I. Phẩm A-La-Hán Thứ Nhất
I. Dhananjàni (S.i,160)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, nữ Bà-la-môn Dhananjàni, vợ một người Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, có lòng tín thành đối với Phật, Pháp và Tăng.
3) Rồi nữ Bà-la-môn Dhananjàni, trong khi bưng cơm cho Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, hứng khởi thốt lên ba lần lời cảm hứng: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác ấy!"
4) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja nói với nữ Bà-la-môn Dhananjàni:
-- Như vậy, trong mọi thời, mọi dịp, kẻ hạ tiện này nói lời tán thán vị Sa-môn trọc đầu ấy. Này kẻ Hạ tiện kia, ta sẽ luận phá bậc Ðạo Sư của Ngươi.
5) -- Thưa Bà-la-môn, tôi không thấy trong thế giới chư Thiên, Ma giới hay Phạm thiên giới, trong chúng Sa-môn hay Bà-la-môn, giữa chư Thiên hay loài Người, không một ai có thể luận phá Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Vậy này Bà-la-môn, Ông hãy đi. Sau khi đi, Ông sẽ biết.
6) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
7) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Sát vật gì, được lạc?
Sát vật gì, không sầu?
Có một pháp loại gì,
Ngài tán đồng sát hại,
Tôn giả Gotama?
8) (Thế Tôn):
Sát phẫn nộ, được lạc
Sát phẫn nộ, không sầu,
Phẫn nộ với độc căn,
Với vị ngọt tối thượng,
Pháp ấy, bậc Hiền Thánh,
Tán đồng sự sát hại.
Sát pháp ấy, không sầu,
Này Bà-la-môn kia.
9) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia trước mặt Thế Tôn, cho con được thọ đại giới!
10) Và Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja được xuất gia trước mặt Thế Tôn, được thọ đại giới.
11) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
12) Và Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
II. Phỉ Báng (S.i,161)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được nghe Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.
3) Ông phẫn nộ, không hoan hỷ, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói những lời nói không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn.
4) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja:
-- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Các thân hữu bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm Ông không?
5) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng, các thân hữu, bà con huyết thống, các khách có đến viếng thăm tôi.
6) -- Này Bà-la-môn, Ông nghĩ thế nào? Ông có sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm và các loại đồ nếm không?
7) -- Thưa Tôn giả Gotama, thỉnh thoảng tôi sửa soạn cho họ các món ăn loại cứng, loại mềm, các loại đồ nếm.
8) -- Nhưng này Bà-la-môn, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về ai?
9) -- Thưa Tôn giả Gotama, nếu họ không thâu nhận, thời các món ăn ấy về lại chúng tôi.
10) -- Cũng vậy, này Bà-la-môn, nếu Ông phỉ báng chúng tôi là người không phỉ báng; nhiếc mắng chúng tôi là người không nhiếc mắng; gây lộn với chúng tôi là người không gây lộn; chúng tôi không thâu nhận sự việc ấy từ Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông. Này Bà-la-môn, sự việc ấy chỉ về lại Ông. Này Bà-la-môn, ai phỉ báng lại khi bị phỉ báng, nhiếc mắng lại khi bị nhiếc mắng, gây lộn lại khi bị gây lộn, thời như vậy, này Bà-la-môn, người ấy được xem là đã hưởng thọ, đã san sẻ với Ông. Còn chúng tôi không cùng hưởng thọ sự việc ấy với Ông, không cùng san sẻ sự việc ấy với Ông, thời này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông! Này Bà-la-môn, sự việc ấy về lại Ông!
11) Nhà vua và vương cung, vương thần nghĩ rằng: "Sa-môn Gotama là vị A-la-hán". Tuy vậy Tôn giả Gotama nay đã phẫn nộ.
12) (Thế Tôn):
Với vị không phẫn nộ,
Phẫn nộ từ đâu đến?
Sống chế ngự, chánh mạng,
Giải thoát, nhờ chánh trí.
Vị ấy sống như vậy,
Ðời sống được tịch tịnh.
Những ai bị phỉ báng,
Trở lại phỉ báng người,
Kẻ ấy làm ác mình,
Lại làm ác cho người.
Những ai bị phỉ báng,
Không phỉ báng chống lại,
Người ấy đủ thắng trận,
Thắng cho mình, cho người.
Vị ấy tìm lợi ích,
Cho cả mình và người.
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguôi dần.
Bậc Y sư cả hai,
Chữa mình, chữa cho người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không hiểu Chánh pháp.
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật là vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...,... Con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama cho con được xuất gia tu học với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
14) Bà-la-môn Akkosaka Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
15) Ðược thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Akkosaka Bhàrahvàja sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần không bao lâu đạt được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí, tự mình giác ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
16) Và Tôn giả Akkosaka Bhàradvàkja trở thành một vị A-la-hán nữa.
III. Asurindaka (S.i,163)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Veluvana (Trúc Lâm), tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nghe như sau: " Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Thế Tôn, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".
3) Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, có những lời không tốt đẹp, ác ngữ, phỉ báng và nhiếc mắng Thế Tôn.
4) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn giữ im lặng.
5) Rồi Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục. Này Sa-môn, Ông đã bị chinh phục!
6) (Thế Tôn):
Kẻ ngu nghĩ mình thắng,
Khi nói lời ác ngữ,
Ai biết chịu kham nhẫn,
Kẻ ấy thật thắng trận.
Những ai bị phỉ báng,
Trở lại phỉ báng người,
Kẻ ấy làm ác mình,
Lại làm ác cho người.
Những ai bị phỉ báng,
Không phỉ báng đối lại,
Người ấy đã thắng trận,
Thắng cho mình cho người.
Vị ấy tìm lợi ích,
Cho cả mình và người,
Và kẻ đã phỉ báng,
Tự hiểu, lắng nguội dần.
Bậc y sư cả hai,
Chữa mình, chữa cho người,
Quần chúng nghĩ là ngu,
Vì không hiểu Chánh pháp.
7) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Asurindaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama...,"... không còn trở lại đời sống này nữa."
8) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
IV. Bilangika (S.i,164)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja được nghe: "Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja đã xuất gia với Sa-môn Gotama, từ bỏ gia đình, sống không gia đình".
3) Phẫn nộ, không hoan hỷ, vị ấy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, giữ yên lặng, đứng một bên.
4) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja, liền nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Bilangika Bhàradvàja:
Ai hại người hiền thiện,
Thanh tịnh, không cấu nhiễm,
Ác hạnh được chín mùi,
Phản lại hại người ngu,
Chẳng khác gì ngược gió,
Lại tung vãi bụi trần.
5) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Bilangika Bhàradvaja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Nay con quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và Tỷ-kheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama...,..., Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
V. Bất Hại - Ahimsaka (S.i,164)
1) Nhân duyên tại Sàvatthi.
2) Rồi Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama! Con là Ahimsaka, thưa Tôn giả Gotama!.
4) (Thế Tôn):
Danh phải tương xứng người,
Người phải là bất hại!
Ai với thân, miệng, ý,
Không làm hại một ai,
Ai không hại người khác,
Người ấy thật bất hại.
5) Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Ahimsaka Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama...,"... không còn trở lui đời sống này nữa."
6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
VI. Bện Tóc (S.i,165)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Bà-la-môn Jatabhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jatabhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Nội triền và ngoại triền,
Chúng sanh bị triền phược,
Con hỏi Gotama,
Ai thoát triền phược này?
4) (Thế Tôn)
Người có trí, trú giới,
Tu tập tâm và tuệ,
Nhiệt tâm và thận trọng,
Tỷ-kheo ấy thoát triền.
Với ai đã từ bỏ,
Tham sân và vô minh,
Bậc Ứng cúng lậu tận,
Vị ấy thoát triền phược.
Chỗ nào danh và sắc
Ðược đoạn tận vô dư,
Ðoạn chướng ngại sắc tưởng,
Chỗ ấy triền phược đoạn.
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Jatabhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...
6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
VII. Suddhika (S.i,165)
1) Tại Sàvatthi, Jetavana.
2) Rồi Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja nói lên bài lệ này trước mặt Thế Tôn:
Không Bà-la-môn nào,
Dầu giữ giới, khổ hạnh,
Có thể được thanh tịnh,
Dầu ở thế giới nào.
Chỉ vị Minh Hạnh Túc,
Mới có thể thanh tịnh.
Không một quần chúng nào.
Ngoài vị hành như vậy.
4) (Thế Tôn):
Dầu lẩm bẩm nhiều chú,
Nhưng không vì thọ sanh,
Ðược gọi Bà-la-môn,
Nội ô nhiễm bất tịnh,
Y cứ trên lừa đảo,
Bà-la-môn, Phệ-xá,
Thủ-đà, Chiên-đà-la,
Kẻ đổ phẩn, đổ rác,
Tinh cần và tinh tấn,
Thường dõng mãnh tấn tu,
Ðạt được tịnh tối thắng,
Bà-la-môn nên biết!
5) Khi được nghe vậy, Bà-la-môn Suddhika Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...
6) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
VIII. Aggika: Thờ lửa (S.i,166)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, một món ăn gồm gạo và sữa đông được sửa soạn cho Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja để vị này sắp đặt: "Tôi sẽ tế lửa, tôi sẽ làm lễ cúng dường lửa".
