Như vầy tôi nghe:
1. Một thời Thế Tôn trú tại Sāvatthi (Xá-vệ), Pubbārāma (Thành Tín Viên lâm), ở lầu của Migāramātu (Lộc Mẫu Giảng đường). Lúc bấy giờ, Vāseṭṭha và Bhāradvāja sống giữa các vị tỳ-kheo và muốn trở thành tỳ-kheo. Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu.
2. Vāseṭṭha thấy Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi ngôi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Thấy vậy Vāseṭṭha nói với Bhāradvāja:
- Này bạn Bhāradvāja, Thế Tôn vào buổi chiều, từ thiền tịnh khởi dậy, bước xuống khỏi lầu, đi qua lại giữa trời, dưới bóng ngôi lầu. Này bạn Bhāradvāja, chúng ta hãy đến yết kiến Thế Tôn. Rất có thể chúng ta được nghe một thời pháp từ Thế Tôn.
- Thưa vâng, hiền giả!
Bhāradvāja vâng theo lời Vāseṭṭha. Rồi cả Vāseṭṭha và Bhāradvāja cùng đến gần Thế Tôn, khi đến xong đảnh lễ Ngài và đi theo sau lưng Thế Tôn, khi Ngài đang đi qua đi lại.
3. Rồi Thế Tôn nói với Vāseṭṭha:
- Này Vāseṭṭha, ngươi sanh trưởng là Bà-la-môn và thuộc gia tộc Bà-la-môn, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình từ gia tộc Bà-la-môn. Này Vāseṭṭha, người Bà-la-môn có chỉ trích ngươi, phỉ báng ngươi chăng?
- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn thật có chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chứ không phải không toàn diện.
- Này Vāseṭṭha, các vị Bà-la-môn dùng lời lẽ như thế nào để chỉ trích các ngươi, phỉ báng các ngươi, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chứ không phải không toàn diện?
- Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn đã nói như sau: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ liệt. Chỉ có giai cấp bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên.
Các ngươi đã từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện - giai cấp các sa-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, dòng giống thuộc bàn chân. Làm vậy thật là không tốt, làm vậy thật là không hợp, khi các ngươi từ bỏ giai cấp tối thượng, cúi mình vào giai cấp hạ tiện, giai cấp sa-môn trọc đầu, đê tiện, đen đủi, dòng giống thuộc bàn chân." Bạch Thế Tôn, như vậy các vị bà-la-môn chỉ trích chúng con, phỉ báng chúng con, với những lời phỉ báng thật chí tình, phỉ báng thật toàn diện, chứ không phải không toàn diện.
4. - Này Vāseṭṭha, các người bà-la-môn thật đã quên quá khứ khi họ nói: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, giai cấp khác là hạ tiện. Chỉ có giai cấp bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen. Chỉ có bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi bà-la-môn không phải như vậy. Chỉ có bà-la-môn mới là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên." Này Vāseṭṭha, các nữ bà-la-môn, vợ của các bà-la-môn được thấy là có kinh nguyệt, có mang thai, có sanh con, có cho con bú. Và những bà-la-môn ấy chính do thai sanh, lại nói rằng: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng... là con cháu thừa tự của Phạm thiên."
5. Này Vāseṭṭha, có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn, Phệ-xá và Sudda (Thủ-đà-la). Này Vāseṭṭha, có người Sát-đế-lỵ sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh, nói láo, nói hai lưỡi, nói ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tâm tham, có tâm sân, có tà kiến. Này Vāseṭṭha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện; những pháp ấy là có tội và được gọi là có tội; những pháp ấy không nên hành trì và được gọi là các pháp không nên hành trì; những pháp ấy không xứng Thánh pháp và được gọi là không xứng Thánh pháp;
những pháp ấy là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Sát-đế-lỵ. Này Vāseṭṭha có người Bà-la-môn... Này Vāseṭṭha có người Phệ-xá... Này Vāseṭṭha, có người Thủ-đà-la sát sanh... có tà kiến. Này Vāseṭṭha, những pháp ấy là bất thiện và được gọi là bất thiện... là hắc pháp và hắc báo; những pháp ấy bị người có trí quở trách. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người Thủ-đà-la.
6. Này Vāseṭṭha, có người sát-đế-lỵ không sát sanh, không lấy của không cho, không có tà hạnh, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói ác khẩu, không nói lời phù phiếm, không có tâm tham, không có tâm sân, có chánh kiến.
Này Vāseṭṭha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp ấy được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người sát-đế-lỵ. Này Vāseṭṭha, có người bà-la-môn... Này Vāseṭṭha, có người phệ-xá... Này Vāseṭṭha, có người thủ-đà-la không sát sanh... không có tham tâm, không có sân tâm, có chánh kiến.
Này Vāseṭṭha, những pháp ấy là thiện và được gọi là thiện; những pháp ấy không có tội và được gọi là không có tội; những pháp ấy nên hành trì và được gọi là các pháp nên hành trì; những pháp ấy xứng Thánh pháp và được gọi là xứng Thánh pháp; những pháp ấy là bạch pháp và có bạch quả; những pháp được người có trí tán thán. Ở đây, những pháp ấy được tìm thấy trong một số người thủ-đà-la.
7. Này Vāseṭṭha, vì rằng cả hai pháp hắc và bạch được chỉ trích và được tán thán bởi những người có trí, đều có mặt lẫn lộn trong bốn giai cấp này, nên ở đây, những bà-la-môn nào nói rằng: "Bà-la-môn là giai cấp tối thượng, các giai cấp khác là hạ liệt; chỉ có giai cấp bà-la-môn là da trắng, giai cấp khác là da đen; chỉ có bà-la-môn là thuần túy, các giai cấp phi bà-la-môn không phải như vậy; chỉ có bà-la-môn là con chính tông của Phạm thiên, sanh từ miệng Phạm thiên, do Phạm thiên sanh, do Phạm thiên tạo ra, là con cháu thừa tự của Phạm thiên." Các vị có trí không thể chấp nhận như vậy.
