dhamma-stanza,
We might practise for our welfare.
827 “Let us refrain from harming living beings, Let us not speak a deliberate lie,
We should train ourselves in virtue:
Perhaps we’ll be freed from the goblin realm.”
7 Punabbasu
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. [210] Now on that occasion the Blessed One was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk concerning Nibbāna. And those bhikkhus were listening to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, applying their whole mind to it. Then the female yakkha Punabbasu’s Mother hushed her little children thus:580
828 “Be quiet, Uttarikā,
Be quiet, Punabbasu! <453>
I wish to listen to the Dhamma
Of the Teacher, the Supreme Buddha.
829 “When the Blessed One speaks of Nibbāna, Release from all the knots,
There has arisen within me Deep affection for this Dhamma.
830 “In the world one’s own son is dear, In the world one’s own husband is dear; But for me the quest for this Dhamma Has become even dearer than them.
831 “For neither one’s own son nor husband, Though dear, can release one from suffering
As listening to true Dhamma frees one From the suffering of living beings.581
832 “In this world steeped in suffering, Fettered by aging and death,
I wish to listen to the Dhamma
That he—the Buddha—fully awakened to, For freedom from aging and death.
So be quiet, Punabbasu!”582 <454> [Punabbasu:]
833 “Mother dear, I am not talking; This Uttarā is silent, too.
Pay attention only to the Dhamma,
For listening to true Dhamma is pleasant. Because we have not known true Dhamma We’ve been living miserably, mother.
834 “He is the maker of light
For bewildered devas and humans; Enlightened, bearing his final body,
The One with Vision teaches the Dhamma.” [Punabbasu’s mother:]
835 “It is good that my son has become so wise, He whom I bore and nursed at my breast.
My son loves the pure Dhamma
Of the Supremely Enlightened One.
836 “Punabbasu, be happy!
Today I have emerged at last. <455>
Hear me too, O Uttarā:
The noble truths are seen!”583
8 Sudatta
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Cool Grove. Now on that occasion the householder Anāthapiṇḍika had arrived in Rājagaha on some business.584 He heard: “A Buddha, it is said, has arisen in the world!” He wanted to go and see the Blessed One immediately, [211] but it occurred to him: “It is not the right time to go and see the Blessed One today. I will go and see the Blessed One early tomorrow morning.”
He lay down with his mindfulness directed to the Buddha, and during the night he got up three times thinking it was morning. Then the householder Anāthapiṇḍika approached the gate of the charnel ground. Nonhuman beings opened the gate. <456> Then, as the householder Anāthapiṇḍika was leaving the city, the light disappeared and darkness appeared. Fear, trepidation, and terror arose in him and he wanted to turn back. But the yakkha Sīvaka, invisible, made the proclamation:585
837 “A hundred [thousand] elephants, A hundred [thousand] horses,
A hundred [thousand] mule-drawn chariots, A hundred thousand maidens
Adorned with jewellery and earrings, Are not worth a sixteenth part
Of a single step forward.586
“Go forward, householder! Go forward, householder! Going forward is better for you, not turning back again.”
Then the darkness disappeared and light appeared to the householder Anāthapiṇḍika, and the fear, trepidation, and terror that had arisen in him subsided.
A second time … (verse 838 is included in this repetition) <457> … A third time the light disappeared and darkness appeared before the householder Anāthapiṇḍika. Fear, trepidation, and terror arose in him and he wanted to turn back. But a third time the yakkha Sīvaka, invisible, made the proclamation:
839 “A hundred [thousand] elephants … Of a single step forward.
“Go forward, householder! Go forward, householder! Going forward is better for you, not turning back again.”
Then the darkness [212] disappeared and light appeared to the householder Anāthapiṇḍika, and the fear, trepidation, and terror that had arisen in him subsided.
Then the householder Anāthapiṇḍika approached the Blessed One in the Cool Grove. Now on that occasion the Blessed One, having risen at the first flush of dawn, was walking back and forth in the open. The Blessed One saw the householder Anāthapiṇḍika coming in the distance. He descended from the walkway, sat down in the seat that was prepared, and said to the householder Anāthapiṇḍika: “Come, Sudatta.”587
Then the householder Anāthapiṇḍika, thinking, “The Blessed One has addressed me by my name,” [thrilled and elated],588 prostrated himself right on the spot with his head at the Blessed One’s feet <458> and said to him: “I hope, venerable sir, that the Blessed One slept well.”
[The Blessed One:]
840 “Always indeed he sleeps well, The brahmin who is fully quenched,
Who does not cling to sensual pleasures, Cool at heart, without acquisitions.
