Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Mười - Tương Ưng Tỷ Kheo

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Kolita (Tạp, Ðại 2, 132a) (S.ii,273)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Tại đấy, Tôn giả Mahà Moggallàna (Ðại Mục-kiền-liên) gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahà Moggallàna.
3) Tôn giả Mahà Moggallàna nói:
-- Ở đây, này Hiền giả, trong khi tôi độc trú tĩnh cư, tâm tưởng tư duy như sau được khởi lên: "Thánh im lặng được gọi là Thánh im lặng. Thế nào là Thánh im lặng?"
4) Rồi này các Hiền giả, tôi suy nghĩ như sau: "Ở đây, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm". Như vậy gọi là Thánh im lặng.
5) Rồi này các Hiền giả, tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Này các Hiền giả, khi tôi an trú với sự an trú như vậy, các tưởng câu hữu với tầm, các tác ý hiện khởi và hiện hành.
6) Rồi này các Hiền giả, Thế Tôn bằng thần thông đến với tôi và nói: "Moggallàna, Moggallàna, chớ có phóng dật. Này Bà-la-môn, đối với Thánh im lặng, hãy an trú tâm vào Thánh im lặng, hãy chú nhất tâm vào Thánh im lặng, hãy chú định tâm vào Thánh im lặng".
7) Rồi này các Hiền giả, sau một thời gian, tôi diệt tầm và tứ, chứng và trú vào Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhứt tâm. Này các Hiền giả, nếu ai nói một cách chơn chánh, sẽ nói như sau: "Ðược bậc Ðạo Sư hỗ trợ, vị đệ tử chứng đạt đại thắng trí". Người ấy nói một cách chơn chánh, sẽ nói về tôi: "Ðược bậc Ðạo Sư hỗ trợ, vị đệ tử chứng đạt đại thắng trí".
II. Upatissa... (S.ii,274)
1) Nhơn duyên ở Sàvatthi.
2) Tại đấy, Tôn giả Sàriputta gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Hiền giả Tỷ-kheo.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta.
3) Tôn giả Sàriputta nói:
-- Ở đây, này các Hiền giả, trong khi tôi độc trú tĩnh cư, tâm tưởng tư duy như sau được khởi lên: "Có cái gì trong đời, khi bị biến hoại, trạng huống đổi khác, có thể khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?".
Rồi này các Hiền giả, tôi suy nghĩ: "Không có cái gì trong đời, khi bị biến hoại, trạng huống đổi khác, có thể khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não".
4) Khi được nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Tôn giả Sàriputta:
-- Bậc Ðạo Sư, này Hiền giả Sàriputta, khi bị biến hoại, trạng huống đổi khác, có thể khởi lên nơi Hiền giả sầu, bi, khổ, ưu, não?
5) -- Bậc Ðạo Sư, này Hiền giả Ananda, khi bị biến hoại, trạng thái đổi khác, không có thể khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não. Nhưng ta có thể suy nghĩ: "Mong rằng bậc Ðại Thế Lực, bậc Ðạo Sư có đại thần thông, có đại uy lực chớ có biến diệt! Nếu bậc Thế Tôn ấy an trú lâu dài, thời như vậy thật là hạnh phúc cho quần sanh, thật là an lạc cho quần sanh, vì lòng từ mẫn cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người".
6) -- Như vậy đối với Tôn giả Sàriputta, ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn, tùy miên được khéo đoạn trừ đã lâu ngày.
7) Do vậy, đối với Tôn giả Sàriputta, dầu cho bậc Ðạo Sư có biến hoại, trạng huống có đổi khác, cũng không khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não.
III. Cái Ghè (Tạp 18-14 Tịch Diệt, Ðại 2, 132c) (S.ii,275)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahà Moggallàna cùng ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm) tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc, chung một tịnh xá.
3) Rồi Tôn giả Sàriputta, từ chỗ độc cư Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Mahà Moggallàna những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu bèn ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta nói với Tôn giả Mahà Moggallàna:
-- Này Hiền giả Moggallàna, các căn của Hiền giả thật là tịch tịnh; sắc mặt thật là thanh tịnh, trong sáng. Có phải hôm nay Tôn giả Mahà Moggallàna an trú với sự an trú tịnh lạc?
