IV. Phẩm Không Phải Của Các Ông
I. Không Phải Của Các Ông (Tạp 10.14 Kỳ Lâm, Ðại 2,10b) (S.iii,33)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
5) Sắc, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
6) Thọ, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
7) Tưởng, này các Tỷ-kheo...
8) Các hành, này các Tỷ-kheo...
9) Thức, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
10) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người mang lại cỏ, củi, cành cây, lá của Jetavana này, và đốt chúng hay tùy theo duyên sử dụng chúng. Các Ông có nghĩ rằng: "Người ấy mang chúng tôi, hay đốt, hay tùy theo duyên sử dụng chúng tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì sao như vậy? Vì cái ấy không phải chúng con. Bạch Thế Tôn, cái ấy không phải thuộc tự ngã của chúng con.
11) -- Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông. Thọ không phải của các Ông... Tưởng không phải của các Ông. Các hành không phải của các Ông... Thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
II. Không Phải Của Các Ông (S.iii,34)
1-2) Nhân duyên ở Sàavatthi...
3) -- Cái gì không phải của các Ông, này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
4) Này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông?
5) Sắc, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
6-8) Thọ, này các Tỷ-kheo, không phải của các Ông... Tưởng, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...
9) Thức, này các Tỷ-kheo, không phải của Ông, hãy từ bỏ nó. Từ bỏ nó sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc cho các Ông.
III. Tỷ Kheo (S.iii,35)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
[I]
2) Rồi một vị Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con! Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Này Tỷ-kheo, cái gì người ta thiên chấp tùy miên, người ta sẽ được xưng danh tùy theo thiên chấp tùy miên ấy. Cái gì người ta không thiên chấp tùy miên, người ta sẽ không được xưng danh tùy theo thiên chấp tùy miên ấy.
-- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.
5) -- Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi điều Ta nói một cách vắn tắt?
6) -- Bạch Thế Tôn, nếu thiên chấp sắc, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp tưởng, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp các hành, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thức, do thiên chấp ấy được xưng danh.
7) Bạch Thế Tôn, nếu không thiên chấp sắc, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp hành... Nếu không thiên chấp thức, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Bạch Thế Tôn, với lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, Tỷ-kheo! Lành thay, với lời nói vắn tắt này của Ta, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu thiên chấp sắc, do thiên chấp ấy được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, do thiên chấp ấy được xưng danh. Này Tỷ-kheo, nếu không thiên chấp sắc, không do thiên chấp ấy được xưng danh... Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, không do thiên chấp ấy được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu một cách rộng rãi như vậy.
9) Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn thuyết, từ chỗ ngồi đứng dậy, thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
[II]
10) Rồi Tỷ-kheo ấy sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà con nhà lương gia chân chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
11) Và vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa.
IV. Vị Tỷ Kheo (S.iii,37)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi...
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn... ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
3) -- Bạch Thế Tôn, lành thay, nếu Thế Tôn thuyết pháp một cách vắn tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) -- Này Tỷ-kheo, cái gì người ta thiên chấp (anuseti), cái ấy người ta được đo lường (anopuyti). Cái gì người ta được đo lường, cái ấy người ta được xưng danh (sankham gacchati). Cái gì người ta không thiên chấp, cái ấy người ta không được đo lường. Cái gì người ta không được đo lường, cái ấy người ta không được xưng danh.
-- Con đã hiểu, bạch Thế Tôn. Con đã hiểu, bạch Thiện Thệ.
5) -- Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như thế nào?
6) -- Nếu thiên chấp sắc, bạch Thế Tôn, với sắc, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, với thức, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh.
7) Nếu không thiên chấp sắc, bạch Thế Tôn, với sắc, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, với thức, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời nói vắn tắt này của Ta, Ông đã hiểu một cách rộng rãi như vậy. Nếu thiên chấp sắc, này Tỷ-kheo, với sắc, người ta được đo lường. Với cái gì được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu thiên chấp thọ... Nếu thiên chấp tưởng... Nếu thiên chấp các hành... Nếu thiên chấp thức, với thức, người ta được đo lường. Với cái gì người ta được đo lường, với cái ấy, người ta được xưng danh. Nếu không thiên chấp sắc, này Tỷ-kheo, với sắc, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Nếu không thiên chấp thọ... Nếu không thiên chấp tưởng... Nếu không thiên chấp các hành... Nếu không thiên chấp thức, với thức, người ta không được đo lường. Với cái gì người ta không được đo lường, với cái ấy, người ta không được xưng danh. Với lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
9) Rồi vị Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi ra đi.
10) Rồi vị Tỷ-kheo ấy sống một mình, tịnh cư...
11) Vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán.
V. Ananda (S.iii,37)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda đang ngồi một bên:
-- Này Ananda, nếu có người hỏi Ông: "Này Hiền giả Ananda, những pháp nào sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Nếu được hỏi vậy, này Ananda, Ông trả lời như thế nào?
4) -- Bạch Thế Tôn, nếu có người hỏi con: "Này Hiền giả Ananda, những pháp nào sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như sau :
5) "Trong sắc, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong thọ... Trong tưởng... Trong các hành... Trong thức, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ". Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như vậy.