841 “Having cut off all attachments, Having removed care from the heart,
The peaceful one sleeps well, Having attained peace of mind.”589
9 Sukkā (1)
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion the bhikkhunī Sukkā, surrounded by a large assembly, was teaching the Dhamma. Then a yakkha who had full confidence in the bhikkhunī Sukkā, going from street to street and from square to square in Rājagaha, on that occasion recited these verses:
842 “What has happened to these people in Rājagaha? <459> They sleep as if they’ve been drinking mead.
Why don’t they attend on Sukkā
As she teaches the deathless state?590
843 “But the wise, as it were, drink it up— That [Dhamma] irresistible,
Ambrosial, nutritious—
As travellers do a cloud.”591
10 Sukkā (2)
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. [213] Now on that occasion a certain lay follower gave food to the bhikkhunī Sukkā. Then a yakkha who had full confidence in the bhikkhunī Sukkā, going from street to street and from square to square in Rājagaha, on that occasion recited this verse:
844 “He has engendered much merit— Wise indeed is this lay follower,
Who just gave food to Sukkā, <460> One released from all the knots.”592
11 Cīrā
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion a certain lay follower gave a robe to the bhikkhunī Cīrā. Then a yakkha who had full confidence in the bhikkhunī Cīrā, going from street to street and from square to square in Rājagaha, on that occasion recited this verse:
845 “He has engendered much merit— Wise indeed is this lay follower,
Who just gave a robe to Cīrā, One released from all the bonds.”
12 Aḷavaka
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Āḷavī, the haunt of the yakkha Āḷavaka.593 Then the yakkha Āḷavaka approached the Blessed One and said to him: “Get out, ascetic!” <461>
“All right, friend,” the Blessed One said, and he went out.594 “Come in, ascetic.”
“All right, friend,” the Blessed One said, and he went in.
A second time … [214] A third time the yakkha Āḷavaka said to the Blessed One: “Get out, ascetic!”
“All right, friend,” the Blessed One said, and he went out. “Come in, ascetic.”
“All right, friend,” the Blessed One said, and he went in.
A fourth time the yakkha Āḷavaka said to the Blessed One: “Get out, ascetic.”
“I won’t go out, friend. Do whatever you have to do.”
“I’ll ask you a question, ascetic. If you won’t answer me, I’ll drive you insane or I’ll split your heart or I’ll grab you by the feet and hurl you across the Ganges.”595
“I do not see anyone in this world, friend, with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who could drive me insane or split my heart or grab me by the feet and hurl me across the Ganges. But ask whatever you want, friend.”596
[Āḷavaka:] <462>
846 “What here is a man’s best treasure? What practised well brings happiness?
What is really the sweetest of tastes?
How lives the one who they say lives best?” [The Blessed One:]
847 “Faith is here a man’s best treasure; Dhamma practised well brings happiness; Truth is really the sweetest of tastes;
One living by wisdom they say lives best.”597 [Āḷavaka:]
848 “How does one cross over the flood? How does one cross the rugged sea?
How does one overcome suffering? How is one purified?”
[The Blessed One:]
849 “By faith one crosses over the flood, By diligence, the rugged sea.
By energy one overcomes suffering, By wisdom one is purified.”598
[Āḷavaka:]
850 “How does one gain wisdom?599 How does one find wealth? <463> How does one achieve acclaim?
How bind friends to oneself?
When passing from this world to the next, How does one not sorrow?”
[The Blessed One:]
851 “Placing faith in the Dhamma of the arahants For the attainment of Nibbāna,
From desire to learn one gains wisdom If one is diligent and astute.600
852 “Doing what is proper, dutiful, One with initiative finds wealth. [215] By truthfulness one wins acclaim; Giving, one binds friends.
That is how one does not sorrow
When passing from this world to the next.601
853 “The faithful seeker of the household life In whom dwell these four qualities—
Truth, Dhamma, steadfastness, generosity— Does not sorrow when he passes on. <464>
854 “Come now, ask others as well, The many ascetics and brahmins,
Whether there is found here anything better
Than truth, self-control, generosity, and patience.”602 [Āḷavaka:]
855 “Why now should I ask this question Of the many ascetics and brahmins?
Today I have understood
The good pertaining to the future life.603
856 “Indeed, for my sake the Buddha came To reside at Āḷavī.
Today I have understood Where a gift bears great fruit.
857 “I myself will travel about
From village to village, town to town, Paying homage to the Enlightened One
And to the excellence of the Dhamma.”604 <465>
[216] <466>
1