Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Ba - Tương Ưng Giới

Dịch giả: Thích Minh Châu

I. Phẩm Sai Biệt
Phần Một: Nội Giới Năm Kinh

I. Giới (Tạp 16.51 Giới, Ðại 2, 115c) (S.ii,140)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông giới sai biệt. Hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng.
-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
II. Xúc (Tạp 16.52-53 Xúc, Ðại 2, 116a) (S.ii,140)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, ý giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhĩ giới... do duyên tỷ giới... do duyên thiệt giới... do duyên thân giới... do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi.
III. Và Không Phải Như Vậy (S.ii,141)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới... ý giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi; không phải do duyên nhãn xúc, nhãn giới sanh khởi... Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi; không phải do duyên ý xúc, ý giới sanh khởi.
7) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi; không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
IV. Thọ (S.ii,141)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt?
4) Nhãn giới... ý giới... này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
5) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi?
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhãn xúc, thọ do nhãn xúc sanh sanh khởi... Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi. Do duyên ý xúc, thọ do ý xúc sanh sanh khởi.
7) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi.
V. Thọ (S.ii,142)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Nhãn giới... ý giới... này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi? Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
5-9) Này các Tỷ-kheo, do duyên nhãn giới, nhãn xúc sanh khởi. Do duyên nhãn xúc, thọ do nhãn xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do nhãn xúc sanh, nhãn xúc sanh khởi. Không phải do duyên nhãn xúc, nhãn giới sanh khởi... (như trên) ...
10) Do duyên ý giới, ý xúc sanh khởi. Do duyên ý xúc, thọ do ý xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do ý xúc sanh, ý xúc sanh khởi. Không phải do duyên ý xúc, ý giới sanh khởi.
11) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
Phần Hai: Ngoại Giới Năm Kinh
VI. Giới (S.ii,143)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông về giới sai biệt. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới, thanh giới, hương giới, vị giới, xúc giới, pháp giới.
4) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
VII. Tưởng (Tạp 16.54 Tưởng, Ðại 2, 116b) 16.52 Giới, 52 Xúc, 53 Thọ (S.ii,143)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi; do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi; do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi; do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi; do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi?
5-9) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi...
10) Này các Tỷ-kheo, do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp dục sanh khởi. Do duyên pháp dục, pháp nhiệt tình sanh khởi. Do duyên pháp nhiệt tình, pháp tầm cầu sanh khởi.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi.
VIII. Và Không Phải Như Vậy (S.ii,144)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới phân biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi.
3) Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
4-9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi? Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi? Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên sắc tầm cầu, sắc nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên sắc nhiệt tình, sắc dục sanh khởi. Không phải do duyên sắc dục, sắc tư duy sanh khởi. Không phải do duyên sắc tư duy, sắc tưởng sanh khởi. Không phải do duyên sắc tưởng, sắc giới sanh khởi.
12) Do duyên thanh giới...
13) Do duyên hương giới...
14) Do duyên vị giới...
15) Do duyên xúc giới...
16) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp dục sanh khởi... pháp tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên pháp tầm cầu, pháp nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên pháp nhiệt tình, pháp dục sanh khởi. Không phải do duyên pháp dục, pháp tư duy sanh khởi. Không phải do duyên pháp tư duy, pháp tưởng sanh khởi. Không phải do duyên pháp tưởng, pháp giới sanh khởi.
17) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên dục sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
IX. Xúc (S.ii,146)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Do duyên thọ sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Do duyên nhiệt tình sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi? Do duyên tưởng sai biệt... sở đắc sai biệt sanh khởi?
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi. Do duyên sắc tưởng, sắc tư duy sanh khởi. Do duyên sắc tư duy, sắc xúc sanh khởi. Do duyên sắc xúc, thọ do sắc xúc sanh sanh khởi. Do duyên thọ do sắc xúc sanh, sắc dục sanh khởi. Do duyên sắc dục, sắc nhiệt tình sanh khởi. Do duyên sắc nhiệt tình, sắc tầm cầu sanh khởi. Do duyên sắc tầm cầu, sắc sở đắc sanh khởi.
6) Do duyên thanh giới...
7) Do duyên hương giới...
8) Do duyên vị giới...
9) Do duyên xúc giới...
10) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng, pháp tư duy sanh khởi. Do duyên pháp tư duy, pháp xúc sanh khởi. Do duyên pháp xúc, thọ do pháp xúc sanh sanh khởi. Do duyên thọ do pháp xúc sanh, pháp dục sanh khởi. Do duyên pháp dục, pháp nhiệt tình sanh khởi. Do duyên pháp nhiệt tình, pháp tầm cầu sanh khởi. Do duyên pháp tầm cầu, pháp sở đắc sanh khởi.
11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi.
X. Xúc (S.ii,147)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... Do duyên tầm cầu sai biệt, sở đắc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt... dục... thọ... xúc... tư duy... tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là giới sai biệt? Sắc giới... pháp giới; này các Tỷ-kheo, đây gọi là giới sai biệt.
4) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... tầm cầu... sở đắc... Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi... dục... thọ... xúc... Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sắc giới, sắc tưởng sanh khởi... (như trên) ...
6) Do duyên thanh giới...
7) Do duyên hương giới...
8) Do duyên vị giới...
9) Do duyên xúc giới...
10) Do duyên pháp giới, pháp tưởng sanh khởi. Do duyên pháp tưởng... pháp tầm cầu sanh khởi. Do duyên pháp tầm cầu, pháp sở đắc sanh khởi. Không phải do duyên pháp sở đắc, pháp tầm cầu sanh khởi. Không phải do duyên pháp tầm cầu, pháp nhiệt tình sanh khởi. Không phải do duyên pháp nhiệt tình, pháp dục sanh khởi. Không phải do duyên pháp dục, thọ do pháp xúc sanh sanh khởi. Không phải do duyên thọ do pháp xúc sanh, pháp xúc sanh khởi. Không phải do duyên pháp xúc, pháp tư duy sanh khởi. Không phải do duyên pháp tư duy, pháp tưởng sanh khởi. Không phải do duyên pháp tưởng, pháp giới sanh khởi.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Do duyên tưởng sai biệt... tư duy... xúc... thọ... dục... nhiệt tình... tầm cầu... sở đắc... Không phải do duyên sở đắc sai biệt, tầm cầu sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tầm cầu sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên nhiệt tình sai biệt, dục sai biệt sanh khởi. Không phải do dục sai biệt, thọ sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên xúc sai biệt, tư duy sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tư duy sai biệt, tưởng sai biệt sanh khởi. Không phải do duyên tưởng sai biệt, giới sai biệt sanh khởi.
II. Phẩm Thứ Hai
I. Bảy (Pháp) Này (Tạp 17.1, Ðại 2, 116c) (S.ii,149)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
Thế nào là bảy? Quang giới, Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, Diệt thọ tưởng giới.
Này các Tỷ-kheo, có bảy giới này.
3) Khi được nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, và Diệt thọ tưởng giới. Bạch Thế Tôn, những giới này do duyên cái gì được hiển lộ?
4) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này do duyên u ám, giới này được hiển lộ.
5) Này các Tỷ-kheo, Tịnh giới này do duyên bất tịnh, giới này được hiển lộ.
6) Này các Tỷ-kheo, Không vô biên xứ giới này, do duyên sắc, giới này được hiển lộ.
7) Này các Tỷ-kheo, Thức vô biên xứ giới này do duyên Không vô biên xứ giới này được hiển lộ.
8) Này các Tỷ-kheo, Vô sở hữu xứ giới này do duyên Thức vô biên xứ giới này được hiển lộ.
9) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ này do duyên Vô sở hữu xứ giới này được hiển lộ.
10) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này do duyên diệt này được hiển lộ.
11) -- Bạch Thế Tôn, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới, với Diệt thọ tưởng giới; bạch Thế Tôn, bảy giới này Thiền chứng (Samàpatti) như thế nào?