6) -- Lành thay, lành thay, này Ananda! Này Ananda, trong sắc sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong thọ... Trong tưởng... Trong các hành... Trong thức, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Này Ananda, trong những pháp này, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðược hỏi vậy, này Ananda, Ông phải trả lời như vậy.
VI. Ananda (S.iii,38)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này Ananda, nếu Ông được hỏi như sau: "Trong những pháp nào, này Hiền giả Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ? Trong những pháp nào sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi như vậy, này Ananda, Ông trả lời như thế nào?
4) -- Bạch Thế Tôn, nếu con được hỏi như sau: "Trong những pháp nào, này Hiền giả Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ? Trong những pháp nào, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ?" Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con trả lời như sau:
5) "Ðối với sắc quá khứ, này Hiền giả, đã đoạn diệt, đã biến hoại, đối với sắc ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với thọ quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại, sự sanh khởi của thọ ấy được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức quá khứ, đã đoạn diệt, đã biến hoại, sự sanh khởi của thức ấy đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ.
6) Ðối với sắc chưa sanh, này Hiền giả, chưa hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với thọ chưa sanh, chưa hiện hữu, trong thọ ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức chưa sanh, chưa hiện hữu, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ.
7) Ðối với sắc đã sanh, này Hiền giả, đã hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðối với thọ đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với tưởng đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với các hành đã sanh, đã hiện hữu... Ðối với thức đã sanh, đã hiện hữu, trong thức ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ. Trong những pháp này, này Hiền giả, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ".
Nếu con được hỏi như vậy, bạch Thế Tôn, con sẽ trả lời như vậy.
8) -- Lành thay, lành thay, này Ananda! Này Ananda, đối với sắc thuộc quá khứ đã đoạn diệt, đã biến hoại; đối với sắc ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự diệt mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức, thuộc quá khứ đã đoạn diệt, đã biến hoại, trong thức ấy, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự biến mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ. Trong các pháp này, này Ananda, sự sanh khởi đã được thấy rõ, sự biến mất đã được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi đã được thấy rõ.
9) Ðối với sắc chưa sanh, này Ananda, chưa hiện hữu, trong sắc ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức chưa sanh khởi, chưa hiện hữu, trong thức ấy, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ. Ðối với những pháp này, này Ananda, sự sanh khởi sẽ được thấy rõ, sự diệt mất sẽ được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi sẽ được thấy rõ.
10) Ðối với sắc đã sanh, này Ananda, đã hiện hữu, đối với sắc ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðối với thọ... Ðối với tưởng... Ðối với các hành... Ðối với thức đã sanh, đã hiện hữu, đối với thức ấy, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Trong những pháp này, sự sanh khởi được thấy rõ, sự diệt mất được thấy rõ, trong khi tồn tại, sự biến đổi được thấy rõ. Ðược hỏi như vậy, này Ananda, Ông cần phải trả lời như vậy.
VII. Tùy Pháp (S.iii,41)
1-2) Nhân duyên ở Sàavatthi...
3) -- Ðối với vị Tỷ-kheo thực hành pháp và tùy pháp, tùy pháp này có mặt: Ðối với sắc, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với thọ, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với tưởng, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với các hành, vị ấy sống nhiều yếm ly; đối với thức, vị ấy sống nhiều yếm ly.
4) Ai sống nhiều yếm ly đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... ai sống nhiều yếm ly đối với thức, vị ấy liễu tri sắc... liễu tri thọ... liễu tri tưởng... liễu tri các hành... liễu tri thức. Do liễu tri sắc... thọ... tưởng... các hành... do liễu tri thức, vị ấy được giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
VIII. Tùy Pháp (S.iii,41)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3-5) -- Ðối với vị Tỷ-kheo thực hành pháp và tùy pháp, tùy pháp này có mặt: Vị ấy sống tùy quán vô thường trong sắc... Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
IX. Tùy Pháp (S.iii,41)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3-5) -- Ðối với vị Tỷ-kheo thực hành pháp và tùy pháp, tùy pháp này có mặt: Vị ấy sống tùy quán khổ trong sắc... Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ.
X. Tùy Pháp (S.iii,41)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Ðối với vị Tỷ-kheo thực hành pháp và tùy pháp, tùy pháp này có mặt: Vị ấy sống tùy quán vô ngã trong sắc... trong thọ... trong tưởng... trong các hành. Vị ấy sống tùy quán vô ngã trong thức...
4) Ai sống tùy quán vô ngã trong sắc, trong thọ, trong tưởng, trong các hành, trong thức; vị ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri các hành, liễu tri thức. Do vị ấy liễu tri sắc, liễu tri thọ, liễu tri tưởng, liễu tri các hành, liễu tri thức; vị ấy giải thoát khỏi sắc, giải thoát khỏi thọ, giải thoát khỏi tưởng, giải thoát khỏi các hành, giải thoát khỏi thức, giải thoát khỏi sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói vị ấy giải thoát khỏi đau khổ. V. Phẩm Tự Mình Làm Hòn Ðảo.
I. Tự Mình Làm Hòn Ðảo (Ðại 2,8a) (S.iii,42)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Hãy sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, hãy nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác.
