I. Phẩm Thứ Nhất
I. Thỉnh Cầu (S.i. 136)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.
2) Rồi Thế Tôn, trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên:
3) "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người có trí mới cảm nhận! Còn quần chúng này ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó thấy định lý này, tức là y duyên tánh duyên khởi pháp. Thật khó thấy định lý này, tức là tất cả hành là tịch tịnh, tất cả sanh y được từ bỏ, ái tận, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, như vậy thật mệt mỏi cho Ta, như vậy thật bực phiền cho Ta."
4) Rồi những bài kệ vi diệu này, từ trước chưa từng được nghe, được Thế Tôn nói lên:
Pháp Ta chứng khó khăn,
Sao nay Ta nói lên?
Tham, sân chi phối ai,
Khó chứng ngộ pháp này.
Pháp này đi ngược dòng,
Vi diệu và thâm sâu,
Khó thấy, rất vi tế.
Những ai ưa ái dục,
Bị vô minh bao phủ,
Rất khó thấy pháp này.
5) Thế Tôn với suy tư như vậy, tâm hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp.
6) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được tâm tư Thế Tôn nhờ tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Thật sự thế giới bị tiêu diệt, thật sự thế giới bị diệt vong, nếu tâm Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về thụ động, không muốn thuyết pháp".
7) Rồi Phạm thiên Sahampati, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi thẳng; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
8) Rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y trên một bên vai, quỳ đầu gối bên phải trên mặt đất, chắp tay hướng về Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bị nguy hại, nếu không được nghe Chánh pháp. Nếu được nghe những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp.
9) Phạm thiên Sahampati nói lên như vậy. Nói xong như vậy, vị ấy lại nói thêm như sau:
Tại xứ Magadha,
Thuở trước có hiện ra,
Tà pháp không thanh tịnh,
Do uế tâm suy diễn.
Mở cửa bất tử này,
Ðể họ được nghe pháp,
Do bậc Thánh vô uế,
Ðã chơn chánh giác ngộ.
Như đứng trên tảng đá,
Tại đỉnh một núi cao,
Ðưa mắt nhìn xung quanh,
Quần chúng dưới chân mình.
Cũng vậy, Ngài Thiện Thệ,
Leo lên lầu Chánh pháp,
Biến nhãn, không sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh
Bị ưu tư sầu khổ,
Bị sanh già áp bức.
Anh hùng, hãy đứng lên,
Bậc Chiến thắng chiến trường,
Vị Trưởng đoàn lữ khách,
Ðấng Thoát ly nợ nần,
Thế Tôn hãy thuyết pháp,
Bộ hành khắp thế gian,
Có người nhờ được nghe,
Sẽ thâm hiểu diệu nghĩa.
10) Rồi Thế Tôn biết được lời thỉnh cầu của Phạm thiên, vì lòng thương xót đối với chúng sanh, nhìn đời với Phật nhãn.
11) Thế Tôn trong khi nhìn đời với Phật nhãn, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm của những hành động lỗi lầm.
12) Ví như trong hồ sen xanh, sen hồng hay sen trắng, có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước làm đẫm ướt. Cũng vậy, Thế Tôn trong khi với Phật nhãn nhìn quanh thế giới, thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời; có hạng lợi căn, độn căn; có hạng tánh thuận, tánh nghịch; có hạng dễ dạy, khó dạy; một số thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác, và sự nguy hiểm của các hành động lỗi lầm.
13) Thấy vậy, Ngài trả lời cho Phạm thiên Sahampati với những bài kệ:
Hãy rộng mở cho họ,
Cửa trường sanh bất tử,
Hỡi những ai có tai,
Hãy giải thoát tà tín,
Ý thức sự nguy hại,
Ta sẽ có thuyết giảng
Pháp tốt đẹp vi diệu,
Giữa nhân loại, chúng sanh,
Ôi Phạm thiên Sahampati!
14) Rồi Phạm thiên Sahampati biết được: "Ta đã tạo ra cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", nên đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ ấy.
II. Cung Kính.
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài mới thành đạo.
2) Và Thế Tôn trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật là khó khăn, sống không có cung kính, không có vâng lời. Vậy Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn".
3) Rồi Thế Tôn, suy nghĩ: "Với mục đích làm cho đầy đủ giới uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa các Sa-môn, giữa quần chúng loài Trời hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, với giới uẩn cụ túc, tốt đẹp hơn Ta mà Ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ".
4) "Với mục đích làm cho đầy đủ định uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác..."
5) "Với mục đích làm cho đầy đủ tuệ uẩn chưa được đầy đủ..."
6) " Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát uẩn chưa được đầy đủ..."
7) "Với mục đích làm cho đầy đủ giải thoát tri kiến uẩn chưa được đầy đủ, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn hay Bà-la-môn khác. Nhưng Ta không thấy một chỗ nào trong thế giới chư Thiên, Ác ma và Phạm thiên, giữa quần chúng Sa-môn và Bà-la-môn, giữa loài Trời hay loài Người, không có một vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác, với giải thoát tri kiến uẩn tốt đẹp hơn Ta mà Ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ".
8) "Với pháp này, Ta đã chánh đẳng giác, Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp này".
9) Rồi Phạm thiên Sahampati với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, vị ấy biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Thế Tôn.
10) Rồi Phạm thiên Sahamapati đắp thượng y vào một bên vai, chấp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
11) -- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Bạch Thế Tôn, trong thời quá khứ, các vị A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, chư Thế Tôn ấy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào (Chánh) pháp. Bạch Thế Tôn, trong thời vị lai, các vị ấy sẽ thành A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác, chư Thế Tôn ấy sẽ cung kính, tôn trọng và sẽ sống y chỉ vào (Chánh) pháp. Bạch Thế Tôn, mong rằng trong thời hiện tại, Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác cũng cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào (Chánh) pháp.
12) Phạm thiên Sahampati nói như vậy, sau khi nói như vậy, lại nói thêm như sau:
Chư Phật thời quá khứ,
Chư Phật thời vị lai,
Và đức Phật hiện tại,
Ðoạn sầu muộn nhiều người.
Tất cả các vị ấy,
Ðã, đang và sẽ sống,
Cung kính và tôn trọng,
Pháp chơn chánh vi diệu,
Pháp nhĩ là như vậy,
Ðối với chư Phật-đà.
Do vậy, muốn lợi ích,
Ước vọng làm Ðại nhân,
Hãy cung kính, tôn trọng
Pháp chơn chánh vi diệu,
Hãy ghi nhớ giáo pháp,
Chư Phật Chánh Ðẳng Giác.
III. Phạm Thiên.
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại tịnh xá ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ con một nữ Bà-la-môn, tên là Brahmadeva đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình với Thế Tôn.
3) Rồi Tôn giả Brahmadeva sống một mình, viễn ly, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu chứng được mục đích mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình sống không gia đình, chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy ngay hiện tại với thắng trí tự mình chứng đắc, chứng đạt và an trú. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Và Tôn giả Brahmadeva trở thành một vị A-la-hán.
4) Rồi Tôn giả Brahmadeva vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Trong khi bộ hành thứ lớp khất thực ở Sàvatthi, Tôn giả Brahmadeva đi đến nhà người mẹ của mình.
5) Lúc bấy giờ, nữ Bà-la-môn, mẹ Tôn giả Brahmadeva, thường làm lễ cúng dường Phạm thiên.
6) Rồi Phạm thiên Sahampati suy nghĩ: "Nữ Bà-la-môn mẹ Tôn giả Brahmadeva này, thường làm lễ cúng dường Phạm thiên. Vậy ta hãy đến bà ấy và làm cho bà chấn động".
7) Rồi Phạm thiên Sahampati, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Phạm thiên biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trong nhà mẹ Tôn giả Brahmadeva.
8) Rồi Phạm thiên Sahampati đứng giữa hư không, nói lên bài kệ này với nữ Bà-la-môn mẹ Tôn giả Brahmadeva:
Ôi! Nữ Bà-la-môn,
Phạm thiên giới rất xa,
Chính Bà thường cúng dường,
Cho chính Phạm thiên ấy,
Món cúng dường như vậy,
Không món ăn Phạm thiên.
Người bập bẹ làm gì,
Chưa biết Phạm thiên đạo.
Này nữ Bà-la-môn,
Brahmadeva này
Là con trai của bà,
Ngài đoạn mọi sanh y,
Chứng pháp siêu Thiên giới,
Khất sĩ, không sở hữu,
Không nuôi dưỡng một ai.
Vị ấy nay đã đến,
Nhà Bà để khất thực,
Xứng đáng được cúng dường,
Thâm hiểu các Thánh điển,
Các căn khéo tu tập,
Nhơn, Thiên xứng cúng dường.
Vất ngoài mọi tà ác,
Thoát ly mọi nhiễm ô.
Ngài đi, tìm độ thực,
Lắng dịu mọi ưu phiền,
Về sau ngài không có,
Về trước, ngài cũng không.
Vắng lặng, không mù quáng,
Não phiền, không đắm say.
Ngài bỏ rơi gậy gộc,
Ðối kẻ yếu, người mạnh.
Mong ngài được thọ hưởng,
Món thượng vị Bà dâng,
Không bị ác quân phá,
Tâm tư thuần lắng dịu.