Tại sao vậy? Này Vāseṭṭha, vì rằng nếu có ai trong bốn giai cấp là một vị tỳ-kheo, một vị A-la-hán, các lậu hoặc đã được diệt tận, phạm hạnh đã thành, đã làm những việc phải làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt mục đích tối thượng, hữu kiết sử đã diệt, nhờ chánh trí đã được giải thoát, vị ấy sẽ được xem là tối thượng so sánh với bốn giai cấp, vì xứng với Pháp, không phải không xứng với Pháp.
Này Vāseṭṭha, Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.
8. Này Vāseṭṭha, đây là một chứng minh điển hình để biết vì sao Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.
Này Vāseṭṭha, vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) nước Kosala biết rằng: "Sa môn Gotama xuất gia từ dòng họ liên hệ Sākya tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay và đối xử với vua Pasenadi nước Kosala rất lễ độ phải phép.
Cũng vậy vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép, vì vua nghĩ: "Có phải Sa-môn Gotama là thiện sanh? Còn ta không phải thiện sanh; Sa-môn Gotama có hùng lực, ta không có hùng lực; Sa-môn Gotama có dáng mặt đẹp đẽ, còn ta có dáng mặt thô xấu; Sa-môn Gotama là vị có nhiều thế lực, còn ta ít có thế lực?"
Vì rằng vua Pasenadi nước Kosala tôn trọng Pháp, cung kính Pháp, đảnh lễ Pháp, cúng dường Pháp, kính lễ Pháp nên vua tôn trọng, đảnh lễ, đứng dậy, chắp tay và đối xử với Như Lai rất lễ độ, phải phép.
Này Vāseṭṭha, với chứng minh điển hình này, cần hiểu như thế nào Pháp là tối thượng giữa các loài hữu tình, trong đời này và cả đời sau.
9. Này Vāseṭṭha, các ngươi, sanh sai biệt, danh sai biệt, tánh sai biệt, gia hệ sai biệt, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu có ai hỏi: "Các vị là ai?", các ngươi cần trả lời: "Chúng tôi là sa-môn, dưới sự lãnh đạo của Thích-ca tử."
Này Vāseṭṭha, ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: "Ta là con chính tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do Pháp sanh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp."
Vì sao vậy? Này Vāseṭṭha, vì là những chữ đồng nghĩa với Như Lai là Pháp thân, là Phạm thân, là Pháp thể, là Phạm thể.
10. Này Vāseṭṭha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển hoại. Trong khi thế giới chuyển hoại, các loại hữu tình phần lớn sanh qua cõi Ābhassara (Quang Âm thiên). Ở tại đây, những loại chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh, và sống như vậy một thời gian khá dài.
Này Vāseṭṭha, có một thời đến một giai đoạn nào đó, sau một thời hạn rất lâu, thế giới này chuyển thành. Trong khi thế giới này chuyển thành, một số lớn chúng sanh từ Quang Âm thiên thác sanh qua tại đây. Những chúng sanh này do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang, phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy một thời gian khá dài.
11. Này Vāseṭṭha, lúc bấy giờ, vạn vật trở thành một thế giới toàn nước đen sẫm, một màu đen khiến mắt phải mù. Mặt trăng, mặt trời không hiện ra; sao và chòm sao không hiện ra; không có ngày đêm; không có tháng và nửa tháng; không có năm và thời tiết; không có đàn bà, đàn ông. Các loài hữu tình chỉ được xem là loài hữu tình mà thôi.
Này Vāseṭṭha, đối với các loài hữu tình ấy, sau một thời gian rất lâu, vị đất tan ra trong nước. Như bọt nổi lên trên mặt cháo sữa nóng đang nguội dần, cũng vậy đất hiện ra. Ðất này có màu sắc, có hương và có vị. Màu sắc của đất giống như đề hồ hay thuần túy như tô, vị của đất như mật ong thuần tịnh.
12. Này Vāseṭṭha, có loài hữu tình, có tánh tham, nói: "Kìa xem, vật này là gì vậy?", lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên. Này Vāseṭṭha, các loài hữu tình khác, theo gương hữu tình kia, lấy ngón tay nếm vị của đất. Khi lấy ngón tay nếm vị của đất, vị ấy thấm vào thân và tham ái khởi lên.
Rồi các hữu tình kia bắt đầu thưởng thức vị của đất, bằng cách bẻ từng cục đất với bàn tay nhỏ của họ, thời ánh sáng của họ biến mất. Khi ánh sáng của họ biến mất, mặt trăng, mặt trời hiện ra. Khi mặt trăng, mặt trời hiện ra, thì sao và chòm sao hiện ra. Khi sao và chòm sao hiện ra, ngày và đêm hiện ra, khi ngày và đêm hiện ra, thì nửa tháng và tháng hiện ra. Khi nửa tháng và tháng hiện ra, thời tiết và năm hiện ra. Như vậy, này Vāseṭṭha, thế giới này bắt đầu thành trở lại.
13. Này Vāseṭṭha, những hữu tình ấy, thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vāseṭṭha, vì các hữu tình ấy thưởng thức vị của đất, lấy đất làm chất ăn, lấy đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân của họ trở thành cứng rắn, và sắc đẹp của họ trở thành sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta."
Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, vị của đất biến mất. Khi vị của đất biến mất, họ hội họp lại và kêu than: "Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!", như ngày nay, khi loài người có được vị ngon liền nói: "Ôi vị ngon! Ôi vị ngon!" Như vậy họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.
14. Này Vāseṭṭha, khi vị đất đã biến mất với các hữu tình ấy, thời một loại nấm đất hiện ra. Như hình con rắn, chúng hiện ra như vậy. Loại nấm ấy có sắc, có hương, có vị. Màu sắc của loại nấm này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của đất như mật ong thuần tịnh.
