Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

Chương Mười Một - Tương Ưng Sakka

Dịch giả: Thích Minh Châu

Phẩm Thứ Nhất
I. Suvìra (S.i,216)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ-kheo." -- Bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, các Asùra (A-tu-la) tấn công Thiên chủ. Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Suvìra:
" -- Này Suvìra thân yêu, các Asùra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvìra thân yêu, hãy đi nghênh đánh các Asùra".
" -- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Suvìra vâng đáp Thiên chủ Sakka, nhưng phóng dật, không chịu làm gì.
5) Lần thứ hai, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Suvìra:
" -- Này Suvìra thân yêu, các Asùra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvìra thân yêu, hãy đi nghênh đánh các Asùra".
" -- Thưa vâng, Tôn giả"
Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Suvìra vâng đáp Thiên chủ Sakka, nhưng phóng dật, không chịu làm gì.
6) Lần thứ ba, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Suvìra:
" -- Này Suvìra thân yêu, các Asùra ấy tấn công chư Thiên. Này Suvìra thân yêu, hãy đi nghênh đánh các Asùra."
" -- Thưa vâng, Tôn giả."
Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Suvìra vâng đáp Thiên chủ Sakka, nhưng phóng dật không chịu làm gì.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ với Thiên tử Suvìra:
Không nỗ lực, tinh cần,
Vẫn đạt được an lạc,
Suvìra hãy đi,
Giúp ta đạt pháp ấy.
8) (Suvìra):
Kẻ nhác, không nỗ lực,
Và không làm việc gì,
Mọi ước vọng thành đạt,
Hướng tối thượng là gì?
(Này Sakka).
9) (Sakka):
Kẻ nhác, không nỗ lực,
Chứng được tối hậu lạc.
Suvìra hãy đi,
Giúp ta đạt pháp ấy.
10) (Suvìra):
Này Thiên chủ Sakka,
Không làm, chứng lạc ấy,
Không sầu, không nhiệt não,
Hướng tối thượng là gì?
(Này Sakka).
11) (Sakka):
Nếu không có làm gì,
Thời không có tái sanh,
Ðường ấy hướng Niết-bàn.
Suvìra, hãy đi,
Giúp ta đạt pháp ấy.
12) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka ấy, sống nhờ quả công đức của mình, trị vì và cai trị chư Thiên ở Tam thập tam thiên, sẽ là người tán thán nỗ lực và tinh tấn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông làm cho sáng chói, vị ấy khi các Ông xuất gia trong pháp luật khéo thuyết như vậy, nỗ lực, tinh cần hay tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng được những gì chưa chứng, để ngộ được những gì chưa ngộ.
II. Susìma (S.i,217)
1) Trú ở Sàvatthi, tại Jetavana.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa các A-tu-la tấn công chư Thiên. Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Susìma:
" -- Này Susìma thân yêu, các A-tu-la ấy tấn công chư Thiên. Này Susìma thân yêu, hãy đi nghênh đánh các A-tu-la."
"-- Thưa vâng, Tôn giả."
Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Susìma vâng đáp Thiên chủ Sakka, nhưng phóng dật, không chịu làm gì.
5) Lần thứ hai, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Susìma... nhưng phóng dật, không chịu làm gì.
6) Lần thứ ba, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi Thiên tử Susìma... nhưng phóng dật, không chịu làm gì.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ với Thiên tử Susìma:
Không nỗ lực tinh cần,
Vẫn đạt được an lạc,
Susìma hãy đi,
Giúp ta đạt pháp ấy.
8) (Susìma):
Kẻ nhác không nỗ lực,
Và không làm được gì,
Mọi dục (Kàma) đều thành đạt,
Hướng tối thượng là gì?
(Này Sakka)
9) (Sakka):
Kẻ nhác không nỗ lực,
Chứng được tối hậu lạc,
Susìma hãy đi,
Giúp ta đạt pháp ấy.
10) (Susìma):
Này Thiên chủ Sakka,
Không làm, chứng lạc ấy,
Không sầu, không nhiệt não,
Hướng tối thượng là gì?
(Này Sakka).
11) (Sakka):
Nếu không có làm gì,
Thời không có tái sanh,
Ðường ấy hướng Niết-bàn,
Susìma, hãy đi,
Giúp ta đạt quả ấy.
12) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka ấy, sống nhờ quả công đức của mình, trị vì và cai trị chư Thiên ở Tam thập tam thiên, sẽ là người tán thán, nỗ lực và tinh tấn. Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông làm cho sáng chói vị ấy khi các Ông xuất gia trong pháp luật khéo thuyết như vậy, nỗ lực, tinh cần, tinh tấn để đạt được những gì chưa đạt, để chứng những gì chưa chứng, để ngộ những gì chưa ngộ.
III. Dhajaggam: Ðầu Lá Cờ (S.i,218)
1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
4) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư Thiên và các Asùra.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
" -- Này thân hữu, khi các Ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các Ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các Ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.
6) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt.
7) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên cũng sẽ tiêu diệt.
8) Nếu các Ông không ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hãy ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna. Khi các Ông ngó lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, cũng sẽ tiêu diệt."
9) Này các Tỷ-kheo, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên chủ Sakka, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Pajàpati, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Varuna, hay khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của Thiên vương Isàna, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên, có thể sẽ biến diệt và sẽ không biến diệt.
10) Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì Thiên chủ Sakka chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.
11) Và này các Tỷ-kheo, Ta nói như sau: Này các Tỷ-kheo, khi các Ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: "Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn".
12) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.
13) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: "Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu."
14) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
15) Nếu các Ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: "Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời."
16) Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.
17) Vì sao? Này các Tỷ-kheo, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.
18) Thế Tôn nói như vậy, Thiện Thệ nói vậy xong, bậc Ðạo Sư nói tiếp:
Này các vị Tỷ-kheo,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các Ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.
Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là Ngưu vương,
Trong thế giới loài Người,
Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.
Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.
Vậy này các Tỷ-kheo,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.
IV. Vepacitti hay Kham Nhẫn (S.i,220)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana... (như trên)...
2) Thế Tôn thuyết như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, cuộc chiến xảy ra giữa chư Thiên và các Asura, rất là khốc liệt.
4) Này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la gọi các A-tu-la:
"-- Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la, rất là khốc liệt, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka (hai tay, hai chân) và thứ năm là cổ và dắt vị ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A-tu-la."
5) Còn Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
"-- Này Thân hữu, trong trận chiến giữa chư Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất khốc liệt, nếu chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại, hãy trói Vepacitti, vua các A-tu-la hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vị ấy lên trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp)".
6) Nhưng này các Tỷ-kheo trong trận chiến ấy chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên trói A-tu-la vương Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka, trong giảng đường Sudhamma.
8) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua các A-tu-la, Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, khi Thiên chủ Sakka đi vào và đi ra khỏi giảng đường Sudhamma, nhiếc mắng, mạ lị Thiên chủ Sakka với những lời thô ác, độc ngữ.
9) Rồi này các Tỷ - kheo, người đánh xe Màtali nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Này Thiên chủ Sakka,
Có phải là Ông sợ,
Hay vì Ông yếu hèn,
Nên mới phải kham nhẫn,
Khi Ông nghe ác ngữ,
Từ Vepacitti?
10) (Sakka):
Không phải vì sợ hãi,
Không phải vì yếu hèn,
Mà ta phải kham nhẫn,
Với Vepacitti.
Sao kẻ trí như ta,
Lại liên hệ người ngu?
11) (Màtali):
Kẻ ngu càng nổi khùng,
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
12) (Sakka):
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ đối trị người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm tâm an tịnh.
13) (Màtali):
Hỡi này Vàsana,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lỗi lầm,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn"
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
14) (Sakka):
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng, ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng,
Thường nhẫn kẻ yếu hèn.
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng,
Bị mắng nhiếc, mắng lại,
Ác hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
15) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka ấy đã tự nuôi sống với quả công đức của mình, đã ngự trị và cai trị chư Thiên Tam thập tam thiên, sẽ nói lời tán thán nhẫn nhục và nhu hòa.
16) Ở đây, này các Tỷ-kheo, các Ông hãy làm chói sáng pháp luật này bằng cách trong khi xuất gia trong pháp và luật khéo giảng này, hãy thật hành kham nhẫn và nhu hòa.
V. Thắng Lợi Nhờ Thiện Ngữ (S.i,222)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, một trận chiến kịch liệt xảy ra giữa chư Thiên và các Asura.
3) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
" -- Này Thiên chủ, hãy chấp nhận, ai khéo nói, người ấy thắng."
" -- Này Vepacitti, ta chấp nhận, ai khéo nói, người ấy thắng."
4) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên và các Asura sắp các hội chúng và nói:
" -- Hội chúng này sẽ phán đoán ai khéo nói, ai không khéo nói."
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài kệ".
6) Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với Vepacitti, vua các A-tu-la:
"-- Này Vepacitti, ở đây, Ông là vị Thiên lớn tuổi hơn. Này Vepacitti, hãy nói lên bài kệ".
7) Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, vua các A-tu-la, Vepacitti nói lên bài kệ này:
Kẻ ngu càng nổi khùng
Nếu không người đối trị,
Vậy với hình phạt nặng,
Kẻ trí trị người ngu.
8) Này các Tỷ-kheo, các A-tu-la tán thán bài kệ của Vepacitti, vua các A-tu-la. Còn chư Thiên thời im lặng.
9) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài kệ".