3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Ràjagaha để khất thực. Trong khi đi khất thực thứ lớp ở Ràjagaha, Thế Tôn đi đến trú xứ của Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja; sau khi đến, Thế Tôn đứng một bên.
4) Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja thấy Thế Tôn đi khất thực đến, thấy vậy liền nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Vị đầy đủ ba minh,
Thiện sanh và nghe nhiều,
Minh hạnh được trọn vẹn,
Hãy thọ món ăn này!
5) (Thế Tôn):
Dầu lẩm bẩm nhiều chú,
Nhưng không vì thọ sanh,
Ðược gọi Bà-la-môn.
Nội ô nhiễm bất tịnh,
Y cứ trên lừa đảo,
Thấy thiên giới ác thú,
Ðoạn diệt được tái sanh,
Thắng trí, bậc Mâu-ni,
Ðầy đủ ba minh này,
Ba minh, Bà-la-môn,
Minh hạnh được đầy đủ,
Hãy thọ món ăn này.
6) - Mong Tôn giả thọ lãnh món ăn này. Tôn giả Gotama thật là bậc Bà-la-môn.
7) (Thế Tôn):
Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ,
Tụng hát các kệ chú,
Chân thật niệm Chánh pháp,
Sở hành là như vậy.
Bậc Ðại Sĩ vẹn toàn,
Cúng dường phải khác biệt,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Dao động được lắng dịu.
Với những bậc như vậy,
Ăn uống phải cúng dường,
Thật chính là phước điền,
Cho những ai cầu phước.
8) Ðược nghe như vậy, Bà-la-môn Aggika Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!...
9) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
IX. Sundarika (S.i,167)
1) Một thời Thế Tôn ở giữa dân tộc Kosala, trên bờ sông Sundarika.
2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja tế lửa trên bờ sông Sundarika, làm lễ cúng dường lửa.
3) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja sau khi tế lửa, làm lễ cúng dường lửa xong, từ chỗ ngồi đứng dậy, nhìn xung quanh tất cả bốn phương và nghĩ: "Ai có thể hưởng họ món ăn cúng tế còn lại này?"
4) Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang ngồi dưới gốc cây, đầu được bao trùm, thấy vậy, tay trái cầm món ăn cúng tế còn lại, tay phải cầm bình nước đi đến Thế Tôn.
5) Và Thế Tôn nghe tiếng chân của Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja liền tháo đồ trùm ở đầu.
6) Và Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja nghĩ: "Ðầu vị này trọc, vị này là người trọc đầu", nghĩ vậy, muốn trở lui.
7) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja lại suy nghĩ: "Trọc đầu ở đây, một số Bà-la-môn cũng như vậy. Vậy ta hãy đến và hỏi vấn đề thọ sanh".
8) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thọ sanh Tôn giả là gì?
9) (Thế Tôn):
Chớ hỏi về thọ sanh,
Hãy hỏi về sở hành.
Tùy theo mọi thứ củi,
Ngọn lửa được sanh khởi.
Dầu thuộc nhà hạ tiện,
Bậc ẩn sĩ tinh cần,
Ðược xem như thượng sanh,
Biết tàm quý, trừ ác.
Ðiều thuận bởi chân lý,
Thuần thục trong hành trì,
Thông đạt các Thánh kinh,
Phạm hạnh được viên thành.
Tế vật đã đem lại,
Hãy cầu khẩn vị ấy,
Lễ tế làm đúng thời,
Vị ấy xứng cúng dường.
10) Sundarika:
Vật cúng này của con,
Thật sự khéo cúng dường,
Nay con đã thấy được,
Bậc sáng suốt như Ngài.
Con không thấy một ai
Có thể sánh được Ngài,
Không có người nào khác
Thọ hưởng vật cúng này.
Tôn giả Gotama,
Hãy thọ hưởng vật cúng.
Ngài thật là Bà-la-môn,
Là bậc đáng tôn trọng.
11) (Thế Tôn):
Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ
Tụng hát các kệ chú,
Chân thật niệm Chánh pháp,
Sở hành là như vậy.
Bậc Ðại Sĩ vẹn toàn,
Cúng dường phải khác biệt.
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Trạo hối được lắng dịu,
Với những bậc như vậy,
Cơm nước phải cúng dường,
Thật chính là phước điền,
Cho những ai cầu phước.
12) -- Vậy thưa Tôn giả Gotama, con phải cho ai vật cúng còn lại này?
13) -- Này Bà-la-môn, trong toàn thế giới chư Thiên, Ma giới, Phạm thiên giới, trong chúng Sa-môn và Bà-la-môn, trong thế giới chư Thiên và loài Người, Ta không thấy một ai ăn vật cúng còn lại này có thể tiêu hóa được, ngoại trừ Như Lai hay đệ tử Như Lai. Này Bà-la-môn, vậy này Bà-la-môn, hãy quăng vật cúng còn lại này tại chỗ không có cỏ xanh, hay nhận chìm xuống nước, nơi không có loài hữu tình.
14) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja nhận chìm vật cúng còn lại ấy vào trong nước, nơi không có loài hữu tình.
15) Vật cúng ấy khi được quăng vào trong nước liền xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên. Ví như lưỡi cày đốt nóng cả ngày, khi bỏ vào trong nước, bèn xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên. Cũng vậy, vật cúng còn lại ấy khi được quăng vào trong nước bèn xì lên, sôi lên, phun hơi và phun khói lên.
16) Rồi Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja hoảng hốt, lông tóc dựng ngược, đi đến Thế Tôn; sau khi đến liền đứng một bên.
17) Thế Tôn nói lên bài kệ cho Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja đang đứng một bên:
Này Bà-la-môn kia,
Chớ có nghĩ gì tịnh.
Sự sắp đặt củi lửa,
Như vậy chỉ bề ngoài.
Bậc thiện nhân dạy rằng,
Người ấy không thanh tịnh,
Với những ai chỉ muốn
Thanh tịnh mặt bên ngoài.
Này Bà-la-môn kia,
Ta từ bỏ củi lửa,
Ta chỉ nhen nhúm lên
Ngọn lửa từ nội tâm,
Ngọn lửa thường hằng cháy,
Thường nồng cháy nhiệt tình.
Ta là bậc La-hán,
Ta sống đời Phạm hạnh.
Này Bà-la-môn kia,
Người mang ách kiêu mạn,
Phẫn nộ là khói hương,
Vọng ngôn là tro tàn,
Lưỡi là chiếc muỗng tế,
Tâm là chỗ tế tự,
Tự ngã là ngọn lửa.
Còn người khéo điều phục,
Chánh pháp là ao hồ,
Giới là bến nước tắm,
Không cấu uế, trong sạch,
Ðược thiện nhơn tán thán,
Là chỗ bậc có trí,
Thường tắm, trừ uế tạp.
Khi tay chân trong sạch,
Họ qua bờ bên kia.
Chánh pháp là chân lý,
Tự chế là Phạm hạnh,
Chính con đường trung đạo,
Giúp đạt tối thắng vị,
Ðảnh lễ bậc trực tâm,
Ta gọi tùy pháp hành.
18) Khi được nói vậy, Bà-la-môn Sundarika Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!...
19) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa.
X. Bahudhiti (S.i,170)
1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, một Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bị mất mười bốn con bò.
3) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja trong khi đi tìm những con bò đực ấy, đi đến khu rừng kia; sau khi đến, thấy Thế Tôn ngồi kiết-già trong khu rừng ấy, lưng giữ thẳng và để chánh niệm trước mặt.
4) Thấy vậy, Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
Với vị Sa-môn này,
Không có mười bốn bò,
Nên không thấy sáu mươi (ajjasatthi),
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này,
Không có ruộng mè hư,
Một hai lá cây mè,
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này,
Không kho trống, không chuột,
Chạy chơi và múa nhảy,
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này,
Không tấm nệm bảy tháng,
Tràn đầy những chí rận,
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này
Không bảy gái quả phụ
Hoặc một con, hai con,
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này,
Không vợ đen, mặt rỗ.
Lấy chân thúc đá dậy,
Do vậy được an lạc.
Với vị Sa-môn này,
Không kẻ nợ buổi sáng,
Mắng nhiếc: "Hãy trả đi"
Do vậy được an lạc.
5) (Thế Tôn):
Bà-la-môn, với Ta,
Không có mười bốn bò,
Nên không thấy sáu mươi,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không có ruộng mè hư,
Một hai lá cây mè,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không kho trống, không chuột,
Chạy chơi và múa chảy,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không tấm nệm bảy tháng,
Tràn đầy những chí rận,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không bảy gái quả phụ,
Hoặc một con, hai con,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không vợ đen, mặt rỗ,
Lấy chân thúc đá dậy,
Do vậy Ta an lạc.
Bà-la-môn, với Ta,
Không kẻ nợ buổi sáng,
Mắng nhiếc: "Hãy trả đi",
Do vậy Ta an lạc.
6) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thế thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong cho con được xuất gia với Tôn giả Gotama, cho con được thọ đại giới.
7) Rồi Bà-la-môn Bhàradvàja được xuất gia với Tôn giả Gotama, được thọ đại giới.
8) Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Bhàradvàja ở một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu, vị này chứng được mục đích tối cao mà các thiện nam tử đã xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình hướng đến: Ðó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại tự mình với thượng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không có trở lại trạng thái này nữa".