Này Vāseṭṭha, những hữu tình ấy bắt đầu ăn thứ nấm đất. Họ thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vāseṭṭha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức nấm đất, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá lâu, nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắc đẹp của họ lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta".
Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, nấm đất biến mất. Khi nấm đất biến mất cỏ và cây leo hiện ra. Như loại cây tre, chúng hiện ra như vậy. Loại cây leo này có sắc, có hương, có vị. Màu sắc của loại cây này giống như đề hồ hay thuần túy như tô. Vị của loại cây leo này như mật ong thuần tịnh.
15. Này Vāseṭṭha, các hữu tình này bắt đầu thưởng thức loại cây leo này. Chúng bắt đầu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu. Này Vāseṭṭha, vì những hữu tình này bắt đầu thưởng thức loại cây leo, lấy cây leo làm chất ăn, lấy cây leo làm món ăn trong một thời gian khá lâu nên thân của họ trở thành cứng rắn hơn và sắc đẹp của họ lại càng sai biệt. Có hạng hữu tình có sắc đẹp, có hạng hữu tình không có sắc đẹp. Ở đây các hữu tình có sắc đẹp khinh các hữu tình không có sắc đẹp: "Chúng ta có sắc đẹp hơn họ, họ không có sắc đẹp bằng chúng ta."
Do họ kiêu mạn và kiêu ngạo về sắc đẹp của họ, cỏ và cây leo biến mất. Khi cỏ và cây leo biến mất, họ hội họp lại và kêu than: "Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta, nay cỏ và cây leo đã biến đi!"; như ngày nay khi loài người được hỏi cái gì làm cho đau khổ, bèn trả lời: "Ôi, cái này thuộc của chúng ta! Ôi hại thay cho chúng ta!" Như vậy, họ theo văn tự truyền thống của thời xưa mà không biết ý nghĩa của nó.
16. Này Vāseṭṭha, khi các loại cỏ, cây leo biến mất, thời lúa xuất hiện tại các khoảng trống, không có cám, không có vỏ, có mùi thơm và bột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều họ mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy, vào buổi sáng, lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, họ mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy, vào buổi chiều lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Này Vāseṭṭha, những hữu tình ấy thưởng thức lúa mọc tại các khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu.
Này Vāseṭṭha, vì các chúng sanh ấy thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá lâu, thân hình của họ trở thành cứng rắn hơn và sắc đẹp của họ lại càng sai biệt. Về phái nữ, nữ tánh xuất hiện; về phái nam, nam tánh xuất hiện. Phái nữ nhìn phái nam hết sức kỹ lưỡng, phái nam nhìn phái nữ hết sức kỹ lưỡng. Vì họ nhìn nhau kỹ lưỡng như vậy nên tình dục khởi lên, ái luyến đối với thân thể bắt đầu. Do sự ái luyến, họ làm các hạnh dâm.
Này Vāseṭṭha, lúc bấy giờ những chúng sanh ấy thấy làm các hạnh dâm như vậy, người thì quăng bùn, người thì quăng tro, người thì quăng phân bò và nói: "Hãy chết đi, đồ ô uế! Hãy chết đi, đồ ô uế! Sao một loài hữu tình lại đối xử với một loài hữu tình khác như vậy?"; như ngày nay, tại một số quốc độ, khi một cô dâu được rước đi, có người quăng bùn, có người quăng tro, có người quăng phân bò. Như vậy, họ theo văn tự truyền thống xưa mà không biết ý nghĩa của nó.
17. Này Vāseṭṭha, lúc bấy giờ việc làm được xem là phi pháp nay được xem là đúng pháp. Này Vāseṭṭha, lúc bấy giờ các loài hữu tình ấy hành dâm không được phép vào làng hay xã, ấp, một tháng hay cả hai tháng. Vì những hữu tình ấy lúc bấy giờ chỉ trích mau chóng, vì hành động phi pháp, họ bắt đầu làm lầu, làm nhà để che giấu những hành động phi pháp của họ.
Này Vāseṭṭha, có loài hữu tình bản tánh biếng nhác tự nghĩ: "Sao ta lại tự làm ta mỏi mệt bằng cách đi tìm lúa buổi chiều cho buổi ăn chiều, buổi sáng cho buổi ăn sáng? Sao ta lại không tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều và buổi ăn sáng?" Này Vāseṭṭha, loài hữu tình ấy tìm lúa một lần cho cả buổi ăn chiều, cả buổi ăn sáng. Một hữu tình khác đến vị hữu tình này và nói:
- Này bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
- Này bạn, tôi đã tìm lúa một lần, cả cho buổi chiều và buổi sáng.
Này Vāseṭṭha, vị này noi theo vị hữu tình kia, đi tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày.
- Này bạn, như vậy là tốt.
Này Vāseṭṭha, rồi một hữu tình khác đến vị hữu tình ấy và nói:
- Này bạn chúng ta hãy đi tìm lúa.
- Này bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả hai ngày rồi.
Này Vāseṭṭha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho bốn ngày.
- Này bạn, như vậy là tốt.
Này Vāseṭṭha, một vị hữu tình khác lại đến vị hữu tình này và nói:
- Này bạn, chúng ta hãy đi tìm lúa!
- Này bạn, tôi đã tìm lúa một lần đủ cho cả bốn ngày!
Này Vāseṭṭha, vị hữu tình này noi theo gương vị hữu tình kia, liền đi tìm lúa một lần đủ cho tám ngày.
- Này bạn, như vậy là tốt.
Này Vāseṭṭha, những vị hữu tình kia, bắt đầu tích trữ lúa để ăn, và cám bắt đầu bao bọc hột gạo trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn; và cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm.