Như voi thuần, ngài đi,
Thoát ly mọi ái dục.
Vị Tỷ-kheo trì giới,
Tâm tư khéo giải thoát,
Hãy mời ngài thọ hưởng
Thượng vị Bà cúng dường.
Bà hãy dâng cúng dường.
Lên ngài, Bà tin tưởng,
Với lòng tin bất động,
Xứng đáng Bà cúng dường.
Hãy làm điều phước đức,
Dành an lạc đời sau.
Này nữ Bà-la-môn,
Nay Bà đã thấy Ngài.
Bậc Thánh nhân ẩn sĩ,
Bậc vượt khỏi bộc lưu.
9)
Bà hãy dâng cúng dường
Lên ngài, Bà tin tưởng,
Với lòng tin bất động,
Xứng đáng Bà cúng dường.
Bà đã làm công đức,
Dành an lạc đời sau,
Này Nữ Bà-la-môn,
Nay bà đã thấy ngài,
Bậc Thánh nhân ẩn sĩ,
Bậc vượt khỏi bộc lưu.
IV. Phạm Thiên Baka (S.i.142)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Lúc bấy giờ, Phạm thiên Baka khởi lên ác tà kiến như sau: "Ðây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và ở ngoài đây ra, không có một sự giải thoát nào khác".
3) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm thiên Baka. Như người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất ở Jetavana (Thắng Lâm) và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
4) Phạm Thiên Baka thấy Thế Tôn từ xa đi đến, thấy vậy liền bạch Thế Tôn:
-- Hãy đến đây, Tôn giả ! Ðón chào mừng Tôn giả! Thưa Tôn giả, đã từ lâu Tôn giả tạo ra cơ hội này, tức là đến đây. Thưa Tôn giả, đây là thường. Ðây là thường hằng. Ðây là thường trú. Ðây là viên mãn. Ðây là bất động. Ðây là không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi. Ngoài đây ra, không có một pháp giải thoát nào khác hơn.
5) Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Phạm thiên Baka:
-- Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ông thật là vô minh, này Phạm thiên Baka! Ở đây, cái vô thường lại nói là thường. Cái không thường hằng lại nói là thường hằng. Cái không thường trú lại nói là thường trú. Cái không viên mãn lại nói là viên mãn. Cái không bất động lại nói là bất động. Và ở đây có sanh, có già, có chết, có diệt, có khởi, lại nói ở đây không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Và có pháp giải thoát khác nữa, lại nói là không có pháp giải thoát nào khác.
6) (Baka):
Này Ngài Gotama,
Bảy hai công đức nghiệp,
Chúng ta ngự thế giới,
Chinh phục sanh và già,
Ðây đời sống cuối cùng,
Thâm hiểu Thánh Vệ-đà,
Ðạt được Phạm thiên vị,
Nhiều người lễ bái ta.
7) (Thế Tôn):
Ngắn thay đời sống này,
Thọ mạng đâu có dài,
Chỉ có Ông, Baka,
Nghĩ rằng thọ mạng dài,
Ta biết thọ mạng Ông,
Này Brahma như vậy,
Khoảng trăm ngàn năm dư,
(Nirabbudànam).
8) (Baka):
Nếu Ngài là Thế Tôn,
Thấy được sự bất tận,
Ngài vượt qua, chinh phục,
Sanh già và sầu muộn,
Giới hạnh thuở xưa ấy,
Nào ích gì cho con,
Hãy nói lên cho con,
Ðể con biết rõ ràng.
9) (Thế Tôn):
Có khá đông nhiều người,
Khát nước và nhiệt não,
Quá khứ Ông cho uống,
Và cứu độ nhiều người.
Chính giới ấy, hạnh ấy
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức
Ta có nhớ như vậy.
Tại bờ sông Sơn Dương,
Khi quần chúng bị bắt,
Ông giải thoát cho họ,
Ông dắt trốn kẻ tù.
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Khi giữa dòng sông Hằng,
Có thuyền bị công hãm,
Bởi loại rắn bạo ngược
Muốn nuốt sống loài Người,
Với sức mạnh thần lực,
Ông chinh phục, giải cứu,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
Ta với tên Kappa,
Một thời đệ tử Ông,
Ta được Ông xác nhận,
Bậc thông minh trí tuệ,
Chính giới ấy, hạnh ấy,
Của Ông trong thời xưa,
Như kẻ ngủ được thức,
Ta có nhớ như vậy.
10) (Baka):
Chắc chắn Ngài được biết,
Thọ sanh con như vậy,
Ngài cũng biết người khác,
Vì Ngài, bậc Giác Ngộ.
Như vậy oai đức Ngài,
Chói sáng là như vậy,
Hào quang Ngài sáng chói,
An trú Phạm thiên giới.
V. Tà Kiến Khác (S.i.144)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, một Phạm thiên khác có khởi lên một ác tà kiến như sau: "Không một Sa-môn hay Bà-la-môn nào có thể đến ở đây".
3) Rồi Thế Tôn, với tâm tư của mình, biết được tâm tư của Phạm thiên ấy. Như người lực sĩ...,... hiện ra trong Phạm thiên giới ấy.
4) Rồi Thế Tôn ngồi kiết-già giữa hư không, trên đầu Phạm thiên ấy, toàn thân phun lửa.
5) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?".
6) Mahà Moggallàna, với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy Thế Tôn đang ngồi kiết-già giữa hư không, trên đầu Phạm thiên ấy, toàn thân phun lửa. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, ngài biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
7) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna ngồi kiết-già giữa hư không về phía Đông, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
8) Rồi Tôn giả Mahà Kasspa (Ðại Ca-diếp) khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?". Với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, Mahà Kassapa thấy Thế Tôn đang ngồi kiết-già giữa hư không...,... thấy vậy như nhà lực sĩ...,... cũng vậy, biến mất ở Jetavana, hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa ngồi kiết-già giữa hư không về phía Nam, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
9) Rồi Mahà Kappina (Ðại Kiếp-tân-na) khởi lên ý nghĩ: "Nay Thế Tôn đang trú ở đâu?"
10) Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Mahà Kappina thấy Thế Tôn...,... toàn thân phun lửa. Thấy vậy, như nhà lực sĩ...,... cũng vậy biến mất ở Jetavana và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Mahà Kappina ngồi kiết-già giữa hư không về phía Tây, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
11) Rồi Tôn giả Anuruddha (A-na-luật-đà) khởi lên ý nghĩ: "Thế Tôn hiện nay đang trú ở đâu?". Với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, Tôn giả Anuruddha thấy...,... hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Rồi Tôn giả Anuraddha ngồi kiết-già giữa hư không về phía Bắc, trên đầu vị Phạm thiên ấy, phía dưới Thế Tôn, toàn thân phun lửa.
12) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna nói lên bài kệ với Phạm thiên ấy:
Này Hiền giả, hôm nay,
Người còn giữ tà kiến
Như tà kiến của Ông,
Ðã gìn giữ thời xưa.
Ông có thấy hào quang
Siêu việt Phạm thiên giới?
13) (Phạm thiên ấy):
Này Thân hữu, nay tôi
Không còn giữ tà kiến,
Như tà kiến của tôi,
Ðã gìn giữ thời xưa.
Tôi có thấy hào quang,
Siêu việt Phạm thiên giới,
Làm sao tôi chấp nhận:
"Tôi là thường, là hằng"?
14) Rồi Thế Tôn sau khi làm cho Phạm thiên ấy dao động, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Ngài biến mất tại Phạm thiên giới ấy và hiện ra ở Jetavana.
15) Rồi Phạm thiên ấy gọi một Phạm thiên chúng:
-- Này Tôn giả, hãy đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna; sau khi đến, thưa với Tôn giả Mahà Moggallàna: "Thưa Tôn giả Moggallàna, bậc Thế Tôn ấy có những vị đệ tử nào khác, cũng có thần lực, cũng có uy đức như các Tôn giả Moggallàna, Kassapa, Kappina và Anuruddha?"
16) -- Thưa vâng, Tôn giả.
Phạm thiên chúng ấy vâng đáp Phạm thiên ấy và đi đến Tôn giả Mahà Moggallàna.
17) Sau khi đến, vị ấy thưa với Tôn giả Mahà Moggallàna:
-- Thưa Tôn giả Moggallàna, bậc Thế Tôn ấy có những đệ tử nào khác, cũng có thần lực, cũng có uy đức như các Tôn giả Moggallàna, Kassapa, Kappina, Anuruddha?
18) Rồi Tôn giả Mahà Moggallàna nói lên bài kệ với Phạm thiên chúng ấy:
Chứng ba minh thần lực,
Khéo đọc hiểu tâm người,
Bậc lậu tận La-hán,
Ðệ tử Phật rất nhiều.
19) Rồi Phạm thiên chúng ấy hoan hỷ, tín thọ lời Tôn giả Mahà Moggallàna nói, đi đến Ðại Phạm thiên; sau khi đến, nói với vị Phạm thiên ấy:
-- Thưa Tôn giả, Tôn giả Mahà Moggallàna nói như sau:
"Chứng ba minh thần lực,
Khéo đọc hiểu tâm người,
Bậc lậu tận La-hán,
Ðệ tử Phật rất nhiều."
