Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Sáu - Tương Ưng Lợi Ích Ðắc Cung Kính

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Phẩm Thứ Nhất
I. Khổ Lụy (S.ii,225)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi... tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau:
3) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
4) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta sẽ từ bỏ chúng. Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Lưỡi Câu (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.
4) Người câu cá, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ma, lưỡi câu, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng.
5) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải học tập như sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Con Rùa (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp để chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, trong một hồ nước có một gia đình con rùa sống tại đấy đã lâu ngày.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, một con rùa nói với một con rùa khác:
" -- Này Rùa thân mến, chớ có đi đến chỗ ấy".
5) Con rùa này, này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ ấy và một thợ săn phóng trúng nó với cây lao có dây.
6) Rồi con rùa ấy đi đến con rùa kia.
7) Này các Tỷ-kheo, con rùa kia, thấy con rùa này từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với con rùa này:
" -- Này Rùa thân mến, có phải Bạn đi đến chỗ kia?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi đi đến chỗ kia".
8) " -- Này Rùa thân mến, bạn có bị thương, bị bắn trúng không?"
" -- Này Rùa thân mến, tôi không bị thương, không bị bắn trúng. Nhưng có sợi dây này dính theo trên lưng tôi".
9) " -- Này Rùa thân mến, Bạn thật bị thương rồi, Bạn thật bị bắn trúng rồi. Này Rùa thân mến, chính do vật dụng của người thợ săn này, mà cha Bạn và Ông Bạn rơi vào bất hạnh, rơi vào tai họa. Nay Bạn hãy đi, Rùa thân mến. Nay Bạn không còn thuộc chúng ta nữa!"
10) Người thợ săn, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ác ma. Cái lao, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng. Sợi dây, này các Tỷ-kheo, chỉ cho hỷ tham.
11) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng, hưởng thọ và ái luyến; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo bị lao đâm phải, đã rơi vào bất hạnh, đã rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì làm.
12) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
13) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải tu học.
IV. Lông Dài (S.ii,228)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con dê cái lông dài, đi vào một khóm cây gai gốc; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị trói buộc vào; chỗ này, chỗ kia, nó bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
4) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực. Chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc dính vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị mắc vướng vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị trói cột vào; chỗ này, chỗ kia, vị ấy bị rơi vào bất hạnh, tai họa.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Trùng Phẩn (Tạp, Ðại 2, 346a) (S.ii,228)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một con trùng phẩn, ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt có một đống phân lớn.
4) Nó khinh miệt các con trùng phẩn khác và nói: "Ta ăn phân, đầy những phân, tràn ngập những phân, và trước mặt ta, có đống phân lớn này".
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, có Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, vào làng hay thị trấn để khất thực. Vị ấy tại đây đã ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát của vị ấy được tràn đầy.
6) Vị ấy đi đến ngôi vườn (tịnh xá) và giữa chúng Tỷ-kheo khoe khoang như sau: "Ta ăn uống no đủ, lại được mời vào ngày mai, và bình bát này của ta tràn đầy. Ta nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh. Nhưng các Tỷ-kheo khác công đức ít, ảnh hưởng ít, không nhận được các vật dụng như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh".
7) Vị ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, khinh miệt các Tỷ-kheo chánh hạnh khác. Này các Tỷ-kheo, như vậy sẽ đem lại bất hạnh, đau khổ lâu dài cho kẻ ngu si ấy.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VI. Sét Ðánh (S.ii,229)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, sét đánh (được ví như) một người hữu học với tâm nhiệt thành, khi bị các lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến?
4) Này các Tỷ-kheo, sét đánh chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VII. Trúng Ðộc (S.ii,229)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, bị mũi tên độc bắn trúng (được ví như) một người hữu học với tâm trí nhiệt thành, khi bị các lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến.