-- Thưa Hiền giả, hôm nay tôi an trú với sự an trú thô thiển. Tôi có được một cuộc pháp thoại.
5) -- Với ai, Tôn giả Mahà Moggallàna có được một cuộc đàm luận về Chánh pháp?
-- Thưa Hiền giả, tôi có một cuộc pháp thoại với Thế Tôn.
6) -- Ở xa, thưa Hiền giả, là Thế Tôn. Hiện nay Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Có phải Tôn giả Mahà Moggallàna đi đến Thế Tôn bằng thần thông hay Thế Tôn đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna bằng thần thông?
7) -- Thưa Hiền giả, tôi không đi đến Thế Tôn bằng thần thông. Và Thế Tôn cũng không đi đến tôi bằng thần thông. Tôi như thế nào thời Thế Tôn được thiên nhãn thanh tịnh, cả thiên nhĩ nữa như vậy! Thế Tôn như thế nào thời tôi được thiên nhãn thanh tịnh, cả thiên nhĩ nữa như vậy.
8) -- Như thế nào là cuộc pháp thoại giữa Tôn giả Mahà Moggallàna với Thế Tôn?
9) -- Ở đây, thưa Hiền giả, tôi bạch với Thế Tôn:
"-- Bạch Thế Tôn ở đây tinh cần, tinh tấn, được gọi là tinh cần, tinh tấn. Như thế nào, bạch Thế Tôn, là tinh cần, tinh tấn?".
10) Khi được nói vậy, thưa Hiền giả, Thế Tôn nói với tôi:
"-- Ở đây, này Moggallàna, Tỷ-kheo sống tinh cần, tinh tấn: ‘Dầu cho da, dây gân và xương có khô héo, dầu thịt và máu có héo tàn trên thân tôi, cái gì có thể lấy sức lực của người, tinh tấn của người, nỗ lực của người có thể đạt được; nếu chưa đạt được, thời tinh tấn sẽ không bao giờ dừng nghỉ’. Như vậy, này Moggallàna, là sự tinh cần, tinh tấn".
11) Như vậy, này Hiền giả, là cuộc pháp thoại giữa Thế Tôn và tôi.
12) Ví như, này Hiền giả, một đống hòn sạn nhỏ đem đặt dài theo Hy-mã-lạp sơn, vua các loài núi. Cũng vậy, là chúng tôi được đem đặt dài theo Tôn giả Mahà Moggallàna. Mong rằng Tôn giả Mahà Moggallàna, bậc đại thần thông, đại uy lực, nếu muốn hãy sống cho đến một kiếp.
13) Ví như, này Hiền giả, một nắm muối nhỏ được đem đặt dài theo một ghè muối lớn. Cũng vậy, là chúng tôi được đem đặt dài theo Tôn giả Sàriputta.
14) Tôn giả Sàriputta được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện xưng tán, tán thán, tán dương:
Như vị Xá-lợi-phất,
Về trí tuệ, giới luật,
Và cả về tịch tịnh,
Ông là bậc đệ nhất.
Tỷ-kheo đạt bỉ ngạn,
Cũng là bậc tối thượng.
15) Như vậy, hai bậc Long Tượng ấy (Nàgà) cùng nhau hoan hỷ, tán thán trong câu chuyện khéo nói, khéo thuyết.
IV. Tân Tỷ Kheo (Ðại 2, 277c, 376a) (S.ii,277)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, một tân Tỷ-kheo sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi vào tịnh xá, rảnh rỗi, yên lặng, phân vân (không biết làm gì), không phụ việc với các Tỷ-kheo trong thời gian may y.
3) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có một tân Tỷ-kheo sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, đi vào tịnh xá, rảnh rỗi, im lặng, phân vân (không biết làm gì), không phụ việc với các Tỷ-kheo trong thời gian may y.
5) Rồi Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo:
-- Hãy đến, này Tỷ-kheo, nhân danh Ta, hãy gọi Tỷ-kheo ấy và nói: "Này Hiền giả, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả".
6) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tỷ-kheo kia; sau khi đến nói với Tỷ-kheo ấy:
-- Thưa Hiền giả, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.