4) Với những ai sống tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ-kheo, nương tựa nơi chính mình, không nương tựa một ai khác. Lấy pháp làm hòn đảo, lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác, hãy như lý quán sát: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?"
5) Và này các Tỷ-kheo, sầu, bi, khổ, ưu, não do nguồn gốc gì sanh? Do cái gì làm cho hiện hữu?
6) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán (samamupassati) sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc. Sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi sắc của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, nào sẽ khởi lên.
7) Vị ấy quán thọ như là tự ngã, hay tự ngã như là có thọ...
8) Vị ấy quán tưởng như là tự ngã...
9) Vị ấy quán các hành như là tự ngã...
10) Vị ấy quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Thức này của vị ấy biến hoại và đổi khác. Khi thức của vị ấy biến hoại và đổi khác thì sầu, bi, khổ, ưu, não sẽ khởi lên.
11) Này các Tỷ-kheo, biết sắc là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả sắc xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là (Tadanganibbuto) vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn.
12) Này các Tỷ-kheo, biết thọ là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt, vị ấy thấy tất cả thọ xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, các sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn..
13) Này các Tỷ-kheo, biết tưởng là vô thường...
14) Này các Tỷ-kheo, biết các hành là vô thường...
15) Này các Tỷ-kheo, biết thức là vô thường, biến hoại, ly tham, đoạn diệt; vị ấy thấy tất cả thức xưa và nay là vô thường, khổ, chịu sự biến hoại. Do thấy như thật với chánh trí tuệ như vậy, các sầu, bi, khổ, ưu, não được đoạn tận. Do chúng được đoạn tận, vị ấy không bị ưu, não. Do không bị ưu, não, vị ấy sống an lạc. Do sống an lạc, vị Tỷ-kheo được gọi là vị đã lắng dịu mọi tướng phần, nhứt hướng Niết-bàn..
II. Con Ðường (Ðại 2,8a) (S.iii,44)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông con đường đưa đến thân kiến tập khởi và con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Hãy lắng nghe.
4) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến tập khởi?
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc.
6-8) ... quán thọ... quán tưởng... quán các hành...
9) ... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức.
10) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến tập khởi. Con đường đưa đến thân kiến tập khởi có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến khổ tập khởi.
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt?
12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Ða văn Thánh đệ tử thấy rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, thấy rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân; không quán sắc như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có sắc, hay không quán sắc ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong sắc.
13-15) ... không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
16) ... không quán thức như là tự ngã, hay không quán tự ngã như là có thức, hay không quán thức ở trong tự ngã, hay không quán tự ngã ở trong thức.
17) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt. Con đường đưa đến thân kiến đoạn diệt có nghĩa là: Sự quán sát đưa đến sự khổ đoạn diệt.
III. Vô Thường (Tạp 3,35, Thanh Tịnh, Ðại 2,21c) (S.iii,44)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi". Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc.
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Tưởng, này các Tỷ-kheo... Các hành, này các Tỷ-kheo...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì là vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi". Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, tâm ly tham, được giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc.
8) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đối với sắc giới có tâm ly tham, giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc, đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... đối với thức giới, có tâm ly tham, giải thoát, không có chấp thủ các lậu hoặc. Do giải thoát, vị ấy an trú. Do an trú, vị ấy tri túc. Do tri túc, vị ấy không ưu não. Do không ưu não, vị ấy tự mình tịch tịnh. Vị ấy biết: " Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
IV. Vô Thường (Tạp 3,36, Chánh Quán Sát, Ðại 2,21c) (S.iii,45)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi".
4-6) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Tưởng, này các Tỷ-kheo, là vô thường... Các hành, này các Tỷ-kheo, là vô thường...
7) Thức, này các Tỷ-kheo, là vô thường. Cái gì vô thường là khổ. Cái gì khổ là vô ngã. Cái gì vô ngã, cần phải như thật quán với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi; cái này không phải là tôi; cái này không phải tự ngã của tôi".
8) Do như thật quán với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy không có các tùy kiến về quá khứ. Do không có các tùy kiến về quá khứ nên không có các tùy kiến về tương lai. Do không có các tùy kiến về tương lai, kiên trì chấp thủ không có. Do không có kiên trì chấp thủ, đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... đối với thức, tâm ly tham, giải thoát, không chấp thủ các lậu hoặc. Do giải thoát, vị ấy an trú. Do an trú, vị ấy tri túc. Do tri túc, vị ấy không ưu não. Do không ưu não, vị ấy tự mình được tịch tịnh một cách viên mãn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
V. Quán Kiến (Tạp 2,13, Giác, Ðại 2,11b) (S.iii,46)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tự ngã dưới nhiều hình thức sai khác, quán cả năm thủ uẩn hay quán một trong năm thủ uẩn.
4) Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, ở đây kẻ vô văn phàm phu không được thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. Nếu quán như vậy, thời đi đến chấp kiến: "Tôi là".
5) Này các Tỷ-kheo, khi đi đến chấp kiến: "Tôi là", thời năm căn nhập vào avakkanti (hiện hữu), tức là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.