4) Mũi tên, này các Tỷ-kheo, chỉ cho các lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VIII. Con Giả Can (Tạp, Ðại 2, 346a) (S.ii,230)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Các Ông có nghe chăng, này các Tỷ-kheo, trong ban đêm, khi trời gần sáng, có con giả can đang tru lớn tiếng?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
4) -- Ðó là con giả can già, này các Tỷ-kheo, bị mắc bệnh ghẻ lở, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào nó đi, chỗ nào nó đứng, chỗ nào nó ngồi, chỗ nào nó nằm, tại các chỗ ấy, nó cảm thấy bất hạnh, tai họa.
5) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, không thoải mái trong những chỗ hoang vắng, không thoải mái dưới những gốc cây, không thoải mái tại những chỗ lộ thiên; chỗ nào vị ấy đi, chỗ nào vị ấy đứng, chỗ nào vị ấy ngồi, chỗ nào vị ấy nằm, tại các chỗ ấy, vị ấy cảm thấy bất hạnh, tai họa.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IX. Cuồng Phong (Tăng, Ðại 2, 634b) (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Trên thượng tầng hư không, này các Tỷ-kheo, có gió thổi mạnh gọi là cuồng phong. Con chim đi đến chỗ ấy, bị cuồng phong thổi bạt đi; bị cuồng phong thổi bạt đi, các chân đi một ngả, các cánh đi một ngả, đầu đi một ngả, thân đi một ngả.
4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, ở đây, Tỷ-kheo bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào làng hay thị trấn để khất thực,thân không chế ngự, lời nói không chế ngự, tâm không chế ngự, niệm không an trú, các căn không chế ngự.
5) Vị ấy thấy các phụ nữ, mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy. Vị ấy thấy các phụ nữ mặc y phục không đứng đắn, không khéo che đậy, bị tham dục công phá tâm vị ấy. Do tham dục công phá tâm, vị ấy từ bỏ học tập, trở lại hoàn tục. Rồi có người lấy y phục, có người lấy bình bát, có người lấy tọa cụ, có người lấy ống kim của vị ấy, chẳng khác gì con chim bị cuồng phong thổi bạt.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
X. Kinh Với Bài Kệ (S.ii,231)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị sự không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
5) Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Ta thấy có người bị cả hai cung kính và không cung kính chi phối, tâm bị xâm chiếm, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào khổ xứ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
Ai khi được cung kính,
Khi không được cung kính,
Trong cả hai trường hợp,
Tâm định, không lay chuyển;
Sống hạnh không phóng dật,
Tâm thường nhập Thiền tư,
Với tâm tưởng tế nhị,
Chánh quán các sở kiến,
Không còn lạc chấp thủ,
Ðược gọi bậc Chơn nhơn.
II. Phẩm Thứ Hai
I. Bình Bát (Tăng, Ðại 2, 566-567) (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau: "Dầu cho vì một bình bát vàng đựng đầy phấn bạch ngân, vị này cũng không cố ý nói láo".
4) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiến, đã cố ý nói láo.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Bình Bát (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau: "Dầu cho vì một bình bát bạc đựng đầy phấn vàng, vị này cũng không có cố ý nói láo".
4) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.
5) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Từ Một Ðồng Tiền Vàng Cho Ðến Người Mỹ Nhân Ðịa Phương (S.ii,233)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết có người có tâm như sau:
"Dầu cho vì một đồng tiền vàng Nikkha...
"Dầu cho vì một trăm đồng tiền vàng Nikkha...
"Dầu cho vì một đồng tiền vàng ròng Nikkha...
"Dầu cho vì một trăm đồng tiền vàng ròng Nikkha...
"Dầu cho vì quả đất đầy những vàng...
"Dầu cho vì mọi lợi ích vật chất...
"Dầu cho vì mạng sống...
"Dầu cho vì người mỹ nhân địa phương, vị ấy cũng không cố ý nói láo."
3) Trong một thời gian khác, Ta lại thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị chinh phục, đã cố ý nói láo.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Phẩm Thứ Ba
I. Phụ Nữ (S.ii,234)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Với ai, này các Tỷ-kheo, tâm bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chinh phục và ngự trị, thời không một nữ nhân nào, với tâm của mình chinh phục và ngự trị tâm của người ấy.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Mỹ Nhân (S.ii,235)
... không một mỹ nhân nào...