7) -- Thưa vâng, này Hiền giả.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tỷ-kheo kia, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với Tỷ-kheo đang ngồi xuống một bên:
-- Có thật chăng, này Tỷ-kheo, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, sau khi vào tịnh xá, Ông rảnh rỗi, im lặng, phân vân (không biết làm gì), không phụ việc với các Tỷ-kheo trong thời gian may y?
-- Bạch Thế Tôn, con làm việc của con.
9) Rồi Thế Tôn, với tâm của mình biết tâm Tỷ-kheo ấy, liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông chớ có bực phiền với Tỷ-kheo này. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo này chứng được không có khó khăn, chứng được không có mệt nhọc, chứng được không phí sức bốn Thiền thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú. Vị ấy còn tự mình ngay trong hiện tại, chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
10) Thế Tôn thuyết như vậy. Bậc Thiện Thệ sau khi nói xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Kẻ sống buông thả này,
Kẻ ít nghị lực này,
Không thể đạt Niết-bàn,
Giải thoát mọi khổ đau.
Vị Tỷ-kheo trẻ này,
Là một người tối thượng,
Chiến thắng ma quân xong,
Thọ trì thân tối hậu.
V. Thiện Sanh (Tạp, Ðại 2, 276a, 374a) (S.ii,278)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Sujàta đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy Tôn giả Sujàta từ đằng xa đi đến; thấy vậy, liền gọi các Tỷ-kheo:
4) -- Cả hai phương diện, này các Tỷ-kheo, thiện nam tử này thật sự chói sáng. Vị ấy đẹp trai, ưa nhìn, khả ái, đầy đủ với nhan sắc tối thượng. Vị ấy còn ngay trong hiện tại tự mình chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
5) Thế Tôn nói như vậy xong... Bậc Ðạo Sư, lại nói thêm:
Tỷ-kheo này sáng chói,
Với tâm tư chánh trực,
Ly kiết sử, ly ách,
Không chấp, không sanh lại,
Chiến thắng ma quân xong,
Thọ trì thân tối hậu.
VI. Bhaddi (Tạp 38.2, Ố Sắc, Ðại 2, 276a, 374a) (S.ii,279)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Lakuntaka Bhaddiya đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy Tôn giả Lakuntaka Bhaddiya từ xa đi đến; sau khi thấy, liền gọi các Tỷ-kheo:
4) -- Các Ông có thấy không, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo kia đang đi đến, xấu xí, khó nhìn, còm lưng, bị các Tỷ-kheo khinh miệt?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5) -- Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được chứng đắc mà trước kia vị Tỷ-kheo ấy chưa chứng đắc. Và cả đến mục đích mà con một lương gia xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Tức vị ấy còn tự mình, ngay trong hiện tại, chứng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Bậc Thiện Thệ nói xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Thiên nga, cò, chim, công,
Voi và nai có chấm,
Tất cả sợ sư tử,
Dầu thân không đồng đều.
Cũng vậy, giữa loài Người,
Nếu kẻ có trí tuệ,
Ở đấy vị ấy lớn,
Không như thân kẻ ngu.
VII. Visàkha (Tạp, 38.8, Ban Xà Văn, Ðại 2, 277b,377c) (S.ii,280)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Vesàli (Tỳ-xá-ly), tại Mahàvana (Ðại Lâm) chỗ Trùng Các giảng đường.
2) Lúc bấy giờ Tôn giả Visàkha, thuộc dòng họ Pancàla, trong giảng đường đang thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.
3) Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.
4) Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, trong hội trường, ai đã thuyết giảng pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước?
5) -- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Visàkha thuộc dòng họ Pancàla, trong hội trường thuyết giảng pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.
6) Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Visàkha, thuộc dòng họ Pancàla và nói:
-- Lành thay, lành thay, Visàkha! Lành thay, này Visàkha! Ông thuyết pháp thoại cho các Tỷ-kheo, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ... không chấp trước.
7) Thế Tôn thuyết như vậy, bậc Thiện Thệ thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Họ biết bậc Hiền triết,
Khi vị này lẫn lộn,
Với các kẻ ngu si,
Dầu vị này không nói.
Và họ biết vị ấy,
Khi vị này nói lên,
Nói lên lời thuyết giảng,
Liên hệ đến bất tử;
Hãy để vị ấy nói,
Làm sáng chói Chánh pháp;
Hãy để vị nêu cao
Lá cờ các bậc Thánh.