20) Phạm thiên chúng ấy nói như vậy. Vị Phạm thiên kia hoan hỷ, tín thọ lời nói của Phạm thiên chúng ấy.
VI. Phóng Dật (S.i.146)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang Thiền tịnh độc cư vào buổi trưa.
3) Rồi hai Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Suddhavàsa đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, họ đứng mỗi người dựa vào một cột cửa.
4) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà nói với Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa:
-- Này Tôn giả, nay không phải thời để hầu thăm Thế Tôn, Thế Tôn đang Thiền tịnh vào buổi trưa. Và có một Phạm thiên giới phồn vinh và thịnh vượng, tại đấy có Phạm thiên an trú, sống phóng dật. Này Tôn giả, hãy đi đến Phạm thiên giới ấy; sau khi đến hãy làm cho Phạm thiên ấy dao động.
5) -- Thưa vâng, Thân hữu.
Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa vâng đáp Bích-chi Phạm thiên Subrahmà.
6) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa, như một lực sĩ...,... cũng vậy, các vị này biến mất trước mặt Thế Tôn và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
7) Phạm thiên này thấy các Phạm thiên kia từ xa đi đến, thấy vậy, liền nói với các vị Phạm thiên kia:
-- Này chư Tôn giả, chư Tôn giả từ đâu đến?
8) -- Này Tôn giả, chúng tôi đến, sau khi được diện kiến Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Này Tôn giả, Tôn giả nên đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác.
9) Khi được nói vậy, Phạm thiên này không để ý đến lời nói ấy, tự mình biến hình thành một ngàn thân, rồi nói với Bích-chi Phạm thiên Subrahmà:
-- Này Tôn giả, Tôn giả có thấy thần lực, uy đức của ta như vậy không?
10) -- Này Tôn giả, ta có thấy thần lực, uy đức của Tôn giả như vậy.
11) -- Này Tôn giả, thần lực và uy đức của ta như vậy, thời ta còn phải đi hầu thăm một Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác để làm gì?
12) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà tự thân biến hình thành hai ngàn thân rồi nói với Phạm thiên kia:
-- Này Tôn giả, Tôn giả có thấy thần lực, uy đức của ta như vậy không?
13) -- Này Tôn giả, tôi có thấy thần lực, uy đức của Tôn giả như vậy.
14) -- Này Tôn giả, Thế Tôn có đại thần lực và đại uy đức thắng hơn Ông và ta nữa. Này Tôn giả, Tôn giả hãy đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
15) Rồi Phạm thiên kia nói lên bài kệ với Bích-chi Phạm thiên Subrahmà:
Ba hàng kim sí điểu,
Và bốn hàng thiên nga,
Năm hàng trăm hổ cái
Rực rỡ và sáng chói,
Cung điện này chiếu diệu,
Bừng sáng cả Bắc phương.
16) (Bích-chi Phạm thiên Subrahmà):
Dầu cho cung điện Ông,
Rực rỡ và chói sáng,
Chiếu diệu cả vòm trời,
Bừng sáng cả Bắc phương.
Bậc Thiện Thệ sáng suốt,
Thấy nguy hiểm trong sắc,
Luôn luôn phải biến hoại,
Nên không ái lạc sắc.
17) -- Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa; sau khi làm vị Phạm thiên ấy dao động, liền biến mất tại chỗ ấy.
18) Và Phạm thiên ấy, sau một thời gian đi đến hầu thăm Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
VII. Kokàlika (S.i,148)
1) Ở tại Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn Thiền tịnh độc cư vào buổi trưa.
3) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đứng mỗi người dựa vào một cái trụ cửa.
4) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà vì Tỷ-kheo Kokàlika nói lên bài kệ trước mặt Thế Tôn:
Ai là người có trí,
Biết nhận xét phân tích,
Lại muốn đem ước lượng,
Bậc siêu vượt ước lượng?
Ta nghĩ kẻ phàm phu,
Bị hạn chế bao vây,
Làm sao ước lượng được,
Bậc siêu vượt ước lượng?
VIII. Tissaka (S.i,148)
1) Tại Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thiền tịnh độc cư vào buổi trưa.
3) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà và Bích-chi Phạm thiên Suddhavàsa đi đến Thế Tôn; sau khi đến, mỗi người đứng dựa vào một cột trụ cửa.
4) Rồi Bích-chi Phạm thiên Subrahmà vì Tỷ-kheo Katamodaka Tissaka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ai là người có trí,
Biết nhận xét phân tích,
Lại muốn đem ước lượng,
Bậc siêu vượt ước lượng?
Ta nghĩ người vô trí,
Bị hạn chế bao vây,
Làm sao ước lượng được,
Bậc siêu vượt ước lượng?
IX. Tudubrahmà (S.i, 149)
1) Tại Sàvatthi.
2) Lúc bấy giờ Tỷ-kheo Kokàlika bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.
3) Rồi Bích-chi Phạm thiên Tudu khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Tỷ-kheo Kokàlika.
4) Sau khi đến, vị ấy đứng trên hư không, và nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
-- Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa nhã.
5) -- Ông là ai, này Hiền giả?
6) -- Ta là Bích-chi Phạm thiên Tudu.
7) -- Này Hiền giả, phải chăng Ông đã được Thế Tôn nói là đã chứng quả Bất lai. Vậy Ông đến ở đời này làm gì? Ông có thấy lỗi lầm của Ông như thế nào?
Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,
Kẻ ngu khi nói bậy,
Tự chặt đứt lấy thân.
Ai khen kẻ làm bậy,
Ai chê người làm hay,
Tự nhen nhúm bất hạnh,
Do chính miệng của mình;
Chính do bất hạnh ấy,
Nên không được an lạc,
Nhỏ thay bất hạnh này,
Trong canh bạc rủi may,
Bị tan hoang tài sản,
Trong giờ phút đỏ đen!
Lớn hơn, sự bất hạnh,
Hơn mọi bất hạnh khác,
Do tự mình gây nên,
Cho tự ngã của mình!
Ai đối xử ác ý,
Với chư Phật, Thiện Thệ,
Phải trải qua thời gian,
Trăm ngàn, nhiều hơn nữa,
Ba mươi sáu và năm,
Trải thời gian thật dài.
Ai với lời và ý,
Phỉ báng bậc Hiền Thánh,
Dùng ác tâm chống đối,
Sẽ sa đọa địa ngục.
X. Kokàlika (S.i,119)
1) Tại Sàvatthi.
2) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.
4) Khi được nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokàlika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.
5) Lần thứ hai, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, dầu Thế Tôn đáng tin tưởng, rất đáng tin cậy; nhưng Sàriputta và Moggallàna là hạng ác dục. Họ bị ác dục chi phối.
6) Lần thứ hai, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo Kokalika:
-- Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, chớ có nói như vậy. Này Kokàlika, hãy đặt tin tưởng vào Sàriputta và Moggallàna. Sàriputta và Moggallàna thật là hòa ái.
7) Lần thứ ba, Tỷ-kheo Kokàlika bạch Thế Tôn:
-- ... Họ bị ác dục chi phối.
8) Lần thứ ba, Thế Tôn bảo Tỷ-kheo Kokàlika:
-- ... Sariputta và Moggallàna thật là hòa ái.
9) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên phải hướng về Ngài, rồi ra đi.
10) Tỷ-kheo Kokàlika ra đi không được bao lâu, toàn thân mọc lên những mụt nhọt lớn bằng hột cải. Từ hột cải, chúng lớn lên bằng hột đậu xanh (mugga). Từ hột đậu xanh, chúng lớn lên bằng hột đậu lớn (kalàya). Từ hột đậu lớn, chúng lớn lên bằng rolatthi (hột cây jujube, cây táo). Từ hột rolatthi, chúng lớn lên bằng hột kolama. Từ hột kolama, chúng lớn lên bằng hột amala (a-ma-la quả). Từ quả amala, chúng lớn lên bằng quả beluva chưa chín. Từ quả beluva chưa chín, chúng lớn lên bằng quả billa. Từ hình lớn bằng quả billa, chúng nứt vỡ ra, chảy máu và mủ.
11) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika do bệnh này bị mệnh chung. Bị mệnh chung, Tỷ-kheo Kokàlika sanh trong địa ngục Sen hồng, với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
12) Rồi Phạm thiên Sahampati, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.
13) Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampati bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Bạch Thế Tôn, sau khi mệnh chung Tỷ-kheo Kokàlika phải sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với Tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
14) Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.
15) Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, hồi hôm, Phạm thiên Sahampati, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ kheo, Phạm thiên Sahampati bạch với Ta: " Bạch Thế Tôn, Tỳ-kheo Kokàlika đã mệnh chung. Và bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo Kokàlika sau khi mệnh chung đã sanh vào địa ngục Sen hồng với tâm thù hận đối với Tôn giả Sàriputta và Moggattàna". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.
16) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, bao nhiêu lâu là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng?
17) -- Thật dài, này Tỷ-kheo, là tuổi thọ trong địa ngục Sen hồng. Không dễ gì tính được là bao nhiêu năm, bao nhiêu trăm năm, bao nhiêu ngàn năm, bao nhiêu trăm ngàn năm.
18) -- Bạch Thế Tôn, có thể tính được chăng bằng một ví dụ?