III. Con Trai
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như gia chủ Citta, hãy giống như Hattaka ở Alava!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử cư sĩ của Ta, tức là gia chủ Hatthaka ở Alava.
5) "Này Con thân yêu, nếu con xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, này Con thân yêu, hãy giống như Sàriputta và Moggalàna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo của Ta, tức là Sàriputta và Moggalàna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình". Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo hữu học với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IV. Con Gái Một (Tăng, Ðại 2, 562) (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Một tín nữ, này các Tỷ-kheo, chơn chánh khuyên dạy đứa con gái độc nhất, đáng yêu, đáng mến, sẽ khuyên dạy như sau: "Này Con thân yêu, hãy giống như nữ cư sĩ Khujjutarà và Velu-kandakiyà, mẹ của Nanda!"
4) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử nữ cư sĩ của Ta, tức là nữ cư sĩ Khujjutarà và Velukandakiyà.
5) "Này Con thân yêu, nếu Con xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình; này Con thân yêu, hãy giống như Tỷ-kheo-ni Khema và Uppàlavanna!"
6) Các vị ấy, này các Tỷ-kheo, là cân lường, là mẫu mực cho các đệ tử Tỷ-kheo-ni của Ta, tức là Tỷ-kheo-ni Khemà và Uppàlavanna.
7) "Này Con thân yêu, chớ để cho lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến người, kẻ hữu học với tâm đầy nhiệt tình!"
8) Này các Tỷ-kheo, nếu một Tỷ-kheo-ni hữu học, với tâm đầy nhiệt tình, bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chạm đến, như vậy là chướng ngại cho vị ấy.
9) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Sa Môn , Bà La Môn (S.ii,236)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, như Sa-môn hay Bà-la-môn nào không như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, không có thể tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
3) Và này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào như thật biết vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, đuợc chấp nhận là vị Sa-môn giữa các Sa-môn, hay là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình chứng ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VI. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt, nguy hiểm và xuất ly của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với với Ta, không được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy, ngay trong đời sống hiện tại cũng không tự mình với thắng trì chứng ngộ, chứng đạt và an túc mục đích của Sa-môn hạnh và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, như thật biết sự tập khởi, đoạn diệt, vị ngọt... của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với ta được chấp nhận là Sa-môn giữa các Sa-môn, hay Bà-la-môn giữa các Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy ngay trong đời sống hiện tại, có thể tự mình giác ngộ với thượng trí, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn và mục đích Bà-la-môn hạnh.
VII. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii, 237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, không biết sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng, không biết con đường đưa đến sự đoạn diệt của lợi đắc, cung kính, danh vọng; các vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy đối với Ta, không được chấp nhận... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
3) Và những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biết được sự tập khởi của lợi đắc, cung kính, danh vọng... và mục đích của Bà-la-môn hạnh.
VIII. Da (Tăng, Ðại 2, 570c) (S.ii,237)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IX. Dây (S.ii, 238)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Lợi đắc, cung kính, danh vọng, này các Tỷ-kheo, cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
4) Ví như, này các Tỷ-kheo, một lực sĩ lấy dây ngựa cứng chắc, vấn xung quanh cổ chân và siết chặt lại. Dây ấy cắt đứt da ngoài, cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt dây gân. Sau khi cắt đứt dây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
5) Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng cắt đứt da ngoài. Sau khi cắt đứt da ngoài, chúng cắt đứt da trong. Sau khi cắt đứt da trong, chúng cắt đứt thịt. Sau khi cắt đứt thịt, chúng cắt đứt giây gân. Sau khi cắt đứt giây gân, chúng cắt đứt xương. Sau khi cắt đứt xương, chúng chạm tới tủy và đứng lại.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
X. Tỷ Kheo (S.ii,238)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Vị Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, là bậc Ứng Cúng, đã đoạn tận các lậu hoặc; Ta nói, lợi đắc, cung kính, danh vọng vẫn là pháp chướng ngại cho vị Tỷ-kheo ấy.
3) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, với vị Tỷ-kheo, lậu hoặc nào được đoạn tận thì các lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp?
4) -- Ðối với vị đã chứng bất động tâm giải thoát, Ta không nói rằng, các lợi đắc, cung kính, danh vọng trở thành một chướng ngại pháp cho vị ấy.
5) Và này Ananda, đối với những ai sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần; những người chứng được hiện tại lạc trú; đối với những người ấy, Ta nói rằng, lợi đắc, cung kính, danh vọng là chướng ngại pháp.
6) Như vậy, khổ lụy, này Ananda, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này Ananda, cần phải học tập như vầy: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Và đối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
8) Như vậy, này Ananda, Ông cần phải học tập.
IV. Phẩm Thứ Tư
I. Cắt (S.ii,239)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, Devadatta, phá hoại Tăng chúng.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
II. Gốc (S.ii,240)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện căn của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
III. Pháp.
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, thiện pháp của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
IV. Trắng (S.ii,240 )
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
3) Bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối và tâm bị xâm chiếm, này các Tỷ-kheo, bạch pháp của Devadatta bị cắt đứt.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
V. Bỏ Ði (S.ii,241)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjàgaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại núi Gujjhakuuta (Linh Thứu), sau khi Devadatta (Ðề-bà-đạt-đa) bỏ đi không bao lâu.
2) Rồi Thế Tôn nhân vì Devadatta, bảo các Tỷ-kheo:
3) -- Này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
4) Ví như cây chuối, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
5) Ví như cây tre, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
6) Ví như cây lau, này các Tỷ-kheo, sanh quả đưa đến tự hại, sanh quả đưa đến diệt vong. Cũng như vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
7) Ví như con lừa có thai đưa đến tự hại, có thai đưa đến diệt vong. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến tự hại cho Devadatta. Lợi đắc, cung kính, danh vọng khởi lên, đưa đến diệt vong cho Devadatta.
8) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
10) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói như sau:
Như cây chuối sanh quả,
Sanh quả đem tự hại,
Cũng vậy, quả cây tre,
Cũng vậy, quả cây lau,
Cũng vậy với kẻ ngu,
Cung kính đem tự hại,
Như con lừa mang thai,
Mang thai đem tự hại.
VI. Xe (Tạp, Ðại 2, 276b, Biệt Tạp, Ðại 2, 347b, Tăng, Ðại 2, 570b; 614a) (S.ii,242)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng sóc.
2) Lúc bấy giờ, hoàng tử Ajàtasattu (A-xà-thế) sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.
3) Rồi một số đông Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch với Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn.
5) -- Này các Tỷ-kheo, chớ có thèm lợi đắc, cung kính, danh vọng của Devadatta. Chừng nào, này các Tỷ-kheo, hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe và đem đến cúng dường các món ăn trong năm trăm mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, đem bóp nát lá gan trước lỗ mũi một con chó dữ. Như vậy, con chó ấy lại càng dữ tợn bội phần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, chừng nào hoàng tử Ajàtasattu sáng chiều còn đi đến hầu Devadatta với năm trăm cỗ xe, và còn cúng dường các món đồ ăn trong năm trăm chiếc mâm bàn; thời này các Tỷ-kheo, đối với Devadatta, chỉ có chờ đợi sự tổn giảm trong thiện pháp, không có sự tăng trưởng.
7) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng...
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
VII. Mẹ (S.ii,242)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau: "Dầu cho vì bà mẹ đáng kính cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm, đã cố ý nói láo.
4) Như vậy khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.
38-43 VIII. Cha
IX. Anh
X. Chị
XI. Con Trai
XII. Con Gái
XIII. Vợ (S.ii,243)
1) ... Tại Sàvatthi.
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật tà đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp cho sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta biết được tâm của một người như sau:
"Dầu cho vì người cha đáng kính...".
"Dầu cho vì người anh...".
"Dầu cho vì người chị...".
"Dầu cho vì con trai...".
"Dầu cho vì con gái...".