9) Và Tôn giả Bhàradvàja trở thành một vị A-la-hán nữa. III. Phẩm Cư Sĩ
I. Cày Ruộng (S.i,172)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Magadha, trên núi Nam Sơn, tại làng Bà-la-môn tên Ekanàlà.
2) Lúc bấy giờ là thời gian gieo mạ, và Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja sắp đặt sẵn sàng khoảng năm trăm lưỡi cày.
3) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến nông trường của Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja.
4) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja đang phân phát đồ ăn.
5) Thế Tôn đi đến chỗ phân phát đồ ăn, rồi đứng một bên.
6) Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja thấy Thế Tôn đang đứng một bên để khất thực, thấy vậy, bèn nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, tôi cày và tôi gieo mạ; sau khi cày và gieo mạ, tôi ăn. Này Sa-môn, Ông có cày và gieo mạ không; sau khi cày và gieo mạ, Ông ăn?
7) -- Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn.
8) -- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, cái cày, cái lưỡi cày, cái gậy đâm, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Tuy vậy Tôn giả Gotama lại nói như sau: "Này Bà-la-môn, Ta cũng có cày và gieo mạ, sau khi cày và gieo mạ, Ta ăn".
9) Rồi Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ông nói là nông phu,
Ta không thấy Ông cày,
Người nông phu được hỏi,
Hãy lên tiếng trả lời,
Sao chúng tôi biết được,
Ông thật sự có cày?
10) (Thế Tôn):
Lòng tin là hạt giống,
Khổ hạnh là mưa móc,
Trí tuệ đối với Ta,
Là cày và ách mang,
Tàm quý là cán cày,
Ý căn là dây cột,
Chánh niệm đối với Ta,
Là lưỡi cày, gậy đâm.
Thân hành được hộ trì,
Khẩu hành được hộ trì
Ðối với các món ăn,
Bụng Ta dùng vừa phải,
Ta nhổ lên tà vạy,
Với chơn lý sự thật,
Hoan hỷ trong Niết-bàn
Là giải thoát của Ta.
Tinh tấn đối với Ta,
Là khả năng mang ách,
Ðưa Ta tiến dần đến,
An ổn khỏi ách nạn,
Ði đến, không trở lui,
Chỗ Ta đi, không sầu.
Như vậy, cày ruộng này,
Ðưa đến quả bất tử,
Sau khi cày cày này,
Mọi đau khổ được thoát.
11) -- Hãy ăn Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama thật là người nông phu. Tôn giả Gotama cày, sự cày đưa đến quả bất tử.
12) (Thế Tôn):
Ta không có hưởng thọ,
Vì tụng hát kệ chú,
Thường pháp không phải vậy,
Ðối vị có tri kiến.
Chư Phật đã loại bỏ,
Tụng hát các kệ chú,
Chơn thật đối với Pháp,
Sở hành là như vậy.
Bậc Ðại Sĩ vẹn toàn,
Cúng dường phải khác biệt,
Ðoạn tận các lậu hoặc,
Trạo hối được lắng dịu,
Với những bậc như vậy,
Cơm nước phải cúng dường.
Thật chính là phước điền,
Cho những ai cầu phước.
Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Kasi Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối cho người có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Vậy nay con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
II. Udaya (S.i,173)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Udaya.
3) Bà-la-môn Udaya lấy cơm đổ đầy bình bát của Thế Tôn.
4) Lần thứ hai Thế Tôn vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Udaya...
5) Lần thứ ba, Bà-la-môn Udaya lấy cơm đổ đầy bình bát Thế Tôn và nói với Thế Tôn:
- Tham lam là Sa-môn Gotama, đến đi đến lại nhiều lần!
(Thế Tôn):
Nhiều lần và nhiều lần,
Chúng gieo vãi hạt giống.
Nhiều lần và nhiều lần,
Trời mưa đi, mưa lại.
Nhiều lần và nhiều lần,
Người nông phu cày ruộng.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lúa gạo đến quốc độ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Hành khất lại xin ăn.
Nhiều lần và nhiều lần,
Thí chủ lại bố thí.
Nhiều lần và nhiều lần,
Thí chủ sau khi cho.
Nhiều lần và nhiều lần,
Ðược đi đến thiên giới.
Nhiều lần và nhiều lần,
Người làm sữa vắt sữa,
Nhiều lần và nhiều lần,
Bò con tìm bò mẹ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Mệt sức và lao khổ.
Nhiều lần và nhiều lần,
Kẻ ngu nhập bào thai.
Nhiều lần và nhiều lần,
Lại sanh rồi lại chết.
Nhiều lần và nhiều lần,
Họ mang đến nghĩa địa.
Họ được đường giải thoát,
Không đưa đến tái sanh.
Bậc đại trí, đại tuệ,
Không sanh đi, sanh lại.
7) Khi được nói vậy, Bà-la-môn Udaya bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
III. Devahita (S.i,173)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn bị bịnh về phong khí và Tôn giả Upavàna là thị giả Thế Tôn.
3) Rồi Thế Tôn gọi Tôn giả Upavàna:
-- Này Upavàna, Ông có biết làm sao cho Ta nước nóng?
4) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Upavàna vâng đáp Thế Tôn, đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ của Bà-la-môn Devahita; sau khi đến, đứng im lặng một bên.
5) Bà-la-môn Devahita thấy Tôn giả Upavàna đứng im lặng một bên, bèn nói lên bài kệ với Tôn giả Upavàna:
Tôn giả đứng im lặng,
Trọc đầu, choàng đại y,
Ông muốn gì, cầu gì?
Ông đến để xin gì?
6) Tôn giả:
Bậc La-hán, Thiện Thệ,
Hiện bị bịnh phong khí,
Nếu đây có nước nóng,
Hãy dâng bậc Ðại Thánh!
Xứng đáng được cúng dường,
Ngài đã được cúng dường.
Xứng đáng được tôn kính,
Ngài đã được tôn kính,
Xứng đáng được cung kính,
Ngài đã được cung kính,
Vì Ngài, tôi muốn được
Nước nóng để đem về.
7) Rồi Bà-la-môn Devahita bảo một người lấy đòn gánh gánh nước nóng và một bình đường mật, dâng cho Tôn giả Upavàna.
8) Rồi Tôn giả Upavàna đi đến Thế Tôn, dùng nước nóng tắm cho Thế Tôn, dùng đường mật pha với nước nóng dâng lên Thế Tôn dùng.
9) Và bệnh phong khí của Thế Tôn được nhẹ bớt.
10) Rồi Bà-la-môn Devahita đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
11) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Devahita nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Chỗ nào người thí chủ,
Xứng đáng nên bố thí?
Chỗ nào sự bố thí,
Ðưa đến quả báo lớn?
Cúng dường phải thế nào?
Cung kính phải thế nào?
12) (Thế Tôn):
Ai biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, ác thú,
Ðoạn diệt được tái sanh,
Thắng trí, bậc Mâu-ni.
Nên bố thí vị ấy,
Bố thí được quả lớn.
Cúng dường phải như vậy,
Cung kính phải như vậy.
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Devahita bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con xin trọn đời quy ngưỡng!
IV. Mahàsàla: Ðại phú giả hay y choàng thô.
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi một Bà-la-môn đại phú, dáng bộ tiều tụy, đắp y thô xấu, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
3) Thế Tôn nói với vị Bà-la-môn đại phú đang ngồi xuống một bên:
-- Này Bà-la-môn, sao dáng bộ ông tiều tụy? Sao ông đắp y thô xấu?
4) -- Thưa Tôn giả Gotama, ở đây bốn đứa con trai của con, chúng âm mưu với vợ của chúng, trục xuất con ra khỏi nhà.
5) -- Vậy này Bà-la-môn, hãy đọc thuộc bài kệ này, và khi nào quần chúng hội họp trong thính đường và cả các người con cùng ngồi họp, hãy đọc lên bài kệ:
Khi chúng sanh, tôi mừng
Tôi muốn chúng sinh thành.
Cùng vợ, chúng âm mưu,
Chống tôi và đuổi tôi,
Chẳng khác gì con chó,
Xua đuổi bầy heo lợn,
Ác độc và lỗ mãng,
Chúng gọi tôi: "Cha thân".
Chúng thật quỷ Dạ-xoa,
Ðội lốt là con tôi,
Và chúng trục xuất tôi,
Khi tôi đến tuổi già,
Như ngựa già suy nhược,
Bị tẩn xuất chuồng ăn.
Nay cha già bọn trẻ,
Phải ăn xin nhà người,
Thà cho tôi cái gậy,
Hơn lũ con bất hiếu.
Với gậy, chận bò dữ,
Chận được loại chó dữ,
Chỗ tối dò an toàn,
Chỗ sâu, tìm chân đứng,
Với sức mạnh chiếc gậy,
Vấp ngã đứng dậy được.
6) Bà-la-môn đại phú ấy học thuộc lòng bài kệ này từ Thế Tôn. Khi quần chúng tụ hội tại thính đường và giữa các người con đang ngồi họp, vị ấy đọc lên bài kệ:
Khi chúng sanh, tôi mừng,
Tôi muốn chúng sinh thành.
Cùng vợ, chúng âm mưu,
Chống tôi và đuổi tôi,
Chẳng khác gì con chó,
Xua đuổi bầy heo lợn.
Ác độc và lỗ mãng,
Chúng gọi tôi: "Cha thân".