12) -- Này các Tỷ-kheo, Quang giới này với Tịnh giới, Không vô biên xứ giới, Thức vô biên xứ giới, Vô sở hữu xứ giới, những giới này lấy tưởng Thiền chứng (Sannàsamàpatti) được chứng đắc.
13) Này các Tỷ-kheo, Phi tưởng phi phi tưởng xứ giới này lấy hành hữu dư Thiền chứng được chứng đắc.
14) Này các Tỷ-kheo, Diệt thọ tưởng giới này lấy diệt đẳng nhập được chứng đắc.
II. Có Nhân (Ðại 2, 115c, Ðan Tạp 2, Ðại 2,497c, Ðại 2, 504) (S.ii,151)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
3) Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, có nhân, dục tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
4) Này các Tỷ-kheo, do duyên dục giới, dục tưởng sanh khởi. Do duyên dục tưởng, dục tư duy sanh khởi. Do duyên dục tư duy, dục dục sanh khởi. Do duyên dục dục, dục nhiệt tình sanh khởi. Do duyên dục nhiệt tình, dục tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu dục tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sân giới, sân tưởng sanh khởi. Do duyên sân tưởng, sân tư duy sanh khởi... sân dục... sân nhiệt tình... sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu sân tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
6) Này các Tỷ-kheo, do duyên hại giới, hại tưởng sanh khởi... hại tư duy... hại dục... hại nhiệt tình... hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu hại tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
7) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Nếu người ấy không dập tắt gấp với tay và chân; như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ gặp bất hạnh và tai họa.
8) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với tưởng bất chánh khởi lên, không gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong đau khổ, với phiền lao, với sầu não, với nhiệt não; và sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào ác thú.
9) Này các Tỷ-kheo, có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân. Có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân.
10) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào có nhân, xuất ly tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, vô sân tầm sanh khởi, không phải không nhân; có nhân, bất hại tầm sanh khởi, không phải không nhân?
11) Này các Tỷ-kheo, do duyên xuất ly giới, xuất ly tưởng sanh khởi. Do duyên xuất ly tưởng, xuất ly tư duy sanh khởi. Do duyên xuất ly tư duy, xuất ly dục (chanda) sanh khởi. Do duyên xuất ly dục, xuất ly nhiệt tình sanh khởi. Do duyên xuất ly nhiệt tình, xuất ly tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu xuất ly tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
12) Này các Tỷ-kheo, do duyên vô sân giới, vô sân tưởng sanh khởi. Do duyên vô sân tưởng, vô sân tư duy sanh khởi... vô sân dục... vô sân nhiệt tình... vô sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu vô sân tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
13) Này các Tỷ-kheo, do duyên bất hại giới, bất hại tưởng sanh khởi. Do duyên bất hại tưởng, bất hại tư duy sanh khởi. Do duyên bất hại tư duy, bất hại dục sanh khởi. Do duyên bất hại dục, bất hại nhiệt tình sanh khởi. Do duyên bất hại nhiệt tình, bất hại tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do duyên tầm cầu bất hại tầm cầu, vị Ða văn Thánh đệ tử thực hành chánh hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, có người ném một bó đuốc bằng cỏ cháy đỏ vào một rừng cỏ khô. Người ấy với tay và chân gấp dập tắt bó đuốc ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các sanh loại sống nương vào cỏ và củi sẽ không gặp bất hạnh và tai họa.
15) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với tưởng bất chánh khởi lên, gấp từ bỏ, nhiếp phục, chấm dứt, tiêu diệt; vị ấy ngay trong hiện tại trú trong an lạc, không có phiền lao, không có sầu não, không có nhiệt não; sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú.
III. Căn Nhà Bằng Gạch (Tạp, Ðại 2, 117a) (S.ii,153)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Natika, tại căn nhà bằng gạch.
2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo"-- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, do duyên giới, tưởng sanh khởi, kiến sanh khởi, tầm sanh khởi.
4) Khi nghe nói vậy, Tôn giả Saddha Kaccàyana bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, kiến này giữa những vị không Chánh Ðẳng Chánh Giác, có vị Chánh Ðẳng Chánh Giác. Bạch Thế Tôn, kiến này do duyên gì được hiển lộ?
5) -- Lớn thay, này Kaccàyana, là giới này, tức là vô minh giới.
6) Này Kaccàyana, do duyên liệt (hìna) giới, liệt tưởng, liệt kiến, liệt tầm, liệt tư (cetanà), liệt hy vọng (patthanà), liệt ước nguyện, liệt nhân (puggalà), liệt ngữ sanh khởi. Liệt là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng liệt là sự thọ sanh (uppatti) của vị ấy.
7) Này Kaccàyana, do duyên trung giới, trung tưởng, trung kiến, trung tầm, trung tư, trung hy vọng, trung ước nguyện, trung nhân, trung ngữ sanh khởi. Trung là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng trung là sự thọ sanh của vị ấy.
8) Này Kaccàyana, do duyên thắng giới, thắng tưởng, thắng kiến, thắng tầm, thắng tư, thắng hy vọng, thắng ước nguyện, thắng nhân, thắng ngữ sanh khởi. Thắng là điều vị ấy nói, vị ấy thuyết, vị ấy trình bày, vị ấy đề xướng, vị ấy hiển thị, vị ấy phân biệt, vị ấy tuyên thị. Ta nói rằng thắng là sự thọ sanh của vị ấy.
IV. Liệt Ý Chí (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,154)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
V. Nghiệp (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakùta (Linh Thứu) .
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
3) Tôn giả Mahàmoggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
4) Tôn giả Mahà Kassapa cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Tôn giả Anuruddha cùng với... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
6) Tôn giả Punna Mantàniputta cùng với... bao nhiêu.
7) Tôn giả Upàli cùng với... bao nhiêu.
8) Tôn giả Ananda cùng với... bao nhiêu.
9) Tôn giả Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
10) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Sàriputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại trí tuệ.
11) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Moggallàna cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đại thần thông.
12) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy chủ trương hạnh đầu đà.
13) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc có thiên nhãn.
14) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Punna Mantàniputta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc thuyết pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Upàli cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc trì luật.
16) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Ananda cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là bậc đa văn.
17) Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông Tỷ-kheo đang đi kinh hành?
-- Thưa có, bạch Thế Tôn.
-- Này các Tỷ-kheo, tất cả vị Tỷ-kheo ấy là ác dục.
18) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
19) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
20) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
21) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
VI. Kinh Với Các Bài Kệ (Tạp, Ðại 2,115a) (S.ii,157)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
6) Ví như, này các Tỷ-kheo, phẩn cùng hòa hợp, cùng đi với phẩn; nước tiểu cùng hòa hợp, cùng đi với nước tiểu; nước miếng cùng hòa hợp, cùng đi với nước miếng; mủ cùng hòa hợp, cùng đi với mủ; máu cùng hòa hợp, cùng đi với máu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp với nhau, cùng đi với nhau. Các chúng sanh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh liệt ý chí.
II
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
12) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
13) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
14) Ví như, này các Tỷ-kheo, sữa cùng hòa hợp, cùng đi với sữa; dầu cùng hòa hợp, cùng đi với dầu; thục tô cùng hòa hợp, cùng đi với thục tô; mật ong cùng hòa hợp, cùng đi với mật ong; mật mía cùng hòa hợp, cùng đi với mật mía. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
15) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
16) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
17) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sanh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sanh thiện ý chí.
18) Thế Tôn thuyết như vậy. Thiện Thệ thuyết như vậy xong, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:
Liên lạc, dục tình sanh,
Liên lạc, không được đoạn,
Như leo tấm ván nhỏ,
Bị chìm giữa sóng lớn.
Cũng vậy, đến kẻ nhác,
Kẻ sống thiện cũng chìm.
Do vậy, hãy tránh xa
Kẻ nhác, không tinh tấn,
Hãy cọng trú bậc Hiền,
Bậc Thánh sống viễn ly,
Thường siêng năng tinh tấn,
Tinh cần tu Thiền tịnh.