"Dầu cho vì người vợ, cũng không cố ý nói láo". Nhưng trong một thời gian khác, Ta thấy người ấy bị lợi đắc, cung kính, danh vọng chi phối, tâm bị xâm chiếm đã cố ý nói láo.
4) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại pháp do sự chứng đắc vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
5) Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau: "Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta hãy từ bỏ chúng. Ðối với các lợi đắc, cung kính, danh vọng chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an trú".
6) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

Chapter VI. Connected Discourses on Gains and Honour

Translated by: Bhikkhu Boddhi

I. THE FIRST SUBCHAPTER
(Dreadful)
1 (1) Dreadful


Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!” [226]
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise, bitter, vile, obstructive
to achieving the unsurpassed security from bondage.316 Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will abandon the arisen gain, honour, and praise, and we will not let the arisen gain, honour, and praise persist obsessing our minds.’ Thus should you train yourselves.”
2 (2) The Hook
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise, bitter, vile, obstructive to achieving the unsurpassed security from bondage. Suppose a fisherman would cast a baited hook into a deep lake, and a fish on the lookout for food would swallow it. That fish, having swallowed the fisherman’s hook, would meet with calamity and disaster, and the fisherman could do with it as he wishes.
“‘Fisherman,’ bhikkhus: this is a designation for Māra the Evil One. ‘Baited hook’: this is a designation for gain, honour, and praise. Any bhikkhu who relishes and enjoys the arisen gain, honour, and praise is called a bhikkhu who has swallowed the baited hook, who has met with calamity and disaster, and the Evil One can do with him as he wishes. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise, so bitter, vile, obstructive
to achieving the unsurpassed security from bondage. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will abandon the arisen gain, honour, and praise, and we will not let the arisen gain, honour, and praise persist obsessing our minds.’ Thus should you train yourselves.”
3 (3) The Turtle
At Sāvatthı̄. [227] “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise. Once
in the past there was a large family of turtles that had been living for a long time in a certain lake.317 Then one turtle said to another: ‘Dear turtle, do not go to such and such a region.’ But that turtle went to that region, and a hunter struck him with a corded harpoon.318 Then that turtle approached the first one. When the first turtle saw him coming in the distance, he said to him: ‘I hope, dear turtle, that you didn’t go to that region.’ –‘I did go to that region, dear.’–‘I hope you haven’t been hit or struck, dear.’–‘I haven’t been hit or struck; but there is this cord constantly following behind me.’–‘Indeed you’ve been hit, dear turtle, indeed you’ve been struck! Your father and grandfather also met with calamity and disaster on account of such a cord. Go now, dear turtle, you are no longer one of us.’
“‘Hunter,’ bhikkhus: this is a designation for Māra the Evil One. ‘Corded harpoon’: this is a designation for gain, honour, and praise. ‘Cord’: this is a designation for delight and lust. Any bhikkhu who relishes and enjoys the arisen gain, honour, and praise is called a bhikkhu who has been struck with a corded harpoon, 319 who has met with calamity and disaster, and the Evil One can do with him as he wishes. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. [228] Thus should you train yourselves.”