10) Khi được nói vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ này:
Như vậy theo ta nghĩ,
Chỉ chế ngự người ngu,
Biết kẻ khác phẫn nộ,
Giữ niệm, tâm an tịnh.
11) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên tán thán bài kệ của Thiên chủ Sakka, còn các A-tu-la thời im lặng.
12) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với Vepacitti, vua các A-tu-la:
"-- Này Vepacitti, hãy nói lên bài kệ"
(Vepacitti):
Hỡi này Vàsava,
Sự kham nhẫn như vậy,
Ta thấy là lầm lỗi,
Khi kẻ ngu nghĩ rằng:
"Vì sợ ta, nó nhẫn".
Kẻ ngu càng hăng tiết,
Như bò thấy người chạy,
Càng hung hăng đuổi dài.
13) Này các Tỷ-kheo, các A-tu-la tán thán bài kệ của Vepacitti, vua các A-tu-la, còn chư Thiên thời im lặng.
14) Rồi Vepacitti, vua các A-tu-la, nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy nói lên bài kệ".
15) Khi được nói vậy, này các Tỷ kheo, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ này:
Hãy để nó suy nghĩ,
Như ý nó mong muốn,
Nghĩ rằng ta kham nhẫn,
Vì ta sợ hãi nó.
Trong tư lợi tối thượng,
Không gì hơn kham nhẫn.
Người đầy đủ sức mạnh,
Chịu nhẫn người yếu kém,
Nhẫn ấy gọi tối thượng.
Thường nhẫn kẻ yếu hèn,
Sức mạnh của kẻ ngu,
Ðược xem là sức mạnh,
Thời sức mạnh kẻ mạnh,
Lại được gọi yếu hèn.
Người mạnh hộ trì pháp,
Không nói lời phản ứng.
Bị mắng, nhiếc mắng lại,
Sẽ hại nặng nề hơn.
Bị mắng, không mắng lại,
Ðược chiến thắng hai lần.
Sống lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Biết kẻ khác tức giận,
Giữ niệm, tâm an tịnh,
Là y sĩ cả hai,
Chữa mình và chữa người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không giỏi Chánh pháp.
16) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên tán thán bài kệ của Thiên chủ Sakka, còn các A-tu-la thời im lặng.
17) Rồi này các Tỷ-kheo, hội chúng chư Thiên và A-tu-la nói như sau:
18) "Những bài kệ của Vepacitti, vua các A-tu-la, nói lên là những lời bạo lực, những lời đao kiếm, đưa đến đấu tranh, bất hòa, gây hấn.
19) Còn những bài kệ, Thiên chủ Sakka nói lên là những lời không thuộc bạo lực, những lời không thuộc đao kiếm, không đưa đến đấu tranh, không đưa đến bất hòa, không đưa đến gây hấn, thắng lợi đã về Thiên chủ Sakka, nhờ khéo nói".
20) Như vậy, này các Tỷ-kheo, thắng lợi về Thiên chủ Sakka nhờ khéo nói.
VI. Tổ Chim (S.i,224)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, giữa chư Thiên và các A-tu-la, xảy ra cuộc chiến rất ác liệt.
3) Này các Tỷ-kheo, trong cuộc chiến ấy, các A-tu-la thắng trận, chư Thiên bại trận.
4) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên bại trận thời lui về phương Bắc, còn các A-tu-la đuổi theo họ.
5) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ với người đánh xe Màtali:
Hỡi này Màtali,
Hãy giữ cho gọng xe,
Tránh khỏi các tổ chim,
Giữa các cây bông gòn.
Thà trao mạng sống ta,
Cho các A-tu-la,
Còn hơn khiến các chim,
Trở thành không tổ ấm.
6) "-- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng đáp Thiên chủ Sakka, liền đánh xe trở lui, cỗ xe có ngàn con tuấn mã kéo.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, các A-tu-la suy nghĩ: "Nay cỗ xe có ngàn con tuấn mã kéo của Thiên chủ Sakka đã trở lui. Lần thứ hai, chư Thiên sẽ tiến đánh các A-tu-la". Nghĩ vậy, họ sợ hãi lui vào trong thành phố A-tu-la.
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka lại thắng trận, nhờ theo Chánh pháp.
VII. Không Gian Trá (S.i,225)
1) Ở Sàvatthi.
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka trong khi Thiền tịnh độc cư, khởi lên ý nghĩ sau đây: "Dầu ai là kẻ thù của ta. Ðối với họ, ta không có gian trá".
3) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, với tâm của mình biết tâm của Thiên chủ Sakka, liền đi đến Thiên chủ Sakka.
4) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka thấy Vepacitti, vua các A-tu-la, từ xa đi đến, thấy vậy liền nói với vua A-tu-la:
"--Hãy đứng lại, này Vepacitti, Ông đã bị bắt".
5) "-- Này Thân hữu, tâm của Ông trước như thế nào, chớ có bỏ tâm ấy".
6) "-- Này Vepacitti, Ông có thể thề: ‘Ta không bao giờ gian trá’".
7) (Vepacitti):
Ác báo do vọng ngôn,
Ác báo do báng Thánh,
Ác báo do phản bạn,
Ác báo do vong ân.
Này Sujampati,
Ai gian trá với Ông,
Người ấy sẽ thọ lãnh,
Các quả báo như vậy.
VIII. Vua A-Tu-La Verocana hay Mục Ðích (S.i,225)
1) Nhân duyên ở Sàtthi.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang nghỉ trưa và ngồi Thiền tịnh.
3) Rồi Thiên chủ Sakka và A-tu-la vương Verocana, vua các A-tu-la, đi đến Thế Tôn; sau khi đến liền đứng, mỗi người dựa vào một cột cửa.
4) Rồi A-tu-la Verocana, vua các A-tu-la, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Mọi người phải tinh tấn,
Cho đến đích thành tựu.
Khi mục đích thành tựu,
Thời chiếu diệu chói sáng,
Chính Verocana,
Ðã nói lời như vậy.
5) (Sakka):
Mọi người phải tinh tấn,
Cho đến đích thành tựu.
Khi mục đích thành tựu,
Thời chiếu diệu chói sáng,
Không gì tốt đẹp hơn,
So sánh với kham nhẫn.
6) (Verocana):
Tất cả loại chúng sanh,
Tự có mục đích mình,
Tại chỗ này, chỗ kia,
Tùy theo sự thích ứng.
Món ăn khéo chế biến,
Làm thỏa mãn mọi loài,
Khi mục đích thành tựu,
Thời chiếu diệu chói sáng,
Chính Verocana
Ðã nói lời như vậy.
7) (Sakka):
Tất cả loại chúng sanh,
Tự có mục đích mình,
Tại chỗ này, chỗ kia,
Tùy theo sự thích ứng.
Món ăn khéo chế biến,
Làm thỏa mãn mọi loài,
Khi mục đích thành tựu,
Thời chiếu diệu chói sáng,
Không gì tốt đẹp hơn,
So sánh với kham nhẫn.
IX. Các Ẩn Sĩ Ở Rừng hay Hương (S.i,226)
1) Ở Sàvatthi.
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có nhiều ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện, sống cùng nhau trong những chòi lá trong rừng.
3) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka và Vepacitti, vua các A-tu-la, đi đến các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, sau khi mang giày ống (hia), cầm đao kiếm, có lọng che, đi vào am thất bằng cửa chính, miệt thị và phạm thượng các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy.
5) Này các Tỷ-kheo, còn Thiên chủ Sakka thời cởi giày ống, giao kiếm cho người khác, xếp lọng, đi vào am thất bằng cửa phụ, đứng phía sau các ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy, chấp tay vái chào.
6) Này các Tỷ-kheo, các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy nói lên bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Mùi hương các ẩn sĩ,
Ðã lâu ngày tu hành,
Xuất phát từ thân họ,
Ðược gió thổi mang đi,
Từ đó thổi đến người.
Ôi vị có ngàn mắt,
Mùi hương các ẩn sĩ,
Không được cho thanh tịnh,
Này vị vua chư Thiên.
7) (Sakka):
Mùi hương các ẩn sĩ,
Ðã lâu ngày tu hành,
Xuất phát từ thân họ,
Hãy được gió mang đi,
Như vòng hoa nhiều loại,
Ðược trang sức trên đầu.
Chư Tôn giả, chúng tôi,
Ước mong được hương ấy,
Không gì ở nơi đây,
Làm chư Thiên ghê tởm.
X. Ẩn Sĩ Ở Bờ Biển hay Sambara (S.i,227)
1) Ở Sàvatthi.
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có nhiều vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện, sống cùng nhau ở trong những chòi lá, trên bờ biển.
3) Lúc bấy giờ, này các Tỷ-kheo, một trận chiến xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la rất ác liệt.
4) Này các Tỷ-kheo, các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy suy nghĩ như sau: "Chư Thiên sống như pháp, các A-tu-la sống phi pháp. Chúng ta có thể nguy hiểm từ phía A-tu-la. Vậy chúng ta hãy đi đến A-tu-la vương Sambara và xin được bảo đảm vô úy".
5) Này các Tỷ-kheo, các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất trong các chòi lá trên bờ biển và hiện ra trước mặt A- tu-la vương Sambara.
6) Này các Tỷ-kheo, các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy nói lên bài kệ với A-tu-la vương Sambara:
7)
Các ẩn sĩ chúng tôi,
Ðến với Sambara,
Ðể xin Ngài bảo đảm,
Thí cho sự vô úy.