VII. Bất Tín (S.ii,159)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trí tuệ.
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau.
6) Kẻ bất tín đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với kẻ ác tuệ.
Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Kẻ bất tín sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với kẻ ác tuệ.
7) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
II
8) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ, cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
9) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ...
10) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai...
11) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
VIII. Năm Kinh Về Căn Bản Bất Tín (S.ii,160)
1) ... Trú tại Sàvatthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ. Kẻ tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sanh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau...
4) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sanh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau...
5) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới thời hiện tại, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau...
Kẻ bất tín... với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn... với kẻ không biết thẹn. Kẻ ác tuệ.. với kẻ ác tuệ...Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
II
6) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Như vậy, cần phải hiểu rộng.
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
7) ... thời quá khứ...
8) ... thời vị lai...
9) ... thời hiện tại...
III
10) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
11) ... thời quá khứ...
12) ... thời vị lai...
13) ... thời hiện tại...
IV
14) Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới...
Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ tinh cần. .. với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
15) ... thời quá khứ...
16) ... thời vị lai...
17) ... thời hiện tại...
V
18) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ có tín... với kẻ có tín. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
19) ... thời quá khứ...
20) ... thời vị lai...
21) ... thời hiện tại...
IX. Bốn Kinh Về Căn Bản Không Biết Thẹn (S.ii,162)
1) ... Trú ở Sàtthi.
I
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy theo giới...
Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn, Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
II
3) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
III
4) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn... với kẻ biết thẹn. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
IV
5) Kẻ không biết thẹn cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết thẹn. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
6-8) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
X. Ba Kinh Về Căn Bản Không Biết Sợ (S.ii,163)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ ít nghe... với kẻ ít nghe. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
10) Kẻ không biết sợ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không biết sợ. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ... với kẻ có trí tuệ.
11-13) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XI. Hai Kinh Về Ít Nghe (Tạp 16.50 Thiếu văn đẳng. Ðại 2,115c) (S.ii,164)
1) Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ biếng nhác... với kẻ biếng nhác. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều... với kẻ nghe nhiều. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
6) Kẻ ít nghe cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ít nghe. Kẻ thất niệm... với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ nghe nhiều. .. với kẻ nghe nhiều. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm.... Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
7-9) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
XII. Biếng Nhác (S.ii,165)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
Kẻ biếng nhác cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ biếng nhác. Kẻ thất niệm. .. với kẻ thất niệm. Kẻ ác tuệ... với kẻ ác tuệ. Kẻ tinh cần... với kẻ tinh cần. Kẻ trì niệm... với kẻ trì niệm. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
3-5) ... thời quá khứ... thời vị lai... thời hiện tại.
III. Phẩm Nghiệp ÐạoThứ Ba
I. Không Tịch Tịnh (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn. .. với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ không tịch tịnh... với kẻ không tịch tịnh. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ có tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ tịch tịnh. .. với kẻ tịch tịnh. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
II. Ác Giới (S.ii,166)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ bất tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ bất tín. Kẻ không biết thẹn. .. với kẻ không biết thẹn. Kẻ không biết sợ... với kẻ không biết sợ. Kẻ ác giới... với kẻ ác giới. Kẻ ác tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ ác tuệ.
4) Kẻ có tín cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tín. Kẻ biết thẹn. .. với kẻ biết thẹn. Kẻ biết sợ... với kẻ biết sợ. Kẻ trì giới... với kẻ trì giới. Kẻ có trí tuệ cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có trí tuệ.
III. Năm Học Pháp (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho. .. với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục.. . với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ đắm say rượu men, rượu nấu cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ đắm say rượu men, rượu nấu.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho... với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ không tà hạnh trong các dục... với kẻ không tà hạnh trong các dục. Kẻ không nói láo... với kẻ không nói láo. Kẻ không đắm say rượu men, rượu nấu cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ không đắm say rượu men, rượu nấu.
IV. Bảy Nghiệp Ðạo (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho... với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục... với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ nói hai lưỡi...với kẻ nói hai lưỡi. Kẻ ác ngữ... với kẻ ác ngữ. Kẻ nói lời phù phiếm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ nói lời phù phiếm.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho. .. với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục... với kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục. Kẻ từ bỏ nói láo... với kẻ từ bỏ nói láo. Kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi... với kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi. Kẻ từ bỏ ác ngữ... với kẻ từ bỏ ác ngữ. Kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm.
V. Mười Nghiệp Ðạo (S.ii,167)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ sát sanh. Kẻ lấy vật không cho. .. với kẻ lấy vật không cho. Kẻ tà hạnh trong các dục... với kẻ tà hạnh trong các dục. Kẻ nói láo... với kẻ nói láo. Kẻ nói hai lưỡi... với kẻ nói hai lưỡi. Kẻ ác ngữ... với kẻ ác ngữ. Kẻ nói lời phù phiếm... cùng đi với kẻ nói lời phù phiếm. Kẻ có tham tâm... với kẻ có tham tâm. Kẻ có sân tâm... với kẻ có sân tâm. Kẻ có tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ có tà kiến.
4) Kẻ từ bỏ sát sanh cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ từ bỏ sát sanh. Kẻ từ bỏ lấy vật không cho... với kẻ từ bỏ lấy vật không cho. Kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục... với kẻ từ bỏ tà hạnh trong các dục. Kẻ từ bỏ nói láo... với kẻ từ bỏ nói láo. Kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi... với kẻ từ bỏ nói lời hai lưỡi. Kẻ từ bỏ ác ngữ... với kẻ từ bỏ ác ngữ. Kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm... với kẻ từ bỏ nói lời phù phiếm. Kẻ từ bỏ tham tâm... với kẻ từ bỏ tham tâm. Kẻ từ bỏ sân tâm... với kẻ từ bỏ sân tâm. Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến.
VI. Tám Chi (S.ii,,168)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà kiến. Kẻ tà tư duy... Kẻ tà ngữ... Kẻ tà nghiệp... Kẻ tà mạng... Kẻ tà tinh tấn... Kẻ tà niệm... Kẻ tà định cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà định.
4) Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến. Kẻ chánh tư duy... Kẻ chánh ngữ... Kẻ chánh nghiệp... Kẻ chánh mạng... Kẻ chánh tinh tấn... Kẻ chánh niệm... Kẻ chánh định cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh định.
VII. Mười Chi (S.ii,168)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, tùy thuộc theo giới, các chúng sanh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau.
3) Kẻ tà kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà kiến. Kẻ tà tư duy... Kẻ tà ngữ... Kẻ tà nghiệp... Kẻ tà mạng... Kẻ tà tinh tấn... Kẻ tà niệm... Kẻ tà định... Kẻ tà trí... Kẻ tà giải thoát cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ tà giải thoát.
4) Kẻ chánh kiến cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh kiến. Kẻ chánh tư duy... Kẻ chánh ngữ... Kẻ chánh nghiệp... Kẻ chánh mạng... Kẻ chánh tinh tấn... Kẻ chánh niệm... Kẻ chánh định... Kẻ chánh trí... Kẻ chánh giải thoát cùng hòa hợp, cùng đi với kẻ chánh giải thoát.
IV. Phẩm Thứ Tư
I. Bốn (S.ii,169)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này.
Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới. Này các Tỷ-kheo, đây là bốn giới này.
II. Trước (S.ii,169)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, chưa thành Chánh Ðẳng Giác, khi Ta còn là Bồ-tát, Ta suy nghĩ như sau:
3) "Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của địa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của thủy giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của hỏa giới? Cái gì là vị ngọt, cái gì là nguy hiểm, cái gì là sự xuất ly của phong giới?"
4) Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau:
5) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên địa giới, đó là vị ngọt của địa giới. Cái gì vô thường, khổ, biến hoại của địa giới, đó là nguy hiểm của địa giới. Sự nhiếp phục dục và tham (chandaràga), sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của địa giới".
6) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên thủy giới...".
7) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên hỏa giới...".
8) "Lạc gì, hỷ gì khởi lên do duyên phong giới, đó là vị ngọt của phong giới. Cái gì vô thường, khổ, biến hoại của phong giới, đó là nguy hiểm của phong giới. Sự nhiếp phục dục và tham, sự đoạn tận dục và tham là sự xuất ly của phong giới".
9) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này Ta chưa như thực thắng tri (abbhannàsim) như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, Ta chưa được chứng ngộ, chưa chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác, đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với chúng Sa-môn và Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
10) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta đã chứng ngộ, đã chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới và đối với chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
11) Tri và kiến đã khởi lên ở nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời sống này là tối hậu, nay không còn tái sanh nữa".
III. Ta Ðã Ði (S.ii,171)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của địa giới. Ta đã tìm được vị ngọt của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy vị ngọt ấy.
3) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm nguy hiểm của địa giới. Ta đã tìm được nguy hiểm của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy nguy hiểm ấy.
4) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm sự xuất ly của địa giới. Ta đã tìm được sự xuất ly của địa giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy sự xuất ly ấy.
5-7) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của thủy giới...
8-10) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của hỏa giới...
11) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm vị ngọt của phong giới. Ta đã tìm được vị ngọt của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy vị ngọt ấy.
12) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm nguy hiểm của phong giới. Ta đã tìm sự được nguy hiểm của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy nguy hiểm ấy.
13) Này các Tỷ-kheo, Ta đã đi tìm sự xuất ly của phong giới. Ta đã tìm được sự xuất ly của phong giới. Với trí tuệ, Ta đã khéo thấy sự xuất ly ấy.
14) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta chưa như thật thắng tri, như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta chưa được chứng ngộ, chưa được chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, và đối với chúng Sa-môn, Bà-la-môn với chư Thiên và loài Người.
15) Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào đối với bốn giới này, Ta đã như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, Ta đã chứng ngộ, đã chứng tri vô thượng Chánh Ðẳng Giác đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, và đối với chúng Sa-môn, Bà-la- môn với chư Thiên và loài Người.
16) Tri và kiến đã khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðời sống này là tối hậu, nay không còn tái sanh nữa".
IV. Nếu Không Có Cái Này (S.ii,177)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của địa giới, thời chúng sanh có thể không tham đắm địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của địa giới, do vậy chúng sanh tham đắm địa giới.
3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hiểm của địa giới, thời chúng sanh có thể không nhàm chán địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hiểm của địa giới, do vậy chúng sanh nhàm chán địa giới.
4) Này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly địa giới thời, chúng sanh có thể không xuất ly địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly của địa giới, do vậy chúng sanh xuất ly địa giới.
5-7) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của thủy giới...
8-10) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của hỏa giới...
11) Này các Tỷ-kheo, nếu không có vị ngọt của phong giới, thời chúng sanh có thể không tham đắm phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có vị ngọt của phong giới, do vậy chúng sanh tham đắm phong giới.
12) Này các Tỷ-kheo, nếu không có nguy hiểm của phong giới, thời chúng sanh có thể không nhàm chán phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có nguy hiểm của phong giới, do vậy chúng sanh nhàm chán phong giới.
13) Và này các Tỷ-kheo, nếu không có sự xuất ly của phong giới, thời chúng sanh có thể không xuất ly phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, có sự xuất ly phong giới, do vậy chúng sanh xuất ly phong giới.
14) Này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các chúng sanh đối với bốn giới này chưa như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, các chúng sanh này không sống với tâm viễn ly, không tương quan, không liên hệ, với những chướng ngại được từ bỏ đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
15) Và này các Tỷ-kheo, cho đến khi nào các chúng sanh đối với bốn giới này đã như thật thắng tri như vậy vị ngọt là vị ngọt, như vậy nguy hiểm là nguy hiểm, như vậy xuất ly là xuất ly; thời này các Tỷ-kheo, các chúng sanh này sống với tâm viễn ly, không tương quan, không liên hệ với những chướng ngại được từ bỏ đối với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, với chư Thiên và loài Người.
V. Khổ (S.ii,173)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, nếu địa giới thuần khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; thời các chúng sanh có thể không tham đắm địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, địa giới là lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ, do vậy chúng sanh tham đắm địa giới.
3) Này các Tỷ-kheo, nếu thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo, nếu hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, nếu phong giới thuần khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc, thời chúng sanh có thể không có tham đắm phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, phong giới là lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; do vậy các chúng sanh tham đắm phong giới.
6) Này các Tỷ-kheo, nếu địa giới thuần lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; thời các chúng sanh có thể không nhàm chán địa giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, địa giới là khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; do vậy các chúng sanh nhàm chán địa giới.
7) Này các Tỷ-kheo, nếu thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo, nếu hỏa giới...
9) Này các Tỷ- kheo, nếu phong giới thuần lạc, đầy những lạc, chìm đắm trong lạc, không chìm đắm trong khổ; thời các chúng sanh không nhàm chán phong giới. Và vì rằng, này các Tỷ-kheo, phong giới là khổ, đầy những khổ, chìm đắm trong khổ, không chìm đắm trong lạc; do vậy các chúng sanh nhàm chán phong giới.
VI. Hoan Hỷ (S.ii,174)
I
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ địa giới, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
3) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, ai hoan hỷ phong giới, người ấy hoan hỷ khổ. Ai hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
II
6) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ địa giới, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ.
7) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, ai không hoan hỷ phong giới, người ấy không hoan hỷ khổ. Ai không hoan hỷ khổ, Ta nói rằng người ấy không giải thoát khổ.
VII. Sanh Khởi (S.ii,175)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi, sự an trú, sự tái sanh, sự tái hiện hữu của địa giới là sự sanh khởi của khổ, sự an trú của tham, sự tái hiện hữu của già chết.
3) Này các Tỷ-kheo... của thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo... của hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, sự sanh khởi, sự an trú, sự tái sanh, sự tái hiện hữu của phong giới là sự sanh khởi của khổ, sự an trú của tham, sự tái hiện hữu của già chết.
6) Này các Tỷ-kheo, sự đoạn diệt, tịnh chỉ, tiêu diệt của địa giới là sự đoạn diệt của khổ, sự tịnh chỉ của tham, sự tiêu diệt của già chết.
7) Này các Tỷ-kheo... của thủy giới...
8) Này các Tỷ-kheo. .. của hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, sự đoạn diệt, tịnh chỉ, tiêu diệt của phong giới là sự đoạn diệt của khổ, sự tịnh chỉ của tham, sự tiêu diệt của già chết.
VIII. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,175)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
3) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với bốn giới này không như thật quán tri (pajànati) vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những Sa-môn, không được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa những Bà-la-môn không được chấp nhận là Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại cũng không với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
4) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào đối với bốn giới này như thật quán tri vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những Sa-môn, được chấp nhận là Sa-môn, hay giữa những Bà-la-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn. Và các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
IX. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,176)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, có bốn giới này. Thế nào là bốn? Ðịa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới.
3) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với bốn giới này, không như thật quán tri sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm, sự xuất ly, này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy... mục đích của Ba-la-môn hạnh.
4) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào, đối với bốn giới này, như thật quán tri... mục đích của Ba-la-môn hạnh.
X. Sa Môn, Bà La Môn (S.ii,176)
1) ... Trú ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tri địa giới tập khởi, không quán tri địa giới đoạn diệt, không quán tri con đường đưa đến địa giới đoạn diệt...
3) Này các Tỷ-kheo... không quán tri thủy giới...
4) Này các Tỷ-kheo... không quán tri hỏa giới...
5) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào không quán tri phong giới, không quán tri phong giới tập khởi, không quán tri phong giới đoạn diệt, không quán tri con đường đưa đến phong giới đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa những vị Sa-môn, không được chấp nhận là Sa-môn, giữa những vị Bà-la-môn, không được chấp nhận là Bà-la-môn. Và những vị Tôn giả ấy ngay trong hiện tại không thể tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.
6) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tri địa giới, quán tri địa giới tập khởi, quán tri địa giới đoạn diệt, quán tri con đường đưa đến địa giới đoạn diệt...
7) ... quán tri thủy giới...
8) ... quán tri hỏa giới...
9) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào quán tri phong giới, quán tri phong giới tập khởi, quán tri phong giới đoạn diệt, quán tri con đường đưa đến phong giới đoạn diệt, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn ấy, giữa các vị Sa-môn, được chấp nhận là Sa-môn, giữa các vị Bà-la-môn, được chấp nhận là Bà-la-môn. Và những bậc Tôn giả ấy ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú mục đích Sa-môn hạnh hay mục đích Bà-la-môn hạnh.

Chapter III. Dhātusaṃyutta Connected Discourses on Elements

Translated by: Bhikkhu Boddhi

I. DIVERSITY
(Internal Pentad)
1 (1) Diversity of Elements


At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, I will teach you the diversity of elements. 223 Listen to that and attend closely, I will speak.”
“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The eye element,
form element, eye-consciousness element; the ear element, sound element,
ear-consciousness element; the nose element, odour element, nose- consciousness element; the tongue element, taste element, tongue- consciousness element; the body element, tactile-object element, body- consciousness element; the mind element, mental-phenomena element, mind-consciousness element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements.”224
2 (2) Diversity of Contacts
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts. And what, bhikkhus, is the diversity of
elements? The eye element, the ear element, the nose element, the tongue element, the body element, the mind element. This is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts? In dependence on the eye element there arises eye-contact; in dependence on the ear element there arises ear- contact; in dependence on the nose element there arises nose-contact; [141] in dependence on the tongue element there arises tongue-contact; in dependence on the body element there arises body-contact; in dependence on the mind element there arises mind-contact.225 It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts.”
3 (3) Not Diversity of Contacts
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts. The diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts.
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The eye element … the mind element. This is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts; that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts?
“In dependence on the eye element there arises eye-contact; the eye element does not arise in dependence on eye-contact…. In dependence on the mind element there arises mind-contact; the mind element does not arise in dependence on mind-contact.226 It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts; that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts.”
4 (4) Diversity of Feelings (1)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts; in dependence on the diversity of contacts that there arises the diversity of feelings.
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? [142] The eye element
... the mind element. This is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts; that in dependence on the diversity of contacts there arises the diversity of feelings? In dependence on the eye element there arises eye-contact; in dependence on eye-contact there arises feeling born of eye-contact. In dependence on the ear element there arises ear-contact; in dependence on ear-contact there arises feeling born of ear- contact. In dependence on the nose element there arises nose-contact; in dependence on nose-contact there arises feeling born of nose-contact. In dependence on the tongue element there arises tongue-contact; in dependence on tongue-contact there arises feeling born of tongue-contact. In dependence on the body element there arises body-contact; in dependence on body-contact there arises feeling born of body-contact. In dependence on the mind element there arises mind-contact; in dependence on mind-contact there arises feeling born of mind-contact.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts; that in dependence on the diversity of contacts there arises the diversity of feelings.”
5 (5) Diversity of Feelings (2)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of contacts; in dependence on the diversity of contacts that there arises the diversity of feelings. The diversity of contacts does not arise in dependence on the diversity of feelings; the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts.
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The eye element … the mind element. This is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts; that in dependence on the diversity of contacts there arises the diversity of feelings? That the diversity of contacts does not arise in dependence on the diversity of feelings; that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts?
“In dependence on the eye element there arises eye-contact; in dependence on eye-contact there arises feeling born of eye-contact. Eye- contact does not arise in dependence on feeling born of eye-contact; [143] the eye element does not arise in dependence on eye-contact…. In dependence on the mind element there arises mind-contact; in dependence on mind-contact there arises feeling born of mind-contact. Mind-contact does not arise in dependence on feeling born of mind-contact; the mind element does not arise in dependence on mind-contact.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of contacts … the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of contacts.”
(External Pentad)
6 (6) Diversity of External Elements
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, I will teach you the diversity of elements. Listen to that and attend closely, I will speak….
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The form element, the sound element, the odour element, the taste element, the tactile-object element, the mental-phenomena element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements.”
7 (7) Diversity of Perceptions
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of perceptions; in dependence on the diversity of perceptions that there arises the diversity of intentions; in dependence on
the diversity of intentions that there arises the diversity of desires; in dependence on the diversity of desires that there arises the diversity of passions; in dependence on the diversity of passions that there arises the diversity of quests.
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The form element ... the mental-phenomena element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements. [144]
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of passions there arises the diversity of quests?
“In dependence on the form element there arises perception of form; in dependence on perception of form there arises intention regarding form; in dependence on intention regarding form there arises desire for form; in dependence on desire for form there arises passion for form; in dependence on passion for form there arises the quest for form. 227
“In dependence on the mental-phenomena element there arises perception of mental phenomena; in dependence on perception of mental phenomena there arises intention regarding mental phenomena; in dependence on intention regarding mental phenomena there arises desire for mental phenomena; in dependence on desire for mental phenomena there arises passion for mental phenomena; in dependence on passion for mental phenomena there arises the quest for mental phenomena.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of passions there arises the diversity of quests.”
8 (8) Not Diversity of Quests
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of perceptions … (as in preceding sutta) in
dependence on the diversity of passions that there arises the diversity of quests. The diversity of passions does not arise in dependence on the
diversity of quests; [145] the diversity of desires does not arise in dependence on the diversity of passions; the diversity of intentions does not arise in dependence on the diversity of desires; the diversity of perceptions does not arise in dependence on the diversity of intentions; the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions.228
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The form element ... the mental-phenomena element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of passions there arises the diversity of quests? That the diversity of passions does not arise in dependence on the diversity of quests ... that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions?
“In dependence on the form element there arises perception of form; [… in dependence on passion for form there arises the quest for form. Passion for form does not arise in dependence on the quest for form; desire for form does not arise in dependence on passion for form; intention regarding form does not arise in dependence on desire for form; perception of form does not arise in dependence on intention regarding form; the form element does not arise in dependence on perception of form.] ... 229
“In dependence on the mental-phenomena element there arises perception of mental phenomena; [146] … in dependence on passion for mental phenomena there arises the quest for mental phenomena. Passion for mental phenomena does not arise in dependence on the quest for mental phenomena … the mental-phenomena element does not arise in dependence on perception of mental phenomena.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of passions there arises the diversity of quests. That the diversity of passions does not arise in dependence on the diversity of quests
... that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions.”
9 (9) Diversity of External Contacts (1)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of perceptions; in dependence on the diversity of perceptions that there arises the diversity of intentions; in dependence on the diversity of intentions that there arises the diversity of contacts; in dependence on the diversity of contacts that there arises the diversity of feelings; in dependence on the diversity of feelings that there arises the diversity of desires; in dependence on the diversity of desires that there arises the diversity of passions; in dependence on the diversity of passions that there arises the diversity of quests; in dependence on the diversity of quests that there arises the diversity of gains.230
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The form element ... the mental-phenomena element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements
[147] there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of quests there arises the diversity of gains?
“In dependence on the form element there arises perception of form; in dependence on perception of form there arises intention regarding form; in dependence on intention regarding form there arises contact with form; in dependence on contact with form there arises feeling born of contact with form; in dependence on feeling born of contact with form there arises desire for form; in dependence on desire for form there arises passion for form; in dependence on passion for form there arises the quest for form; in dependence on the quest for form there arises the gain of form….