19) Thế Tôn đáp:
-- Có thể được, này Tỷ-kheo. Này Tỷ-kheo, ví như có một bao hột đậu mè, nặng hai mươi khàrika, theo đo lường ở nước Kosala. Ví dụ sau một trăm năm, một người lấy ra một lần một hột mè. Này Tỷ-kheo, còn mau hơn là bao hột mè, nặng hai mươi khàrika ấy, theo đo lường của nước Kosala, đi đến tiêu hao, đi đến hao mòn do phương tiện ấy, so sánh (với tuổi thọ) ở địa ngục Abhuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Abhuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Nirabbuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ababa. Này-Tỷ kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ababa bằng một tuổi thọ ở địa ngục Atata. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Atata bằng một tuổi thọ ở địa ngục Ahaha. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Ahaha bằng một tuổi thọ ở địa ngục Kumuda. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Kumuda bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika. Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sogandhika bằng một tuổi thọ ở địa ngục Uppala (Hoa sen xanh). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Uppala bằng một tuổi thọ ở địa ngục Pundarika (Sen trắng). Này Tỷ-kheo, hai mươi tuổi thọ ở địa ngục Sen trắng bằng một tuổi thọ ở địa ngục Sen hồng. Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Kokàlika sanh tại địa ngục Sen hồng với tâm hận thù đối với tôn giả Sàriputta và Moggallàna.
20) Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, bậc Thiện Thệ lại nói thêm:
Phàm con người đã sanh,
Sanh với búa trong miệng,
Kẻ ngu khi nói bậy,
Tự chặt đứt lấy thân.
Ai khen kẻ làm bậy,
Ai chê người làm hay,
Tự nhen nhúm bất hạnh,
Do nơi miệng của mình,
Chính do bất hạnh ấy,
Nên không được an lạc.
Nhỏ thay bất hạnh này,
Trong canh bạc rủi may,
Bị tan hoang tài sản,
Trong giờ phút đỏ đen.
Lớn hơn sự bất hạnh,
Hơn mọi bất hạnh khác,
Do tự mình gây nên,
Cho tự ngã của mình.
Ai đối xử ác ý,
Với chư Phật, Thiện Thệ,
Phải trải qua thời gian,
Trăm ngàn nhiều hơn nữa,
Ba mươi sáu và năm,
Trải thời gian thật dài.
Ai với lời và ý,
Phỉ báng bậc Hiền Thánh,
Dùng ác tâm chống đối,
Sẽ sa đọa địa ngục. II. Phẩm Thứ Hai
I. Sanamkumàra - Thường Ðồng tử (S.i,153)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), trên bờ sông Sappini.
2) Rồi Phạm thiên Sanamkumàra, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng bờ sông Sappini, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Phạm thiên Sanamkumàra nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Sát-đế-lỵ tối thắng,
Giữa người tin giai cấp.
Vị đầy đủ trí, đức,
Tối thắng giữa Nhơn, Thiên.
4) Phạm thiên Sanamkumàra nói như vậy, và bậc Ðạo Sư chấp nhận.
5) Rồi Phạm thiên Sanamkumàra biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và biến mất tại chỗ.
II. Devadatta (S.i,153)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, trên núi Linh Thứu, khi Devadatta bỏ đi không bao lâu.
2) Rồi Phạm thiên Sahampati, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng núi Linh Thứu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampati nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Devadatta:
Cây chuối bị trái giết,
Cũng vậy cây tre, lau.
Danh vọng giết kẻ ác,
Như thai giết con la.
III. Andhakavinda (S.i,154)
1) Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Magadha, tại Andhakavinda.
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, trong bóng đêm, trong khi trời mưa từng hột một.
3) Rồi Phạm thiên Sahampati, trong khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Andhakavinda, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
4) Ðứng một bên, Phạm thiên Sahampati nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Hãy ở chỗ núi non,
Xa vắng các xóm làng,
Hãy sống đời giải thoát,
Từ bỏ các kiết sử !
Nếu tại đấy không đạt
Ðiều Ông ưa, Ông thích,
Hãy sống giữa chúng Tăng,
Hộ trì, giữ chánh niệm,
Và bộ hành khất thực,
Nhà này đến nhà khác,
Các căn được hộ trì,
Thận trọng, giữ chánh niệm.
Hãy ở chỗ núi non,
Xa vắng các xóm làng,
Thoát ly mọi sợ hãi,
Vô úy, sống giải thoát.
Những chỗ có rắn độc,
Có đêm chớp, sấm vang,
Trong đêm đen tối mịt,
Vị Tỷ-kheo lặng ngồi,
Không run, không hoảng sợ,
Lông tóc không dựng ngược,
Chính mắt con thấy vậy,
Không phải chỉ nghe đồn.
Chính trong một Phạm hạnh,
Ngàn người thoát tử thần.
Hơn năm trăm hữu học,
Mười, mười lần một trăm,
Tất cả chúng Dự lưu,
Khỏi sanh loại bàng sanh.
Còn các vị còn lại,
Theo con đều hưởng phước,
Con đếm không kể xiết,
Sợ rơi vào vọng ngữ.
IV. Arunavàti (S.i,155)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi...,...
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các vị Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo.
3) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
4) Thế Tôn nói như sau:
5) -- Thuở xưa, này các Tỷ-kheo, có vị vua tên là Arunavà. Này các Tỷ-kheo, kinh đô vua Arunavà này tên là Arunavati. Này các Tỷ-kheo, gần kinh đô Arunavati, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác an trú.
6) Này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác có hai vị đệ tử xuất chúng, thượng túc, tên là Abhibhu và Sambhava.
7) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi Tỷ-kheo Abhibhu:
" -- Này Bà-la-môn, chúng ta hãy đi đến một Phạm thiên giới cho đến thời dùng bữa ăn".
8) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn."
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác.
9) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác và Tỷ-kheo Abhibhu, như nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, hai vị biến mất ở kinh đô Arunavati và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy.
10) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Chánh Giác bảo Tỷ-kheo Abhibhu:
" -- Này Bà-la-môn, hãy nói bài pháp cho Phạm thiên này, cho Phạm phụ thiên và cho Phạm chúng thiên".
11) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn."
Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, tuyên thuyết bài pháp cho Phạm thiên ấy, cho Phạm phụ thiên và cho Phạm chúng thiên, khích lệ, làm họ phấn khởi, làm họ hoan hỷ.
12) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên cảm thấy xúc phạm, bực bội, tức tối và nói rằng: "Thật là hy hữu, thật là vi diệu, làm sao một đệ tử lại thuyết pháp trước mặt bậc Ðạo Sư?".
13) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác bảo Tỷ-kheo Abhibhu:
"-- Này Bà-la-môn, Phạm thiên, Phạm thụ thiên, và Phạm chúng thiên ấy cảm thấy xúc phạm, bực bội, tức tối, nói rằng: 'Thật là hy hữu, thật là vi diệu, làm sao một đệ tử lại thuyết pháp trước mặt bậc Ðạo Sư?' Vậy này Bà-la-môn, hãy làm cho Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên càng dao động bội phần hơn nữa".
14) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hiện thân thuyết pháp, tàng thân thuyết pháp, hiện nửa thân dưới không hiện nửa thân trên thuyết pháp, hiện nửa thân trên không hiện nửa thân giữa thuyết pháp.
15) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên, tâm khởi lên hy hữu, kỳ diệu nói rằng: "Thật là hy hữu, thật là kỳ diệu, đại thần lực và đại uy lực của vị Sa-môn".
16) Rồi Tỷ-kheo Abhibhu bạch Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác:
"-- Bạch Thế Tôn, con xác nhận với lời nói này giữa chúng Tỷ-kheo Tăng: "Ðứng ở Phạm thiên giới, con có thể khiến cho ngàn thế giới nghe được tiếng của con."
17) "-- Này Bà-la-môn, nay là thời cho sự việc ấy. Này Bà-la-môn, nay là thời cho sự việc ấy. Này Bà-la-môn, Ông hãy đứng ở Phạm thiên giới và làm cho ngàn thế giới nghe được tiếng nói của ông".
18) "-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn".
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo Abhibhu vâng đáp Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, đứng ở Phạm thiên giới và nói lên bài kệ này:
"Hãy đứng dậy, lên đường,
Hãy dấn thân Phật giáo,
Hãy đánh bại Ma quân,
Như voi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này,
An trú không phóng dật,
Ðoạn tận vòng sống chết,
Sẽ chấm dứt khổ đau".
19) Này các Tỷ-kheo, rồi Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và Tỷ-kheo Abhibhu, sau khi làm cho Phạm thiên, Phạm phụ thiên và Phạm chúng thiên dao động, như người lực sĩ...,... biến mất ở Phạm thiên giới ấy và hiện ra ở Arunavati.
20) Rồi này các Tỷ-kheo, Thế Tôn Sikhì, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các vị Tỷ-kheo:
"-- Này các Tỷ kheo, các Ông có nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới, nói lên không?".
21) "-- Bạch Thế Tôn, chúng con có nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên."
22) "-- Này các Tỷ-kheo, như thế nào các ông nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng lên tại Phạm thiên giới đã nói lên?"
23) "-- Bạch Thế Tôn, chúng con nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên như sau:
Hãy đứng dậy, lên đường,
Hãy dấn thân Phật giáo.