Chúng thật quỷ Dạ-xoa,
Ðội lốt là con tôi,
Và chúng trục xuất tôi,
Khi tôi đến tuổi già,
Như ngựa già, suy nhược,
Bị tẩn xuất chuồng ăn.
Nay cha già bọn trẻ,
Phải ăn xin nhà người.
Thà cho tôi cái gậy,
Hơn lũ con bất hiếu.
Với gậy, chận bò dữ,
Chận được loài chó dữ.
Chỗ tối, dò an toàn,
Chỗ sâu, tìm chân đứng,
Với sức mạnh chiếc gậy,
Vấp ngã, đứng dậy được.
8) Rồi những người con Bà-la-môn đại phú ấy, dắt người cha về nhà, tắm rửa và mỗi người đắp cho cha một bộ áo.
9) Rồi Bà-la-môn đại phú ấy cầm một bộ áo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
10) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn đại phú ấy bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, chúng con Bà-la-môn, có dâng cúng sở phí cho bậc Ðạo Sư. Mong Tôn giả Gotama chấp nhận sở phí cho bậc Ðạo Sư của con.
11) Và Thế Tôn vì lòng từ chấp nhận.
12) Rồi Bà-la-môn đại phú ấy bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
V. Mànatthada (S.i,177)
1) Nhân duyên tại Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn tên Mànatthada trú ở Sàvatthi. Vị này không cung kính mẹ, không cung kính cha, không cung kính Ðạo sư, không cung kính anh trưởng.
3) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp, có đại chúng đoanh vây.
4) Rồi Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ như sau: "Sa-môn Gotama nay đang thuyết pháp có đại chúng đoanh vây. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama nói chuyện với ta, ta cũng sẽ nói chuyện với Sa-môn Gotama. Nếu Sa-môn Gotama không nói chuyện với ta, ta cũng sẽ không nói chuyện với Sa-môn Gotama".
5) Rồi Bà-la-môn Mànatthada đi đến Thế Tôn; sau khi đến, liền đứng một bên và im lặng.
6) Và Thế Tôn không nói chuyện với Bà-la-môn ấy.
7) Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này không biết gì hết", bèn muốn trở về.
8) Rồi Thế Tôn với tâm tư của mình biết được tâm tư của Bà-la-môn Mànatthada, liền nói lên bài kệ với Bà-la-môn Mànatthada:
Hỡi này Bà-la-môn,
Kiêu mạn không có tốt,
Ở đây không có ai,
Bà-la-môn nên biết.
Ông đến, mục đích gì,
Hãy nói lên cho biết?
9) Bà-la-môn Mànatthada suy nghĩ: "Sa-môn Gotama biết tâm tư của ta", cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, lấy miệng hôn chân Thế Tôn, lấy tay thoa vuốt và nói lên tên của mình:
-- Tôn giả Gotama, con là Mànatthada. Tôn giả Gotama, con là Mànatthada.
10) Rồi đại chúng ấy tâm khởi lên kinh dị vi diệu: "Thật là vi diệu, thưa Ngài! Thật là hy hữu, thưa Ngài! Bà-la-môn Mànatthada không bao giờ cung kính mẹ, không bao giờ cung kính cha, không bao giờ cung kính Ðạo sư, không bao giờ cung kính anh trưởng, nay lại hạ mình tột cùng như vậy trước Sa-môn Gotama."
11) Rồi Thế Tôn nói với Bà-la-môn Mànatthada:
-- Thôi vừa rồi Bà-la-môn. Hãy đứng dậy và ngồi lại trên ghế của Ông. Lòng tín thành của Ông đối với Ta từ đâu đến?
12) Rồi Bà-la-môn Mànatthada sau khi ngồi trên ghế của mình, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ðối ai không nên kiêu?
Ðối ai nên kính trọng?
Ðối ai nên tôn kính?
Cúng dường ai, tốt lành?
13) (Thế Tôn):
Với mẹ và với cha,
Với anh nhiều tuổi hơn,
Với thầy là thứ tư,
Không nên sanh kiêu mạn,
Nên kính trọng vị ấy,
Nên tôn kính vị ấy,
Cúng dường họ, tốt lành.
Các bậc A-la-hán,
Thanh lương, lậu hoặc đoạn,
Việc nên làm đã làm,
Hãy nhiếp phục kiêu mạn,
Bậc Vô thượng tôn ấy,
Ông thật nên đảnh lễ.
14) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Mànatthada bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
VI. Paccaniika (S.i,179)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn tên là Paccaniikasàta ở tại Sàvatthi.
3) Rồi Bà-la-môn Paccaniikasàta suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi đến Sa-môn Gotama, và Sa-môn Gotama có nói điều gì, ta sẽ nói lời phản ngược lại".
4) Lúc bấy giờ Thế Tôn đang đi kinh hành ngoài trời.
5) Rồi Ba-la-môn Paccaniikasàta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn đang đi kinh hành:
-- Này Sa-môn, hãy thuyết pháp.
6) (Thế Tôn):
Không thuyết pháp với ông,
Này Paccanìka!
Tâm ông thật ô uế,
Và đầy những thù hận,
Làm sao biết tốt đẹp,
Làm sao nói tốt đẹp!
Ai nhiếp phục thù hận,
Nhiếp phục tâm chống đối,
Từ bỏ mọi sân tâm,
Vị ấy biết tốt đẹp,
Vị ấy nói tốt đẹp.
7) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Paccaniikasàta bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
VII. Navakammika (S.i,179)
1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ Bà-la-môn Navakammika Bhàradvàa đang làm công việc tại khu rừng ấy.
3) Bà-la-môn Navakammika thấy Thế Tôn ngồi kiết-già dưới gốc cây, lưng thẳng và để niệm trước mặt.
4) Thấy vậy, vị Bà-la-môn suy nghĩ: "Ta thích làm việc về củi gỗ tại khu rừng này. Còn Sa-môn Gotama thời thích làm việc gì?"
5) Rồi Bà-la-môn Navakammika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Nay Ông làm việc gì,
Trong rừng cây sa-la,
Khiến Ông sống một mình,
Vui gì Ông tìm được,
Tỷ-kheo Gotama?
6) (Thế Tôn):
Ta không phải làm gì,
Trong khu rừng sa-la.
Với Ta, rễ đã cắt,
Cả khu rừng rậm rạp,
Như vậy Ta được thoát,
Mọi rừng rú chông gai.
Tâm Ta không bị đâm,
Một mình sống an lạc,
Ðoạn trừ mọi bất mãn,
Sống thích thú hoan hỷ.
7) Ðược nghe nói vậy, Bà-la-môn Navakammika Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
VIII. Katthahàra (S.i,180)
1) Một thời Thế Tôn sống ở giữa dân chúng Kosala, tại một khu rừng.
2) Lúc bấy giờ, nhiều thanh niên lượm củi, đệ tử của Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja, đi đến khu rừng ấy.
3) Sau khi đến, họ thấy Thế Tôn ngồi kiết-già trong khu rừng ấy, lưng thẳng và để niệm trước mặt. Thấy vậy, họ liền đi đến Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja.
4) Sau khi đến, họ nói với Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja:
-- Tôn giả có biết không, tại một khu rừng kia, có vị Sa-môn ngồi kiết-già, lưng thẳng và để niệm trước mặt?.
5) Rồi Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja cùng với các thanh niên ấy đi đến khu rừng và thấy Thế Tôn tại khu rừng ấy, đang ngồi kiết-già, lưng thẳng và để niệm trước mặt. Thấy vậy họ liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Trong khu rừng thâm u,
Nhiều dễ sợ khủng khiếp,
Rừng trống không, hoang vắng,
Ngài vào sâu một mình,
Thân bất động, kiên trì,
Ðẹp đẽ và uy nghi.
Này Tỷ-kheo, Ngài thiền
Với tâm tư định tĩnh.
Ở đây không ca hát,
Ở đây không nói năng,
Cô độc trong rừng sâu,
Bậc Thánh nhơn an trú,
Như vậy đối với con,
Thật kỳ diệu hy hữu.
Khi Ngài sống một mình,
Hoan hỷ trong rừng vắng,
Con nghĩ, Ngài ước nguyện,
Ðồng sanh làm thân hữu,
Với bậc Thế giới chủ,
Tại vô thượng Tam thiên.
Vậy sao bậc Tôn giả,
Không bỏ rừng hoang vắng,
Tu khổ hạnh ở đây,
Ðể đạt Phạm thiên quả?
6) (Thế Tôn):
Phàm có ước vọng gì,
Hay những ái lạc gì,
Những gì kẻ phàm phu,
Thường chấp trước các giới,
Các tham ái khởi lên,
Từ gốc rễ vô minh,
Tất cả Ta đoạn tận,
Trừ cả gốc lẫn rễ.
Nay Ta không ước nguyện,
Không tham ái, chấp trước,
Ðối với tất cả pháp,
Ta thấy đều thanh tịnh.
Ðạt được Chánh Ðẳng Giác,
Và mục đích tối thượng,
Ta tu tập Thiền định,
Vắng lặng, không sợ hãi.
7) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn thuộc dòng họ Bhàradvàja bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!.. từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
IX. Màtaposaka: Nuôi dưỡng mẹ (S.i,181)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Bà-la-môn Màtaposaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Màtaposaka nói với Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy; tôi có làm đúng trách nhiệm không?