18. Này Vāseṭṭha, các loài hữu tình ấy hội họp lại và than phiền:
- Này các bạn, các ác pháp đã hiện ra giữa các loài hữu tình. Chúng ta trước kia do ý sanh, nuôi sống bằng hỷ, tự chiếu hào quang phi hành trên hư không, sống trong sự quang vinh và sống như vậy trong một thời gian khá dài.
Ðối với chúng ta, sau một thời gian khá dài, vị của đất hiện ra. Đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu bẻ đất từng cục bằng tay để ăn vị đất. Vì bắt đầu bẻ đất bằng tay từng cục để ăn, nên hào quang biến mất. Vì hào quang biến mất nên mặt trời, mặt trăng hiện ra. Vì mặt trăng, mặt trời hiện ra nên các sao và chùm sao hiện ra. Vì các sao và chùm sao hiện ra, nên đêm, ngày hiện ra. Vì đêm, ngày hiện ra, nên nửa tháng và tháng hiện ra. Vì nửa tháng và tháng hiện ra, nên thời tiết và năm hiện ra. Chúng ta thưởng thức vị đất, lấy vị đất làm chất ăn, lấy vị đất làm món ăn trong một thời gian khá dài.
Khi các bất thiện pháp khởi lên giữa chúng ta, vị đất biến mất. Vì vị đất biến mất, nên nấm đất hiện ra. Nấm đất này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức nấm đất ấy, lấy nấm đất làm chất ăn, lấy nấm đất làm món ăn trong một thời gian khá dài.
Vì các bất thiện pháp này khởi lên giữa chúng ta nên nấm đất biến mất. Vì nấm đất biến mất, nên cỏ và cây leo hiện ra. Cỏ và cây leo này có sắc, có hương và có vị. Chúng ta bắt đầu thưởng thức cỏ và cây leo ấy, lấy cỏ và cây leo làm chất ăn, lấy cỏ và cây leo làm món ăn trong một thời gian khá dài.
Vì các bất thiện pháp này xảy ra giữa chúng ta nên cỏ và cây leo biến mất. Vì cỏ và cây leo biến mất, nên lúa mọc tại khoảng trống hiện ra, không có cám, không có vỏ, thuần tịnh, có mùi thơm và hột trơn nhẵn. Chỗ nào vào buổi chiều, chúng ta mang đi để ăn chiều, thời tại chỗ ấy vào buổi sáng lúa lại mọc lớn và chín. Chỗ nào vào buổi sáng, chúng ta mang đi để ăn sáng, thời tại chỗ ấy vào buổi chiều, lúa lại mọc lớn và chín, không có gián đoạn. Chúng ta thưởng thức lúa mọc tại khoảng trống, lấy lúa làm chất ăn, lấy lúa làm món ăn trong một thời gian khá dài.
Vì các bất thiện pháp ấy khởi lên giữa chúng ta, cám bắt đầu bọc hột lúa trơn nhẵn và vỏ lúa bao bọc hột lúa trơn nhẵn; và các cây lúa bị cắt không lớn lên được; và như vậy có sự gián đoạn. Và các cây lúa mọc lên từng cụm, từng chùm. Vậy nay, chúng ta hãy chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.
Này Vāseṭṭha, các loại hữu tình ấy phân chia lúa và đắp đê làm bờ ruộng.
19. Này Vāseṭṭha, có vị hữu tình, bản tánh biếng nhác, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người ấy và nói:
- Này ngươi, ngươi đã làm ác pháp, gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Nhà ngươi chớ có làm như vậy nữa.
- Thưa bạn, vâng!
Này Vāseṭṭha, người này vâng theo lời nói của những người ấy. Này Vāseṭṭha, một lần thứ hai... Này Vāseṭṭha một lần thứ ba, người này gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy. Người ta bắt người này và nói:
- Này ngươi, ngươi đã làm điều ác, vì ngươi gìn giữ phần của mình, đánh cắp phần không cho của người khác và thưởng thức phần ấy... Ngươi chớ có làm như vậy nữa.
Có người đập anh ta bằng tay, có người đập anh ta bằng đá, có người đập anh ta bằng gậy. Này Vāseṭṭha, bắt đầu như vậy, lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt đánh đập xuất hiện.
20. Này Vāseṭṭha, những loài hữu tình ấy hội họp lại và than khóc:
- Này Tôn giả, ác pháp đã khởi lên giữa các loài hữu tình, trong hình thức lấy của không cho xuất hiện, quở trách xuất hiện, nói láo xuất hiện, hình phạt xuất hiện. Chúng ta hãy đề cử một người. Người ấy sẽ tức giận khi đáng phải tức giận, khiển trách khi đáng phải khiển trách, hay tẩn xuất khi đáng phải tẩn xuất. Chúng tôi sẽ dành cho người một phần lúa của chúng tôi.
- Xin vâng, các Tôn giả!
Này Vāseṭṭha, vị hữu tình này vâng theo các vị hữu tình kia, tức giận khi đáng tức giận, khiển trách khi đáng khiển trách, tẩn xuất khi đáng tẩn xuất. Và các vị hữu tình kia chia cho vị này một phần lúa.
21. Này Vāseṭṭha, được lựa chọn bởi đại chúng, tức là Mahāsammato. Danh từ Mahāsammato là danh từ đầu tiên được khởi lên. Này Vāseṭṭha, "Vị chủ của ruộng vườn" tức là Khattiya, là danh từ thứ hai được khởi lên" Làm cho các người khác hoan hỷ bởi Pháp", tức là Rāja (vị vua). Rāja là danh từ thứ ba được khởi lên.
Này Vāseṭṭha, như vậy là sự khởi lên nguồn gốc giới vực xã hội của Khattiya theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng ta ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng pháp tắc (dhamma), không phải phi pháp.
Này Vāseṭṭha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
22. Này Vāseṭṭha, một số các vị hữu tình suy nghĩ:
- Này các Tôn giả, các ác, bất thiện pháp đã hiện ra giữa các loại hữu tình, như lấy của không cho, khiển trách, nói láo, hình phạt, tẩn xuất. Chúng ta hãy loại bỏ các ác, bất thiện pháp.