6) Này các Tỷ-kheo, có ý, có các pháp, có vô minh giới. Cảm xúc bởi cảm thọ, cảm thọ này sanh do xúc chạm với vô minh; kẻ vô văn phàm phu đi đến chấp kiến: "Tôi là", đi đến chấp kiến: "Cái này là tôi", đi đến chấp kiến: " Tôi sẽ là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ không là", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với vô sắc", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với không tưởng", đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với phi tưởng phi phi tưởng".
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do năm căn an trú ở đây, nhưng đối với vị Ða văn Thánh đệ tử, vô minh được đoạn trừ và minh khởi lên. Do vô minh được viễn ly, do minh sanh khởi, không đi đến chấp kiến: "Tôi là", không đi đến chấp kiến: "Cái này là tôi", không đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu"... "Tôi sẽ không hiện hữu"... "Tôi sẽ hiện hữu với sắc"... "Tôi sẽ hiện hữu với vô sắc"... "Tôi sẽ hiện hữu với tưởng"... "Tôi sẽ hiện hữu với vô tưởng", không đi đến chấp kiến: "Tôi sẽ hiện hữu với phi tưởng phi phi tưởng".
VI. Các Uẩn (Tạp 2,23 Ấm, Ðại 2,13b) (S.iii,47)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng năm uẩn và năm thủ uẩn, hãy lắng nghe...
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là năm uẩn?
5) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là sắc uẩn.
6-8) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...
9) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; đây gọi là thức uẩn.
10) Những cái này, này các Tỷ-kheo, được gọi là năm uẩn.
11) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là năm thủ uẩn?
12) Này các Tỷ-kheo, phàm có sắc gì quá khứ vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại... hoặc xa hay gần, có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là sắc thủ uẩn.
13-15) Này các Tỷ-kheo, phàm có thọ gì... phàm có tưởng gì... phàm có các hành gì...
16) Này các Tỷ-kheo, phàm có thức gì, quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, có lậu hoặc, được chấp thủ; đây gọi là thức thủ uẩn.
17) Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là năm thủ uẩn.
VII. Sona (Tạp 1,20, Thu-lữ-na, Ðại 2,6a) (S.iii,48)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Sona, con một gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Thế Tôn nói với Sona, con một gia chủ, đang ngồi một bên:
4) -- Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
5) ... quán thọ vô thường, khổ, biến hoại...
6) ... quán tưởng vô thường, khổ, biến hoại...
7) ... quán các hành vô thường, khổ, biến hoại...
8) ... quán thức vô thường, khổ, biến hoại là : "Ta tốt đẹp hơn", hay quán: "Ta bằng nhau", hay quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những người không thấy như thật!
9) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán sắc vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
10-12) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành...
13) Này Sona, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán thức vô thường, khổ, biến hoại là: "Ta tốt đẹp hơn", hay không quán: "Ta bằng nhau", hay không quán: "Ta hạ liệt hơn"; những vị ấy đâu phải là những ai khác, nếu không phải là những vị thấy như thật!
14) Ông nghĩ thế nào, này Sona, sắc là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
15) -- Thọ là thường hay vô thường?...
16) Tưởng là thường hay vô thường?...
17) Các hành là thường hay vô thường?...
18) Thức là thường hay vô thường?
-- Vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý hay chăng nếu quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
19) -- Do vậy, này Sona, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
20-22) Phàm thọ gì... phàm tưởng gì... phàm các hành gì...
23) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi".
24) Nếu thấy vậy, này Sona, vị Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, khởi lên chánh trí: "Ta đã giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
VIII. Sona (Tạp 1,31, Thu-lữ-na, Ðại 2,6c) (S.iii,50)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagala (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Sona, con vị gia chủ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Ngài rồi ngồi xuống một bên.
3) Thế Tôn nói với Sona, con vị gia chủ, đang ngồi một bên:
4) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Sona, không biết rõ sắc, không biết rõ (nappajananti) sắc tập khởi, không biết rõ sắc đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; không biết rõ thọ... không biết rõ tưởng... không biết rõ các hành... không biết rõ thức, không biết rõ thức tập khởi, không biết rõ thức đoạn diệt, không biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này Sona, không những không được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; những vị ấy trong đời sống hiện tại, cũng không tự mình chứng tri với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
5) Còn những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này Sona, biết rõ sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt; biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt; những Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, này Sona, không những được chấp nhận là Sa-môn giữa các hàng Sa-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các hàng Bà-la-môn; những vị Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, còn tự mình chứng tri với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích của Sa-môn hạnh hay mục đích của Bà-la-môn hạnh.
IX. Hỷ Ðược Ðoạn Tận (S.iii,51)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thấy sắc vô thường là vô thường; đấy là chánh tri kiến của vị ấy. Thấy chơn chánh như vậy, vị ấy yếm ly. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã khéo giải thoát.
4-6) Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thấy thọ vô thường là vô thường... tưởng vô thường... các hành vô thường...
7) Này các Tỷ-kheo, khi vị Tỷ-kheo thấy thức vô thường là vô thường; đấy là chánh tri kiến của vị ấy. Thấy chơn chánh như vậy, vị ấy yếm ly. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, nên hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã được khéo giải thoát.