4) -- Này Bà-la-môn, Ông làm như vậy là làm đúng trách nhiệm. Này Bà-la-môn, ai tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp; sau khi tìm đồ ăn thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha thì người ấy được nhiều công đức.
Người nào theo thường pháp,
Nuôi dưỡng mẹ và cha,
Chính do công hạnh này,
Ðối với cha, với mẹ,
Nhờ vậy, bậc Hiền Thánh,
Trong đời này tán thán,
Sau khi chết, được sanh,
Hưởng an lạc, chư Thiên.
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Màtaposaka bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
X. Bhikkhaka (S.i,182)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Bà-la-môn Bhikkhaka đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, bèn ngồi một bên.
3) Ngồi một bên Bà-la-môn Bhikkhaka bạch Thế Tôn:
-- Thưa Tôn giả Gotama, con là người khất thực và Tôn giả cũng là người khất thực. Vậy có sự sai khác gì giữa chúng ta?
4) (Thế Tôn):
Không phải ai xin ăn,
Cũng gọi là khất sĩ.
Nếu chấp trì độc pháp,
Không còn gọi Tỷ-kheo.
Ai sống ở đời này,
Từ bỏ các phước báo,
Ðoạn trừ mọi ác pháp,
Hành trì theo Phạm hạnh,
Sống đời sống chánh trí,
Vị ấy xứng "Tỷ-kheo".
5) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Bhikkhaka bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
XI. Sangàrava (S.i,182)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Sangàrava trú ở Sàvatthi, là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh).
3) Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về Tôn giả đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
4) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Ở đây, bạch Thế Tôn, Bà-la-môn Sangàrava trú ở Sàvatthi, là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh). Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của Bà-la-môn Sangàrava.
5) Thế Tôn im lặng nhận lời.
6) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của Bà-la-môn Sangàrava; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn.
7) Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.
8) Thế Tôn nói với Bà-la-môn Sangàrava đang ngồi một bên:
-- Có đúng sự thật chăng, này Bà-la-môn, Ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh)?
9) -- Thưa đúng vậy, Tôn giả Gotama.
10) -- Này Bà-la-môn, nhằm mục đích lợi ích gì, Ông là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh)?
11) -- Ở đây, Tôn giả Gotama, ban ngày tôi làm ác nghiệp gì, buổi chiều tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy; buổi tối tôi làm ác nghiệp gì, buổi sáng hôm sau tôi tắm để gội sạch ác nghiệp ấy. Tôn giả Gotama, do nhằm mục đích như vậy, tôi là nhà Tịnh thủy hành, tin tưởng nhờ nước được thanh tịnh, sáng chiều tôi sống theo hạnh xuống nước (để tắm cho thanh tịnh).
12) (Thế Tôn):
Chánh pháp là ao hồ,
Giới là bến nước tắm,
Không cấu uế, trong sạch,
Ðược thiện nhơn tán thán,
Là chỗ bậc có trí,
Thường tắm, trừ uế tạp,
Khi tay chân trong sạch,
Họ qua bờ bên kia.
13) Khi được nghe nói vậy, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng!
XII. Khomadusa (S.i,154)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa dân chúng Sakka, tại thị trấn của dân chúng Sakka tên là Khomadussa.
2) Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào thị trấn Khomadussa để khất thực.
3) Lúc bấy giờ các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa đang tụ họp tại hội trường để giải quyết một vài vấn đề và trời đang mưa nhỏ hột.
4) Rồi Thế Tôn đi đến hội trường ấy.
5) Các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa thấy Thế Tôn từ xa đi đến.
6) Thấy vậy, họ bèn nói:
-- Những Sa-môn đầu trọc ấy là ai? Và họ có thể biết gì về quy tắc của hội trường?
7) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ với các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa:
Không thể có hội trường,
Nếu không có thiện nhân.
Không thể có thiện nhân,
Nếu không nói đúng pháp.
Những ai đã đoạn trừ,
Cả tham, sân và ái,
Nói lên lời đúng pháp,
Họ mới thật thiện nhân.
8) Khi được nghe nói vậy, các Bà-la-môn gia chủ ở Khomadussa bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem ánh sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Chúng con xin quy y Thế Tôn Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con trọn đời quy ngưỡng.
Chapter VII. Brāhmaṇasaṃyutta Connected Discourses with Brahmins
Translated by:
Bhikkhu Boddhi
I. THE ARAHANTS
1 (1) Dhanañjanī
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion the wife of a certain brahmin of the Bhāradvāja clan, a brahmin lady named Dhanañjānī, had full confidence in the Buddha, the Dhamma, and the Sarigha.428 Once, while the brahmin lady Dhanañjānī was bringing the brahmin his meal, she stumbled, whereupon she uttered three times this inspired utterance: “Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One!”429
When this was said, the brahmin of the Bhāradvāja clan said to her: “For the slightest thing this wretched woman <345> spouts out praise of that shaveling ascetic! Now, wretched woman, I am going to refute the doctrine of that teacher of yours.ʺ430
“I do not see anyone, brahmin, in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who could refute the doctrine of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. But go, brahmin. When you have gone, you will understand.”
Then the brahmin of the Bhāradvāja clan, angry and displeased, approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side
[161] and addressed the Blessed One in verse:431
613 “Having slain what does one sleep soundly? Having slain what does one not sorrow? <346> What is the one thing, O Gotama,
Whose killing you approve?” [The Blessed One:]
614 “Having slain anger, one sleeps soundly; Having slain anger, one does not sorrow; The killing of anger, O brahmin,
With its poisoned root and honeyed tip:
This is the killing the noble ones praise, For having slain that, one does not sorrow.”
When this was said, the brahmin of the Bhāradvāja clan said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sarigha. May I receive the going forth under Master Gotama, may I receive the higher ordination?”
Then the brahmin of the Bhāradvāja clan received the going forth under the Blessed One, he received the higher ordination. And soon, not long after his higher ordination, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Bhāradvāja, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. <347> He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there
is no more for this state of being.”432 And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
2 (2) Abuse
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. The brahmin Akkosaka Bhāradvāja, Bhāradvāja the Abusive, heard:433 “It is said that the brahmin of the Bhāradvāja clan has gone forth from the household life into homelessness under the ascetic Gotama.” Angry and displeased, he approached the Blessed One and [162] abused and reviled him with rude, harsh words.
When he had finished speaking, the Blessed One said to him: “What do you think, brahmin? Do your friends and colleagues, kinsmen and relatives, as well as guests come to visit you?”
“Sometimes they come to visit, Master Gotama.”
“Do you then offer them some food or a meal or a snack?” <348> “Sometimes I do, Master Gotama.”
“But if they do not accept it from you, then to whom does the food belong?”
“If they do not accept it from me, then the food still belongs to us.”
“So too, brahmin, we—who do not abuse anyone, who do not scold anyone, who do not rail against anyone—refuse to accept from you the abuse and scolding and tirade you let loose at us. It still belongs to you, brahmin! It still belongs to you, brahmin!
“Brahmin, one who abuses his own abuser, who scolds the one who scolds him, who rails against the one who rails at him—he is said to partake of the meal, to enter upon an exchange. But we do not partake of your meal; we do not enter upon an exchange. It still belongs to you, brahmin! It still belongs to you, brahmin!”
“The king and his retinue understand the ascetic Gotama to be an arahant, yet Master Gotama still gets angry.”434
[The Blessed One:]
615 “How can anger arise in one who is angerless, In the tamed one of righteous living, <349>
In one liberated by perfect knowledge,
In the Stable One who abides in peace?435
616 “One who repays an angry man with anger Thereby makes things worse for himself.
Not repaying an angry man with anger, One wins a battle hard to win.
617 “He practises for the welfare of both— His own and the other’s—
When, knowing that his foe is angry, He mindfully maintains his peace.
618 “When he achieves the cure of both— His own and the other’s—
The people who consider him a fool
Are unskilled in the Dhamma.”436 [163]
When this was said, the brahmin Akkosaka Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!… I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sarigha. May I receive the going forth under Master Gotama, may I receive the higher ordination?”
Then the brahmin of the Bhāradvāja clan received the going forth under the Blessed One, he received the higher ordination. And soon, not long after
his higher ordination, dwelling alone … <350> … the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
3 (3) Asurindaka
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. The brahmin Asurindaka Bhāradvāja heard:437 “It is said that the brahmin of the Bhāradvāja clan has gone forth from the household life into homelessness under the ascetic Gotama.” Angry and displeased, he approached the Blessed One and abused and reviled him with rude, harsh words.
When he had finished speaking, the Blessed One remained silent. Then the brahmin Asurindaka Bhāradvāja said to the Blessed One: “You’re beaten, ascetic! You’re beaten, ascetic!”
[The Blessed One:]
619 “The fool thinks victory is won When, by speech, he bellows harshly; But for one who understands,
Patient endurance is the true victory.438
620-22 “One who repays an angry man with anger
… (verses = 616-18) … <351>
Are unskilled in the Dhamma.” [164]
When this was said, the brahmin Asurindaka Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!…” And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
4 (4) Bilaṅgika
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. The brahmin Bilarigika Bhāradvāja
heard:439 “It is said that the brahmin of the Bhāradvāja clan has gone forth from the household life into homelessness under the ascetic Gotama.” Angry and displeased, he approached the Blessed One and silently stood to one side.440 <352>
Then the Blessed One, having known with his own mind the reflection in the brahmin Bilarigika Bhāradvāja’s mind, addressed him in verse:
623 “If one wrongs an innocent man, A pure person without blemish,
The evil falls back on the fool himself Like fine dust thrown against the wind.”