Hãy đánh bại Ma quân,
Như voi phá chòi lá.
Ai trong pháp luật này,
Ai trú không phóng dật,
Ðoạn tận vòng sống chết,
Sẽ chấm dứt khổ đau.
24) Như vậy, bạch Thế Tôn, chúng con đã nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới đã nói lên."
25) "-- Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo. Lành thay, này các Tỷ-kheo! Các Ông đã được nghe bài kệ do Tỷ-kheo Abhibhu đứng tại Phạm thiên giới, đã nói lên".
26) Thế Tôn đã nói như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
V. Parinibhàna - Bát-Niết-Bàn (S.i,157)
1) Một thời Thế Tôn ở Kusinàrà, tại Upavattana, trong rừng cây ta-la, giữa dân chúng Mallà, giữa hai cây ta-la song thọ trong khi Ngài nhập Niết-bàn.
2) Rồi Thế Tôn nói với các vị Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên các Ông, hãy tinh tấn, chớ phóng dật. Các pháp hữu vi là vô thường. Ðây là những lời cuối cùng của Như Lai.
3) Rồi Thế Tôn vào định sơ Thiền. Ra sơ Thiền, Ngài vào Thiền thứ hai. Ra Thiền thứ hai, Ngài vào Thiền thứ ba. Ra Thiền thứ ba, Ngài vào Thiền thứ thư. Ra Thiền thứ tư, Ngài vào Không vô biên xứ. Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
4) Ra Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Không vô biên xứ. Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thiền thứ tư. Ra Thiền thứ tư, Ngài vào Thiền thứ ba. Ra Thiền thứ ba, Ngài vào Thiền thứ hai. Ra Thiền thứ hai, Ngài vào sơ Thiền. Ra sơ Thiền, Ngài vào Thiền thứ hai. Ra Thiền thứ hai, Ngài vào Thiền thứ ba. Ra Thiền thứ ba, Ngài vào Thiền thứ tư. Ra Thiền thứ tư, Thế Tôn liền nhập diệt.
5) Khi Thế Tôn diệt độ, nhân sự diệt độ này, Phạm thiên Brahmà nói lên bài kệ:
Mọi sinh vật ở đời,
Tử bỏ thân năm uẩn,
Bậc Ðạo Sư cũng vậy,
Ðấng Tuyệt Luân trên đời,
Như Lai, đấng Hùng Lực,
Bậc Giác Ngộ nhập diệt.
6) Khi Thế Tôn diệt độ, nhân sự diệt độ này, Thiên chủ Sakha nói lên bài kệ:
Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt,
Sau khi sanh, chúng diệt,
Tịnh chỉ chúng, an lạc.
7) Khi Thế Tôn diệt độ, nhân sự diệt độ này, Tôn giả Anada nói lên bài kệ:
Thật kinh khủng bàng hoàng,
Thật lông tóc dựng ngược,
Bậc Thắng Tướng đầy đủ,
Bậc Giác Ngộ nhập diệt.
8) Khi Thế Tôn diệt độ, nhân sự diệt độ này Tôn giả Anuruddha (A-nậu-lâu-đa) nói lên bài kệ:
Không thở ra, thở vào,
Tâm trú vào chánh định,
Không tham ái, tịch tịnh,
Bậc Biến Nhãn diệt độ.
Với tâm an, bất động,
Ngài cảm thọ lâm chung,
Như đèn sáng chợt tắt,
Tâm giải thoát Niết-bàn.
Chapter VI. Brahmasaṃyutta Connected Discourses with Brahmās
Translated by:
Bhhikku Boddhi
I. THE FIRST SUBCHAPTER (THE REQUEST)
1 (1) Brahmā’s Request
Thus have I heard.362 On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree just after he had become fully enlightened. Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “This Dhamma that I have discovered is deep, hard to see, hard to understand, peaceful and sublime, not within the sphere of reasoning, subtle, to be experienced by the wise. But this generation delights in adhesion, takes delight in adhesion, rejoices in adhesion.363 For such a generation this state is hard to see, that is, specific conditionality, dependent origination. And this state too is hard to see, that is, the stilling of all formations, <299> the relinquishment of all acquisitions, the destruction of craving, dispassion, cessation, Nibbāna.364 If I were to teach the Dhamma and if others would not understand me, that would be wearisome for me, that would be troublesome.”
Thereupon these astounding verses, not heard before in the past, occurred to the Blessed One:365
556 “Enough now with trying to teach What I found with so much hardship; This Dhamma is not easily understood By those oppressed by lust and hate.
557 “Those fired by lust, obscured by darkness, Will never see this abstruse Dhamma,
Deep, hard to see, subtle,
Going against the stream.” [137]
As the Blessed One reflected thus, his mind inclined to living at ease, not to teaching the Dhamma.366 <300>
Then Brahmā Sahampati, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, thought: “Alas, the world is lost! Alas, the world is to perish, in that the mind of the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, inclines to living at ease, not to teaching the Dhamma.”367 Then, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, Brahmā Sahampati disappeared from the brahmā world and reappeared before the Blessed One. He arranged his upper robe over one shoulder, knelt down with his right knee on the ground, raised his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, and said to him: “Venerable sir, let the Blessed One teach the Dhamma; let the Fortunate One teach the Dhamma. There are beings with little dust in their eyes who are falling away because they do not hear the Dhamma. There will be those who will understand the Dhamma.”
This is what Brahmā Sahampati said. Having said this, he further said this:
558 “In the past there appeared among the Magadhans An impure Dhamma devised by those still stained.
Throw open this door to the Deathless! Let them hear
<301>
The Dhamma that the Stainless One discovered.368
559 “Just as one standing on a mountain peak Might see below the people all around,
So, O wise one, universal eye,
Ascend the palace made of the Dhamma.
Being yourself free from sorrow, behold the people Submerged in sorrow, oppressed by birth and decay.
560 “Rise up, O hero, victor in battle!
O caravan leader, debt-free one, wander in the world.
Teach the Dhamma, O Blessed One:
There will be those who will understand.”369 [138]
Then the Blessed One, having understood Brahmā’s request, out of compassion for beings surveyed the world with the eye of a Buddha.370 As he did so, the Blessed One saw beings with little dust in their eyes and with much dust in their eyes, with keen faculties and with dull faculties, with good qualities and with bad qualities, easy to teach and difficult to teach,
<302> and a few who dwelt seeing blame and fear in the other world.371 Just as in a pond of blue or red or white lotuses, some lotuses might be born in the water, grow up in the water, and thrive while submerged in the water, without rising up from the water; some lotuses might be born in the water, grow up in the water, and stand at an even level with the water; some lotuses might be born in the water and grow up in the water, but would rise up from the water and stand without being soiled by the water—so too, surveying the world with the eye of a Buddha, the Blessed One saw beings with little dust in their eyes and with much dust in their eyes, with keen faculties and with dull faculties, with good qualities and with bad qualities, easy to teach and hard to teach, and a few who dwelt seeing blame and fear in the other world.
Having seen this, he answered Brahmā Sahampati in verse: <303> 561 “Open to them are the doors to the Deathless:
Let those who have ears release faith.
Foreseeing trouble, O Brahmā, I did not speak
The refined, sublime Dhamma among human beings.”
Then Brahmā Sahampati, thinking, “The Blessed One has given his consent [to my request] regarding the teaching of the Dhamma,” paid homage to the Blessed One and disappeared right there.372
2 (2) Reverence
Thus have I heard.373 On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree just after he had become fully enlightened. [139] Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “One dwells in suffering if one is without reverence and deference. Now what ascetic or brahmin can I honour and respect and dwell in dependence on?”
Then it occurred to the Blessed One: “It would be for the sake of fulfilling an unfulfilled aggregate of virtue that I would honour, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However, in this world with its devas, Māra, and Brahmā, <304> in this generation with its ascetics and brahmins, its devas and humans, I do not see another ascetic or brahmin more perfect in virtue than myself, whom I could honour and respect and dwell in dependence on.
“It would be for the sake of fulfilling an unfulfilled aggregate of concentration that I would honour, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However ... I do not see another ascetic or brahmin more perfect in concentration than myself….
“It would be for the sake of fulfilling an unfulfilled aggregate of wisdom that I would honour, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However ... I do not see another ascetic or brahmin more perfect in wisdom than myself….
“It would be for the sake of fulfilling an unfulfilled aggregate of liberation that I would honour, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However ... I do not see another ascetic or brahmin more perfect in liberation than myself….
“It would be for the sake of fulfilling an unfulfilled aggregate of the knowledge and vision of liberation that I would honour, respect, and dwell in dependence on another ascetic or brahmin. However ... I do not see another ascetic or brahmin more perfect in the knowledge and vision of liberation than myself, whom I could honour and respect, and on whom I could dwell in dependence.374 <305>
“Let me then honour, respect, and dwell in dependence on this very Dhamma to which I have fully awakened.”