“In dependence on the mental-phenomena element there arises perception of mental phenomena; in dependence on perception of mental phenomena there arises intention regarding mental phenomena … contact with mental phenomena … feeling born of contact with mental phenomena
… desire for mental phenomena … passion for mental phenomena … the quest for mental phenomena; in dependence on the quest for mental phenomena there arises the gain of mental phenomena.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of quests there arises the diversity of gains.”
10 (10) Diversity of External Contacts (2)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is in dependence on the diversity of elements that there arises the diversity of perceptions … [148] (as in the preceding sutta)
… in dependence on the diversity of quests that there arises the diversity of gains. The diversity of quests does not arise in dependence on the diversity of gains; the diversity of passions does not arise in dependence on the diversity of quests ... the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions.
“And what, bhikkhus, is the diversity of elements? The form element ... the mental-phenomena element. This, bhikkhus, is called the diversity of elements.
“And how is it, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of quests there arises the diversity of gains? That the diversity of quests does not arise in dependence on the diversity of gains ... that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions?
“In dependence on the form element there arises perception of form ... in dependence on the mental-phenomena element there arises perception of mental phenomena … in dependence on the quest for mental phenomena there arises the gain of mental phenomena. The quest for mental phenomena does not arise in dependence on the gain of mental phenomena; passion for mental phenomena does not arise in dependence on the quest for mental phenomena; [149] desire for mental phenomena does not arise in dependence on passion for mental phenomena; feeling born of contact with mental phenomena does not arise in dependence on desire for mental phenomena; contact with mental phenomena does not arise in dependence on feeling born of contact with mental phenomena; intention regarding
mental phenomena does not arise in dependence on contact with mental phenomena; perception of mental phenomena does not arise in dependence on intention regarding mental phenomena; the mental-phenomena element does not arise in dependence on perception of mental phenomena.
“It is in this way, bhikkhus, that in dependence on the diversity of elements there arises the diversity of perceptions … that in dependence on the diversity of quests there arises the diversity of gains; that the diversity of quests does not arise in dependence on the diversity of gains ... that the diversity of elements does not arise in dependence on the diversity of perceptions.”
II. THE SECOND SUBCHAPTER
(Seven Elements)
11 (1) Seven Elements
At Sāvatthı̄. [150] “Bhikkhus, there are these seven elements. What seven? The light element, the beauty element, the base of the infinity of space element, the base of the infinity of consciousness element, the base of nothingness element, the base of neither-perception-nor-nonperception element, the cessation of perception and feeling element. These are the seven elements.”231
When this was said, a certain bhikkhu asked the Blessed One: “Venerable sir, as to the light element ... the cessation of perception and feeling element: in dependence on what are these elements discerned?”
“Bhikkhu, the light element is discerned in dependence on darkness. The beauty element is discerned in dependence on foulness. The base of the infinity of space element is discerned in dependence on form. The base of the infinity of consciousness element is discerned in dependence on the base of the infinity of space. The base of nothingness element is discerned in dependence on the base of the infinity of consciousness. The base of neither-perception-nor-nonperception element is discerned in dependence on the base of nothingness. The cessation of perception and feeling element is discerned in dependence on cessation.”232 “But, venerable sir, as to the light element ... the cessation of perception and feeling element: how is the attainment of these elements to be attained?”
“The light element, the beauty element, the base of the infinity of space element, the base of the infinity of consciousness element, [151] and the base of nothingness element: these elements are to be attained as attainments with perception. The base of neither-perception-nor-
nonperception element: this element is to be attained as an attainment with a residue of formations.233 The cessation of perception and feeling element: this element is to be attained as an attainment of cessation.”
12 (2) With a Source
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, sensual thought arises with a source, not without a source; thought of ill will arises with a source, not without a source; thought of harming arises with a source, not without a source. And how is this so?
“In dependence on the sensuality element there arises sensual perception;234 in dependence on sensual perception there arises sensual intention; in dependence on sensual intention there arises sensual desire; in dependence on sensual desire there arises sensual passion; in dependence on sensual passion there arises a sensual quest. Engaged in a sensual quest, the uninstructed worldling conducts himself wrongly in three ways—with body, speech, and mind.
“In dependence on the ill will element there arises perception of ill will;235 in dependence on perception of ill will there arises intention of ill will; in dependence on intention of ill will there arises desire [driven by] ill will; in dependence on desire [driven by] ill will there arises passion [driven by] ill will; in dependence on passion [driven by] ill will there arises a quest [driven by] ill will. Engaged in a quest [driven by] ill will, the uninstructed worldling conducts himself wrongly in three ways—with body, speech, and mind.
“In dependence on the harmfulness element there arises perception of harming;236 in dependence on perception of harming there arises intention to harm; in dependence on intention to harm there arises desire to harm; in dependence on desire to harm there arises passion to harm; in dependence on passion to harm there arises a quest to harm. Engaged in a quest to harm,
[152] the uninstructed worldling conducts himself wrongly in three ways— with body, speech, and mind.
“Suppose, bhikkhus, a man would drop a blazing grass torch into a thicket of dry grass. If he does not quickly extinguish it with his hands and feet, the creatures living in the grass and wood will meet with calamity and disaster. So too, if any ascetic or brahmin does not quickly abandon, dispel, obliterate, and annihilate the unrighteous perceptions that have arisen in him, he dwells in suffering in this very life, with vexation, despair, and fever; and with the breakup of the body, after death, a bad destination may be expected for him.
“Bhikkhus, thought of renunciation arises with a source, not without a source; thought of non-ill will arises with a source, not without a source; thought of harmlessness arises with a source, not without a source. And how is this so?
“In dependence on the renunciation element there arises perception of renunciation;237 in dependence on perception of renunciation there arises intention of renunciation; in dependence on intention of renunciation there arises desire for renunciation; in dependence on desire for renunciation there arises passion for renunciation; in dependence on passion for renunciation there arises a quest for renunciation. Engaged in a quest for renunciation, the instructed noble disciple conducts himself rightly in three ways—with body, speech, and mind.
“In dependence on the non-ill will element there arises perception of non- ill will;238 in dependence on perception of non-ill will there arises intention of non-ill will; in dependence on intention of non-ill will there arises desire [guided by] non-ill will; in dependence on desire [guided by] non-ill will there arises passion [guided by] non-ill will; in dependence on passion [guided by] non-ill will there arises a quest [guided by] non-ill will. Engaged in a quest [guided by] non-ill will, the instructed noble disciple conducts himself rightly in three ways—with body, speech, and mind.
“In dependence on the harmlessness element there arises perception of harmlessness;239 [153] in dependence on perception of harmlessness there arises intention of harmlessness; in dependence on intention of harmlessness there arises desire for harmlessness; in dependence on desire for harmlessness there arises passion for harmlessness; in dependence on
passion for harmlessness there arises a quest for harmlessness. Engaged in a quest for harmlessness, the instructed noble disciple conducts himself rightly in three ways—with body, speech, and mind.
“Suppose, bhikkhus, a man would drop a blazing grass torch into a thicket of dry grass. If he quickly extinguishes it with his hands and feet, the creatures living in the grass and wood will not meet with calamity and disaster. So too, if any ascetic or brahmin quickly abandons, dispels, obliterates, and annihilates the unrighteous perceptions that have arisen in him, he dwells happily in this very life, without vexation, despair, and fever; and with the breakup of the body, after death, a good destination may be expected for him.”
13 (3) The Brick Hall
On one occasion the Blessed One was dwelling at Ñātika in the Brick Hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, in dependence on an element there arises a perception, there
arises a view, there arises a thought.”240
When this was said, the Venerable Saddha Kaccāyana said to the Blessed One: “Venerable sir, when, in regard to those who are not perfectly enlightened, the view arises, ‘These are Perfectly Enlightened Ones,’ in dependence on what is this view discerned?” 241
“Mighty, Kaccāyana, is this element, the element of ignorance. [154] In dependence on an inferior element, Kaccāyana, there arises an inferior perception, an inferior view, inferior thought, inferior volition, inferior longing, an inferior wish, an inferior person, inferior speech. He explains, teaches, proclaims, establishes, discloses, analyses, and elucidates the inferior. His rebirth, I say, is inferior.