X. Hỷ Ðược Ðoạn Tận (S.iii,52)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Hãy như lý tác ý sắc, này các Tỷ-kheo, hãy như thật quán (samanupassati) sắc là vô thường. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào như lý tác ý sắc, như thật quán sắc là vô thường, vị ấy yếm ly đối với sắc. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là vị đã được khéo giải thoát.
4) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào như lý tác ý thọ... tác ý tưởng... tác ý các hành...
5) Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào như lý tác ý thức, như thật quán thức là vô thường, vị ấy yếm ly đối với thức. Do hỷ đoạn tận, tham được đoạn tận. Do tham đoạn tận, hỷ được đoạn tận. Do hỷ, tham đoạn tận, tâm được giải thoát, vị ấy được gọi là đã được khéo giải thoát.
III. NOT YOURS
Translated by: Bhikkhu Boddhi
1 (1) Not Yours (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, whatever is not yours, abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness. 46 And what is it, bhikkhus, that is not yours? Form is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness. Feeling is not yours … Perception is not yours … [34] Volitional formations are not yours … Consciousness is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.
“Suppose, bhikkhus, people were to carry off the grass, sticks, branches, and foliage in this Jeta’s Grove, or to burn them, or to do with them as they wish. Would you think: ‘People are carrying us off, or burning us, or doing with us as they wish’?”
“No, venerable sir. For what reason? Because, venerable sir, that is neither our self nor what belongs to our self.”
“So too, bhikkhus, form is not yours … consciousness is not yours: abandon it. When you have abandoned it, that will lead to your welfare and happiness.”
2 (2) Not Yours (2)
(This sutta is identical with the preceding one except that it omits the simile.)
3 (3) A Certain Bhikkhu (1)
At Sāvatthī. [35] Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”
“Bhikkhu, if one has an underlying tendency towards something, then one is reckoned in terms of it.47 If one does not have an underlying tendency towards something, then one is not reckoned in terms of it.”
“Understood, Blessed One! Understood, Fortunate One!”
“In what way, bhikkhu, do you understand in detail the meaning of what was stated by me in brief?”
“If, venerable sir, one has an underlying tendency towards form, then one is reckoned in terms of it. If one has an underlying tendency towards feeling, then one is reckoned in terms of it. If one has an underlying tendency towards perception, then one is reckoned in terms of it. If one has an underlying tendency towards volitional formations, then one is reckoned in terms of them. If one has an underlying tendency towards consciousness, then one is reckoned in terms of it.
“If, venerable sir, one does not have an underlying tendency towards form, then one is not reckoned in terms of it. If one does not have an underlying tendency towards feeling … towards perception … towards volitional formations … towards consciousness, then one is not reckoned in terms of it.
“It is in such a way, venerable sir, that I understand in detail the meaning of what was stated by the Blessed One in brief.”
“Good, good, bhikkhu! It is good that you understand in detail the meaning of what was stated by me in brief. If, bhikkhu, one has an underlying tendency towards form … (as above in full) … then one is not reckoned in terms of it. It is in such a way that the meaning of what was stated by me in brief should be understood in detail.”
Then that bhikkhu, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s statement, [36] rose from his seat, and, after paying homage to the Blessed One, keeping him on his right, he departed.
Then, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, that bhikkhu, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.” And that bhikkhu became one of the arahants. 48
4 (4) A Certain Bhikkhu (2)
At Sāvatthī. Then a certain bhikkhu approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Venerable sir, it would be good if the Blessed One would teach me the Dhamma in brief, so that, having heard the Dhamma from the Blessed One, I might dwell alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute.”
“Bhikkhu, if one has an underlying tendency towards something, then one is measured in accordance with it; 49 if one is measured in accordance with something, then one is reckoned in terms of it. If one does not have an underlying tendency towards something, then one is not measured in accordance with it; if one is not measured in accordance with something, then one is not reckoned in terms of it.”
“Understood, Blessed One! Understood, Fortunate One!”
“In what way, bhikkhu, do you understand in detail the meaning of what was stated by me in brief?”
“If, venerable sir, one has an underlying tendency towards form, then one is measured in accordance with it; if one is measured in accordance with it, then one is reckoned in terms of it. If one has an underlying tendency towards feeling … towards perception … towards volitional formations …
towards consciousness, then one is measured in accordance with it; if one is measured in accordance with it, then one is reckoned in terms of it.
“If, venerable sir, one does not have an underlying tendency towards form, then one is not measured in accordance with it; [37] if one is not measured in accordance with it, then one is not reckoned in terms of it. If one does not have an underlying tendency towards feeling … towards perception … towards volitional formations … towards consciousness, then one is not measured in accordance with it; if one is not measured in accordance with it, then one is not reckoned in terms of it.
“It is in such a way, venerable sir, that I understand in detail the meaning of what was stated by the Blessed One in brief.”
“Good, good, bhikkhu! It is good that you understand in detail the meaning of what was stated by me in brief. If, bhikkhu, one has an underlying tendency towards form … (as above in full) … then one is not reckoned in terms of it. It is in such a way that the meaning of what was stated by me in brief should be understood in detail.”
Then that bhikkhu, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, rose from his seat … And that bhikkhu became one of the arahants.