Hãy làm như Ngài muốn,
Hãy thí cho chúng tôi,
Những người đang sợ hãi,
Ðược khỏi phải sợ hãi.
8) (Sambara):
Ẩn sĩ như các Ông,
Không thể có vô úy,
Ðã phục vụ Sakka,
Vị trí không tốt lành,
Các Ông xin vô úy,
Ta cho sự sợ hãi.
9) (Các ẩn sĩ):
Chúng tôi xin vô úy,
Ông lại cho sợ hãi,
Ta nhận vậy từ Ông,
Trọn đời, Ông sợ hãi!
Tùy hột giống đã gieo,
Ông gặt quả như vậy.
Làm thiện được quả thiện,
Làm ác bị quả ác,
Giống đã gieo và trồng,
Ông sẽ hưởng kết quả.
10) Này các Tỷ-kheo, các vị ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy, sau khi thốt lời chú nguyện chống A-tu-la vương Sambara, như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, liền biến mất trước mặt A-tu-la vương Sambara và hiện ra trong các chòi lá trên bờ biển.
11) Này các Tỷ-kheo, A-tu-la vương Sambara, bị các ẩn sĩ trì giới, tánh hiền thiện ấy chú nguyện như vậy, trong đêm ấy thức dậy hoảng hốt ba lần.
II. Phẩm Thứ Hai
I. Chư Thiên Hay Cấm Giới (S.i,228)
1) Tại Sàvatthi.
2) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.
3) Bảy cấm giới túc là gì?
4) "Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thực. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ, nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ ấy".
5) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.
6)
Ai hiếu dưỡng cha mẹ,
Kính trọng bậc gia trưởng,
Nói những lời nhu hòa,
Từ bỏ lời hai lưỡi,
Chế ngự lòng xan tham,
Là con người chân thực,
Nhiếp phục được phẫn nộ,
Với con người như vậy,
Chư Thiên tam thập tam,
Gọi là bậc Chơn nhơn.
II. Chư Thiên (S.i,229)
1) Ở Sàvatthi, Jetavana.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
3) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy là một thanh niên Bà-la-môn tên là Magha, do vậy được gọi là Maghavà.
4) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí từ thành này qua thành khác, do vậy được tên là Purindado.
5) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí một cách trọn vẹn (Sakkaccam), do vậy được tên là Sakka.
6) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí trú xứ, do vậy được tên là Vàsavo.
7) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy có thể trong một thời gian rất ngắn suy nghĩ đến ngàn sự việc, do vậy được tên là Sahassa akkha (ngàn con mắt).
8) Này các Tỷ-kheo, Sakka trở thành người chồng của một thiếu nữ A-tu-la tên là Sujà, do vậy được tên là Sujampati.
9) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka thống lãnh và trị vì Tam thập tam thiên, do vậy được gọi là Thiên chủ.
10) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.
11) Thế nào là bảy cấm giới túc?
"Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ, nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ ấy".
12) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn làm người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.
Ai hiếu dưỡng cha mẹ,
Kính trọng bậc gia trưởng,
Nói những lời nhu hòa,
Từ bỏ lời hai lưỡi,
Chế ngự lòng xan tham,
Là con người chân thực,
Nhiếp phục được phẫn nộ,
Với con người như vậy,
Chư Thiên tam thập tam,
Gọi là bậc Chơn nhơn.
III. Chư Thiên (S.i,230)
1) Như vầy tôi nghe.
2) Một thời Thế Tôn ở Vesàli, Ðại Lâm tại Trùng Các giảng đường.
3) Rồi Mahàli, người Licchavi, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thấy Thiên chủ Sakka không?
5) -- Này Mahàli, Ta có thấy Thiên chủ Sakka.
6) -- Bạch Thế Tôn, có thể vị ấy tương tự giống Sakka. Bạch Thế Tôn, thật khó thấy Thiên chủ Sakka.
7) -- Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy, Sakka được địa vị Sakka. Và Ta biết các pháp ấy.
8) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy là một thanh niên Bà la môn tên là Magha, do vậy được gọi là Maghavà.
9) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí từ thành này qua thành khác, do vậy được gọi là Purtindado.
10) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí một cách trọn vẹn, do vậy được gọi là Sakka.
11) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy thường bố thí trú xứ, do vậy được gọi là Vàsavo.
12) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị ấy có thể trong một thời gian rất ngắn, suy nghĩ đến ngàn sự việc, do vậy được gọi là Sahassa akkha (một ngàn con mắt).
13) Này Mahàli, Sakka trở thành người chồng của một thiếu nữ A-tu-la là Sujà, do vậy được gọi là Sujampati.
14) Này Mahàli, Thiên chủ Sakka thống lãnh và trị vì Tam thập tam thiên, do vậy được gọi là Thiên chủ.
15) Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc, Sakka được địa vị Sakka.
16) Thế nào là bảy cấm giới túc?
"Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng cha mẹ. Cho đến trọn đời, tôi kính trọng bậc gia trưởng. Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa.Cho đến trọn đời, tôi không nói lời hai lưỡi. Cho đến trọn đời, với tâm ly cấu uế và xan tham, tôi sống trong gia đình với tâm bố thí, với tay sạch sẽ, hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các yêu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi có phẫn nộ, tôi sẽ mau chóng dẹp trừ phẫn nộ".
17) Này Mahali, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thật hành bảy cấm giới túc. Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Sakka.
Ai hiếu dưỡng cha mẹ,
Kính trọng bậc gia trưởng,
Nói những lời nhu hòa,
Từ bỏ lời hai lưỡi,
Chế ngự lòng xan tham,
Là con người chân thực,
Nhiếp phục được phẫn nộ,
Với con người như vậy,
Chư Thiên tam thập tam,
Gọi là bậc Chơn nhơn.
IV. Người Nghèo (S.i,231)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ kheo: "-- Này các Tỷ-kheo."
3) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
4) Thế Tôn nói như sau:
5) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, một người ở tại thành Vương Xá này; người ấy nghèo khó, bần cùng, khốn khổ.
6) Người ấy chấp trì lòng tin trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ.
7) Người ấy do chấp trì lòng tin trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng.
8) Ở đây, này các vị Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên bực tức, chán ghét, phẫn uất: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Thiên tử này thuở xưa làm người nghèo khó, bần cùng, khốn khổ. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh tiếng."
9) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở Tam thập tam thiên: "Này chư Thân hữu, chớ có bực tức với vị Thiên tử này. Này chư Thân hữu, vị Thiên tử này trước kia làm người, chấp trì lòng tin trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ; người ấy do chấp trì lòng tin trong Pháp và Luật do Như Lai tuyên thuyết, chấp trì giới, chấp trì văn, chấp trì thí, chấp trì tuệ. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh thiện thú, Thiên giới, đời này và cọng trú với chư Thiên Tam thập tam thiên. Vị ấy chói sáng hơn chư Thiên khác về dung sắc và danh xưng" .
10) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka để làm hòa dịu chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngay lúc ấy nói lên bài kệ này:
Ai tín thành Như Lai,
Bất động, khéo an trú,
Ai giữ giới thuần thiện,
Ðược bậc Thánh tán thán.
Ai tín thành chúng Tăng,
Chơn trực và chánh kiến,
Ðược gọi: "Không phải nghèo",
Ðời sống không hư vọng.
Do vậy người có trí,
Phải kiên trì Phật giáo,
Tín thành và trì giới,
Trí kiến đúng Chánh pháp.
V. Khả Ái, Khả Lạc (S.i,232)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, địa cảnh nào khả ái, khả lạc?
(Thế Tôn):
Các cảnh vườn mỹ diệu,
Các khu rừng mỹ diệu,
Các ao sen khéo xây,
Ðược loài Người khả ái.
Thật sự chỉ đáng giá,
Thật là ít, nhỏ nhoi.
Tại làng hay tại rừng,
Chỗ đất thấp hay cao,
Chỗ nào La-hán trú,
Ðịa cảnh ấy khả ái.
VI. Tổ Chức Lễ Tế Ðàn (S.i,232)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại núi Gijjhakùta (Linh Thứu).
2) Rồi Thiên tử Sakka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Loài Người lễ tế đàn,
Chúng sanh mong công đức.
Ai làm các công đức,
Ðưa đến sự tái sanh,
Chỗ nào sự bố thí,
Ðược quả báo thật lớn?
4) (Thế Tôn):
Ai thành tựu bốn đạo,
Ai chứng đắc bốn quả,
Tăng chúng ấy chơn trực,
Giới, định, tuệ đầy đủ.
Loài Người lễ tế đàn,
Chúng sanh mong công đức.
Ai làm các công đức,
Ðưa đến sự tái sanh,
Bố thí cho chúng Tăng,
Ðược quả báo thật lớn.
VII. Kính Lễ (S.i,233)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang nghỉ trưa Thiền tịnh.
3) Rồi Thiên chủ Sakka và Phạm thiên Sahampati đi đến Thế Tôn; sau khi đến, mỗi người đứng dựa vào một cột cửa.
4) Rồi Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ðứng lên bậc Anh hùng,
Bậc chiến thắng chiến trường,
Ðã đặt gánh nặng xuống,
Không mắc nợ một ai,
Bộ hành khắp thế giới,
Tâm Ngài khéo giải thoát,
Chẳng khác gì mặt trăng,
Trong đêm rằm chói sáng.