Các vị ấy loại bỏ các ác, bất thiện pháp, tức là Brāhmanā (Bà-la-môn), và chữ Brāhmanā là danh từ đầu tiên được khởi lên.
Những vị này lập nên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những nhà chòi bằng lá ấy. Ðối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chày rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi họ xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong các khu rừng để tu thiền. Các người khác thấy vậy, nói như sau:
- Này các Tôn giả, những loài hữu tình này lập nên những chòi bằng lá tại các khu rừng và tu thiền trong những chòi bằng lá ấy.
Đối với họ, than đỏ được dập tắt, khói được tiêu tan, cối và chày rơi ngả nghiêng, buổi chiều lo ăn buổi ăn chiều, buổi sáng lo buổi ăn sáng; họ đi vào làng, vào thị xã, vào kinh đô để khất thực. Khi xin được đồ ăn rồi, họ lại vào các chòi lá trong khu rừng để tu thiền.
Này Vāseṭṭha, họ "Jhāyanti", tu thiền, tức là họ suy tư Jhāyakā. Jhāyakā là danh từ thứ hai được khởi lên.
23. Này Vāseṭṭha, một số loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, liền đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Các người khác thấy vậy bèn nói:
"Này các Tôn giả, những loài hữu tình này, không thể tu thiền trong các chòi bằng lá tại khu rừng, đã đi xuống xung quanh làng, xuống xung quanh thị xã để làm sách. Nay những vị này không tu thiền (Na dānime Jhāyanti).
Này Vāseṭṭha, "Na dānime Jhāyanti" tức là Ajjhāyakā; và Ajjhāyakā (các vị lặp lại các tập sách Vedā) cũng có nghĩa là những người không tu thiền, là chữ thứ ba được khởi lên.
Này Vāseṭṭha, thời ấy họ thuộc hạ cấp. Nay họ được xem là cao thượng nhất. Như vậy, này Vāseṭṭha là sự khởi lên nguồn gốc giới vực xã hội của các Bà-la-môn, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa những loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp.
Này Vāseṭṭha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
24. Này Vāseṭṭha, một số loài hữu tình này, theo pháp dâm dục, thiết lập các nghề nghiệp sai khác (Vissuta). Này Vāseṭṭha, những ai theo pháp dâm dục, thiết lập ra các nghề nghiệp sai khác, như vậy gọi là Vessā. Danh từ Vessā được khởi lên. Như vậy, này Vāseṭṭha là sự khởi lên nguồn gốc giới vực xã hội của các Vessā, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của họ là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vāseṭṭha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
25. Này Vāseṭṭha, một số loài hữu tình còn lại lựa chọn săn bắn. Những ai sống săn bắn và theo các nghề hèn nhỏ, này Vāseṭṭha, được gọi là Sudda. Và danh từ Sudda được khởi lên. Như vậy, này Vāseṭṭha, là sự khởi lên nguồn gốc giới vực xã hội của các Sudda, theo danh từ truyền thống cổ xưa. Nguồn gốc của chúng là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp. Này Vāseṭṭha như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
26. Này Vāseṭṭha, một thời có vị Khattiya (sát-đế-lỵ) tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người sa-môn". Vị Bà-la-môn, tự trách pháp của mình, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người sa-môn". Vị Vessā, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người sa-môn". Vị Sudda, tự trách pháp của mình, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình: "Tôi sẽ sống làm người sa-môn". Này Vāseṭṭha, giai cấp Samana (sa-môn) được khởi lên từ bốn giai cấp ấy. Nguồn gốc của sa-môn là ở giữa các loài hữu tình ấy, không ở ngoài loại nào khác, một cách đúng phép tắc, không phải phi pháp.
Này Vāseṭṭha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cả cho đời sau.
27. Này Vāseṭṭha, vị Khattiya, làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Này Vāseṭṭha, vị Bà-la-môn ... Này Vāseṭṭha, vị Vessā ... Này Vāseṭṭha, vị Sudda làm tà hạnh về thân, làm tà hạnh về miệng, làm tà hạnh về ý, có tà kiến. Do tà kiến, tà nghiệp làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào khổ giới, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
28. Này Vāseṭṭha, vị Khattiya làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới. Này Vāseṭṭha, vị Bà-la-môn... Này Vāseṭṭha, vị Sessà... Này Vāseṭṭha, vị Sudda làm chánh hạnh về thân, chánh hạnh về miệng, chánh hạnh về ý, có chánh kiến. Do chánh kiến, chánh nghiệp làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới.
29. Này Vāseṭṭha, vị Khattiya, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ. Này Vāseṭṭha, vị Bà-la-môn... Này Vāseṭṭha, vị Vessā... Này Vāseṭṭha, vị Sudda, làm hai hạnh về thân, hai hạnh về miệng, hai hạnh về ý, có chánh kiến, có tà kiến lẫn lộn. Do chánh kiến tà kiến, chánh hạnh tà hạnh lẫn lộn làm nhân duyên, sau khi thân hoại mạng chung, thọ lãnh lạc và khổ thọ.
30. Này Vāseṭṭha, vị Khattiya, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại. Này Vāseṭṭha, vị Bà-la-môn... vị Vessā... Này Vāseṭṭha vị Sudda, chế ngự về thân, chế ngự về miệng, chế ngự về ý, sau khi tu tập Bảy pháp Giác chi đã diệt trừ hoàn toàn (các ác pháp) ngay trong đời hiện tại.
31. Này Vāseṭṭha, trong bốn giai cấp này, vị tỳ-kheo, là bậc A-la-hán, lậu hoặc đã diệt tận, việc phải làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục tiêu đã đạt tới, hữu kiết sử đã trừ diệt, chánh trí giải thoát. Vị ấy được gọi là tối thượng trong tất cả giai cấp, đúng với Chánh pháp, không phải phi pháp.