“In dependence on a middling element, Kaccāyana, there arises a middling perception, a middling view, middling thought, middling volition, middling longing, a middling wish, a middling person, middling speech. He
explains, teaches, proclaims, establishes, discloses, analyses, and elucidates the middling. His rebirth, I say, is middling.
“In dependence on a superior element, Kaccāyana, there arises a superior perception, a superior view, superior thought, superior volition, superior longing, a superior wish, a superior person, superior speech. He explains, teaches, proclaims, establishes, discloses, analyses, and elucidates the superior. His rebirth, I say, is superior.”
14 (4) Inferior Disposition
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those of an inferior disposition come together and unite with those of an inferior disposition; those of a good disposition come together and unite with those of a good disposition. 242 In the past, by way of elements, beings came together and united…. In the future, too, by way of elements, beings will come together and unite…. [155] Now too, at present, by way of elements, beings come together and unite. Those of an inferior disposition come together and unite with those of an inferior disposition; those of a good disposition come together and unite with those of a good disposition.”
15 (5) Walking Back and Forth
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion, not far from the Blessed One, the Venerable Sāriputta was walking back and forth with a number of bhikkhus; the Venerable Mahāmoggallāna … the Venerable Mahākassapa … the Venerable Anuruddha … the Venerable Puṇṇa Mantāniputta … the Venerable Upāli … the Venerable Ānanda was walking back and forth with a number of bhikkhus. And not far from the Blessed One, Devadatta too was walking back and forth with a number of bhikkhus.
Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, do you see Sāriputta walking back and forth with a number of bhikkhus?”243
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus are of great wisdom. Do you see Moggallāna walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus have great spiritual power. Do you see Kassapa walking back and forth with a number of bhikkhus?” [156]
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus are proponents of the ascetic practices. Do you see Anuruddha walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus possess the divine eye. Do you see Puṇṇa Mantāniputta walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus are speakers on the Dhamma. Do you see Upāli walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus are upholders of the Discipline. Do you see Ānanda walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus are highly learned. Do you see Devadatta walking back and forth with a number of bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“All those bhikkhus have evil wishes.
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those of an inferior disposition come together and unite with those of an inferior disposition; those of a good disposition come together and unite
with those of a good disposition. In the past they did so, in the future they will do so, [157] and now at present they do so too.”
16 (6) With Verses
At Sāvatthı̄.244 “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite: those of an inferior disposition come together and unite with those of an inferior disposition. In the past they did so, in the future they will do so, and now at present they do so too.
“Just as excrement comes together and unites with excrement, urine with urine, spittle with spittle, pus with pus, and blood with blood, so too, bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite: those of an inferior disposition come together and unite with those of an inferior disposition. In the past they did so, in the future they will do so, and now at present they do so too. [158]
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite: those of a good disposition come together and unite with those of a good disposition. In the past they did so, in the future they will do so, and now at present they do so too.
“Just as milk comes together and unites with milk, oil with oil, ghee with ghee, honey with honey, and molasses with molasses, so too, bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite: those of a good disposition come together and unite with those of a good disposition. In the past they did so, in the future they will do so, and now at present they do so too.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
“From association the woods of lust is born,245 By nonassociation the woods is cut.
Just as one who has mounted a wooden plank Would sink upon the mighty sea,
So one of virtuous living sinks
By consorting with a lethargic person.
“Thus one should avoid such a person— One lethargic, devoid of energy.
Keep company with the wise, With resolute meditators,
With the noble ones who dwell secluded, Their energy constantly aroused.” [159]
17 (7) Lacking Faith
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those lacking faith come together and unite with those lacking faith, the shameless with the shameless, those unafraid of wrongdoing with those unafraid of wrongdoing, the unlearned with the unlearned, the lazy with the lazy, the muddle-minded with the muddle-minded, the unwise with the unwise. In the past it was so; in the future it will be so; [160] and now too at present it is so.
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those having faith come together and unite with those having faith, those having a sense of shame with those having a sense of shame, those afraid of wrongdoing with those afraid of wrongdoing, the learned with the learned, the energetic with the energetic, the mindful with the mindful, the wise with the wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.”
18 (8) Rooted in those Lacking Faith
(i)
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite.
[161] Those lacking faith come together and unite with those lacking faith,
the shameless with the shameless, the unwise with the unwise. Those having faith come together and unite with those having faith, those having a sense of shame with those having a sense of shame, the wise with the wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.” (The next four parts of this sutta substitute the following in the second place, instead of “the shameless,” and “those having a sense of shame”:)
(ii) those unafraid of wrongdoing, those afraid of wrongdoing;
(iii) the unlearned, the learned; [162]
(iv) the lazy, the energetic;
(v) the muddle-minded, the mindful.
19 (9) Rooted in the Shameless
(i)
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. The shameless come together and unite with the shameless, [163] those unafraid of wrongdoing with those unafraid of wrongdoing, the unwise with the unwise. Those having a sense of shame come together and unite with those having a sense of shame, those afraid of wrongdoing with those afraid of wrongdoing, the wise with the wise. [In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.]” (The next three parts of this sutta substitute the following in the second place, instead of “those unafraid of wrongdoing,” and “those afraid of wrongdoing”:)
(ii) the unlearned, the learned;
(iii) the lazy, the energetic;
(iv) the muddle-minded, the mindful.
20 (10) Rooted in those Unafraid of Wrongdoing
(i)
[164] “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those unafraid of wrongdoing come together and unite with those
unafraid of wrongdoing, the unlearned with the unlearned, the unwise with the unwise. Those afraid of wrongdoing come together and unite with those afraid of wrongdoing, the learned with the learned, the wise with the wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.”
(The next two parts of this sutta substitute the following in the second place, instead of “the unlearned,” and “the learned”:)
(ii) the lazy, the energetic;
(iii) the muddle-minded, the mindful.
21 (11) Rooted in the Unlearned
(i)
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. The unlearned come together and unite with the unlearned, the lazy with the lazy, the unwise with the unwise. The learned come together and unite with the learned, the energetic [165] with the energetic, the wise with the wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.”
(ii)
“The unlearned come together and unite with the unlearned, the muddle- minded with the muddle-minded, the unwise with the unwise. The learned come together and unite with the learned, the mindful with the mindful, the wise with the wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.”
22 (12) Rooted in the Lazy
“Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. The lazy come together and unite with the lazy, the muddle-minded with the muddle-minded, the unwise with the unwise. The energetic come together and unite with the energetic, the mindful with the mindful, the wise with the
wise. In the past it was so; in the future it will be so; and now too at present it is so.”
[166]
III. COURSES OF KAMMA
23 (1) Unconcentrated
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those lacking faith come together and unite with those lacking faith, the shameless with the shameless, those unafraid of wrongdoing with those unafraid of wrongdoing, the unconcentrated with the unconcentrated, the unwise with the unwise.
“Those having faith come together and unite with those having faith, those having a sense of shame with those having a sense of shame, those afraid of wrongdoing with those afraid of wrongdoing, the concentrated with the concentrated, the wise with the wise.”
24 (2) Immoral
(As above, except that “the unconcentrated” and “the concentrated” are replaced by “the immoral” and “the virtuous,” respectively.) [167]
25 (3) The Five Training Rules
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those who destroy life come together and unite with those who destroy life; those who take what is not given … who engage in sexual misconduct … who speak falsehood … who indulge in wine, liquor, and intoxicants that cause negligence come together and unite with those who so indulge.
“Those who abstain from the destruction of life come together and unite with those who abstain from the destruction of life; those who abstain from taking what is not given … from sexual misconduct ... from false speech … from wine, liquor, and intoxicants that cause negligence come together and unite with those who so abstain.”
26 (4) Seven Courses of Kamma
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those who destroy life come together and unite with those who destroy life; those who take what is not given … who engage in sexual misconduct … who speak falsehood … who speak divisively … who speak harshly … who indulge in idle chatter come together and unite with those who so indulge.