5) Phạm thiên Sahampati:
-- Này Thiên chủ, kính lễ Như Lai không phải như vậy. Và này Thiên chủ, kính lễ Như Lai phải như thế này:
Ðứng lên, bậc Anh hùng,
Bậc chiến thắng chiến trường,
Lãnh đạo đoàn lữ hành,
Không mắc nợ một ai,
Bộ hành khắp thế giới,
Thế Tôn hãy thuyết pháp,
Có những người sẽ hiểu.
VIII. Sakka Kính Lễ (S.i,234)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Ở đây... Thế Tôn nói:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe như sau:
" -- Này Màtali thân, hãy thắng ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe. Chúng ta hãy đi đến vườn cảnh để ngắm cảnh".
4) " -- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng đáp Thiên chủ Sakka; sau khi thắng một ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe, liền báo với Thiên chủ Sakka:
" -- Thưa Ngài, ngàn con ngựa khéo huấn luyện đã thắng vào cỗ xe. Nay Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời!"
5) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka từ cung điện Vejayanta đi xuống, chắp tay và đảnh lễ các phương hướng.
6) Rồi này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
Bậc Tam minh lễ Ngài,
Tất cả Sát-đế-lỵ
Ở trên cõi đất này,
Cũng đều đảnh lễ Ngài,
Kể cả bốn Thiên vương,
Bậc danh xưng Tam thập.
Dạ-xoa ấy tên gì,
Vị mà Ngài đảnh lễ,
Này Sakka?
7) (Sakka):
Bậc Tam minh lễ ta.
Tất cả Sát-đế-lỵ
Ở trên cõi đất này,
Cũng đều đảnh lễ ta,
Kể cả bốn Thiên vương,
Bậc danh xưng Tam thập.
(8)
Nhưng ta chỉ đảnh lễ,
Bậc thành tựu giới, luật,
Lâu ngày tu Thiền định,
Chơn chánh hành xuất gia,
Thành đạt và chứng được
Cứu cánh chơn Phạm hạnh.
Ngoài ra các gia chủ,
Làm công đức, giữ giới,
Nuôi dưỡng vợ đúng pháp,
Các cư sĩ như vậy,
Ta cũng sẽ đảnh lễ,
Hỡi này Màtali.
9) (Màtali):
Phải, tôi cũng được nghe,
Ở đời bậc tối thượng,
Sakka, Ngài đảnh lễ
Những vị Ngài đảnh lễ,
Tôi cũng đều đảnh lễ,
Ôi này Vàsava!
10) (Thế Tôn):
Maghavà nói vậy,
Vua Sujampati,
Ðảnh lễ các phương xong,
Lên xe dẫn đi đầu.
IX. Sakka Ðảnh Lễ (S.i,235)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana...
2) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Màtali:
" -- Này Màtali thân, hãy thắng ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe. Chúng ta hãy đi đến vườn cảnh để ngắm cảnh".
3) " -- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng đáp Thiên chủ Sakka, sau khi thắng một ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe, liền báo với Sakka:
"Thưa Ngài, ngàn con ngựa khéo huấn luyện đã được thắng vào cỗ xe. Nay Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời".
4) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, từ cung điện Vejayanta đi xuống, chắp tay kính lễ Thế Tôn.
5) Rồi Màtali, người đánh xe nói lên những bài kệ với Thiên chủ Sakka:
6)
Thiên, Nhân kính lễ Ngài,
Hỡi này Vàsava.
Dạ-xoa ấy tên gì
Vị mà Ngài đảnh lễ,
Này Sakka?
7) (Sakka):
Bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác,
Ðời này với chư Thiên,
Bậc Ðạo Sư tối thượng,
Vị ấy ta đảnh lễ,
Này Màtali!
Những vị đã đoạn trừ,
Tham, sân và vô minh,
Bậc lậu tận, La-hán,
Vị ấy ta đảnh lễ.
Bậc điều phục tham sân,
Vượt khỏi màn vô minh,
Hoan hỷ đoạn tái sanh,
Các bậc thuộc hữu học,
Không phóng dật, tu học,
Vị ấy ta đảnh lễ,
Này Màtali.
8) (Màtali):
Phải tôi cũng được nghe,
Ở đời bậc tối thượng,
Sakka Ngài đảnh lễ,
Những vị Ngài đảnh lễ,
Tôi cũng đều đảnh lễ,
Ôi này Vàsava.
9)
Maghavà nói vậy,
Vua Sujampati,
Ðảnh lễ Thế Tôn xong,
Lên xe, dẫn đi đầu.
X. Sakka Ðảnh Lễ (S.i,235)
1) Tại Sàvatthi, ở Jetavana.
2) Ở đây... Thế Tôn nói như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka nói với người đánh xe Màtali:
" -- Này Màtali thân, hãy thắng ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe. Chúng ta hãy đi đến vườn cảnh để ngắm cảnh".
4) " -- Thưa vâng, Tôn giả".
Này các Tỷ-kheo, người đánh xe Màtali vâng đáp Thiên chủ Sakka, sau khi thắng một ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe, liền báo với Thiên chủ Sakka:
" -- Thưa Ngài, ngàn con ngựa khéo huấn luyện đã được thắng vào cổ xe. Ngài hãy làm những gì Ngài nghĩ là hợp thời".
5) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka từ cung điện Vejayanta đi xuống, chấp tay đảnh lễ Tỷ-kheo Tăng.
6) Này các Tỷ-kheo, rồi người đánh xe Màtali nói lên bài kệ với Thiên chủ Sakka:
7)
Chắc họ đảnh lễ Ngài,
Những người thân bất tịnh,
Chìm sâu trong thi thể,
Bị đói khát dày vò,
Có gì họ ưa thích,
Ðối những vị xuất gia,
Hãy nói cho được biết,
Sở hành các ẩn sĩ,
Nhờ vậy chúng tôi nghe
Ðược tiếng nói của Ngài,
Hỡi này Vàsava!
8) (Sakka):
Ðối với xuất gia ấy,
Ðiều khiến ta ưa thích,
Khi họ từ làng về,
Họ đi không tham vọng,
Vựa lúa, không cất chứa,
Không ghè, không nồi niêu,
Những gì họ tìm kiếm,
Có người khác sẵn sàng.
Do vậy, họ nuôi sống,
Theo cung cách tốt đẹp.
Họ là bậc Hiền trí,
Khuyên nhủ lời tốt đẹp.
Hay họ giữ im lặng,
Trong tư thế trầm tĩnh.
Chư thiên chiến Tu-la,
Loài Người cũng gây chiến.
Hỡi này Màtali!
Không chiến giữa gây chiến,
Trầm tĩnh giữa đao gậy,
Không chấp giữa chấp trước.
Vậy ta kính lễ họ,
Hỡi này Màtali!
9) (Màtali):
9) Phải, tôi cũng được nghe,
Ở đời bậc tối thượng,
Sakka Ngài đảnh lễ.
Những vị Ngài đảnh lễ,
Tôi cũng đều đảnh lễ.
Ôi, này Vàsava!
10)
Maghavà nói vậy,
Vua Sujampati,
Ðảnh lễ Tăng chúng xong,
Lên xe dẫn đi đầu.
III. Phẩm Thứ Ba (hay Sakka Năm Kinh).
I. Sát Hại Gì? (S.i,237)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Rồi Thiên chủ Sakka đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Thiên chủ Sakka nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Sát vật gì, được lạc?
Sát vật gì, không sầu?
Có một loại pháp gì,
Ngài tán đồng sát hại,
Tôn giả Gotama?
4) (Thế Tôn):
Sát phẫn nộ được lạc,
Sát phẫn nộ không sầu.
Phẫn nộ với độc căn,
Với vị ngọt tối thượng,
Pháp ấy, bậc Hiền thánh
Tán đồng sự sát hại.
Sát pháp ấy, không sầu,
Hỡi này Vàsava!
II. Xấu Xí (S.i,237)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Tại đây... Thế Tôn nói như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có một Dạ-xoa xấu xí, thấp lùn, bụng to (Okotimako), đến ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka.
4) Ở đây, này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên bực tức, chán ghét, phẫn uất: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Tên Dạ-xoa xấu xí, thấp lùn, bụng to lại đến ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka!".
5) Này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên càng bực tức, chán ghét, phẫn uất bao nhiêu, thời Dạ-xoa ấy càng đẹp hơn, càng dễ nhìn, càng dễ thương bấy nhiêu.
6) Rồi này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở Tam thập tam thiên đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến, nói với Thiên chủ Sakka:
7) "-- Ở đây, này Tôn giả, có một Dạ-xoa xấu xí, thấp lùn, bụng to đến ngồi trên chỗ ngồi của Ngài. Ở đây, này Tôn giả, chư Thiên ở Tam thập tam thiên, bực tức, chán ghét, phẫn uất: "Thật vi diệu thay! Thật hy hữu thay! Dạ-xoa này xấu xí, thấp lùn, bụng to lại đến ngồi trên chỗ ngồi của Thiên chủ Sakka!". Nhưng này Tôn giả, chư Thiên ở Tam thập tam thiên càng bực tức, chán ghét, phẫn uất bao nhiêu, thời Dạ-xoa xấu xí, thấp lùn, bụng to ấy càng tốt đẹp, càng dễ nhìn và càng dễ thương bấy nhiêu. Thưa Tôn giả, có phải Dạ-xoa ấy sẽ trở thành Dạ-xoa nuôi dưỡng với phẫn nộ?"
8) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka đi đến Dạ-xoa nuôi dưỡng bằng phẫn nộ ấy; sau khi đến đắp thượng y vào một bên vai, đầu gối phải quỳ trên đất, chấp tay vái Dạ-xoa nuôi dưỡng với phẫn nộ và nói lên tên của mình ba lần: "Thưa Tôn giả, tôi là Thiên chủ Sakka! Thưa Tôn giả, tôi là Thiên chủ Sakka!".
9) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka càng nói lên tên của mình bao nhiêu thời Dạ-xoa ấy càng trở thành xấu xí, thấp lùn, bụng to bấy nhiêu; và sau khi trở thành càng xấu xí, càng thấp lùn, bụng to hơn, vị ấy biến mất tại chỗ ấy.
10) Này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, sau khi ngồi xuống trên chỗ ngồi của mình, làm cho hòa dịu chư Thiên ở Tam thập tam thiên, ngay lúc ấy, nói lên những bài kệ này:
Tâm ta không dễ dàng,
Ðể cho bị thất trận,
Không dễ bị lôi kéo,
Trong xoáy nước dục tình.
Người biết đã từ lâu,
Ta không còn phẫn nộ,
Phẫn nộ không chân đứng
Một chỗ nào trong ta.
Ta không nói ác ngữ,
Vì phẫn nộ giận hờn,
Và không có khen tặng,
Những đức tánh của ta.
Thấy được lợi ích mình,
Ta tự thân chế ngự.
III. Huyễn Thuật (S.i,238)
1) Tại Sàvatthi...
2) Thế Tôn nói như sau:
3) -- Này các Tỷ-kheo, thuở xưa A-tu-la Vepacitti, vua các A-tu-la, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.
4) Rồi này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka đi đến A-tu-la để hỏi thăm tình trạng bịnh hoạn.
5) Này các Tỷ-kheo, Vepacitti từ đàng xa trông thấy Thiên chủ Sakka đi đến, thấy vậy liền nói với Thiên chủ Sakka:
"-- Này Thiên chủ, hãy chữa bệnh cho tôi".
6) "-- Này Vepacitti, hãy nói tôi biết ảo thuật của Sambhara".
7) "-- Này Tôn giả, hãy chờ tôi hỏi ý kiến các A-tu-la."
8) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, hỏi ý kiến các A-tu-la:
" -- Chư Tôn giả, tôi có nên nói cho Thiên chủ Sakka, ảo thuật của Sambhara không?"
9) " -- Thưa Tôn giả, Ngài không nên nói cho Thiên chủ Sakka ảo thuật của Sambhara".
10) Rồi này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua các A-tu-la, nói lên bài kệ này với Thiên chủ Sakka:
Ông thuộc dòng Magha,
Là Sakka, Thiên chủ,
Là chồng của Sujà,
Ảo thuật dắt dẫn đến,
Vực sâu của địa ngục,
Tại đấy Sambhara,
Ðã sống một trăm năm.
IV. Tội Lỗi (hay Không Phẫn Nộ) (S.i,239)
1) Tại Sàvatthi... tại vườn ông Cấp Cô Ðộc.
2) Lúc bấy giờ hai Tỷ-kheo cãi lộn nhau. Ở đây, một Tỷ-kheo phạm tội, Tỷ-kheo ấy phát lộ tội phạm là tội phạm trước mặt Tỷ-kheo kia. Tỷ-kheo ấy không chấp nhận.
3) Rồi Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, có hai Tỷ-kheo cãi lộn nhau. Một Tỷ-kheo phạm tội. Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo ấy phát lộ tội phạm là tội phạm trước mặt Tỷ-kheo kia. Tỷ-kheo ấy không chấp nhận.
5) -- Này các Tỷ-kheo, hai Tỷ-kheo này là ngu si: một vị không thấy phạm tội là phạm tội, một vị không chấp nhận phát lộ tội phạm đúng pháp. Này các Tỷ-kheo, hai vị Tỷ-kheo này là ngu si.
6) Này các Tỷ-kheo, hai Tỷ-kheo này là sáng suốt, một vị thấy phạm tội, một vị chấp nhận phát lộ tội phạm đúng pháp. Này các Tỷ- kheo, hai Tỷ-kheo này là sáng suốt.
7) Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, để làm hòa dịu chư Thiên ở Tam thập tam thiên tại hội trường Sudhamma, ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ này:
Hãy nhiếp phục phẫn nộ,
Giữ tình bạn không phai,
Không đáng mắng, chớ mắng,
Không nên nói hai lưỡi,
Phẫn nộ quăng người ác,
Như đá rơi vực thẳm.
V. Không Phẫn Nộ (Không Hại) (S.i,240)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).
2) Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo... Thế Tôn nói như sau:
3) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, Thiên chủ Sakka, để làm hòa dịu chư Thiên ở Tam thập tam thiên tại hội trường Sudhamma, ngay trong lúc ấy, nói lên bài kệ này:
Chớ để lòng phẫn nộ,
Nhiếp phục, chi phối người!
Chớ để lòng sân hận,
Ðối trị với sân hận!
Không phẫn nộ, vô hại,
Bậc Thánh thường an trú.
Phẫn nộ quăng người ác,
Như đá rơi vực thẳm.
[Hết Tập I : Kinh Tương Ưng Bộ]

Chapter XI. Sakkasaṃyutta - Connected Discourses with Sakka

Translated by: Bhikkhu Boddhi

I. THE FIRST SUBCHAPTER (SUVĪRA)
1 (1) Suvīra


Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
“Bhikkhus, once in the past the asuras marched against the devas.605 Then Sakka, lord of the devas, addressed Suvı̄ra, a young deva, thus: ‘Dear Suvı̄ra, these asuras are marching against the devas. Go, dear Suvı̄ra, launch a counter-march against the asuras.’ - ‘Yes, your lordship,’ Suvı̄ra replied, but he became negligent.606 A second time Sakka addressed Suvı̄ra …
<467> … but a second time Suvı̄ra became negligent. A third time Sakka addressed Suvı̄ra … but a third time Suvı̄ra became negligent. [217] Then, bhikkhus, Sakka addressed Suvı̄ra in verse:
858 “‘Where one need not toil and strive Yet still may attain to bliss:
Go there, Suvı̄ra,
And take me along with you.’ [Suvı̄ra:]
859 “‘That a lazy man who does not toil Nor attend to his duties
Might still have all desires fulfilled:
Grant me that, Sakka, as a boon.’607 <468> [Sakka:]
860 “‘Where a lazy man who does not toil Might achieve unending bliss:
Go there, Suvı̄ra,
And take me along with you.’ [Suvı̄ra:]
861 “‘The bliss, supreme deva, we might find Without doing work, O Sakka,
The sorrowless state without despair:
Grant me that, Sakka, as a boon.’ [Sakka:]
862 “‘If there exists any place anywhere Where without work one won’t decline, That is indeed Nibbāna’s path:
Go there, Suvı̄ra,
And take me along with you.’608
“So, bhikkhus, if Sakka, lord of the devas, subsisting on the fruit of his own merit, <469> exercising supreme sovereignty and rulership over the Tāvatiṃsa devas, will be one who speaks in praise of initiative and energy, then how much more would it be fitting here for you,609 who have gone forth in such a well-expounded Dhamma and Discipline, to toil, struggle, and strive for the attainment of the as-yet-unattained, for the achievement of the as-yet-unachieved, for the realization of the as-yet-unrealized.”
2 (2) Susīma
(This sutta is identical with the preceding one, except that the young deva is named Susīma. Verses 863-67 = 858-62.) [218] <470-72>
3 (3) The Crest of the Standard
At Sāvatthı̄. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”610
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:
“Bhikkhus, once in the past the devas and the asuras were arrayed for battle. Then Sakka, lord of the devas, addressed the Tāvatiṃsa devas thus: ‘Dear sirs, when the devas are engaged in battle, [219] if fear or trepidation or terror should arise, on that occasion you should look up at the crest of my standard. For when you look up at the crest of my standard, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned.611
“‘If you cannot look up at the crest of my standard, then you should look up at the crest of the deva-king Pajāpati’s standard. For when you look up at the crest of his standard, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned.
“‘If you cannot look up at the crest of the deva-king Pajāpati’s standard, then you should look up at the crest of the deva-king Varuṇa’s standard…. If you cannot look up at the crest of the deva-king Varuṇa’s standard, then you should look up at the crest of the deva-king Īsāna’s standard…. For when you look up at the crest of his standard, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned.’612 <473>
“Bhikkhus, for those who look up at the crest of the standard of Sakka, lord of the devas; or of Pajāpati, the deva-king; or of Varuṇa, the deva-king; or of Īsāna, the deva-king, whatever fear or trepidation or terror they may have may or may not be abandoned. For what reason? Because Sakka, lord of the devas, is not devoid of lust, not devoid of hatred, not devoid of delusion; he can be timid, petrified, frightened, quick to flee.
“But, bhikkhus, I say this: If you have gone to a forest or to the foot of a tree or to an empty hut, and fear or trepidation or terror should arise in you, on that occasion you should recollect me thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed leader of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’ For when you recollect me, bhikkhus, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned. [220]
“If you cannot recollect me, then you should recollect the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’ For when you recollect the Dhamma, bhikkhus, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned.
“If you cannot recollect the Dhamma, then you should recollect the Sarigha thus: ‘The Sarigha of the Blessed One’s disciples is practising the good way, <474> practising the straight way, practising the true way, practising the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Sarigha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’ For when you recollect the Sarigha, bhikkhus, whatever fear or trepidation or terror you may have will be abandoned.