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Là những lời khéo nói,
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Chính là lời Chánh pháp.
VIII. Nanda (Ðại, 2, 277a, 375a) (S.ii,281)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Nanda, con di mẫu của Phật, đắp những y khéo ủi, khéo là, bôi vẽ mắt, cầm bát sáng chói, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
Thế Tôn nói với Tôn giả Nanda đang ngồi xuống một bên:
3) -- Như vậy không xứng đáng cho Ông, này Nanda, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại mang những y khéo ủi, khéo là, bôi vẽ con mắt và mang bát sáng chói. Như vậy là xứng đáng cho Ông, này Nanda, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là sống trong rừng, sống đi khất thực, sống mặc áo phấn tảo, và sống không mong đợi các dục vọng.
4) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Bậc Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Ta mong được nhìn thấy,
Nanda sống trong rừng,
Mặc áo phấn tảo y,
Sống với những đồ ăn,
Biết là đã vứt bỏ,
Không mong chờ dục vọng.
5) Rồi Tôn giả Nanda, sau một thời gian, trở thành một vị sống trong rừng, ăn đồ ăn khất thực, mang y phấn tảo, không mong đợi các dục vọng.
IX. Tissa (Tạp 38.7, Oa? Sư, Ðại 2,277b, 375b. (S.ii,281)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Tissa, cháu của phụ vương Thế Tôn đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên, khổ đau, sầu muộn, nước mắt tuôn chảy.
3) Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Tissa:
-- Này Tissa, vì sao Ông ngồi khổ đau, sầu muộn, nước mắt tuôn chảy?
4) -- Vì rằng, bạch Thế Tôn, các vị Tỷ-kheo nhất loạt mắng nhiếc và nhạo báng con.
5) -- Vì rằng, này Tissa, Ông nói tất cả và không kham nhẫn người khác nói.
6) Như vậy không xứng đáng cho Ông, này Tissa, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, lại nói tất cả và không kham nhẫn người khác nói. Như vậy là xứng đáng cho Ông, này Tissa, là con một lương gia, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, tức là đã nói lời kham nhẫn người khác nói.
7) Thế Tôn nói như vậy. Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Sao Ông lại phẫn nộ?
Chớ có nên phẫn nộ,
Không phẫn nộ, Tissa,
Thật tốt đẹp cho Ông.
Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Kiêu mạn và xan tham,
Hỡi Tissa, hãy sống,
Sống đời sống Phạm hạnh.
X. Tên Trưởng Lão (Tạp 38.19, Trưởng Lão, Ðại 2, 278a, 376b) (S.ii,282)
1) Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ một Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú. Vị ấy đi vào làng khất thực một mình, đi về một mình, ngồi vắng lặng một mình, đi kinh hành một mình.
3) Rồi các Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, có Tỷ-kheo tên là Theranàmaka sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú... đi kinh hành một mình.
5) Rồi Thế Tôn bảo một Tỷ-kheo:
-- Này Tỷ-kheo, hãy đến, hãy nhân danh Ta gọi Tỷ-kheo Thera: "Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả".
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn rồi đi đến Tỷ-kheo Thera.
6) Sau khi đến, Tỷ-kheo ấy nói với Tỷ-kheo Thera:
-- Này Hiền giả Thera, bậc Ðạo Sư gọi Hiền giả.
-- Thưa vâng, Hiền giả.
Tôn giả Thera vâng đáp Tỷ-kheo ấy và đi đến Thế Tôn.
7) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với Tôn giả Thera đang ngồi một bên:
-- Có thật chăng, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh độc trú?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
9) -- Như thế nào, này Thera, Ông sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú?
10) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, con đi vào làng khất thực một mình, con đi về một mình, con ngồi vắng lặng một mình, con đi kinh hành một mình. Như vậy, bạch Thế Tôn, con sống độc trú và tán thán hạnh sống độc trú.
11) -- Ðấy là sống độc trú, này Thera, Ta không nói đấy không phải vậy. Này Thera, có một cách làm viên mãn độc trú với các chi tiết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
12) -- Này Thera, thế nào là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết? Ở đây, này Thera, cái gì đã qua được đoạn tận; cái gì sắp đến được từ bỏ; đối với những tự ngã, lợi đắc hiện tại, dục tham được khéo nhiếp phục. Như vậy, này Thera, là độc trú được làm viên mãn với các chi tiết.
13) Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Ai chiến thắng tất cả,
Ai hiểu biết tất cả,
Ai là bậc Thiện trí,
Mọi pháp không ô nhiễm.
Ai từ bỏ tất cả,
Ái tận được giải thoát,
Ta nói chính người ấy,
Thật là vị độc trú.
XI. Kappina (S.ii,284)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi Tôn giả Mahà Kappina đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy Tôn giả Mahà Kappina từ đường xa đi đến.
4) Sau khi thấy, Thế Tôn liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Các Ông có thấy không, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo kia đi đến, da bạc trắng, ốm yếu, với cái mũi cao?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5) -- Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được sự chứng đắc mà trước kia vị Tỷ-kheo ấy chưa chứng đắc. Vị ấy còn ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
6) Thế Tôn thuyết như vậy, Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Sát-lỵ là tối thượng,
Giữa mọi loài chúng sanh,
Với những ai nương tựa,
Vào vấn đề giai cấp.
Bậc Minh Hạnh cụ túc,
Tối thượng giữa Trời, Người,
Ngày, mặt trời chói sáng,
Ðêm, mặt trăng chói sáng,
Trong tấm áo chiến bào,
Sát-lỵ được chói sáng.
Trong Thiền định, Thiền tri,
Bà-là-môn chói sáng,
Nhưng suốt cả đêm ngày,
Phật chói sáng hào quang.
XII. Thân Hữu (S.ii,285)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Rồi hai Tỷ-kheo thân hữu, đệ tử của Tôn giả Mahà Kappina, đi đến Thế Tôn.
3) Thế Tôn thấy hai Tỷ-kheo ấy từ đàng xa đi đến.
4) Thấy vậy, Thế Tôn liền gọi các Tỷ-kheo:
-- Các Ông có thấy không, này các Tỷ-kheo, hai Tỷ-kheo thân hữu ấy đang đi tới, cả hai là đệ tử của Tôn giả Mahà Kappina?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
5) -- Hai Tỷ-kheo ấy có đại thần thông, có đại uy lực. Thật không dễ gì đạt được sự chứng đắc mà trước kia những Tỷ-kheo ấy chưa chứng đắc. Các vị ấy còn ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đắc và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà vì mục đích này, con các lương gia chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
6) Thế Tôn thuyết giảng như vậy, Thiện Thệ nói như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Tỷ-kheo thân hữu này,
Lâu ngày cùng chung sống,
Chung sống trong diệu pháp,
Diệu pháp, Phật thuyết giảng.
Tôn giả Kappina
Khéo léo huấn luyện họ,
Trong Chánh pháp vi diệu,
Do bậc Thánh thuyết giảng,
Chiến thắng ma quân xong,
Thọ trì thân tối hậu.
- Hết Tập II -

Chapter X. Connected Discourses with Bhikkhus

Translated by: Bhikkhu Boddhi

1 Kolita 378

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There the Venerable Mahāmoggallāna addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus!”
“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Mahāmoggallāna said this:
“Here, friends, while I was alone in seclusion, a reflection arose in my mind thus: ‘It is said, “noble silence, noble silence.” What now is noble silence?’379
“Then, friends, it occurred to me: ‘Here, with the subsiding of thought and examination, a bhikkhu enters and dwells in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration. This is called noble silence.’
“Then, friends, with the subsiding of thought and examination, I entered and dwelt in the second jhāna, which … has rapture and happiness born of concentration. While I dwelt therein, perception and attention accompanied by thought assailed me.
“Then, friends, the Blessed One came to me by means of spiritual power and said this: ‘Moggallāna, Moggallāna, do not be negligent regarding noble silence, brahmin. Steady your mind in noble silence, unify your mind in noble silence, concentrate your mind on noble silence.’ Then, friends, on
a later occasion, with the subsiding of thought and examination, I entered and dwelt in the second jhāna, which has internal confidence and unification of mind, is without thought and examination, and has rapture and happiness born of concentration.
“If, [274] friends, one speaking rightly could say of anyone: ‘He is a disciple who attained to greatness of direct knowledge with the assistance of the Teacher,’ it is of me that one could rightly say this.”380
2 Upatissa 381
At Sāvatthī. There the Venerable Sāriputta addressed the bhikkhus thus: “Friends, bhikkhus!”