Này Vāseṭṭha, như vậy Pháp là tối thượng ở đời, trong hiện tại và cho cả đời sau.
32. Này Vāseṭṭha, bài kệ sau đây được Phạm thiên Sanamkumāra (Thường Ðồng hình Phạm thiên) tuyên thuyết:
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát-đế-lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa nhân, thiên.
Này Vāseṭṭha, bài kệ này được Phạm thiên Sanamkumāra, khéo hát chớ không phải vụng hát, khéo nói chớ không phải vụng nói, đầy đủ ý nghĩa chớ không phải không đầy đủ, được Ta chấp nhận. Này Vāseṭṭha, Ta cũng nói như sau:
Chúng sanh tin giai cấp,
Sát-đế-lỵ tối thắng.
Ai đủ cả trí, đức,
Tối thắng giữa nhân, thiên.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Vāseṭṭha và Bhāradvāja hoan hỷ tín thọ lời giảng Thế Tôn.
27. On Knowledge of Beginnings
Translated by:
Maurice Walshe
[80] 1. THUS HAVE I HEARD.810 Once the Lord was staying at Sāvatthi, at the mansion of Migara’s mother811 in the East Park. And at that time Vāseṭṭha and Bhāradvāja812 were living among the monks, hoping to become monks themselves. And in the evening, the Lord rose from his secluded meditation and came out of the mansion, and started walking up and down in its shade.
2. Vāseṭṭha noticed this, and he said to Bhāradvāja:
‘Friend Bhāradvāja, the Lord has come out and is walking up and down. Let us approach him. We might be fortunate enough to hear a talk on Dhamma from the Lord himself.’
‘Yes, indeed’, said Bhāradvāja, so they went up to the Lord, saluted him, and fell into step with him.
3. Then the Lord said to Vāseṭṭha: [81]
‘Vāseṭṭha,813 you two are Brahmins born and bred, and you have gone forth from the household life into homelessness from Brahmin families. Do not the Brahmins revile and abuse you?’
‘Indeed, Lord, the Brahmins do revile and abuse us. They don’t hold back with their usual flood of reproaches.’
‘Well, Vāseṭṭha, what kind of reproaches do they fling at you?’
‘Lord, what the Brahmins say is this: “The Brahmin caste814 is the highest caste, other castes are base; the Brahmin caste is fair, other castes are dark; Brahmins are purified, non-Brahmins are not, the Brahmins are the true children of Brahmā,815 born from his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā.
And you, you have deserted the highest class and gone over to the base class of shaveling petty ascetics, servants, dark fellows born of Brahmā’s foot!816 It’s not right, it’s not proper for you to mix with such people!” That is the way the Brahmins abuse us, Lord.’
4. ‘Then, Vāseṭṭha, the Brahmins have forgotten their ancient tradition when they say that. Because we can see Brahmin women, the wives of Brahmins, who menstruate and become pregnant, [82] have babies and give suck. And yet these womb-born Brahmins talk about being born from Brahmā’s mouth ... These Brahmins misrepresent Brahmā, tell lies and earn much demerit.
5. ‘There are, Vāseṭṭha, these four castes: the Khattiyas, the Brahmins, the merchants and the artisans.817 And sometimes a Khattiya takes life, takes what is not given, commits sexual misconduct, tells lies, indulges in slander, harsh speech or idle chatter, is grasping, malicious, or of wrong views.
Thus such things as are immoral and considered so, blameworthy and considered so, to be avoided and considered so, ways unbefitting an Ariyan and considered so, black with black result818 and blamed by the wise, are sometimes to be found among the Khattiyas, and the same applies to Brahmins, merchants and artisans.
6. ‘Sometimes, too, a Khattiya refrains from taking life,... is not grasping, malicious, or of wrong views.
Thus such things as are moral and considered so, blameless and considered so, to be followed and considered so, ways befitting an Ariyan and considered so, bright with bright results and praised by the wise, are sometimes to be found among the Khattiyas, and [83] likewise among Brahmins, merchants and artisans.
7. ‘Now since both dark and bright qualities, which are blamed and praised by the wise, are scattered indiscriminately among the four castes, the wise do not recognise the claim about the Brahmin caste being the highest.
Why is that? Because, Vāseṭṭha, anyone from the four castes who becomes a monk, an Arahant who has destroyed the corruptions, who has lived the life, done what had to be done, laid down the burden,819 reached the highest goal, destroyed the fetter of becoming, and become emancipated through super-knowledge — he is proclaimed supreme by virtue of Dhamma and not of non-Dhamma.
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
8. ‘This illustration will make clear to you how Dhamma is best in this world and in the next. King Pasenadi of Kosala knows:
“The ascetic Gotama has gone forth from the neighbouring clan of the Sakyans.” Now the Sakyans are vassals of the King of Kosala. They offer him humble service and salute him, rise and do him homage and pay him fitting service. And, just as the Sakyans offer the King humble service..., [84]
so likewise does the King offer humble service to the Tathāgata, 820 thinking: “If the ascetic Gotama is well-born, I am ill-born; if the ascetic Gotama is strong, I am weak; if the ascetic Gotama is pleasant to look at, I am ill-favoured; if the ascetic Gotama is influential, I am of little influence.”
Now it is because of honouring the Dhamma, making much of the Dhamma, esteeming the Dhamma, doing reverent homage to the Dhamma that King Pasenadi does humble service to the Tathāgata and pays him fitting service:
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
9. ‘Vāseṭṭha, all of you, though of different birth, name, clan and family, who have gone forth from the household life into homelessness, if you are asked who you are, should reply: “We are ascetics, followers of the Sakyan.”821
He whose faith in the Tathāgata is settled, rooted, established, solid, unshakeable by any ascetic or Brahmin, any deva or mara or Brahmā or anyone in the world, can truly say: “I am a true son of Blessed Lord, born of his mouth, born of Dhamma, created by Dhamma, an heir of Dhamma.”