Then, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, Brahmā Sahampati disappeared from the brahmā world and reappeared before the Blessed One. He arranged his upper robe over one shoulder, raised his joined hands in reverential salutation towards the Blessed One, and said to him: [140] “So it is, Blessed One! So it is, Fortunate One! Venerable sir, those who were the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones in the past—those Blessed Ones too honoured, respected, and dwelt in dependence just on the Dhamma itself. Those who will be the Arahants, the Perfectly Enlightened Ones in the future—those Blessed Ones too will honour, respect, and dwell in dependence just on the Dhamma itself. Let the Blessed One too, who is at present the Arahant, the Perfectly Enlightened One, honour, respect, and dwell in dependence just on the Dhamma itself.”
This is what Brahmā Sahampati said. Having said this, he further said this: <306>
562 “The Buddhas of the past, The future Buddhas,
And he who is the Buddha now, Removing the sorrow of many—
563 “All have dwelt, will dwell, and dwell, Deeply revering the true Dhamma:
For the Buddhas This is a natural law.
564 “Therefore one desiring his own good, Aspiring for spiritual greatness,
Should deeply revere the true Dhamma, Recollecting the Buddhas’ Teaching.”375
3 (3) Brahmadeva
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion a certain brahmin lady had a son named Brahmadeva <307> who had gone forth from the household life into homelessness under the Blessed One.
Then, dwelling alone, withdrawn, diligent, ardent, and resolute, the Venerable Brahmadeva, by realizing it for himself with direct knowledge, in this very life entered and dwelt in that unsurpassed goal of the holy life for the sake of which clansmen rightly go forth from the household life into homelessness. He directly knew: “Destroyed is birth, the holy life has been lived, what had to be done has been done, there is no more for this state of being.” And the Venerable Brahmadeva became one of the arahants.376
Then, in the morning, the Venerable Brahmadeva dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms. Walking on continuous alms round in Sāvatthī, he came to his own mother’s residence.377 [141] Now on that occasion the brahmin lady, the Venerable Brahmadeva’s mother, had been offering a constant oblation to Brahmā.378 Then it occurred to Brahmā Sahampati: “This brahmin lady, the Venerable Brahmadeva’s mother, has been offering a constant oblation to Brahmā. Let me approach her and stir up a sense of urgency in her.”
Then, <308> just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, Brahmā Sahampati disappeared from the brahmā world and reappeared in the residence of the Venerable Brahmadeva’s mother. Then, standing in the air, Brahmā Sahampati addressed the brahmin lady in verse:
565 “Far from here, madam, is the brahmā world To which you offer a constant oblation.
Brahmā does not eat such food, lady:
So why mumble, not knowing the path to Brahmā?379
566 “This Brahmadeva, madam,
Without acquisitions, has surpassed the devas. Owning nothing, nourishing no other,
The bhikkhu has entered your house for alms.380
567 “Gift-worthy, knowledge-master, inwardly developed,
<309>
He deserves offerings from humans and devas. Having expelled all evil, unsullied,
Cooled at heart, he comes seeking alms.
568 “For him there is nothing behind or in front— Peaceful, smokeless, untroubled, wishless;
He has laid down the rod towards frail and firm: Let him eat your oblation, the choicest alms.381
569 “Aloof from the crowd, with peaceful mind, Like a nāga he fares, tamed, unstirred.
A bhikkhu of pure virtue, well liberated in mind: Let him eat your oblation, the choicest alms.382
570 “With confidence in him, free from wavering, [142] Present your offering to one who deserves it.
Having seen a sage who has crossed the flood,
O madam, make merit leading to future bliss.”383 <310>
571 With confidence in him, free from wavering, She presented her offering to one who deserved it. Having seen a sage who has crossed the flood, The lady made merit leading to future bliss.384
4 (4) Brahmā Baka
Thus have I heard.385 On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the following evil speculative view had arisen in Brahmā Baka: “This is permanent, this is stable, this is eternal, this is complete, this is imperishable. Indeed, this is where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn; and there is no other escape superior to this.”386
Then, having known with his own mind the reflection in Brahmā Baka’s mind, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. <311> Brahmā Baka saw the Blessed One coming in the distance and said to him : “Come , dear sir! Welcome, dear sir! It has been a long time, dear sir, since you took the opportunity of coming here. Indeed, dear sir, this is permanent, this is stable, this is eternal, this is complete, this is imperishable. Indeed, this is where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn; and there is no other escape superior to this.”
When this was said, the Blessed One said to Brahmā Baka: “Alas, sir, Brahmā Baka is immersed in ignorance! Alas, sir, Brahmā Baka is immersed in ignorance, in so far as he will say of what is actually impermanent that it is permanent; and will say of what is actually unstable that it is stable; and will say of what is actually noneternal that it is eternal;
[143] and will say of what is actually incomplete that it is complete; and will say of what is actually perishable that it is imperishable; and with reference to [a realm] where one is born, ages, dies, passes away, and is reborn, will say thus: ‘Indeed, this is where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn’; and when there is another escape superior to this, will say, ‘There is no other escape superior to this.’”
[Brahmā Baka:]
572 “We seventy-two, Gotama, were merit-makers; <312> Now we wield power, beyond birth and aging.
This, knowledge-master, is our final attainment of Brahmā.
Many are the people who yearn for us.”387 [The Blessed One:]
573 “The life span here is short, not long, Though you, Baka, imagine it is long.
I know, O Brahmā, your life span to be A hundred thousand nirabbudas.”388
[Brahmā Baka:]
574 “O Blessed One, [you say]:
‘I am the one of infinite vision
Who has overcome birth, aging, and sorrow.’ What was my ancient practice of vow and virtue?
Tell me this so I might understand.”389 [The Blessed One:]
575 “You gave drink to many people Who were thirsty, afflicted by heat:
That was your ancient practice of vow and virtue, <313> Which I recollect as if just waking up.390
576 “When people were abducted at Antelope Bank, You released the captives being led away.
That was your ancient practice of vow and virtue, Which I recollect as if just waking up.
577 “When a ship was seized on the river Ganges By a fierce nāga longing for human flesh,
You freed it forcefully by a valiant act:
That was your ancient practice of vow and virtue, Which I recollect as if just waking up. [144]
578 “I was your apprentice named Kappa; You thought him intelligent and devout:
That was your ancient practice of vow and virtue,
Which I recollect as if just waking up.”391 [Brahmā Baka:] <314>
579 “Surely you know this life span of mine;
The others too you know, thus you’re the Buddha. Thus this blazing majesty of yours
Illumines even the brahmā world.”
5 (5) A Certain Brahmā (Another View)
At Sāvatthī. Now on that occasion the following evil speculative view had arisen in a certain brahmā: “There is no ascetic or brahmin who can come here.” Then, having known with his own mind the reflection in that brahmā’s mind, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. The Blessed One sat cross- legged in the air above that brahmā, having entered into meditation on the fire element.392
Then it occurred to the Venerable Mahāmoggallāna: “Where now is the Blessed One dwelling at present?” With the divine eye, which is purified and surpasses the human, the Venerable Mahāmoggallāna saw the Blessed One sitting cross-legged in the air above that brahmā, having entered into meditation on the fire element. Having seen this, <315> just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Venerable Mahāmoggallāna disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. Then the Venerable Mahāmoggallāna stationed himself in the eastern quarter and sat cross-legged in the air above that
brahmā—though lower than the Blessed One—having entered into meditation on the fire element.
Then it occurred to the Venerable Mahākassapa: “Where now is the Blessed One dwelling at present?” With the divine eye … the Venerable Mahākassapa saw the Blessed One sitting cross-legged in the air above that brahmā…. Having seen this, … [145] the Venerable Mahākassapa disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. Then the Venerable Mahākassapa stationed himself in the southern quarter and sat cross-legged in the air above that brahmā—though lower than the Blessed One—having entered into meditation on the fire element.
Then it occurred to the Venerable Mahākappina: “Where now is the Blessed One dwelling at present?” With the divine eye … the Venerable Mahākappina saw the Blessed One sitting cross-legged in the air above that brahmā…. Having seen this, … the Venerable Mahākappina disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. Then the Venerable Mahākappina stationed himself in the western quarter <316> and sat cross- legged in the air above that brahmā—though lower than the Blessed One— having entered into meditation on the fire element.
Then it occurred to the Venerable Anuruddha: “Where now is the Blessed One dwelling at present?” With the divine eye … the Venerable Anuruddha saw the Blessed One sitting cross-legged in the air above that brahmā … . Having seen this, … the Venerable Anuruddha disappeared from Jeta’s Grove and reappeared in that brahmā world. Then the Venerable Anuruddha stationed himself in the northern quarter and sat cross-legged in the air above that brahmā—though lower than the Blessed One—having entered into meditation on the fire element.
Then the Venerable Mahāmoggallāna addressed that brahmā in verse: 580 “Today, friend, do you still hold that view,
The view that you formerly held?
Do you see the radiance
Surpassing that in the brahmā world?”393 <317>
581 “I no longer hold that view, dear sir, The view that I formerly held.
Indeed I see the radiance
Surpassing that in the brahmā world. Today how could I maintain,
‘I am permanent and eternal’?”394
Then, having stirred up a sense of urgency in that brahmā, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One disappeared from that brahmā world and reappeared in Jeta’s Grove.
Then that brahmā addressed one member of his assembly thus: “Come now, dear sir, approach the Venerable Mahāmoggallāna and say to him: ‘Sir Moggallāna, are there any other disciples of the Blessed One that are as powerful [146] and mighty as Masters Moggallāna, Kassapa, Kappina , and Anuruddha?’”