“Friend!” those bhikkhus replied. The Venerable Sāriputta said this: “Here, friends, when I was alone in seclusion, a reflection arose in my
mind thus: ‘Is there anything in the world through the change and alteration
of which sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair might arise in me?’ Then it occurred to me: ‘There is nothing in the world through the change and alteration of which sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair might arise in me.’”
When this was said, the Venerable Ānanda said to the Venerable Sāriputta: “Friend Sāriputta, even if the Teacher himself were to undergo change and alteration, wouldn’t sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair arise in you?”
“Friend,382 even if the Teacher himself were to undergo change and alteration, still sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair would not arise in me. However, it would occur to me: ‘The Teacher, so influential, so powerful and mighty, has passed away. If the Blessed One had lived for a long time, that would have been for the welfare and happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans.’” [275]
“It must be because I-making, mine-making, and the underlying tendency to conceit have been thoroughly uprooted in the Venerable Sāriputta for a long time383 that even if the Teacher himself were to undergo change and alteration, still sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair would not arise in him.”
3 The Barrel
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the Venerable Sāriputta and the Venerable Mahāmoggallāna were dwelling at Rājagaha in a single dwelling in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then, in the evening, the Venerable Sāriputta emerged from seclusion and approached the Venerable Mahāmoggallāna. He exchanged greetings with the Venerable Mahāmoggallāna and, when they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and said to him:
“Friend Moggallāna, your faculties are serene, your facial complexion is pure and bright. Has the Venerable Mahāmoggallāna spent the day in a peaceful dwelling?”
“I spent the day in a gross dwelling, friend, but I did have some Dhamma talk.”384
“With whom did the Venerable Mahāmoggallāna have some Dhamma talk?”
“I had some Dhamma talk with the Blessed One, friend.”
“But the Blessed One is far away, friend. He is now dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Did the Venerable Mahāmoggallāna approach the Blessed One by means of spiritual power, or did the Blessed One approach the Venerable Mahāmoggallāna by means of spiritual power?” [276]
“I didn’t approach the Blessed One by means of spiritual power, friend, nor did the Blessed One approach me by means of spiritual power. Rather,
the Blessed One cleared his divine eye and divine ear element to communicate with me, and I cleared my divine eye and divine ear element to communicate with the Blessed One.”385
“What kind of Dhamma talk did the Venerable Mahāmoggallāna have with the Blessed One?”
“Here, friend, I said to the Blessed One: ‘Venerable sir, it is said, “one with energy aroused, one with energy aroused.” In what way, venerable sir, does one have energy aroused?’ The Blessed One then said to me: ‘Here, Moggallāna, a bhikkhu with energy aroused dwells thus: “Willingly, let only my skin, sinews, and bones remain, and let the flesh and blood dry up in my body, but I will not relax my energy so long as I have not attained what can be attained by manly strength, by manly energy, by manly exertion.”386 It is in such a way, Moggallāna, that one has aroused energy.’ Such, friend, is the Dhamma talk that I had with the Blessed One.”
“Friend, compared to the Venerable Mahāmoggallāna we are like a few grains of gravel compared to the Himalayas, the king of mountains. For the Venerable Mahāmoggallāna is of such great spiritual power and might that if so he wished he could live on for an aeon.”387
“Friend, compared to the Venerable Sāriputta we are like a few grains of salt compared to a barrel of salt. [277] For the Venerable Sāriputta has been extolled, lauded, and praised in many ways by the Blessed One:
“‘As Sāriputta is supreme
In wisdom, virtue, and peace,
So a bhikkhu who has gone beyond At best can only equal him.’”
In this manner both these great nāgas rejoiced in what was well stated and well declared by the other.388
4 The Newly Ordained Bhikkhu
At Sāvatthī. Now on that occasion a certain newly ordained bhikkhu, after returning from the alms round, would enter his dwelling after the meal and pass the time living at ease and keeping silent. He did not render service to the bhikkhus at the time of making robes. Then a number of bhikkhus approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported this matter to him. Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus: “Come, bhikkhu, tell that bhikkhu in my name that the Teacher calls him.”
“Yes, venerable sir,” that bhikkhu replied, and he went to that bhikkhu and told him: “The Teacher calls you, friend.”