When this was said, the brahmin Bilarigika Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!…” And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
5 (5) Ahiṃsaka
At Sāvatthī. Then the brahmin Ahiṃsaka Bhāradvāja, Bhāradvāja the Harmless, approached the Blessed One and exchanged greetings with him.441 When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side [165] and said to the Blessed One: “I am Ahiṃsaka the Harmless, Master Gotama. I am Ahiṃsaka the Harmless, Master Gotama.”
[The Blessed One:] <353>
624 “If one were as one’s name implies You would be a harmless one.
But it is one who does no harm at all By body, speech, or mind,
Who really is a harmless one As he does not harm others.”
When this was said, the brahmin Ahiṃsaka Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!…” And the Venerable Ahiṃsaka Bhāradvāja became one of the arahants.
6 (6) Tangle
At Sāvatthī. Then the brahmin Jaṭā Bhāradvāja, Bhāradvāja of the Tangle, approached the Blessed One and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side and addressed the Blessed One in verse:
625 “A tangle inside, a tangle outside, This generation is entangled in a tangle. I ask you this, O Gotama,
Who can disentangle this tangle?” <354> [The Blessed One:]
626 “A man established on virtue, wise, Developing the mind and wisdom,
A bhikkhu ardent and discreet:
He can disentangle this tangle.
627 “Those for whom lust and hatred Along with ignorance have been expunged, The arahants with taints destroyed:
For them the tangle is disentangled.
628 “Where name-and-form ceases, Stops without remainder,
And also impingement and perception of form: It is here this tangle is cut.”
When this was said, the brahmin Jaṭā Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!…” And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
7 (7) Suddhika
At Sāvatthī. Then the brahmin Suddhika Bhāradvāja approached the Blessed One <355> and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side [166] and recited this verse in the presence of the Blessed One:
629 “In the world no brahmin is ever purified Though he be virtuous and austere in practice;
One accomplished in knowledge and conduct is purified,
Not the others, the common folk.”442 [The Blessed One:]
630 “Even though one mutters many chants, One does not become a brahmin by birth
If one is rotten within and defiled, Supporting oneself by fraudulent means.
631 “Whether khattiya, brahmin, vessa, sudda, Caṇḍāla or scavenger,
If one is energetic and resolute, Always firm in exertion,
One attains the supreme purity:
Know, O brahmin, that this is so.” <356>
When this was said, the brahmin Suddhika Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!”… And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.
8 (8) Aggika
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion milk-rice with ghee had been set out for the brahmin Aggika Bhāradvāja, who had thought: “I will offer a fire sacrifice, I will perform the fire oblation.”443
Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Rājagaha for alms. Walking for alms on uninterrupted alms round in Rājagaha, the Blessed One approached the residence of the brahmin Aggika Bhāradvāja and stood to one side. The brahmin Aggika Bhāradvāja saw the Blessed One standing for alms and addressed him in verse: <357>
632 “One endowed with the triple knowledge, Of proper birth, of ample learning, Accomplished in knowledge and conduct,
Might partake of this milk-rice meal.”444 [The Blessed One:]
633 “Even though one mutters many chants, One does not become a brahmin by birth
If one is rotten within and defiled,
With followers gained by fraudulent means. [167]
634 “One who has known his past abodes, Who sees heaven and the plane of woe, Who has reached the destruction of birth,
A sage consummate in direct knowledge:445
635 “By means of these three kinds of knowledge One is a triple-knowledge brahmin.
This one accomplished in knowledge and conduct Might partake of this milk-rice meal.” <358>
[The brahmin Aggika Bhāradvāja:] “Let Master Gotama eat. The worthy is a brahmin.”
[The Blessed One:]
636 “Food over which verses have been sung Is not fit to be eaten by me.
This, brahmin, is not the principle
Observed by those who see.
The Enlightened Ones reject such food Over which verses have been sung.
As such a principle exists, O brahmin, This is their rule of conduct.
637 “Serve with other food and drink The consummate one, the great seer
With taints destroyed and remorse stilled, For he is the field for one seeking merit.”446
When this was said, the brahmin Aggika Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!”… And the Venerable Aggika Bhāradvāja became one of the arahants.
9 (9) Sundarika
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans on the bank of the river Sundarika. Now on that occasion <359> the brahmin Sundarika Bhāradvāja was offering a fire sacrifice and performing the fire oblation on the bank of the river Sundarika. Then the brahmin Sundarika Bhāradvāja, having offered the fire sacrifice and performed the fire oblation, rose from his seat and surveyed the four quarters all around, wondering: “Who now might eat this sacrificial cake?”447
The brahmin Sundarika Bhāradvāja saw the Blessed One sitting at the foot of a tree with his head covered. Having seen him, he took the sacrificial cake in his left hand and the waterpot in his right hand and approached the Blessed One. When the Blessed One heard the sound of the brahmin’s footsteps, he uncovered his head. Then the brahmin Sundarika Bhāradvāja, thinking, “This worthy is shaven-headed, [168] this worthy is a shaveling,” wanted to turn back; <360> but it occurred to him: “Some
brahmins here are also shaven-headed. Let me approach him and inquire about his birth.”
Then the brahmin Sundarika Bhāradvāja approached the Blessed One and said to him: “What is the worthy one’s birth?”
[The Blessed One:]
638 “Ask not of birth but ask of conduct:
Fire is indeed produced from any wood. A resolute sage, though from low family,
Is a thoroughbred restrained by a sense of shame.448
639 “The sacrificer should invoke this one:
One tamed by truth, perfect by taming, Who has reached the end of knowledge, A fulfiller of the holy life.
Then he makes a timely oblation
To one worthy of offerings.”449 <361> [The brahmin Sundarika Bhāradvāja:]
640 “Surely my sacrifice is well performed As I have seen such a knowledge-master.
Because I had not seen those like yourself Other people ate the sacrificial cake.
“Let Master Gotama eat. The worthy is a brahmin.” [The Blessed One:]
641-42 “Food over which verses have been sung
… (verses = 636-37) …
For he is the field for one seeking merit.” <362>
“Then, Master Gotama, should I give this sacrificial cake to someone else?”
“I do not see anyone, brahmin, in this world with its devas, Māra, and Brahmā, in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans, who could eat and properly digest this sacrificial cake [169] except the Tathāgata or a disciple of the Tathāgata.450 Therefore, brahmin, throw away the sacrificial cake in a place where there is sparse vegetation or dispose of it in water where there are no living beings.”
Then the brahmin Sundarika Bhāradvāja disposed of that sacrificial cake in water where there were no living beings. When it was disposed of in the water, that sacrificial cake sizzled and hissed and gave off steam and smoke.451 Just as a ploughshare, heated all day, sizzles and hisses and gives off steam and smoke if placed in water, so too that sacrificial cake,
<363> when disposed of in the water, sizzled and hissed and gave off steam and smoke.
Then the brahmin Sundarika Bhāradvāja, shocked and terrified, approached the Blessed One and stood to one side. The Blessed One then addressed him with verses:
643 “When kindling wood, brahmin, do not imagine This external deed brings purity;
For experts say no purity is gained By one who seeks it outwardly.
644 “Having given up the fire made from wood, I kindle, O brahmin, the inner light alone.
Always ablaze, my mind always concentrated, I am an arahant living the holy life.
645 “Conceit, O brahmin, is your shoulder-load, <364> Anger the smoke, false speech the ashes;
The tongue is the ladle, the heart the altar, A well-tamed self is the light of a man.452
646 “The Dhamma is a lake with fords of virtue— Limpid, praised by the good to the good—
Where the knowledge-masters go to bathe, And, dry-limbed, cross to the far shore.453
647 “Truth, Dhamma, restraint, the holy life, Attainment of Brahmā based on the middle: [170] Pay homage, O brahmin, to the upright ones;
I call that person one impelled by Dhamma.”454
When this was said, the brahmin Sundarika Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!”… And the Venerable Sundarika Bhāradvāja became one of the arahants. <365>
10 (10) Many Daughters
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion fourteen oxen belonging to a certain brahmin of the Bhāradvāja clan had gotten lost. Then the brahmin of the Bhāradvāja clan, while searching for those oxen, went to the woodland thicket where the Blessed One was staying. There he saw the Blessed One sitting with his legs folded crosswise, holding his body erect, having set up mindfulness in front of him. Having seen him, he approached the Blessed One and recited these verses in the presence of the Blessed One:
648 “Surely this ascetic does not have Fourteen oxen [that have gotten lost], Not seen now for the past six days: Hence this ascetic is happy.455
649 “Surely this ascetic does not have A field of blighted sesamum plants,
Some with one leaf, some with two: Hence this ascetic is happy. <366>
650 “Surely this ascetic does not have Rats inside an empty barn
Dancing around merrily:
Hence this ascetic is happy.
651 “Surely this ascetic does not have A blanket that for seven months
Has been covered with swarms of vermin: Hence this ascetic is happy.
652 “Surely this ascetic does not have Seven daughters left for widows, Some with one son, some with two: Hence this ascetic is happy.456
653 “Surely this ascetic does not have A tawny wife with pockmarked face Who wakes him up with a kick: Hence this ascetic is happy.