5 (5) Ananda (1)
At Sāvatthī. Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One…. The Blessed One then said to the Venerable Ānanda as he was sitting to one side:
“If, Ānanda, they were to ask you: ‘Friend Ānanda, what are the things of which an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned?’—being asked thus, how would you answer?”50 [38]
“Venerable sir, if they were to ask me this, I would answer thus: ‘Friends, with form an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. With feeling … perception … volitional formations … consciousness an arising is discerned, a vanishing is
discerned, an alteration of that which stands is discerned. These, friends, are the things of which an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned.’ Being asked thus, venerable sir, I would answer in such a way.”
“Good, good, Ānanda! With form, Ānanda, an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. With feeling … perception … volitional formations … consciousness an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. These, Ānanda, are the things of which an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. Being asked thus, Ānanda, you should answer in such a way.”
6 (6) Ananda (2)
At Sāvatthī…. The Blessed One then said to the Venerable Ānanda as he was sitting to one side:
“If, Ānanda, they were to ask you: ‘Friend Ānanda, what are the things of which an arising was discerned, a vanishing was discerned, an alteration of that which stands was discerned? What are the things of which an arising will be discerned, a vanishing will be discerned, an alteration of that which stands will be discerned? What are the things of which an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned?’—being asked thus, Ānanda, how would you answer?”
“Venerable sir, if they were to ask me this, [39] I would answer thus: ‘Friends, with form that has passed, ceased, changed, an arising was discerned, a vanishing was discerned, an alteration of that which stands was discerned. With feeling … perception … volitional formations … consciousness that has passed, ceased, changed, an arising was discerned, a vanishing was discerned, an alteration of that which stands was discerned. It is of these things, friends, that an arising was discerned, that a vanishing was discerned, that an alteration of that which stands was discerned.
“‘Friends, with form that has not been born, not become manifest, an arising will be discerned, a vanishing will be discerned, an alteration of that
which stands will be discerned. With feeling … perception … volitional formations … consciousness that has not been born, not become manifest, an arising will be discerned, a vanishing will be discerned, an alteration of that which stands will be discerned. It is of these things, friends, that an arising will be discerned, that a vanishing will be discerned, that an alteration of that which stands will be discerned.
“‘Friends, with form that has been born, that has become manifest, an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. With feeling … perception … volitional formations … consciousness that has been born, that has become manifest, an arising is discerned, a vanishing is discerned, an alteration of that which stands is discerned. It is of these things, friends, that an arising is discerned, that a vanishing is discerned, that an alteration of that which stands is discerned.’
“Being asked thus, venerable sir, I would answer in such a way.” “Good, good, Ānanda!”
(The Buddha here repeats the entire answer of the Venerable Ananda, concluding:) [40]
“Being asked thus, Ānanda, you should answer in such a way.”
7 (7) In Accordance with the Dhamma (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when a bhikkhu is practising in accordance with the Dhamma,51 this is what accords with the Dhamma: he should dwell engrossed in revulsion towards form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness.52 One who dwells engrossed in revulsion towards form … and consciousness, fully understands form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness. One who fully understands form … and consciousness is freed from form, [41] feeling, perception, volitional formations, and consciousness. He is freed from birth, aging, and death; freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair; freed from suffering, I say.”
8 (8) In Accordance with the Dhamma (2)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, when a bhikkhu is practising in accordance with the Dhamma, this is what accords with the Dhamma: he should dwell contemplating impermanence in form … (as above) … he is freed from suffering, I say.”
9 (9) In Accordance with the Dhamma (3)
… “he should dwell contemplating suffering in form … (as above) … he is freed from suffering, I say.”
10 (10) In Accordance with the Dhamma (4)
… “he should dwell contemplating nonself in form … (as above) … he is freed from suffering, I say.”
[42] V. WITH YOURSELVES AS AN ISLAND
11 (1) With Yourselves as an Island
At Sāvatthī. “Bhikkhus, dwell with yourselves as an island, with yourselves as a refuge, with no other refuge; with the Dhamma as an island, with the Dhamma as a refuge, with no other refuge.53 When you dwell with yourselves as an island, with yourselves as a refuge, with no other refuge; with the Dhamma as an island, with the Dhamma as a refuge, with no other refuge, the basis itself should be investigated thus:54 ‘From what are sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair born? How are they produced?’
“And, bhikkhus, from what are sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair born? How are they produced? Here, bhikkhus, the uninstructed
worldling, who is not a seer of the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who is not a seer of superior persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. That form of his changes and alters. With the change and alteration of form, there arise in him sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair.
“He regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness. [43] That consciousness of his changes and alters. With the change and alteration of consciousness, there arise in him sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair.
“But, bhikkhus, when one has understood the impermanence of form, its change, fading away, and cessation, and when one sees as it really is with correct wisdom thus: ‘In the past and also now all form is impermanent, suffering, and subject to change,’ then sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair are abandoned. With their abandonment, one does not become agitated. 55 Being unagitated, one dwells happily. A bhikkhu who dwells happily is said to be quenched in that respect.56
“When one has understood the impermanence of feeling … of perception
… of volitional formations … of consciousness, its change, fading away, and cessation, and when one sees as it really is with correct wisdom thus: ‘In the past and also now all consciousness is impermanent, suffering, and subject to change,’ then sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair are abandoned. With their abandonment, one does not become agitated. Being unagitated, one dwells happily. A bhikkhu who dwells happily is said to be quenched in that respect.”