“Yes, dear sir,” that member of Brahmā’s assembly replied. Then he approached the Venerable Mahāmoggallāna and asked him: “Sir Moggallāna, are there any other disciples of the Blessed One that are as powerful and mighty as Masters Moggallāna, Kassapa, Kappina, and Anuruddha?”
Then the Venerable Mahāmoggallāna addressed that member of Brahmā’s assembly in verse:
582 “Many are the disciples of the Buddha Who are arahants with taints destroyed,
Triple-knowledge bearers with spiritual powers, Skilled in the course of others’ minds.”395 <318>
Then that member of Brahmā’s assembly, having delighted and rejoiced in the Venerable Mahāmoggallāna’s statement, approached that brahmā and told him: “Dear sir, the Venerable Mahāmoggallāna speaks thus:
583 “‘Many are the disciples of the Buddha … Skilled in the course of others’ minds.’”
This is what that member of Brahmā’s assembly said. Elated, that brahmā delighted in his statement.
6 (6) A Brahmā World (Negligence)
At Sāvatthī. Now on that occasion the Blessed One had gone for his day’s abiding and was in seclusion. Then the independent brahmās Subrahmā and Suddhāvāsa approached the Blessed One and stood one at each doorpost.396 Then the independent brahmā Subrahmā said to the independent brahmā Suddhāvāsa: <319> “It is not the right time, dear sir, to visit the Blessed One. The Blessed One has gone for his day’s abiding and is in seclusion. Such and such a brahmā world is rich and prosperous, and the brahmā there is dwelling in negligence. Come, dear sir, let us go to that brahmā world and stir up a sense of urgency in that brahmā.” [147]
“Yes, dear sir,” the independent brahmā Suddhāvāsa replied.
Then, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the independent brahmās Subrahmā and Suddhāvāsa disappeared in front of the Blessed One and reappeared in that brahmā world. That brahmā saw those brahmās coming in the distance and said to them: “Now where are you coming from, dear sirs?” <320>
“We have come, dear sir, from the presence of the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One. Dear sir, you should go to attend upon that Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.”
When this was said, that brahmā refused to accept their advice. Having created a thousand transformations of himself, he said to the independent brahmā Subrahmā: <321> “Do you see, dear sir, how much power and might I have?”
“I see, dear sir, that you have so much power and might.”
“But, dear sir, when I am so powerful and mighty, what other ascetic or brahmin should I go to attend upon?”
Then the independent brahmā Subrahmā, having created two thousand transformations of himself, said to that brahmā: “Do you see, dear sir, how much power and might I have?”
“I see, dear sir, that you have so much power and might.”
“That Blessed One, dear sir, is still more powerful and mighty than both you and I. You should go, dear sir, to attend upon that Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.”
Then that brahmā addressed the independent brahmā Subrahmā in verse: [148]
584 “Three [hundred] supaṇṇas, four [hundred] geese, And five hundred falcons:
This palace, O Brahmā, of the meditator shines Illuminating the northern quarter.”397
[The independent brahmā Subrahmā:]
585 “Even though that palace of yours shines Illuminating the northern quarter, <322> Having seen form’s flaw, its chronic trembling, The wise one takes no delight in form.”398
Then the independent brahmās Subrahmā and Suddhāvāsa, having stirred up a sense of urgency in that brahmā, disappeared right there. And on a later occasion that brahmā went to attend upon the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One.
7 (7) Kokālika (1)
At Sāvatthī. Now on that occasion the Blessed One had gone for his day’s abiding and was in seclusion. Then the independent brahmās Subrahmā and Suddhāvāsa approached the Blessed One and stood one at each doorpost. Then, referring to the bhikkhu Kokālika, the independent brahmā Subrahmā recited this verse in the presence of the Blessed One:399
586 “What wise man here would seek to define
An immeasurable one by taking his measure? <323> He who would measure an immeasurable one
Must be, I think, an obstructed worldling.ʺ400
8 (8) Tissaka
At Sāvatthī…. (as above) … Then, referring to the bhikkhu Katamorakatissaka, the independent brahmā Suddhāvāsa recited this verse in the presence of the Blessed One:401 [149]
587 “What wise man here would seek to define An immeasurable one by taking his measure?
He who would measure an immeasurable one Must be, I think, an obstructed moron.”
9 (9) Brahmā Tudu
<324> At Sāvatthī. Now on that occasion the bhikkhu Kokālika was sick , afflicted , gravely ill . Then , when the night had advanced, the independent brahmā Tudu, of stunning beauty, advanced, the independent brahma Tudu, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the bhikkhu Kokālika.402 Having approached, he stood in the air and said to the bhi kkhu Kokālika : “Placeconfidence in Sāriputta and Moggallāna, Kokālika. Sāriputta and Moggallāna are well behaved.”
“Who are you, friend?”
“I am the independent brahmā Tudu.”
“Didn’t the Blessed One declare you to be a nonreturner, friend? Then why have you come back here? See how far you have transgressed.”403
[Brahmā Tudu:]
588 “When a person has taken birth An axe is born inside his mouth With which the fool cuts himself Uttering defamatory speech. <325>
589 “He who praises one deserving blame, Or blames one deserving praise,
Casts with his mouth an unlucky throw By which he finds no happiness. 404
590 “Trifling is the unlucky throw That brings the loss of wealth at dice, [The loss] of all, oneself included; Worse by far—this unlucky throw
Of harbouring hate against the fortunate ones.405
591 “For a hundred thousand nirabbudas And thirty-six more, and five abbudas, The maligner of noble ones goes to hell,
Having set evil speech and mind against them.”406
10 (10) Kokālika (2)
At Sāvatthī. 407 Then the bhikkhu Kokālika approached the Blessed One,
[150] <326> paid homage to him, sat down to one side, and said: “Venerable sir, Sāriputta and Moggallāna have evil wishes; they have come under the control of evil wishes.”
When this was said, the Blessed One said to the bhikkhu Kokālika: “Do not speak thus, Kokālika! Do not speak thus, Kokālika! Place confidence in Sāriputta and Moggallāna , Kokālika. Sāriputta and Moggallāna are well behaved.”
A second time the bhikkhu Kokālika said to the Blessed One: A second time the bhikkhu Kokalika said to the Blessed One: “Venerable sir, although the Blessed One has my faith and trust, all the same I say that Sāriputta and Moggallāna have evil wishes; they have come under the control of evil wishes.” And a second time the Blessed One said to the bhikkhu Kokālika: “Do not speak thus, Kokālika!… Sāriputta and Moggallāna are well behaved.”
A third time the bhikkhu Kokālika said to the Blessed One: “Venerable sir, although the Blessed One has my faith and trust, all the same I say that Sāriputta and Moggallāna have evil wishes; they have come under the control of evil wishes.” And a third time the Blessed One said to the bhikkhu Kokālika: “Do not speak thus, Kokālika!… Sāriputta and Moggallāna are well behaved.”
Then the bhikkhu Kokālika rose from his seat, paid homage to the Blessed One, and departed, keeping him on his right. Not long after the bhikkhu Kokālika had left, his entire body became covered with boils the size of mustard seeds. <327> These then grew to the size of mung beans; then to the size of chickpeas; then to the size of jujube stones; then to the size of jujube fruits; then to the size of myrobalans; then to the size of unripe beluva fruits; then to the size of ripe beluva fruits. When they had grown to the size of ripe beluva fruits, they burst open, exuding pus and blood. Then, on account of that illness, the bhikkhu Kokālika died, [151] and because he had harboured animosity towards Sāriputta and Moggallāna, after his death he was reborn in the Paduma hell.408
Then, when the night had advanced, Brahmā Sahampati, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, <328> and said to him: “Venerable sir, the bhikkhu Kokālika has died, and because he harboured animosity towards Sāriputta and Moggallāna, after his death he has been reborn in the Paduma hell.” This is what Brahmā Sahampati said. Having said this, he paid homage to the Blessed One and, keeping him on his right, he disappeared right there.
Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, Brahmā
Sahampati approached me and said to me:… (as above) … Having said this, he paid homage to me and, keeping me on his right, he disappeared right there.”
When this was said, a certain bhikkhu said to the Blessed One: “Venerable sir, how long is the life span in the Paduma hell?”
“The life span in the Paduma hell is long, bhikkhu. It is not easy to count it and say it is so many years, or so many hundreds of years, or so many thousands of years, or so many hundreds of thousands of years.” <329>
“Then is it possible to give a simile, venerable sir?” [152]
“It is possible, bhikkhu. Suppose, bhikkhu, there was a Kosalan cartload of twenty measures of sesamum seed. At the end of every hundred years a man would remove one seed from there. That Kosalan cartload of twenty measures of sesamum seed might by this effort be depleted and eliminated more quickly than a single Abbuda hell would go by. Twenty Abbuda hells are the equivalent of one Nirabbuda hell; twenty Nirabbuda hells are the equivalent of one Ababa hell; twenty Ababa hells are the equivalent of one Aṭaṭa hell; twenty Aṭaṭa hells are the equivalent of one Ahaha hell; twenty Ahaha hells are the equivalent of one Kumuda hell; twenty Kumuda hells are the equivalent of one Sogandhika hell; twenty Sogandhika hells are the equivalent of one Uppala hell; twenty Uppala hells are the equivalent of one Puṇḍarīka hell; and twenty Puṇḍarīka hells are the equivalent of one Paduma hell. Now, bhikkhu, the bhikkhu Kokālika has been reborn in the Paduma hell because he harboured animosity towards Sāriputta and Moggallāna.”409 <330>
This is what the Blessed One said. Having said this, the Fortunate One, the Teacher, further said this:
592-95 “When a person has taken birth
… (verses = 588-91) … [153] <331>
Having set evil speech and mind against them.”