4 (4) The Long-Haired Goat
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Suppose a long-haired she-goat would enter a briar patch. She would get caught here and there, be held fast here and there, be bound here and there, and here and
there she would meet with calamity and disaster. So too, bhikkhus, a bhikkhu here whose mind is overcome and obsessed by gain, honour, and praise dresses in the morning and, taking bowl and robe, enters a village or town for alms. He gets caught here and there, is held fast here and there, is bound here and there, and here and there he meets with calamity and disaster. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
5 (5) The Dung Beetle
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Suppose there was a beetle, a dung-eater, stuffed with dung, full of dung, and in front of her was a large dunghill. Because of this she would despise the other beetles, thinking: ‘I am a dung-eater, stuffed with dung, full of dung, and in front of me there is a large dunghill.’ [229] So too, bhikkhus, a bhikkhu here whose mind is overcome and obsessed by gain, honour, and praise dresses in the morning and, taking bowl and robe, enters a village or town for alms. There he would eat as much as he wants, he would be invited for the next day’s meal, and his almsfood would be plentiful. When he goes back to the monastery, he boasts before a group of bhikkhus: ‘I have eaten as much as I want, I have been invited for tomorrow’s meal, and my almsfood is plentiful. I am one who gains robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites, but these other bhikkhus have little merit and influence, and they do not gain robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites.’ Thus, because his mind is overcome and obsessed by gain, honour, and praise, he despises the other well-behaved bhikkhus. That will lead to the harm and suffering of this senseless person for a long time. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
6 (6) The Thunderbolt
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Whom should a thunderbolt strike, bhikkhus? A trainee upon whom come gain,
honour, and praise while he has not yet reached his mind’s ideal.320 “‘Thunderbolt,’ bhikkhus: this is a designation for gain, honour, and
praise. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
7 (7) The Poisoned Dart
At Sāvatthı̄. [230] “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Whom should one pierce with a dart smeared in poison, bhikkhus? A trainee upon whom come gain, honour, and praise while he has not yet reached his mind’s ideal.321
“‘Dart,’ bhikkhus: this is a designation for gain, honour, and praise. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
8 (8) The Jackal
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Did you hear an old jackal howling when the night was fading?”
“Yes, venerable sir.”
“That old jackal is afflicted with a disease called mange.322 He cannot feel at ease whether he goes into a cave, or to the foot of a tree, or into the open air. Wherever he goes, wherever he stands, wherever he sits, wherever he lies down, there he meets with calamity and disaster. So too, bhikkhus, a bhikkhu here whose mind is overcome and obsessed with gain, honour, and praise does not feel at ease whether he goes into an empty hut, or to the foot of a tree, or into the open air. Wherever he goes, wherever he stands, wherever he sits, wherever he lies down, there he meets with calamity and disaster. [231] So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
9 (9) The Gale Winds
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, high in the sky winds called gales are blowing.323 If a bird goes up there, the gale winds fling it about, and as it is flung about by the gale winds, its feet go one way, its wings another way, its head still another way, and its body still another way. So too, bhikkhus, a bhikkhu here whose mind is overcome and obsessed by gain, honour, and praise dresses in the morning and, taking bowl and robe, enters a village or town for alms with body, speech, and mind unguarded, without setting up mindfulness, unrestrained in his sense faculties. He sees women there lightly clad or lightly attired and lust invades his mind. With his mind invaded by lust he gives up the training and returns to the lower life. Some take his robe, others his bowl, others his sitting cloth, and still others his needle case, as with the bird flung by the gale winds. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
10 (10) With Verses
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, I see some person here [232] whose mind is overcome and obsessed by honour, with the breakup of the body, after death, reborn in a state of misery, in a bad destination, in the nether world, in hell. Then I see some person here whose mind is overcome and obsessed by lack of honour ... reborn in a state of misery…. Then I see some person here whose mind is overcome and obsessed by both honour and lack of honour, with the breakup of the body, after death, reborn in a state of misery, in a bad destination, in the nether world, in hell. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“Whether he is showered with honour, Shown dishonour, or offered both,
His concentration does not vacillate
As he dwells in the measureless state.324
When he meditates with perseverance, An insight-seer of subtle view Delighting in the destruction of clinging,
They call him truly a superior man.”325
[233]
II. THE SECOND SUBCHAPTER
(The Bowl)
11 (1) Golden Bowl
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, I have known of a certain person here whose mind I have encompassed with my own mind: ‘This venerable one would not tell a deliberate lie even for the sake of a golden bowl filled with powdered silver.’ Yet some time later I see him, his mind overcome and obsessed by gain, honour, and praise, telling a deliberate lie. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
12 (2) Silver Bowl
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, I have known of a certain person here whose mind I have encompassed with my own mind: ‘This venerable one would not tell a deliberate lie even for the sake of a silver bowl filled with powdered gold.’ Yet some time later I see him, his mind overcome and obsessed by gain, honour, and praise, telling a deliberate lie. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
13 (3)-20 (10) Suvaṇṇanikkha, Etc.