12 (2) The Way
At Sāvatthī. [44] “Bhikkhus, I will teach you the way leading to the origination of identity and the way leading to the cessation of identity. Listen to that….
“And what, bhikkhus, is the way leading to the origination of identity? Here, bhikkhus, the uninstructed worldling … regards form as self … feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self … or self as in consciousness. This, bhikkhus, is called the way leading to the origination of identity. When it is said, ‘The way leading to the origination of identity,’ the meaning here is this: a way of regarding things that leads to the origination of suffering.57
“And what, bhikkhus, is the way leading to the cessation of identity? Here, bhikkhus, the instructed noble disciple … does not regard form as self
… nor feeling as self … nor perception as self … nor volitional formations as self … nor consciousness as self … nor self as in consciousness. This, bhikkhus, is called the way leading to the cessation of identity. When it is said, ‘The way leading to the cessation of identity,’ the meaning here is this: a way of regarding things that leads to the cessation of suffering.”
13 (3) Impermanent (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, form is impermanent. What is impermanent is suffering. [45] What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees this thus as it really is with correct wisdom, the mind becomes dispassionate and is liberated from the taints by nonclinging. 58
“Feeling is impermanent…. Perception is impermanent…. Volitional formations are impermanent…. Consciousness is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’ When one sees this thus as it really is with correct wisdom, the mind becomes dispassionate and is liberated from the taints by nonclinging.
“If, bhikkhus, a bhikkhu’s mind has become dispassionate towards the form element, it is liberated from the taints by nonclinging. If his mind has become dispassionate towards the feeling element … towards the
perception element … towards the volitional formations element … towards the consciousness element, it is liberated from the taints by nonclinging.
“By being liberated, it is steady; by being steady, it is content; by being content, he is not agitated. Being unagitated, he personally attains Nibbāna. He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”59
14 (4) Impermanent (2)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, form is impermanent…. Feeling is impermanent…. Perception is impermanent…. Volitional formations are impermanent…. Consciousness is impermanent. What is impermanent is suffering. What is suffering is nonself. What is nonself should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
“When one sees this thus as it really is with correct wisdom, one holds no more views concerning the past. When one holds no more views concerning the past, [46] one holds no more views concerning the future. When one holds no more views concerning the future, one has no more obstinate grasping.60 When one has no more obstinate grasping, the mind becomes dispassionate towards form, feeling, perception, volitional formations, and consciousness, and is liberated from the taints by nonclinging.
“By being liberated, it is steady; by being steady, it is content; by being content, one is not agitated. Being unagitated, one personally attains Nibbāna. One understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
15 (5) Ways of Regarding Things
At Sāvatthī. “Bhikkhus, those ascetics and brahmins who regard [anything as] self in various ways all regard [as self] the five aggregates subject to clinging, or a certain one among them. What five?
“Here, bhikkhus, the uninstructed worldling, who is not a seer of the noble ones and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, who is not a seer of superior persons and is unskilled and undisciplined in their Dhamma, regards form as self, or self as possessing form, or form as in self, or self as in form. He regards feeling as self … perception as self … volitional formations as self … consciousness as self, or self as possessing consciousness, or consciousness as in self, or self as in consciousness.
“Thus this way of regarding things and [the notion] ‘I am’ have not vanished in him.61 As ‘I am’ has not vanished, there takes place a descent of the five faculties—of the eye faculty, the ear faculty, the nose faculty, the tongue faculty, the body faculty.62 There is, bhikkhus, the mind, there are mental phenomena, there is the element of ignorance. When the uninstructed worldling is contacted by a feeling born of ignorance-contact, ‘I am’ occurs to him; ‘I am this’ occurs to him; ‘I will be’ and ‘I will not be,’ and ‘I will consist of form’ and ‘I will be formless,’ and ‘I will be percipient’ and ‘I will be nonpercipient’ and ‘I will be neither percipient nor nonpercipient’—these occur to him.63 [47]
“The five faculties remain right there, bhikkhus, but in regard to them the instructed noble disciple abandons ignorance and arouses true knowledge. With the fading away of ignorance and the arising of true knowledge, ‘I am’ does not occur to him; ‘I am this’ does not occur to him; ‘I will be’ and ‘I will not be,’ and ‘I will consist of form’ and ‘I will be formless,’ and ‘I will be percipient’ and ‘I will be nonpercipient’ and ‘I will be neither percipient nor nonpercipient’—these do not occur to him.”
16 (6) Aggregates
At Sāvatthī. “Bhikkhus, I will teach you the five aggregates and the five aggregates subject to clinging. Listen to that….
“And what, bhikkhus, are the five aggregates? Whatever kind of form there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the form aggregate.64
Whatever kind of feeling there is … this is called the feeling aggregate. Whatever kind of perception there is … this is called the perception aggregate. Whatever kind of volitional formations there are … these are called the volitional formations aggregate. Whatever kind of consciousness there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near: this is called the consciousness aggregate. These, bhikkhus, are called the five aggregates.