“Yes, friend,” that bhikkhu replied, and he approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. [278] The Blessed One then said to him: “Is it true, bhikkhu, that after returning from the alms round you enter your dwelling after the meal and pass the time living at ease and keeping silent, and you do not render service to the bhikkhus at the time of making robes?”
“I am doing my own duty, venerable sir.”
Then the Blessed One, having known with his own mind the reflection in that bhikkhu’s mind, addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do not find fault with this bhikkhu. This bhikkhu is one who gains at will, without trouble or difficulty, the four jhānas that constitute the higher mind and provide a pleasant dwelling in this very life. And he is one who, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life enters and dwells in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“Not by means of slack endeavour, Not by means of feeble effort,
Is this Nibbāna to be achieved, Release from all suffering.
“This young bhikkhu [by my side] Is a supreme man indeed:
He carries about his final body,
Having conquered Māra and his mount.”389
5 Sujāta
At Sāvatthī. Then the Venerable Sujāta approached the Blessed One. The Blessed One saw him coming in the distance and addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, this clansman is beautiful in both respects. [279] He is handsome, good-looking, pleasing to behold, possessing supreme beauty of complexion. And he is one who, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life enters and dwells in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.”
This is what the Blessed One said … [who] further said this: “This bhikkhu shines with sublime beauty,
Having a mind utterly straight.
Detached is he, free from fetters, Attained to Nibbāna by nonclinging. He carries about his final body,
Having conquered Māra and his mount.”
6 Lakuṇṭaka Bhaddiya
At Sāvatthī. Then the Venerable Lakuṇṭaka Bhaddiya approached the Blessed One.390 The Blessed One saw him coming in the distance and addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do you see that bhikkhu coming, ugly, unsightly, deformed, despised among the bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“That bhikkhu is of great spiritual power and might. It is not easy to find an attainment which that bhikkhu has not already attained. And he is one who, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life enters and dwells in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.”
This is what the Blessed One said … [who] further said this: “Geese, herons, and peacocks,
Elephants, and spotted deer,
All are frightened of the lion Regardless of their bodies’ size.
“In the same way among human beings The small one endowed with wisdom— He is the one that is truly great,
Not the fool with a well-built body.” [280]
7 Visākha
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesālī in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof. Now on that occasion the Venerable Visākha Pañcāliputta was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus in the assembly hall with a Dhamma talk, [spoken] with speech that was polished, clear, articulate, expressing well the meaning, comprehensive, unattached.391
Then, in the evening, the Blessed One emerged from seclusion and approached the assembly hall. He sat down in the appointed seat and addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, who has been instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus in the assembly hall with a Dhamma talk, [spoken] with speech that is polished, clear, articulate, expressing well the meaning, comprehensive, unattached?”
“It was this Venerable Visākha Pañcāliputta, venerable sir.”
Then the Blessed One addressed the Venerable Visākha Pañcāliputta thus: “Good, good, Visākha! It is good that you thus instruct the bhikkhus with a Dhamma talk.”
This is what the Blessed One said … [who] further said this: “When the wise man is in the midst of fools
They do not know him if he does not speak,392 But they know him when he speaks,
Pointing out the deathless state.
“He should speak and explain the Dhamma, He should raise high the seers’ banner.
Well-spoken words are the seers’ banner:
For the Dhamma is the banner of seers.” [281]
8 Nanda
At Sāvatthī. Then the Venerable Nanda, the Blessed One’s maternal cousin, put on well-pressed and well-ironed robes, painted his eyes, took a glazed bowl, and approached the Blessed One.393 Having paid homage to the Blessed One, he sat down to one side, and the Blessed One said to him:
“Nanda, this is not proper for you, a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness, that you wear well-pressed and well-ironed robes, paint your eyes, and carry a glazed bowl. This is proper for you, Nanda, a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness, that you be a forest dweller, an almsfood eater, a rag-robes wearer, and that you dwell indifferent to sensual pleasures.”
This is what the Blessed One said … [who] further said this:
“When shall I see Nanda as a forest dweller, Wearing robes stitched from rags, Subsisting on the scraps of strangers,394 Indifferent towards sensual pleasures?”