“For what reason? Because, bhikkhus, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is devoid of lust, devoid of hatred, devoid of delusion; he is brave, courageous, bold, ready to stand his place.”
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
868 “In a forest, at the foot of a tree, Or in an empty hut, O bhikkhus, You should recollect the Buddha: No fear will then arise in you.
869 “But if you cannot recall the Buddha, Best in the world, the bull of men,
Then you should recall the Dhamma, Emancipating, well expounded.
870 “But if you cannot recall the Dhamma, Emancipating, well expounded,
Then you should recall the Sarigha, The unsurpassed field of merit. <475>
871 “For those who thus recall the Buddha, The Dhamma, and the Sarigha, bhikkhus, No fear or trepidation will arise,
Nor any grisly terror.”
4 (4) Vepacitti (or Patience)
At Sāvatthı̄. The Blessed One said this: [221]
“Once in the past, bhikkhus, the devas and the asuras were arrayed for battle. Then Vepacitti, lord of the asuras, addressed the asuras thus:613 ‘Dear sirs, in the impending battle between the devas and the asuras, <476> if the asuras win and the devas are defeated, bind Sakka, lord of the devas, by his four limbs and neck and bring him to me in the city of the asuras.’ And Sakka, lord of the devas, addressed the Tāvatiṃsa devas thus: ‘Dear sirs, in the impending battle between the devas and the asuras, if the devas win and the asuras are defeated, bind Vepacitti, lord of the asuras, by his four limbs and neck and bring him to me in the Sudhamma assembly hall.’
“In that battle, bhikkhus, the devas won and the asuras were defeated. Then the Tāvatiṃsa devas bound Vepacitti by his four limbs and neck and brought him to Sakka in the Sudhamma assembly hall.614 When Sakka was entering and leaving the Sudhamma assembly hall, Vepacitti, bound by his four limbs and neck, abused and reviled him with rude, harsh words. Then, bhikkhus, Mātali the charioteer addressed Sakka, lord of the devas, in verse:
872 “‘When face to face with Vepacitti
Is it, Maghavā, from fear or weakness <477> That you endure him so patiently,
Listening to his harsh words?’ [Sakka:]
873 “‘It is neither through fear nor weakness That I am patient with Vepacitti.
How can a wise person like me Engage in combat with a fool?’
[Mātali:]
874 “‘Fools would vent their anger even more If no one would keep them in check.
Hence with drastic punishment
The wise man should restrain the fool.’615 [Sakka:]
875 “‘I myself think this alone Is the way to check the fool:
When one knows one’s foe is angry One mindfully maintains one’s peace.’
[Mātali:]
876 “‘I see this fault, O Vāsava, In practising patient endurance: When the fool thinks of you thus,
“He endures me out of fear,” <478> The dolt will chase you even more As a bull does one who flees.’ [222]
[Sakka:]
877 “‘Let it be whether or not he thinks, “He endures me out of fear,”
Of goals that culminate in one’s own good None is found better than patience.616
878 “‘When a person endowed with strength Patiently endures a weakling,
They call that the supreme patience;
The weakling must be patient always.617
879 “‘They call that strength no strength at all— The strength that is the strength of folly—
But no one can reproach a person
Who is strong because guarded by Dhamma.618
880 “‘One who repays an angry man with anger Thereby makes things worse for himself.
Not repaying an angry man with anger, <479> One wins a battle hard to win.
881 “‘He practises for the welfare of both, His own and the other’s,
When, knowing that his foe is angry, He mindfully maintains his peace.
882 “‘When he achieves the cure of both— His own and the other’s—
The people who consider him a fool Are unskilled in the Dhamma.’
“So, bhikkhus, if Sakka, lord of the devas, subsisting on the fruit of his own merit, exercising supreme sovereignty and rulership over the Tāvatiṃsa devas, will be one who speaks in praise of patience and gentleness, then how much more would it be fitting here for you, who have gone forth in such a well-expounded Dhamma and Discipline, to be patient and gentle.”
5 (5) Victory by Well-Spoken Counsel
<480> At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, once in the past the devas and the asuras were arrayed for battle. Then Vepacitti, lord of the asuras, said to Sakka, lord of the devas: ‘Lord of the devas, let there be victory by well-spoken counsel.’ [And Sakka replied:] ‘Vepacitti, let there be victory by well- spoken counsel.’
“Then, bhikkhus, the devas and the asuras appointed a panel of judges, saying: ‘These will ascertain what has been well spoken and badly spoken by us.’
“Then Vepacitti, lord of the asuras, said to Sakka, lord of the devas: ‘Speak a verse, lord of the devas.’ When this was said, Sakka said to Vepacitti: ‘You, Vepacitti, being the senior deva here, speak a verse.’619
[223] When this was said, Vepacitti, lord of the asuras, recited this verse:620
883 “‘Fools would vent their anger even more If no one would keep them in check.
Hence with drastic punishment
The wise man should restrain the fool.’
“When, bhikkhus, Vepacitti, lord of the asuras, spoke this verse, the asuras applauded but the devas were silent. Then Vepacitti said to Sakka: ‘Speak a verse, lord of the devas.’ When this was said, Sakka, lord of the devas, recited this verse:
884 “‘I myself think this alone <481> Is the way to check the fool:
When one knows one’s foe is angry One mindfully maintains one’s peace.’
“When, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, spoke this verse, the devas applauded but the asuras were silent. Then Sakka said to Vepacitti: ‘Speak a verse, Vepacitti.’ When this was said, Vepacitti, lord of the asuras, recited this verse:
885 “‘I see this fault, O Vāsava, In practising patient endurance: When the fool thinks of you thus,
“He endures me out of fear,”
The dolt will chase you even more As a bull does one who flees.’
“When, bhikkhus, Vepacitti, lord of the asuras, spoke this verse, the asuras applauded but the devas were silent. Then Vepacitti said to Sakka: ‘Speak a verse, lord of the devas.’ When this was said, Sakka, lord of the devas, recited these verses:
886-891 “‘Let it be whether or not he thinks,
… (verses = 877-82) … [224] <482>
Are unskilled in the Dhamma.’
“When, bhikkhus, these verses were spoken by Sakka, lord of the devas, the devas applauded but the asuras were silent. Then the panel of judges appointed by the devas and the asuras said this: ‘The verses spoken by Vepacitti, lord of the asuras, are in the sphere of punishment and violence; hence [they entail] conflict, contention, and strife. But the verses spoken by Sakka, lord of the devas, <483> are in the sphere of nonpunishment and nonviolence; hence [they entail] freedom from conflict, freedom from contention, and freedom from strife. Sakka, lord of the devas, has won the victory by well-spoken counsel.’
“In this way, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, won the victory by well- spoken counsel.”
6 (6) The Bird Nests
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, once in the past the devas and the asuras were arrayed for battle. In that battle the asuras won and the devas were defeated. In defeat the devas withdrew towards the north while the asuras pursued them. Then Sakka, lord of the devas, addressed his charioteer Mātali in verse:
892 “‘Avoid, O Mātali, with your chariot pole The bird nests in the silk-cotton woods;
Let’s surrender our lives to the asuras <484>
Rather than make these birds nestless.’621
“‘Yes, your lordship,’ Mātali the charioteer replied, and he turned back the chariot with its team of a thousand thoroughbreds.
“Then, bhikkhus, it occurred to the asuras: ‘Now Sakka’s chariot with its team of a thousand thoroughbreds has turned back. [225] The devas will engage in battle with the asuras for a second time.’ Stricken by fear, they entered the city of the asuras. In this way, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, won a victory by means of righteousness itself.”
7 (7) One Should Not Transgress
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, once in the past, when Sakka, lord of the devas, was alone in seclusion, the following reflection arose in his mind: ‘Though someone may be my sworn enemy, I should not transgress even against him.’
“Then, bhikkhus, Vepacitti, lord of the asuras, <485> having known with his own mind the reflection in Sakka’s mind, approached Sakka, lord of the devas. Sakka saw Vepacitti coming in the distance and said to him: ‘Stop, Vepacitti, you’re caught!’622 - ‘Dear sir, do not abandon the idea that just occurred to you.’623 - ‘Swear, Vepacitti, that you won’t transgress against me.’
[Vepacitti:]
893 ‘“Whatever evil comes to a liar, Whatever evil to a reviler of noble ones, Whatever evil to a betrayer of friends, Whatever evil to one without gratitude: That same evil touches the one
Who transgresses against you, Sujā’s husband.’”624
8 (8) Verocana, Lord of the Asuras
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. Now on that occasion the Blessed One had gone for his day’s abiding and was in seclusion. Then Sakka, <486> lord of the devas, and Verocana, lord of the asuras, approached the Blessed One and stood one at each door post. Then Verocana, lord of the asuras, recited this verse in the presence of the Blessed One:625
894 “A man should make an effort Until his goal has been achieved. Goals shine when achieved:
This is the word of Verocana.” [226] [Sakka:]
895 “A man should make an effort Until his goal has been achieved. Of goals that shine when achieved,
None is found better than patience.”626 [Verocana:]
896 “All beings are bent on a goal Here or there as fits the case,
But for all creatures association Is supreme among enjoyments. Goals shine when achieved:
This is the word of Verocana.”627 <487> [Sakka:]
897 “All beings are bent upon a goal Here or there as fits the case,
But for all creatures association Is supreme among enjoyments.
Of goals that shine when achieved, None is found better than patience.”
9 (9) Seers in a Forest
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, once in the past a number of seers who were virtuous and of good character had settled down in leaf huts in a tract of forest. Then Sakka, lord of the devas, and Vepacitti, lord of the asuras, approached those seers.