At Sāvatthı̄. [234] “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, I have known of a certain person here whose mind I have encompassed with my own mind: ‘This venerable one would not tell a deliberate lie even for the sake of a suvaṇṇanikkha … even for the sake of a
hundred suvaṇṇanikkhas … even for the sake of a siṅginikkha … for a hundred siṅginikkhas326 … for the earth filled with gold ... for any material reward ... for the sake of his life ... for the most beautiful girl of the land.327 Yet some time later I see him, his mind overcome and obsessed by gain, honour, and praise, telling a deliberate lie. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
III. THE THIRD SUBCHAPTER
(A Woman)
21 (1) A Woman
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. [235] Bhikkhus, even though a woman, when one is alone with her, may not persist obsessing one’s mind, still gain, honour, and praise might persist obsessing one’s mind. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
22 (2) The Most Beautiful Girl of the Land
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Bhikkhus, even though the most beautiful girl of the land, when one is alone with her, may not persist obsessing one’s mind, still gain, honour, and praise might persist obsessing one’s mind. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
23 (3) Only Son
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. A faithful female lay follower, rightly imploring her only son, dear and beloved, might implore him thus: ‘Dear, you should become like Citta the householder and Hatthaka of Āḷavaka’—for this is the standard and criterion for my male disciples who are lay followers, that is, Citta the householder and Hatthaka of Āḷavaka.328 ‘But if, dear, you go forth from the household life into homelessness, you should become like Sāriputta and Moggallāna’—for this is the standard and criterion for my male disciples who are bhikkhus, that is,
Sāriputta and Moggallāna. ‘While, dear, you are a trainee, one who has not yet reached his mind’s ideal, may gain, honour, and praise not come upon you!’
“Bhikkhus, if [236] gain, honour, and praise come upon a bhikkhu while he is a trainee, one who has not yet reached his mind’s ideal, this is an obstacle for him. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
24 (4) Only Daughter
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. A faithful female lay follower, rightly imploring her only daughter, dear and beloved, might implore her thus: ‘Dear, you should become like Khujjuttarā the lay follower and Veḷukaṇḍakiyā, Nanda’s mother’—for this is the standard and criterion for my female disciples who are lay followers, that is, Khujjuttarā the lay follower and Veḷukaṇḍakiyā, Nanda’s mother.329 ‘But if, dear, you go forth from the household life into homelessness, you should become like the bhikkhunı̄s Khemā and Uppalavaṇṇā’—for this is the standard and criterion for my female disciples who are bhikkhunı̄s, that is, Khemā and Uppalavaṇṇā. ‘While, dear, you are a trainee, one who has not yet reached her mind’s ideal, may gain, honour, and praise not come upon you!’
“Bhikkhus, if gain, honour, and praise come upon a bhikkhunı̄ while she is still a trainee, one who has not yet reached her mind’s ideal, this is an obstacle for her. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
25 (5) Ascetics and Brahmins (1)
At Sāvatthı̄. [237] “Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of gain, honour, and praise:330 these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable
ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of gain, honour, and praise: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
26 (6) Ascetics and Brahmins (2)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of gain, honour, and praise: these I do not consider to be ascetics among ascetics….
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
27 (7) Ascetics and Brahmins (3)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand gain, honour, and praise, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics. 331
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
28 (8) Skin
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. [238] Gain, honour, and praise cut through the outer skin, then through the inner skin, then through the flesh, then through the sinews, then through the bone. Having cut through the bone, they reach right to the marrow. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
29 (9) The Rope
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. Gain, honour, and praise cut through the outer skin, then through the inner skin, then through the flesh, then through the sinews, then through the bone. Having cut through the bone, they reach right to the marrow. Suppose, bhikkhus, a strong man would wrap one’s leg with a taut horsehair rope and pull it tight. It would cut through the outer skin, then through the inner skin, then through the flesh, then through the sinews, then through the bone. Having cut through the bone, it would reach right to the marrow. So too, bhikkhus, gain, honour, and praise cut through the outer skin ... they reach right to the marrow. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
30 (10) The Bhikkhu
At Sāvatthı̄. [239] “Bhikkhus, gain, honour, and praise, I say, are an obstacle even for a bhikkhu who is an arahant, one with taints destroyed.”