654 “Surely this ascetic does not have Creditors who call at dawn,
Chiding him, ‘Pay up! Pay up!’: <367> Hence this ascetic is happy.”
[The Blessed One:]
655 “Surely, brahmin, I do not have Fourteen oxen [that have gotten lost],
Not seen now for the past six days: Hence, O brahmin, I am happy. [171]
656 “Surely, brahmin, I do not have A field of blighted sesamum plants, Some with one leaf, some with two: Hence, O brahmin, I am happy.
657 “Surely, brahmin, I do not have Rats inside an empty barn
Dancing around merrily:
Hence, O brahmin, I am happy.
658 “Surely, brahmin, I do not have A blanket that for seven months
Has been covered with swarms of vermin: Hence, O brahmin, I am happy.
659 “Surely, brahmin, I do not have Seven daughters left for widows, Some with one son, some with two: Hence, O brahmin, I am happy. <368>
660 “Surely, brahmin, I do not have A tawny wife with pockmarked face Who wakes me up with a kick: Hence, O brahmin, I am happy.
661 “Surely, brahmin, I do not have Creditors who call at dawn,
Chiding me, ‘Pay up! Pay up!’:
Hence, O brahmin, I am happy.”
When this was said, the brahmin of the Bhāradvāja clan said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama!”… And the Venerable Bhāradvāja became one of the arahants.457 <369>
[172]
II. THE LAY FOLLOWERS
11 (1) Kasi Bhāradvāja
Thus have I heard.458 On one occasion the Blessed One was dwelling among the Magadhans at Dakkhiṇāgiri near the brahmin village of Ekanāḷa. Now on that occasion the brahmin Kasi Bhāradvāja, Bhāradvāja the Ploughman, had five hundred ploughs fastened to their yokes at the time of sowing.459 Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, went to the place where the brahmin Kasi Bhāradvāja was at work.
Now on that occasion the brahmin Kasi Bhāradvāja’s food distribution was taking place.460 Then the Blessed One approached the place of the food distribution <370> and stood to one side. The brahmin Kasi Bhāradvāja saw the Blessed One standing for alms and said to him:
“Recluse, I plough and sow, and when I have ploughed and sown I eat. You too, ascetic, ought to plough and sow; then, when you have ploughed and sown, you will eat.”
“I too, brahmin, plough and sow, and when I have ploughed and sown I eat.”
“But we do not see Master Gotama’s yoke or plough or ploughshare or goad or oxen; yet Master Gotama says, ‘I too, brahmin, plough and sow, and when I have ploughed and sown I eat.’”
Then the brahmin Kasi Bhāradvāja addressed the Blessed One in verse:
<371>
662 “You claim to be a man who works the plough, But I do not see your ploughing.
If you’re a ploughman, answer me:
How should we understand your ploughing?” [The Blessed One:]
663 “Faith is the seed, austerity the rain, Wisdom my yoke and plough;
Shame is the pole, mind the yoke-tie, Mindfulness my ploughshare and goad.461
664 “Guarded in body, guarded in speech, Controlled in my appetite for food,
I use truth as my weeding-hook,
And gentleness as my unyoking.462 [173]
665 “Energy is my beast of burden, Carrying me to security from bondage. It goes ahead without stopping
To where, having gone, one does not sorrow .463
666 “In such a way this ploughing is done Which has the Deathless as its fruit.
Having finished this work of ploughing, <372> One is released from all suffering.”
“Let Master Gotama eat! The worthy is a ploughman, since Master Gotama does ploughing that has even the Deathless as its fruit.”
667-68 “Food over which verses have been sung
… (verses = 636-37) …
For he is the field for one seeking merit.”
When this was said, the brahmin Kasi Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. <373> I go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sarigha. Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
12 (2) Udaya
At Sāvatthī. Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, approached the residence of the brahmin Udaya. Then the brahmin Udaya filled the Blessed One’s bowl with rice. A second time in the morning the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, approached the residence of the brahmin Udaya…. A third time in the morning the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, approached the residence of the brahmin Udaya.464 Then a third time the brahmin Udaya filled the Blessed One’s bowl with rice, [174] after which he said to the Blessed One: “This pesky ascetic Gotama keeps coming again and again.”465
[The Blessed One:]
669 “Again and again, they sow the seed;
Again and again, the sky-god sends down rain; <374> Again and again, ploughmen plough the field;
Again and again, grain comes to the realm.
670 “Again and again, the mendicants beg; Again and again, the donors give;
When donors have given again and again, Again and again they go to heaven.
671 “Again and again, the dairy folk draw milk; Again and again, the calf goes to its mother; Again and again, one wearies and trembles; Again and again, the dolt enters the womb; Again and again, one is born and dies;
Again and again, they take one to the cemetery.
672 “But when one has obtained the path That leads to no more renewed existence, Having become broad in wisdom,
One is not born again and again!”
When this was said, the brahmin Udaya said to the Blessed One : “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower Gotama!... Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.” <375>
13 (3) Devahita
At Sāvatthī. Now on that occasion the Blessed One was afflicted by winds and the Venerable Upavāṇa was his attendant.466 Then the Blessed One addressed the Venerable Upavāṇa thus: “Come now, Upavāṇa, find some hot water for me.”
“Yes, venerable sir,” the Venerable Upavāṇa replied. Then he dressed and, taking bowl and robe, went to the residence of the brahmin Devahita, where he stood silently to one side. The brahmin Devahita saw the Venerable Upavāṇa standing silently to one side and addressed him in verse: [175]
673 “Silent, the worthy one stands, Shaven-headed, clad in a stitched robe. What do you want, what do you seek, What have you come here to beg?”
[The Venerable Upavāṇa:]
674 “The Arahant, the Fortunate One in the world, The Sage, is afflicted with winds. <376>
If there is any hot water, brahmin, Please give it for the Sage.
675 “He is worshipped by those worthy of worship, Honoured by those worthy of honour,
Respected by those worthy of respect:
It is to him that I wish to take it.”
Then the brahmin Devahita ordered a man to bring a carrying pole with hot water and presented a bag of molasses to the Venerable Upavāṇa. Then the Venerable Upavāṇa approached the Blessed One. He had the Blessed One bathed with the hot water, and he mixed the molasses with hot water and offered it to him. Then the Blessed One’s ailment subsided.
Then the brahmin Devahita approached the Blessed One and exchanged greetings with him, after which he sat down to one side and addressed the Blessed One in verse:
676 “Where should one give a proper gift? <377> Where does a gift bear great fruit?
How, for one bestowing alms,
Does an offering bring success—just how?”467 [The Blessed One:]
677 “One who has known his past abodes, Who sees heaven and the plane of woe, Who has reached the destruction of birth, A sage consummate in direct knowledge:
678 Here one should give a proper gift, Here a gift bears great fruit.
That’s how, for one bestowing alms, An offering brings success—just so!”
When this was said, the brahmin Devahita said to the Blessed One: “Magnificent , Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
14 (4) The Affluent One
At Sāvatthī.468 Then a certain affluent brahmin, shabby, clad in a shabby cloak, [176] approached the Blessed One <378> and exchanged greetings with him. When they had concluded their greetings and cordial talk, he sat down to one side, and the Blessed One then said to him: “Why now, brahmin, are you so shabby, clad in a shabby cloak?”
“Here, Master Gotama, my four sons, instigated by their wives, have expelled me from the house.”
“Well then, brahmin, learn these verses and recite them when the multitude has assembled in the meeting hall with your sons sitting together there:
679 “Those at whose birth I took delight And whose success I much desired, Being instigated by their wives,
Chase me out as dogs chase swine.
680 “These evil fellows are indeed mean, Although they call me, ‘Dad, dear Dad.’ They’re demons in the guise of sons <379> To abandon me when I’ve grown old.
681 “As an old horse of no more use Is led away from its fodder,
So the old father of those boys Begs for alms at others’ homes.
682 “Better for me is the staff I use Than those disobedient sons;
For the staff drives off the wild bull And drives away the wild dog.
683 “In the dark it goes before me, In the deep it gives me support.
By the gracious power of the staff, If I stumble I still stand firm.”
Then that affluent brahmin, having learned these verses in the presence of the Blessed One, recited them when the multitude had assembled in the meeting hall with his sons sitting together there:
684-88 “Those at whose birth I took delight … <380> If I stumble I still stand firm.” [177]
Then the sons led that affluent brahmin to their house, bathed him, and each gave him a pair of clothes. Then that affluent brahmin, having taken one pair of clothes, approached the Blessed One and exchanged greetings with him. <381> Then he sat down to one side and said to the Blessed One: “Master Gotama, we brahmins seek a teacher’s fee for our teacher. Let Master Gotama accept a teacher’s fee from me.” The Blessed One accepted out of compassion.
Then that affluent brahmin said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
15 (5) Mānatthaddha
At Sāvatthī. Now on that occasion a brahmin named Mānatthaddha, Stiff with Conceit, was residing at Sāvatthī.469 He did not pay homage to his mother or father, nor to his teacher or eldest brother. Now on that occasion the Blessed One was teaching the Dhamma surrounded by a large assembly.
<382> Then it occurred to the brahmin Mānatthaddha: “This ascetic Gotama is teaching the Dhamma surrounded by a large assembly. Let me approach him. If the ascetic Gotama addresses me, then I will address him in turn. But if he does not address me, neither will I address him.”