“Vepacitti, lord of the asuras, put on his boots, bound his sword on tightly, and, with a parasol borne aloft, entered the hermitage through the main gate; then, having turned his left side towards them,628 he walked past those seers who were virtuous and of good character. But Sakka, lord of the devas, took off his boots, handed over his sword to others, <488> lowered his parasol, and entered the hermitage through an [ordinary] gate; then he stood on the lee side, raising his joined hands in reverential salutation, paying homage to those seers who were virtuous and of good character.
“Then, bhikkhus, those seers addressed Sakka in verse:
898 “‘The odour of the seers long bound by their vows, Emitted from their bodies, goes with the wind.
Turn away from here, O thousand-eyed god,
For the seers’ odour is foul, O deva-king.’629 [Sakka:]
899 “‘Let the odour of the seers long bound by their vows, Emitted from their bodies, go with the wind;
We yearn for this odour, O venerable sirs,
As for a garland of flowers on the head. [227]
The devas do not perceive it as repulsive.’”630 <489>
10 (10) Seers by the Ocean
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, once in the past a number of seers who were virtuous and of good character had settled down in leaf huts along the shore of the ocean. Now on that occasion the devas and the asuras were arrayed for a battle. Then it occurred to those seers who were virtuous and of good character: ‘The devas are righteous, the asuras unrighteous. There may be
danger to us from the asuras. Let us approach Sambara, lord of the asuras, and ask him for a guarantee of safety.’631
“Then, bhikkhus, just as quickly as a strong man might extend his drawn- in arm or draw in his extended arm, those seers who were virtuous and of good character disappeared from their leaf huts along the shore of the ocean and reappeared in the presence of Sambara, lord of the asuras. Then those seers addressed Sambara in verse:
900 “‘The seers who have come to Sambara Ask him for a guarantee of safety. <490> For you can give them what you wish,
Whether it be danger or safety.’632 [Sambara:]
901 “‘I’ll grant no safety to the seers, For they are hated devotees of Sakka; Though you appeal to me for safety, I’ll give you only danger.’
[The seers:]
902 “‘Though we have asked for safety, You give us only danger.
We receive this at your hands:
May ceaseless danger come to you!
903 “‘Whatever sort of seed is sown, That is the sort of fruit one reaps:
The doer of good reaps good; The doer of evil reaps evil.
By you, dear, has the seed been sown; Thus you will experience the fruit.’
“Then, bhikkhus, having put a curse on Sambara, lord of the asuras, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm <491> or draw in his extended arm, those seers who were virtuous and of good character
disappeared from the presence of Sambara and reappeared in their leaf huts on the shore of the ocean. [228] But after being cursed by those seers who were virtuous and of good character, Sambara, lord of the asuras, was gripped by alarm three times in the course of the night.”633 <492>
II. THE SECOND SUBCHAPTER (THE SEVEN VOWS)
11 (1) Vows
At Sāvatthı̄. “Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he adopted and undertook seven vows by the undertaking of which he achieved the status of Sakka.634 What were the seven vows?
(1) “‘As long as I live may I support my parents.’
(2) “‘As long as I live may I respect the family elders.’
(3) “‘As long as I live may I speak gently.’
(4) “‘As long as I live may I not speak divisively.’
(5) “‘As long as I live may I dwell at home with a mind devoid of the stain of stinginess, freely generous, open-handed, delighting in relinquishment, devoted to charity,635 delighting in giving and sharing.’
(6) “‘As long as I live may I speak the truth.’
(7) “‘As long as I live may I be free from anger, and if anger should arise in me may I dispel it quickly.’
“In the past, bhikkhus, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he adopted and undertook these seven vows by the undertaking of which he achieved the status of Sakka. <493>
904 “When a person supports his parents, And respects the family elders;
When his speech is gentle and courteous, And he refrains from divisive words;
905 When he strives to remove meanness, Is truthful, and vanquishes anger,
The Tāvatiṃsa devas call him Truly a superior person.” [229]
12 (2) Sakka’s Names
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. There the Blessed One said to the bhikkhus: “Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human
being, he was a brahmin youth named Magha; therefore he is called Maghavā.636
“Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he gave gifts in city after city; therefore he is called Purindada, the Urban Giver.637
“Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he gave gifts considerately; therefore he is called Sakka.638
“Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human being, <494> he gave a rest house; therefore he is called Vāsava.639
“Bhikkhus, Sakka, lord of the devas, thinks of a thousand matters in a moment; therefore he is called Sahassakkha, Thousand-eyed.640
“Bhikkhus, Sakka’s wife is the asura maiden named Sujā; therefore he is called Sujampati, Sujā’s husband.641
“Bhikkhus, Sakka, lord of the devas, exercises supreme sovereignty and rulership over the Tāvatiṃsa devas; therefore he is called lord of the devas.
“Bhikkhus, in the past, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he adopted and undertook seven vows by the undertaking of which he achieved the status of Sakka….”
(The remainder of this sutta is identical with the preceding one. Verses 906-7 = 904-5.) [230] <495>
13 (3) Mahāli
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesālı̄ in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof. Then Mahāli the Licchavi approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him:
“Venerable sir, has the Blessed One seen Sakka, lord of the devas?” “I have, Mahāli.”
“Surely, venerable sir, that must have been one who looked like Sakka, lord of the devas; for Sakka, lord of the devas, is difficult to see.”
“I know Sakka, Mahāli, and I know the qualities that make for Sakka, by the undertaking of which Sakka achieved the status of Sakka. <496>
“In the past, Mahāli, when Sakka, lord of the devas, was a human being, he was a brahmin youth named Magha. Therefore he is called Maghavā….”
(Here follows the names of Sakka as in 11:12 and the seven vows as in 11:11, followed by verses 908-9 = 904-5.) [231] <497>
14 (4) Poor
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, once in the past in this same Rājagaha there was a poor man,
a pauper, an indigent. He undertook faith, virtue, learning, generosity, and
wisdom in the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata. Having done so, with the breakup of the body, after death, [232] <498> he was reborn in a good destination, in a heavenly world, in the company of the Tāvatiṃsa devas, where he outshone the other devas in regard to beauty and glory.642
“Thereupon the Tāvatiṃsa devas found fault with this, grumbled, and complained about it, saying: ‘It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! For formerly, when this young deva was a human being, he was a poor man, a pauper, an indigent. Yet with the breakup of the body, after death, he has been reborn in a good destination, in a heavenly world, in the company of the Tāvatiṃsa devas, where he outshines the other devas in regard to beauty and glory.’
“Then, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, addressed the Tāvatiṃsa devas thus: ‘Dear sirs, do not find fault with this young deva. Formerly, when this young deva was a human being, he undertook faith, virtue, learning, generosity, and wisdom in the Dhamma and Discipline proclaimed by the Tathāgata. Having done so, with the breakup of the body, after death, he has been reborn in a good destination, in a heavenly world, in the company of the Tāvatiṃsa devas, where he outshines the other devas in regard to beauty and glory.’
“Then, bhikkhus, instructing the Tāvatiṃsa devas,643 Sakka, lord of the devas, on that occasion recited these verses: <499>
910 “‘When one has faith in the Tathāgata, Unshakable and well established,
And good conduct built on virtue, Dear to the noble ones and praised;644
911 “‘When one has confidence in the Sarigha And one’s view is straightened out,
They say that one isn’t poor; One’s life is not lived in vain.
912 “‘Therefore the person of intelligence, Remembering the Buddha’s Teaching, Should be devoted to faith and virtue,
To confidence and vision of the Dhamma.’”
15 (5) A Delightful Place
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. Then Sakka, lord of the devas, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and said to him: “Venerable sir, what is a delightful place?” [233]
[The Blessed One:] <500>
913 “Shrines in parks and woodland shrines, Well-constructed lotus ponds:
These are not worth a sixteenth part Of a delightful human being.
914 “Whether in a village or forest, In a valley or on the plain— Wherever the arahants dwell
Is truly a delightful place.”
16 (6) Bestowing Alms
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak. Then Sakka, lord of the devas, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. Standing to one side, he addressed the Blessed One in verse:645
915 “For those people who bestow alms, For living beings in quest of merit, Performing merit of the mundane type,
Where does a gift bear great fruit?”646 [The Blessed One:] <501>
916 “The four practising the way And the four established in the fruit:
This is the Sarigha of upright conduct Endowed with wisdom and virtue.647
917 “For those people who bestow alms, For living beings in quest of merit, Performing merit of the mundane type, A gift to the Sarigha bears great fruit.”
17 (7) Veneration of the Buddha
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. Now on that occasion the Blessed One had gone for his day’s abiding and was in seclusion. Then Sakka, lord of the devas, and Brahmā Sahampati approached the Blessed One and stood one at each doorpost. Then Sakka, lord of the devas, recited this verse in the presence of the Blessed One:
918 “Rise up, O hero, victor in battle!