When this was said, the Venerable Ānanda asked the Blessed One: “Why, venerable sir, are gain, honour, and praise an obstacle even for a bhikkhu with taints destroyed?”
“I do not say, Ānanda, that gain, honour, and praise are an obstacle to his unshakable liberation of mind. But I say they are an obstacle to [his attainment of] those pleasant dwellings in this very life which are achieved
by one who dwells diligent, ardent, and resolute.332 So dreadful, Ānanda, are gain, honour, and praise, so bitter, vile, obstructive to achieving the unsurpassed security from bondage. Therefore, Ānanda, you should train yourselves thus: ‘We will abandon the arisen gain, honour, and praise, and we will not let the arisen gain, honour, and praise persist obsessing our minds.’ Thus should you train yourselves.”
IV. THE FOURTH SUBCHAPTER
(Schism in the Saṅgha)
31 (1) Schism
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise…. [240] Because his mind was overcome and obsessed by gain, honour, and praise, Devadatta provoked a schism in the Sarigha. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
32 (2) Wholesome Root
… “Because his mind was overcome and obsessed by gain, honour, and praise, Devadatta’s wholesome root was cut off. ”333
33 (3) Wholesome Nature
… “Because his mind was overcome and obsessed by gain, honour, and praise, Devadatta’s wholesome nature was cut off….”
34 (4) Bright Nature
… “Because his mind was overcome and obsessed by gain, honour, and praise, Devadatta’s bright nature was cut off….”
35 (5) Not Long After He Left
[241] On one occasion the Blessed One was dwelling in Rājagaha on Mount Vulture Peak not long after Devadatta had left. There, with reference to Devadatta, the Blessed One addressed the bhikkhus thus:334
“Bhikkhus, Devadatta’s gain, honour, and praise arose to his own downfall and destruction. Just as a plantain tree, a bamboo, or a reed yields fruit to its own downfall and destruction, so Devadatta’s gain, honour, and praise arose to his own downfall and destruction. Just as a mule becomes pregnant to its own downfall and destruction, so Devadatta’s gain, honour, and praise arose to his own downfall and destruction. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“As its own fruit brings destruction To the plantain, bamboo, and reed, As its embryo destroys the mule,
So do honours destroy the scoundrel.” [242]
36 (6) Five Hundred Carts
While dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion Prince Ajātasattu was going to attend upon Devadatta morning and evening with five hundred carts, and an offering of food was conveyed to him in five hundred pots. Then a number of bhikkhus approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported this matter to the Blessed One. [The Blessed One said:]
“Bhikkhus, do not be envious of Devadatta’s gain, honour, and praise. As long as Prince Ajātasattu goes to attend upon Devadatta morning and evening with five hundred carts, and an offering of food is conveyed to him in five hundred pots, only decline can be expected of Devadatta in regard to wholesome states, not growth.
“Just as a wild dog becomes even wilder when they sprinkle bile over its nose,335 so too, bhikkhus, so long as Prince Ajātasattu goes to attend upon Devadatta … only decline can be expected of Devadatta in regard to wholesome states, not growth. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise…. Thus should you train yourselves.”
37 (7)-43 (13) Mother Sutta, Etc.
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, dreadful are gain, honour, and praise, bitter, vile, obstructive to achieving the unsurpassed security from bondage. [243] Bhikkhus, I have known of a certain person here, whose mind I have encompassed with my own mind: ‘This venerable one would not tell a deliberate lie even for the sake of his mother ... even for the sake of his father ... even for the sake of his brother ... his sister ... his son ... his daughter … his wife.’336 Yet some time later I see him, his mind overcome and obsessed by gain, honour, and praise, telling a deliberate lie. So dreadful, bhikkhus, are gain, honour, and praise, so bitter, vile, obstructive to achieving the unsurpassed security from bondage. Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: [244] ‘We will abandon the arisen gain, honour, and praise, and we will not let the arisen gain, honour, and praise persist obsessing our minds.’ Thus should you train yourselves.”
1



Close
Close