“And what, bhikkhus, are the five aggregates subject to clinging? Whatever kind of form there is, whether past, future, or present … far or near, that is tainted, that can be clung to: this is called the form aggregate subject to clinging. Whatever kind of feeling there is … that is tainted, that can be clung to: this is called the feeling aggregate subject to clinging. Whatever kind of perception there is … that is tainted, that can be clung to: this is called the perception aggregate subject to clinging. Whatever kind of volitional formations there are … that are tainted, that can be clung to: these are called the volitional formations aggregate subject to clinging. [48] Whatever kind of consciousness there is, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, that is tainted, that can be clung to: this is called the consciousness aggregate subject to clinging. These, bhikkhus, are called the five aggregates subject to clinging.”65
49 (7) Soṇa (1)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then Soṇa the householder’s son approached the Blessed One…. The Blessed One then said to Soṇa the householder’s son:
“Soṇa, when any ascetics and brahmins, on the basis of form—which is impermanent, suffering, and subject to change—regard themselves thus: ‘I am superior,’ or ‘I am equal,’ or ‘I am inferior,’ what is that due to apart from not seeing things as they really are?66
“When any ascetics and brahmins, on the basis of feeling … on the basis of perception … on the basis of volitional formations … on the basis of consciousness—which is impermanent, suffering, and subject to change— regard themselves thus: ‘I am superior,’ or ‘I am equal,’ or ‘I am inferior,’ what is that due to apart from not seeing things as they really are?
“Soṇa, when any ascetics and brahmins do not, on the basis of form— which is impermanent, suffering, and subject to change—regard themselves thus: ‘I am superior,’ or ‘I am equal,’ [49] or ‘I am inferior,’ what is that due to apart from seeing things as they really are?
“When any ascetics and brahmins do not, on the basis of feeling … on the basis of perception … on the basis of volitional formations … on the basis of consciousness—which is impermanent, suffering, and subject to change—regard themselves thus: ‘I am superior,’ or ‘I am equal,’ or ‘I am inferior,’ what is that due to apart from seeing things as they really are?
“What do you think, Soṇa, is form permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.” - “Is what is impermanent suffering or happiness?” - “Suffering, venerable sir.” - “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” - “No, venerable sir.”
“Is feeling permanent or impermanent?… Is perception permanent or impermanent?… Are volitional formations permanent or impermanent?… Is consciousness permanent or impermanent?” - “Impermanent, venerable sir.” - “Is what is impermanent suffering or happiness?” - “Suffering, venerable sir.” - “Is what is impermanent, suffering, and subject to change fit to be regarded thus: ‘This is mine, this I am, this is my self’?” - “No, venerable sir.”
“Therefore, Soṇa, any kind of form whatsoever, whether past, future, or present, internal or external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all form should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
“Any kind of feeling whatsoever … Any kind of perception whatsoever
… Any kind of volitional formations whatsoever … Any kind of consciousness whatsoever, whether past, future, or present, [50] internal or
external, gross or subtle, inferior or superior, far or near, all consciousness should be seen as it really is with correct wisdom thus: ‘This is not mine, this I am not, this is not my self.’
“Seeing thus, Soṇa, the instructed noble disciple experiences revulsion towards form, revulsion towards feeling, revulsion towards perception, revulsion towards volitional formations, revulsion towards consciousness. Experiencing revulsion, he becomes dispassionate. Through dispassion [his mind] is liberated. When it is liberated there comes the knowledge: ‘It’s liberated.’ He understands: ‘Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.’”
50 (8) Soṇa (2)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then Soṇa the householder’s son approached the Blessed One…. The Blessed One then said to Soṇa the householder’s son:
“Soṇa, those ascetics or brahmins who do not understand form, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who do not understand feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.67
“But, Soṇa, those ascetics and brahmins who understand form, [51] its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; who understand feeling … perception … volitional formations … consciousness, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
51 (9) Destruction of Delight (1)
At Sāvatthī. “Bhikkhus, a bhikkhu sees as impermanent form which is actually impermanent: that is his right view. Seeing rightly, he experiences revulsion. With the destruction of delight comes the destruction of lust; with the destruction of lust comes the destruction of delight. With the destruction of delight and lust the mind is liberated and is said to be well liberated.68
“A bhikkhu sees as impermanent feeling which is actually impermanent
… perception which is actually impermanent … volitional formations which are actually impermanent … consciousness which is actually impermanent: that is his right view…. With the destruction of delight and lust the mind is liberated and is said to be well liberated.”
52 (10) Destruction of Delight (2)
At Sāvatthī. [52] “Bhikkhus, attend carefully to form. Recognize the impermanence of form as it really is. When a bhikkhu attends carefully to form and recognizes the impermanence of form as it really is, he experiences revulsion towards form. With the destruction of delight comes the destruction of lust; with the destruction of lust comes the destruction of delight. With the destruction of delight and lust the mind is liberated and is said to be well liberated.
“Bhikkhus, attend carefully to feeling … to perception … to volitional formations … to consciousness…. With the destruction of delight and lust the mind is liberated and is said to be well liberated.”
[53]
1