Why is that? Because, Vāseṭṭha, this designates the Tathāgata: “The Body of Dhamma”,822 that is, “The Body of Brahmā”,823 or “Become Dhamma”, that is, “Become Brahmā”.824
10. ‘There comes a time, Vāseṭṭha, when, sooner or later after a long period, this world contracts.825 At a time of contraction, beings are mostly born in the Ābhassara Brahmā world. And there they dwell, mind-made, feeding on delight, self-luminous, moving through the air, glorious — and they stay like that for a very long time.
But sooner or later, after a very long period, this world begins to expand again. At a time of expansion, the beings from the Ābhassarā Brahmā world, [85] having passed away from there, are mostly reborn in this world. Here they dwell, mind-made, feeding on delight, self-luminous, moving through the air, glorious826 — and they stay like that for a very long time.
11. ‘At that period, Vāseṭṭha, there was just one mass of water, and all was darkness, blinding darkness. Neither moon nor sun appeared, no constellations or stars appeared, night and day were not distinguished, nor months and fortnights, no years or seasons, and no male and female, beings being reckoned just as beings.827
And sooner or later, after a very long period of time, savoury earth828 spread itself over the waters where those beings were. It looked just like the skin that forms itself over hot milk as it cools. It was endowed with colour, smell and taste. It was the colour of fine ghee or butter, and it was very sweet, like pure wild honey.
12. ‘Then some being of a greedy nature said: “I say, what can this be?” and tasted the savoury earth on its finger. In so doing, it became taken with the flavour, and craving arose in it.829 Then other beings, taking their cue from that one, also tasted the stuff with their fingers. They too were taken with the flavour, and craving arose in them.
So they set to with their hands, breaking off pieces of the stuff in order to eat it. And [86] the result of this was that their self-luminance disappeared. And as a result of the disappearance of their self-luminance, the moon and the sun appeared, night and day were distinguished, months and fortnights appeared, and the year and its seasons. To that extent the world re-evolved.
13. ‘And those beings continued for a very long time feasting on this savoury earth, feeding on it and being nourished by it. And as they did so, their bodies became coarser,830 and a difference in looks developed among them. Some beings became good-looking, others ugly. And the good-looking ones despised the others, saying: “We are better-looking than they are.”
And because they became arrogant and conceited about their looks, the savoury earth disappeared. At this they came together and lamented, crying: “Oh that flavour! Oh that flavour!” And so nowadays when people say: “Oh that flavour!” when they get something nice, they are repeating an ancient saying without realising it.
14. ‘And then, when the savoury earth had disappeared, [87] a fungus831 cropped up, in the manner of a mushroom. It was of a good colour, smell, and taste. It was the colour of fine ghee or butter, and it was very sweet, like pure wild honey.
And those beings set to and ate the fungus. And this lasted for a very long time. And as they continued to feed on the fungus, so their bodies became coarser still, and the difference in their looks increased still more. And the good-looking ones despised the others ...
And because they became arrogant and conceited about their looks, the sweet fungus disappeared. Next, creepers appeared, shooting up like bamboo..., and they too were very sweet, like pure wild honey.
15. ‘And those beings set to and fed on those creepers. And as they did so, their bodies became even coarser, and the difference in their looks increased still more... [88]
And they became still more arrogant, and so the creepers disappeared too. At this they came together and lamented, crying: “Alas, our creeper’s gone! What have we lost!” And so now today when people, on being asked why they are upset, say: “Oh, what have we lost!” they are repeating an ancient saying without realising it.
16. ‘And then, after the creepers had disappeared, rice appeared in open spaces,832 free from powder and from husks, fragrant and clean-grained.833 And what they had taken in the evening for supper had grown again and was ripe in the morning, and what they had taken in the morning for breakfast was ripe again by evening, with no sign of reaping. And these beings set to and fed on this rice, and this lasted for a very long time.
And as they did so, their bodies became coarser still, and the difference in their looks became even greater. And the females developed female sex-organs,834 and the males developed male organs. And the women became excessively preoccupied with men, and the men with women. Owing to this excessive preoccupation with each other, passion was aroused, and their bodies burnt with lust.
And later, because of this burning, they indulged in sexual activity.835 But those who saw them indulging threw dust, ashes or [89] cow-dung at them, crying: “Die, you filthy beast! How can one being do such things to another!” Just as today, in some districts, when a daughter-in-law is led out, some people throw dirt at her, some ashes, and some cow-dung, without realising that they are repeating an ancient observance. What was considered bad form in those days is now considered good form.836
17. ‘And those beings who in those days indulged in sex were not allowed into a village or town for one or two months. Accordingly those who indulged for an excessively long period in such immoral practices began to build themselves dwellings so as to indulge under cover.837
‘Now it occurred to one of those beings who was inclined to laziness: “Well now, why should I be bothered to gather rice in the evening for supper and in the morning for breakfast? Why shouldn’t I gather it all at once for both meals?” And he did so. Then another one came to him and said:
“Come on, let’s go rice-gathering.”
“No need, my friend, I’ve gathered enough for both meals.”
Then the other, following his example, gathered enough rice for two days at a time, saying:
“That should be about enough.”
Then another being came and said [90] to that second one:
“Come on, let’s go rice-gathering.”
“No need, my friend, I’ve gathered enough for two days.”
(The same for 4, then 8, days).
However, when those beings made a store of rice and lived on that, husk-powder and husk began to envelop the grain, and where it was reaped it did not grow again, and the cut place showed, and the rice grew in separate clusters.
18. ‘And then those beings came together lamenting:
“Wicked ways have become rife among us: at first we were mind-made, feeding on delight...