Then, some time later, the Venerable Nanda became a forest dweller, an almsfood eater, a rag-robes wearer, and he dwelt indifferent to sensual pleasures.
9 Tissa
At Sāvatthī. [282] Then the Venerable Tissa, the Blessed One’s paternal cousin,395 approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side—miserable, sorrowful, with tears streaming down. Then the Blessed One said to him:
“Tissa, why are you sitting there, miserable, sorrowful, with tears streaming down?”
“Because, venerable sir, the bhikkhus have attacked me on all sides with sharp words.”396
“That, Tissa, is because you admonish others but cannot bear being admonished yourself. Tissa, this is not proper for you, a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness, that you admonish others but cannot accept admonition in turn. This is proper for you, Tissa, a clansman who has gone forth out of faith from the household life into homelessness, that you admonish others and accept admonition in turn.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“Why are you angry? Don’t be angry! Nonanger is better for you, Tissa.
It is to remove anger, conceit, and scorn, That the holy life is lived, O Tissa.”
10 A Bhikkhu Named Elder
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion a certain bhikkhu named Elder397 was a lone dweller and spoke in praise of dwelling alone. He entered the village for alms alone, he returned alone, he sat alone in private, he undertook walking meditation alone.
Then a number of bhikkhus approached the Blessed One, [283] paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Here, venerable sir, there is a certain bhikkhu named Elder who is a lone dweller and who speaks in praise of dwelling alone.”
Then the Blessed One addressed a certain bhikkhu thus: “Come, bhikkhu, tell the bhikkhu Elder in my name that the Teacher calls him.”
“Yes, venerable sir,” that bhikkhu replied, and he went to the Venerable Elder and told him: “The Teacher calls you, friend Elder.”
“Yes, friend,” the Venerable Elder replied, and he approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him: “Is it true, Elder, that you are a lone dweller and speak in praise of dwelling alone?”
“Yes, venerable sir.”
“But how, Elder, are you a lone dweller and how do you speak in praise of dwelling alone?”
“Here, venerable sir, I enter the village for alms alone, I return alone, I sit alone in private, and I undertake walking meditation alone. It is in such a way that I am a lone dweller and speak in praise of dwelling alone.”
“That is a way of dwelling alone, Elder, I do not deny this. But as to how dwelling alone is fulfilled in detail, listen to that and attend closely, I will speak.”
“Yes, venerable sir.”
“And how, Elder, is dwelling alone fulfilled in detail? Here, Elder, what lies in the past has been abandoned, what lies in the future has been
relinquished, and desire and lust for present forms of individual existence has been thoroughly removed.398 It is in such a way, Elder, that dwelling alone is fulfilled in detail.” [284]
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“The wise one, all-conqueror, all-knower, Among all things unsullied, with all cast off, Liberated in the destruction of craving:
I call that person ‘one who dwells alone.’”399
11 Mahākappina
At Sāvatthī. Then the Venerable Mahākappina approached the Blessed One.400 The Blessed One saw him coming in the distance and addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do you see that bhikkhu coming, fair- skinned, thin, with a prominent nose?”
“Yes, venerable sir.”
“That bhikkhu is of great spiritual power and might. It is not easy to find an attainment which that bhikkhu has not already attained. And he is one who, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life enters and dwells in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“The khattiya is the best among people For those whose standard is the clan,
But one accomplished in knowledge and conduct Is best among devas and humans.
“The sun shines by day, The moon glows at night,
The khattiya shines clad in armour, The meditative brahmin shines.
But all the time, day and night,
The Buddha shines with glory.” [285]
12 Companions
At Sāvatthī. Then two bhikkhus who were companions, pupils of the Venerable Mahākappina, approached the Blessed One. The Blessed One saw them coming in the distance and addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do you see those two bhikkhus who are companions coming, pupils of Kappina?”
“Yes, venerable sir.”
“Those bhikkhus are of great spiritual power and might. It is not easy to find an attainment that those bhikkhus have not already attained. And they are ones who, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“These [two] companion bhikkhus
Have been united for a very long time.401 The true Dhamma has united them
In the Dhamma proclaimed by the Buddha.
“They have been disciplined well by Kappina In the Dhamma proclaimed by the Noble One.
They carry about their final bodies, Having conquered Māra and his mount.”
The Book of Causation is finished.



Close
Close