Then the brahmin Mānatthaddha approached the Blessed One and stood silently to one side, but the Blessed One did not address him. Then the brahmin Mānatthaddha, thinking, “This ascetic Gotama doesn’t know anything,”470 wanted to turn back, [178] but the Blessed One, having known with his own mind the reflection in the brahmin’s mind, addressed the brahmin Mānatthaddha in verse:
689 “The fostering of conceit is never good For one keen on his welfare, brahmin.
You should instead foster that purpose
Because of which you’ve come here.”471 <383>
Then the brahmin Mānatthaddha, thinking, “The ascetic Gotama knows my mind,” prostrated himself right there with his head at the Blessed One’s feet. He kissed the Blessed One’s feet, stroked them with his hands, and announced his name thus: “I am Mānatthaddha, Master Gotama! I am Mānatthaddha, Master Gotama!”
Then that assembly was struck with amazement and the people said: “It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! This brahmin Mānatthaddha does not pay homage to his mother and father, nor to his teacher or eldest brother, yet he shows such supreme honour towards the ascetic Gotama.”472
Then the Blessed One said to the brahmin Mānatthaddha: “Enough, brahmin! Get up and sit in your own seat, as your mind has confidence in me.”
Then the brahmin Mānatthaddha sat down in his own seat and addressed the Blessed One in verse:
690 “Towards whom should one avoid conceit? Towards whom should one show reverence?
To whom should one be ever respectful? <384> Whom is it proper to venerate deeply?”
[The Blessed One:]
691 “First one’s own mother and father, Then one’s eldest family brother,
Then one’s teacher as the fourth:
Towards these one should avoid conceit; Towards these one should be reverential; These should be well respected;
These it is good to venerate deeply.
692 “Having struck down conceit, humble, One should pay homage to the arahants, Those cool of heart, their tasks done,
The taintless ones, unsurpassed.”
When this was said, the brahmin Mānatthaddha said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… <385> Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.” [179]
16 (6) Paccanīka
At Sāvatthī. Now on that occasion a brahmin named Paccanīkasāta, Relisher of Contradiction, was residing at Sāvatthī. Then it occurred to the brahmin Paccanīkasāta: “Let me approach the ascetic Gotama and contradict whatever he says.”
Now on that occasion the Blessed One was walking back and forth in the open. Then the brahmin Paccanīkasāta approached the Blessed One and
said to him while he was walking back and forth: “Speak Dhamma, ascetic!”
[The Blessed One:]
693 “Well-spoken counsel is hard to understand By one who relishes contradiction,
By one with a corrupt mind <386> Who is engrossed in aggression.
694 “But if one has removed aggression And the distrust of one’s heart,
If one has cast away aversion,
One can understand well-spoken counsel.”
When this was said, the brahmin Paccanīkasāta said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
17 (7) Navakammika
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion the brahmin Navakammika Bhāradvāja was getting some work done in that woodland thicket.473 The brahmin Navakammika Bhāradvāja saw the Blessed One sitting at the foot of a certain sal tree with his legs folded crosswise, holding his body erect, having set up mindfulness in front of him. Having seen him, he thought:
<387> “I take delight in getting work done in this woodland thicket. What does this ascetic Gotama take delight in getting done?”
Then the brahmin Navakammika Bhāradvāja approached the Blessed One [180] and addressed him in verse:
695 “With what kind of work are you engaged Here in this sal woods, bhikkhu,
By reason of which you find delight Alone in the forest, Gotama?”
[The Blessed One:]
696 “There is nothing in the woods I need to do; Cut down at the root, my woods is dried up.
Woodless and dartless, discontent cast off,
I find delight alone in the woods.”474 <388>
When this was said, the brahmin Navakammika Bhāradvāja said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
18 (8) The Wood Gatherers
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans in a certain woodland thicket. Now on that occasion a number of brahmin boys, students of a certain brahmin of the Bhāradvāja clan, approached that woodland thicket while collecting firewood. Having approached, they saw the Blessed One sitting in that woodland thicket with his legs folded crosswise, holding his body erect, having set up mindfulness in front of him. Having seen him, they approached the brahmin of the Bhāradvāja clan and said to him: “See now, master, you should know that in such and such a woodland thicket an ascetic is sitting with his legs folded crosswise, holding his body erect, having set up mindfulness in front of him.”
Then the brahmin of the Bhāradvāja clan, together with those brahmin boys, went to that woodland thicket. He saw the Blessed One sitting there
… <389> … having set up mindfulness in front of him. He then approached the Blessed One and addressed him in verse:
697 “Having entered the empty, desolate forest, Deep in the woods where many terrors lurk, [181] With a motionless body, steady, lovely,
How you meditate, bhikkhu, so beautifully!475
698 “In the forest where no song or music sounds, A solitary sage has resorted to the woods!
This strikes me as a wonder—that you dwell With joyful mind alone in the woods.
699 “I suppose you desire the supreme triple heaven, The company of the world’s divine lord. <390> Therefore you resort to the desolate forest:
You practise penance here for attaining Brahmā.ʺ476 [The Blessed One:]
700 “Whatever be the many desires and delights That are always attached to the manifold elements, The longings sprung from the root of unknowing: All I have demolished along with their root.477
701 “I am desireless, unattached, disengaged; My vision of all things has been purified.
Having attained the auspicious—supreme enlightenment— Self-confident, brahmin, I meditate alone.”478
When this was said, the brahmin of the Bhāradvāja clan said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
19 (9) The Mother Supporter
<391> At Sāvatthī. Then a brahmin who supported his mother approached the Blessed One … and said to him: “Master Gotama, I seek almsfood
righteously and thereby support my mother and father. In doing so, am I doing my duty?”
“For sure, brahmin, in doing so you are doing your duty. One who seeks almsfood righteously [182] and thereby supports his mother and father generates much merit.
702 “When a mortal righteously supports his parents, Because of this service to them
The wise praise him here in this world,
And after death he rejoices in heaven.” <392>
When this was said, the brahmin who supported his mother said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
20 (10) The Mendicant
At Sāvatthī. Then a mendicant brahmin approached the Blessed One … and said to him: “Master Gotama, I am a mendicant and you are a mendicant.
What is the difference between us in this respect?”479 [The Blessed One:]
703 “It is not thus that one becomes a mendicant, Just because one begs others for alms.
If one has taken up a domestic practice, One still has not become a bhikkhu.480
704 “But one here who leads the holy life, Having expelled merit and evil, <393>
Who fares in the world with comprehension:
He is truly called a bhikkhu.”
When this was said, the mendicant brahmin said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master
Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.”
21 (11) Saṅgārava
At Sāvatthī. Now on that occasion a brahmin named Sarigārava was residing at Sāvatthī. He was a practitioner of water-purification, one who believed in purification by water, who dwelt devoted to the practice of immersing himself in water at dusk and at dawn.
Then, in the morning, the Venerable Ānanda dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms. Having walked for alms in Sāvatthī, when he had returned from his alms round, after his meal he approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, [183] and said to him:
“Here, venerable sir, a brahmin named Sarigārava is residing at Sāvatthī. He is a practitioner of water-purification … devoted to the practice of immersing himself in water at dusk and at dawn. It would be good, venerable sir, if the Blessed One would approach the residence of the brahmin Sarigārava <394> out of compassion.” The Blessed One consented by silence.
Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, approached the brahmin Sarigārava’s residence, where he sat down in the appointed seat. Then the brahmin Sarigārava approached the Blessed One and exchanged greetings with him, after which he sat down to one side. The Blessed One then said to him: “Is it true, brahmin, that you are a practitioner of water-purification, one who believes in purification by water, devoted to the practice of immersing yourself in water at dusk and at dawn?”
“Yes, Master Gotama.”
“Considering what benefit do you do this, brahmin?”
“Here, Master Gotama, whatever evil deed I have done during the day I wash away by bathing at dusk. Whatever evil deed I have done at night I
wash away by bathing at dawn.” <395> [The Blessed One:]
705 “The Dhamma, brahmin, is a lake with fords of virtue— A limpid lake the good praise to the good—
Where the knowledge-masters go to bathe, And, dry-limbed, cross to the far shore.”481
When this was said, the brahmin Sarigārava said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama!… Let Master Gotama remember me as a lay follower who from today has gone for refuge for life.” [184]
22 (12) Khomadussa
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans where there was a town of the Sakyans named Khomadussa.482 Then the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Khomadussa for alms.
Now on that occasion the brahmin householders of Khomadussa had assembled in council on some business matter while it was drizzling. <396> Then the Blessed One approached the council. The brahmin householders of Khomadussa saw the Blessed One coming in the distance and said: “Who are these shaveling ascetics? Don’t they know the rule of order?”483
Then the Blessed One addressed the brahmin householders of Khomadussa in verse:
706 “That is no council where the good are absent; They are not the good who don’t speak Dhamma. But having abandoned lust, hate, and delusion, Those speaking on Dhamma are alone the good.”
When this was said, the brahmin householders of Khomadussa said to the Blessed One: “Magnificent, Master Gotama! Magnificent, Master Gotama! The Dhamma has been made clear in many ways by Master Gotama, as
though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. We go for refuge to Master Gotama, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sarigha. Let Master Gotama remember us as lay followers who from today have gone for refuge for life.” <397>
[185] <398>
1