(all events repeated down to the latest development, each fresh change being said to be due to ‘wicked and unwholesome ways’)... [91] [92]
and the rice grows in separate clusters. So now let us divide up the rice into fields with boundaries.” So they did so.
19. ‘Then, Vāseṭṭha, one greedy-natured being, while watching over his own plot, took another plot that was not given to him, and enjoyed the fruits of it. So they seized hold of him and said:
“You’ve done a wicked thing, taking another’s plot like that! Don’t ever do such a thing again!”
“I won’t”, he said, but he did the same thing a second and a third time. Again he was seized and rebuked, and some hit him with their fists, some with stones, and some with sticks. And in this way, Vāseṭṭha, taking what was not given, and censuring, and lying, and punishment, took their origin.
20. ‘Then those beings came together and lamented the arising of these evil things among them: taking what was not given, censuring, lying and punishment. And they thought:
“Suppose we were to appoint a certain being who would show anger where anger was due, censure those who deserved it, and banish those who deserved banishment! And in return, we would grant him a share of the rice.” [93]
So they went to the one among them who was the handsomest, the best-looking, the most pleasant and capable, and asked him to do this for them in return for a share of the rice, and he agreed.
21. “‘The People’s Choice” is the meaning of Mahā-Sammata, 838 which is the first regular title839 to be introduced. “Lord Of The Fields” is the meaning of Khattiya,840 the second such title. And “He Gladdens Others With Dhamma” is the meaning of Raja,841 the third title to be introduced.
This, then, Vāseṭṭha, is the origin of the class of Khattiyas, in accordance with the ancient titles that were introduced for them. They originated among these very same beings, like ourselves, no different, and in accordance with Dhamma, not otherwise.
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
22. ‘Then some of these beings thought:
“Evil things have appeared among beings, such as taking what is not given, censuring, lying, punishment and banishment. We ought to put aside evil and unwholesome things.”
And they did [94] so. “They Put Aside842 Evil And Unwholesome Things” is the meaning of Brahmin,843 which is the first regular title to be introduced for such people.
They made leaf-huts in forest places and meditated in them. With the smoking fire gone out, with pestle cast aside, gathering alms for their evening and morning meals, they went away to a village, town or royal city to seek their food, and then they returned to their leaf-huts to meditate. People saw this and noted how they meditated.
“They Meditate”844 is the meaning of Jhayaka,845 which is the second regular title to be introduced.
23. ‘However, some of those beings, not being able to meditate in leaf-huts, settled around towns and villages and compiled books.846 People saw them doing this and not meditating.
“Now These Do Not Meditate”847 is the meaning of Ajjhāyaka, 848 which is the third regular title to be introduced.
At that time it was regarded as a low designation, but now it is the higher. This, then, Vāseṭṭha, is the origin of the class of Brahmins in accordance with the ancient titles that were introduced for them. [95] Their origin was from among these very same beings, like themselves, no different, and in accordance with Dhamma, not otherwise.
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
24. ‘And then, Vāseṭṭha, some of those beings, having paired off,849 adopted various trades, and this “Various”850 is the meaning of Vessa, which came to be the regular title for such people. This, then, is the origin of the class of Vessas, in accordance with the ancient titles that were introduced for them. Their origin was from among these very same beings...
25. ‘And then, Vāseṭṭha, those beings that remained went in for hunting. “They Are Base Who Live By The Chase”, and that is the meaning of Sudda,851 which came to be the regular title for such people. This, then, is the origin of the class of Suddas852 in accordance with the ancient titles that were introduced for them. Their origin was from among these very same beings...
26. ‘And then, Vāseṭṭha, it came about that some Khattiya, dissatisfied with his own Dhamma,853 went forth from the household life into homelessness, thinking: “I will become an ascetic.” And a Brahmin did likewise, a Vessa did [96] likewise, and so did a Sudda. And from these four classes the class of ascetics came into existence. Their origin was from among these very same beings, like themselves, no different, and in accordance with Dhamma, not otherwise.
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
27. ‘And, Vāseṭṭha, a Khattiya who has led a bad life in body, speech and thought, and who has wrong view will, in consequence of such wrong views and deeds, at the breaking-up of the body after death, be reborn in a state of loss, an ill fate, the downfall, the hell-state. So too will a Brahmin, a Vessa or a Sudda.
28. ‘Likewise, a Khattiya who has led a good life in body, speech and thought, and who has right view will, in consequence of such right view and deeds, at the breaking-up of the body after death, be reborn in a good destiny, in a heaven-state. So too will a Brahmin, a Vessa or a Sudda.
29. ‘And a Khattiya who has performed deeds of both kinds in body, speech and thought, and whose view is mixed will, in consequence of such mixed views and deeds, at the breaking-up of the body after death, experience both pleasure and pain. So too will a Brahmin, [97] a Vessa or a Sudda.
30. ‘And a Khattiya who is restrained in body, speech and thought, and who has developed the seven requisites of enlightenment, 854 will attain to Parinibbana855 in this very life. So too will a Brahmin, a Vessa or a Sudda.
31. ‘And, Vāseṭṭha, whoever of these four castes, as a monk, becomes an Arahant who has destroyed the corruptions, done what had to be done, laid down the burden, attained to the highest goal, completely destroyed the fetter of becoming, and become liberated by the highest insight, he is declared to be chief among them in accordance with Dhamma, and not otherwise.
Dhamma’s the best thing for people
In this life and the next as well.
32. ‘Vāseṭṭha, it was Brahmā Sanankumara who spoke this verse:
“The Khattiya’s best among those who value clan;
He with knowledge and conduct is best of gods and men.”
This verse was rightly sung, not wrongly, rightly spoken, not wrongly, connected with profit, not unconnected. I too say, Vāseṭṭha:
[98] “The Khattiya’s best among those who value clan;
He with knowledge and conduct is best of gods and men.”’
Thus the Lord spoke, and Vāseṭṭha and Bhāradvāja were delighted and rejoiced at his words.