“Those who abstain from the destruction of life … from taking what is not given … from sexual misconduct ... from false speech … from divisive speech … from harsh speech … from idle chatter come together and unite with those who so abstain.”
27 (5) Ten Courses of Kamma
At Sāvatthı̄. [168] “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those who destroy life come together and unite with those who destroy life; those ... (as above, continuing: ) … who are covetous … who bear ill will … of wrong view come together and unite with those of wrong view.
“Those who abstain from the destruction of life ... (as above) … who are uncovetous … without ill will … of right view come together and unite with those of right view.”
28 (6) The Eightfold Path
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those of wrong view come together and unite with those of wrong view; those of wrong intention … wrong speech … wrong action … wrong livelihood … wrong effort … wrong mindfulness … wrong concentration come together and unite with those of wrong concentration.
“Those of right view come together and unite with those of right view; those of right intention ... right speech ... right action ... right livelihood … right effort ... right mindfulness … right concentration come together and unite with those of right concentration.”
29 (7) Ten Factors
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, it is by way of elements that beings come together and unite. Those of wrong view ... (as above) [169] wrong concentration … wrong knowledge … wrong liberation come together and unite with those of wrong liberation.
“Those of right view ... (as above) right concentration … right knowledge … right liberation come together and unite with those of right liberation.”246
IV. THE FOURTH SUBCHAPTER
(The Four Elements)
30 (1) Four Elements
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park….
“Bhikkhus, there are these four elements. What four? The earth element, the water element, the heat element, the air element. These are the four elements.”247
31 (2) Before My Enlightenment
At Sāvatthı̄. [170] “Bhikkhus, before my enlightenment, while I was still a bodhisatta, not yet perfectly enlightened, it occurred to me: ‘What is the gratification, what is the danger, what is the escape in the case of the earth element? What is the gratification, what is the danger, what is the escape in the case of the water element … the heat element ... the air element?’
“Then, bhikkhus, it occurred to me: ‘The pleasure and joy that arise in dependence on the earth element: this is the gratification in the earth element. That the earth element is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in the earth element. The removal and abandonment of desire and lust for the earth element: this is the escape from the earth element.248 “‘The pleasure and joy that arise in dependence on the water element ... the heat element ... the air element: this is the gratification in the air element. That the air element is impermanent, suffering, and subject to change: this is the danger in the air element. The removal and abandonment of desire and lust for the air element: this is the escape from the air element.’249
“So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements, I did not claim to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans. But when I directly knew all this as it really is, then I claimed to have awakened to the unsurpassed perfect enlightenment in this world with ... its devas and humans. [171]
“The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind;250 this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
32 (3) I Set Out
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, I set out seeking the gratification in the earth element. Whatever gratification there is in the earth element—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the gratification in the earth element extends.
“Bhikkhus, I set out seeking the danger in the earth element. Whatever danger there is in the earth element—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the danger in the earth element extends.
“Bhikkhus, I set out seeking the escape from the earth element. Whatever escape there is from the earth element—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the earth element extends.
“Bhikkhus, I set out seeking the gratification in … the danger in … the escape from the water element ... the heat element ... the air element. Whatever escape there is from the air element—that I discovered. I have clearly seen with wisdom just how far the escape from the earth element extends.
“So long, bhikkhus, as I did not directly know as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements ... (as above) [172] … devas and humans.
“The knowledge and vision arose in me: ‘Unshakable is my liberation of mind; this is my last birth; now there is no more renewed existence.’”
33 (4) If There Were No
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, if there were no gratification in the earth element, beings would not become enamoured with it; but because there is gratification in the earth element, beings become enamoured with it. If there were no danger in the earth element, beings would not experience revulsion towards it; but because there is danger in the earth element, beings experience revulsion towards it. If there were no escape from the earth element, beings would not escape from it; but because there is an escape from the earth element, beings escape from it.
“Bhikkhus, if there were no gratification in the water element … in the heat element ... in the air element, beings would not become enamoured with it … [173] … but because there is an escape from the air element, beings escape from it.
“So long, bhikkhus, as beings have not directly known as they really are the gratification as gratification, the danger as danger, and the escape as escape in the case of these four elements, they have not escaped from this world with its devas, Māra, and Brahmā, from this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans; they have not become detached from it, released from it, nor do they dwell with a mind rid of barriers. But when beings have directly known all this as it really is, then they have escaped from this world with its devas and humans ... they have become detached from it, released from it, and they dwell with a mind rid of barriers.”251
34 (5) Exclusively Suffering
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, if this earth element were exclusively suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and if it were not [also] steeped in pleasure, beings would not become enamoured with it. But because the earth element is pleasurable,252 immersed in pleasure, steeped in pleasure, and is not steeped [only] in suffering, beings become enamoured with it. [174]
“Bhikkhus, if this water element were exclusively suffering … if this heat element were exclusively suffering … if this air element were exclusively suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and if it was not [also] steeped in pleasure, beings would not become enamoured with it. But because the air element is pleasurable, immersed in pleasure, steeped in pleasure, and is not steeped [only] in suffering, beings become enamoured with it.
“Bhikkhus, if this earth element were exclusively pleasurable, immersed in pleasure, steeped in pleasure, and if it were not [also] steeped in suffering, beings would not experience revulsion towards it. But because the earth element is suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and is not steeped [only] in pleasure, beings experience revulsion towards it.
“Bhikkhus, if this water element were exclusively pleasurable … if this heat element were exclusively pleasurable … if this air element were exclusively pleasurable, immersed in pleasure, steeped in pleasure, and if it were not [also] steeped in suffering, beings would not experience revulsion towards it. But because the air element is suffering, immersed in suffering, steeped in suffering, and is not steeped [only] in pleasure, beings experience revulsion towards it.”
35 (6) Delight
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, one who seeks delight in the earth element seeks delight in suffering. One who seeks delight in suffering, I say, is not freed from suffering. One who seeks delight in the water element … in the heat element … in the air element seeks delight in suffering. One who seeks delight in suffering, I say, is not freed from suffering. [175]
“One who does not seek delight in the earth element ... in the air element does not seek delight in suffering. One who does not seek delight in suffering, I say, is freed from suffering.”
36 (7) Arising
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, the arising, continuation, production, and manifestation of the earth element is the arising of suffering, the continuation of disease, the manifestation of aging-and-death. 253 The arising, continuation, production, and manifestation of the water element ... the heat element ... the air element is the arising of suffering, the continuation of disease, the manifestation of aging-and-death.
“The cessation, subsiding, and passing away of the earth element … the air element is the cessation of suffering, the subsiding of disease, the passing away of aging-and-death.”
37 (8) Ascetics and Brahmins (1)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, there are these four elements. What four? The earth element, the water element, the heat element, the air element.
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements: [176] these I do not consider to be ascetics among ascetics or brahmins among brahmins, and these venerable ones do not, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism or the goal of brahminhood.
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand as they really are the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
38 (9) Ascetics and Brahmins (2)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, there are these four elements. What four? The earth element, the water element, the heat element, the air element.
“Those ascetics or brahmins, bhikkhus, who do not understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements: these I do not consider to be ascetics among ascetics….
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand as they really are the origin and the passing away, the gratification, the danger, and the escape in the case of these four elements: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
39 (10) Ascetics and Brahmins (3)
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, those ascetics or brahmins who do not understand the earth element, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation; [177] who do not understand the water element ... the heat element ... the air element, its origin, its cessation, and the way leading to its cessation: these I do not consider to be ascetics among ascetics….
“But, bhikkhus, those ascetics and brahmins who understand these things: these I consider to be ascetics among ascetics and brahmins among brahmins, and these venerable ones, by realizing it for themselves with direct knowledge, in this very life enter and dwell in the goal of asceticism and the goal of brahminhood.”
[178]
1



Close
Close