Your burden lowered, debt-free one, wander in the world. Your mind is fully liberated
Like the moon on the fifteenth night.”648 [234]
[Brahmā Sahampati:] “It is not in such a way that the Tathāgatas are to be venerated, lord of the devas. The Tathāgatas are to be venerated thus:
919 “Rise up, O hero, victor in battle! <502>
O caravan leader, debt-free one, wander in the world. Teach the Dhamma, O Blessed One:
There will be those who will understand.”649
18 (8) The Worship of Householders (or Sakka’s Worship (1))
At Sāvatthı̄. There the Blessed One said this: “Bhikkhus, once in the past Sakka, lord of the devas, addressed his charioteer Mātali thus: ‘Harness the chariot with its team of a thousand thoroughbreds, friend Mātali. Let us go
to the park grounds to see the beautiful scenery.’ - ‘Yes, your lordship,’ Mātali the charioteer replied. Then he harnessed the chariot with its team of a thousand thoroughbreds and announced to Sakka, lord of the devas: ‘The chariot has been harnessed, dear sir. You may come at your own convenience.’650
“Then, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, descending from the Vejayanta Palace, raised his joined hands in reverential salutation, and worshipped the different quarters. Then Mātali the charioteer addressed Sakka in verse:
920 “‘These all humbly worship you— Those versed in the Triple Veda,
All the khattiyas reigning on earth,
The Four Great Kings and the glorious Thirty—<503> So who, O Sakka, is that spirit
To whom you bow in worship?’651 [Sakka:]
921 “‘These all humbly worship me— Those versed in the Triple Veda,
All the khattiyas reigning on earth,
The Four Great Kings and the glorious Thirty—
922 But I worship those endowed with virtue, Those long trained in concentration,
Those who have properly gone forth With the holy life their destination.652
923 “‘I worship as well, O Mātali, Those householders making merit, The lay followers possessed of virtue Who righteously maintain a wife.’
[Mātali:]
924 “‘Those whom you worship, my lord Sakka, Are indeed the best in the world.
I too will worship them—
Those whom you worship, Vāsava.’ <504> [The Blessed One:]
925 “Having given this explanation, Having worshipped the different quarters, The deva-king Maghavā, Sujā’s husband, The chief, climbed into his chariot.” [235]
19 (9) The Worship of the Teacher (or Sakka’s Worship (2))
(As above down to:)
“Then, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, descending from the Vejayanta Palace, raised his joined hands in reverential salutation and worshipped the Blessed One. Then Mātali the charioteer addressed Sakka, lord of the devas, in verse:
926 “‘Both devas and human beings Humbly worship you, Vāsava.
So who, O Sakka, is that spirit To whom you bow in worship?’
[Sakka:] <505>
927 “‘The Perfectly Enlightened One here In this world with its devas,
The Teacher of perfect name:
He is the one whom I worship, Mātali.653
928 “‘Those for whom lust and hatred And ignorance have been expunged, The arahants with taints destroyed:
These are the ones whom I worship, Mātali.
929 “‘The trainees who delight in dismantling, Who diligently pursue the training
For the removal of lust and hatred, For transcending ignorance:
These are the ones whom I worship, Mātali.’654 [Mātali:]
930 “‘Those whom you worship, my lord Sakka, Are indeed the best in the world.
I too will worship them—
Those whom you worship, Vāsava.’ [The Blessed One:]
931 “Having given this explanation, Having worshipped the Blessed One, The deva-king Maghavā, Sujā’s husband,
The chief, climbed into his chariot.” <506>
20 (10) The Worship of the Saṅgha (or Sakka’s Worship (3))
(As above down to:) [236]
“Then, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, descending from the Vejayanta Palace, raised his joined hands in reverential salutation and worshipped the Sarigha of bhikkhus. Then Mātali the charioteer addressed Sakka, lord of the devas, in verse:
932 “‘It is these that should worship you— The humans stuck in a putrid body,
Those submerged inside a corpse, Afflicted with hunger and thirst.655
933 Why then do you envy them, These who dwell homeless, Vāsava?
Tell us about the seers’ conduct; Let us hear what you have to say.’
[Sakka:] <507>
934 “‘This is why I envy them,656 Those who dwell homeless, Mātali: Whatever village they depart from, They leave it without concern.
935 “‘They do not keep their goods in storage, Neither in a pot nor in a box.
Seeking what has been prepared by others, By this they live, firm in vows:
Those wise ones who give good counsel, Maintaining silence, of even faring.657
936 “‘While devas fight with asuras And people fight with one another,
Among those who fight, they do not fight; Among the violent, they are quenched; Among those who grasp, they do not grasp: These are the ones whom I worship, Mātali.’
[Mātali:]
937 “‘Those whom you worship, my lord Sakka, Are indeed the best in the world.
I too will worship them—
Those whom you worship, Vāsava.’ <508> [The Blessed One:]
938 “Having given this explanation, Having worshipped the Bhikkhu Sarigha, The deva-king Maghavā, Sujā’s husband, The chief, climbed into his chariot.”
[237]
III. THE THIRD SUBCHAPTER (SAKKA PENTAD)
21 (1) Having Slain
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. Then Sakka, lord of the devas, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. Standing to one side, Sakka, lord of the devas, addressed the Blessed One in verse:
939 “Having slain what does one sleep soundly? Having slain what does one not sorrow? <509> What is the one thing, O Gotama,
Whose killing you approve?” [The Blessed One:]
940 “Having slain anger, one sleeps soundly; Having slain anger, one does not sorrow; The killing of anger, O Vāsava,
With its poisoned root and honeyed tip:
This is the killing the noble ones praise, For having slain that, one does not sorrow.”
22 (2) Ugly
At Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove. There the Blessed One said this: “Bhikkhus, once in the past a certain ugly deformed yakkha sat down on the seat of Sakka, lord of the devas.658 Thereupon the Tāvatiṃsa devas found fault with this, grumbled, and complained about it, saying: ‘It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! This ugly deformed yakkha has sat down on the seat of Sakka, lord of the devas!’ <510> But to whatever extent the Tāvatiṃsa devas found fault with this, grumbled, and complained about it, to the same extent that yakkha became more and more handsome, more and more comely, more and more graceful.
“Then, bhikkhus, the Tāvatiṃsa devas approached Sakka and said to him: ‘Here, dear sir, an ugly deformed yakkha has sat down on your seat…. But to whatever extent the devas found fault with this … [238] that yakkha became more and more handsome, more and more comely, more and more graceful.’ - ‘That must be the anger-eating yakkha.’
“Then, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, approached that anger-eating yakkha.659 Having approached, he arranged his upper robe over one shoulder, knelt down with his right knee on the ground, and, raising his joined hands in reverential salutation towards that yakkha, <511> he announced his name three times: ‘I, dear sir, am Sakka, lord of the devas! I, dear sir, am Sakka, lord of the devas!’ To whatever extent Sakka announced his name, to the same extent that yakkha became uglier and uglier and more and more deformed until he disappeared right there.
“Then, bhikkhus, having sat down on his own seat, instructing the Tāvatiṃsa devas, Sakka, lord of the devas, on that occasion recited these verses:
941 “‘I am not one afflicted in mind, Nor easily drawn by anger’s whirl.
I never become angry for long, Nor does anger persist in me.660
942 “‘When I’m angry I don’t speak harshly And I don’t praise my virtues.
I keep myself well restrained <512> Out of regard for my own good.’”661
23 (3) Magic
At Sāvatthı̄. The Blessed One said this: “Bhikkhus, once in the past Vepacitti, lord of the asuras, was sick, afflicted, gravely ill.662 Then Sakka, lord of the devas, approached Vepacitti to inquire about his illness. Vepacitti
saw Sakka coming in the distance and said to him: ‘Cure me, lord of the devas.’ - [239] ‘Teach me, Vepacitti, the Sambari magic.’663 - ‘I won’t teach it, dear sir, until I have asked the asuras for permission.’
“Then, bhikkhus, Vepacitti, lord of the asuras, asked the asuras: ‘May I teach the Sambari magic to Sakka, lord of the devas?’ - ‘Do not teach him the Sambari magic, dear sir.’664
“Then, bhikkhus, Vepacitti, lord of the asuras, addressed Sakka, lord of the devas, in verse: <513>
943 “‘A magician—O Maghavā, Sakka, King of devas, Sujā’s husband—
Goes to the terrible hell,
Like Sambara, for a hundred years.’”665
24 (4) Transgression
At Sāvatthı̄. Now on that occasion two bhikkhus had a quarrel and one bhikkhu had transgressed against the other. Then the former bhikkhu confessed his transgression to the other bhikkhu, but the latter would not pardon him.666
Then a number of bhikkhus approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported to him what had happened. <514> [The Blessed One said:]
“Bhikkhus, there are two kinds of fools: one who does not see a transgression as a transgression; and one who, when another is confessing a transgression, does not pardon him in accordance with the Dhamma. These are the two kinds of fools.
“There are, bhikkhus, two kinds of wise people: one who sees a transgression as a transgression; and one who, when another is confessing a transgression, pardons him in accordance with the Dhamma. These are the two kinds of wise people.
“Once in the past, bhikkhus, Sakka, lord of the devas, instructing the Tāvatiṃsa devas in the Sudhamma assembly hall, on that occasion recited this verse: [240]
944 “‘Bring anger under your control; Do not let your friendships decay.
Do not blame one who is blameless; Do not utter divisive speech.
Like a mountain avalanche Anger crushes evil people.’”667
25 (5) Nonanger
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthı̄ in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. There the Blessed One said this:
“Bhikkhus, once in the past Sakka, lord of the devas, instructing the Tāvatiṃsa devas in the Sudhamma assembly hall, on that occasion recited this verse: <515>
945 “‘Do not let anger overpower you;
Do not become angry at those who are angry. Nonanger and harmlessness always dwell Within [the hearts of] the noble ones.
Like a mountain avalanche Anger crushes evil people.’”668
<516>
The Book with Verses is finished.



Close
Close