II. THE SECOND SUBCHAPTER (BRAHMA PENTAD)
11 (1) Sanaṅkumāra
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on the bank of the river Sappinī. Then, when the night had advanced, Brahmā Sanarikumāra, of stunning beauty, illuminating the entire bank of the river Sappinī, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side.410 Standing to one side, he recited this verse in the presence of the Blessed One: <332>
596 “The khattiya is the best among people For those whose standard is the clan,
But one accomplished in knowledge and conduct Is best among devas and humans.”
This is what Brahmā Sanarikumāra said. The Teacher approved. Then Brahmā Sanarikumāra, thinking, “The Teacher has approved of me,” paid homage to the Blessed One and, keeping him on his right, he disappeared right there.
12 (2) Devadatta
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak not long after Devadatta had left. 411 Then, when the night had advanced, Brahmā Sahampati, of stunning beauty, illuminating the entire Mount Vulture Peak, approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. [154] Standing to one side, referring to Devadatta, he recited this verse in the presence of the Blessed One:
597 “As its own fruit brings destruction To the plantain, bamboo, and reed,
As its embryo destroys the mule, <333> So do honours destroy the scoundrel.”412
13 (3) Andhakavinda
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Magadhans at Andhakavinda. Now on that occasion the Blessed One was sitting out in the open in the thick darkness of the night while it was drizzling. Then, when the night had advanced, Brahmā Sahampati … approached the Blessed One, paid homage to him, and stood to one side. Standing to one side, he recited these verses in the presence of the Blessed One:
598 “One should resort to remote lodgings, Practise for release from the fetters.
But if one does not find delight there,
Guarded and mindful, dwell in the Sarigha.413 <334>
599 “Walking for alms from family to family, Faculties guarded, discreet, mindful,
One should resort to remote lodgings,
Freed from fear, liberated in the fearless.414
600 “Where terrible serpents glide,
Where lightning flashes and the sky thunders, In the thick darkness of the night
There sits a bhikkhu devoid of terror.415
601 “For this has actually been seen by me, It is not merely hearsay:
Within a single holy life
A thousand have left Death behind.416
602 “There are five hundred more trainees, And ten times a tenfold ten:
All have entered the stream,
Never returning to the animal realm.
603 “As for the other people who remain—<335> Who, to my mind, partake of merit—
I cannot even number them
From dread of speaking falsely.”417 [155]
14 (4) Aruṇavatī
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī … . There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, once in the past there was a king name Aruṇavā whose
capital was named Aruṇavatī. The Blessed One Sikhī, the Arahant, the
Perfectly Enlightened One, dwelt in dependence on the capital Aruṇavatī.418 The chief pair of disciples of the Blessed One Sikhī were named Abhibhū and Sambhava, an excellent pair. Then the Blessed One Sikhī addressed the bhikkhu Abhibhū: ‘Come, <336> brahmin, let us go to a certain brahmā world until it is time for our meal.’ - ‘Yes, venerable sir,’ the bhikkhu Abhibhū replied.
“Then, bhikkhus, just as quickly as a strong man might extend his drawn- in arm or draw in his extended arm, so the Blessed One Sikhī, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, and the bhikkhu Abhibhū disappeared from the capital Aruṇavatī and reappeared in that brahmā world. Then the Blessed One Sikhī addressed the bhikkhu Abhibhū thus: ‘Give a Dhamma talk, brahmin, to Brahmā and to Brahmā’s retinue and to Brahmā’s assembly.’ - ‘Yes, venerable sir,’ the bhikkhu Abhibhū replied. Then, by
means of a Dhamma talk, he instructed, exhorted, inspired, and gladdened Brahmā and Brahmā’s retinue and Brahmā’s assembly. Thereupon Brahmā and Brahmā’s retinue and [156] Brahmā’s assembly found fault with this, grumbled, and complained about it, saying: ‘It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! How <337> can a disciple teach the Dhamma in the very presence of the Teacher?’
“Then , bhikkhus , the Blessed One Sikhī addressed the bhikkhu Abhibhū thus: ‘Brahmin, Brahmā and Brahmā’s retinue and Brahmā’s assembly deplore this, saying, “It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! How can a disciple teach the Dhamma in the very presence of the Teacher?” Well then, brahmin, stir up an even greater sense of urgency in Brahmā and in Brahmā’s retinue and in Brahmā’s assembly.’ - ‘Yes, venerable sir,’ the bhikkhu Abhibhū replied. Then he taught the Dhamma with his body visible, and with his body invisible, and with the lower half of his body visible and the upper half invisible, and with the upper half of his body visible and the lower half invisible.419 Thereupon, bhikkhus, Brahmā and Brahmā’s retinue and Brahmā’s assembly were struck with wonder and amazement, saying: ‘It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! How the ascetic has such great power and might!’
“Then, bhikkhus, the bhikkhu Abhibhū said to the Blessed One Sikhī, the Arahant, the Perfectly Enlightened One: ‘I recall, venerable sir, having made such a statement as this in the midst of the Bhikkhu Sarigha: <338> “Friends, while standing in the brahmā world I can make my voice heard throughout the thousandfold world system.’” - ‘Now is the time for that, brahmin! Now is the time for that, brahmin! While standing in the brahmā world you should make your voice heard throughout the thousandfold world system.’ - ‘Yes, venerable sir,’ the bhikkhu Abhibhū replied. Then, while standing in the brahmā world, he recited these verses :420
604 “‘Arouse your energy, strive on! Exert yourself in the Buddha’s Teaching. Sweep away the army of Death
As an elephant does a hut of reeds. [157]
605 “‘One who dwells diligently In this Dhamma and Discipline,
Having abandoned the wandering on in birth, Will make an end to suffering.’
“Then, bhikkhus, having stirred up a sense of urgency in Brahmā and in Brahmā’s retinue and in Brahmā’s assembly, just as quickly as a strong man might extend his drawn-in arm or draw in his extended arm, the Blessed One Sikhī, the Arahant, the Perfectly Enlightened One, and the bhikkhu Abhibhū disappeared from that brahmā world and reappeared in the capital Aruṇavatī. <339> Then the Blessed One Sikhī addressed the bhikkhus thus: ‘Bhikkhus, did you hear the verses that the bhikkhu Abhibhū recited while he was standing in the brahmā world?’ - ‘We did, venerable sir.’ - ‘What were the verses that you heard, bhikkhus?’ - ‘We heard the verses of the bhikkhu Abhibhū thus:
606-7 “Arouse your energy, strive on!… Will make an end to suffering.”
Such were the verses that we heard the bhikkhu Abhibhū recite while he was standing in the brahmā world.’ - ‘Good, good, bhikkhus! It is good that you heard the verses that the bhikkhu Abhibhū recited while he was standing in the brahmā world.’” <340>
This is what the Blessed One said. Elated, those bhikkhus delighted in the Blessed One’s statement.
15 (5) Final Nibbāna
On one occasion the Blessed One was dwelling at Kusinārā in Upavattana, the sal tree grove of the Mallans, between the twin sal trees, on the occasion of his final Nibbāna. 421 Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Now [158] I address you, bhikkhus: Formations are bound to vanish. Strive to attain the goal by diligence.” This was the last utterance of the Tathāgata.
Then the Blessed One attained the first jhāna. Having emerged from the first jhāna, he attained the second jhāna. Having emerged from the second jhāna, he attained the third jhāna. Having emerged from the third jhāna, he attained the fourth jhāna. Having emerged from the fourth jhāna, he attained the base of the infinity of space. Having emerged from the base of the infinity of space, he attained the base of the infinity of consciousness. Having emerged from the base of the infinity of consciousness, he attained the base of nothingness. Having emerged from the base of nothingness, he attained the base of neither-perception-nor-nonperception. Having emerged from the base of neither-perception-nor-nonperception, he attained the cessation of perception and feeling. <341>
Having emerged from the cessation of perception and feeling, he attained the base of neither-perception-nor-nonperception. Having emerged from the base of neither-perception-nor-nonperception, he attained the base of nothingness. Having emerged from the base of nothingness, he attained the base of the infinity of consciousness. Having emerged from the base of the infinity of consciousness, he attained the base of the infinity of space. Having emerged from the base of the infinity of space, he attained the fourth jhāna. Having emerged from the fourth jhāna, he attained the third jhāna. Having emerged from the third jhāna, he attained the second jhāna. Having emerged from the second jhāna, he attained the first jhāna.
Having emerged from the first jhāna, he attained the second jhāna. Having emerged from the second jhāna, he attained the third jhāna. Having emerged from the third jhāna, he attained the fourth jhāna. Having emerged from the fourth jhāna, immediately after this the Blessed One attained final Nibbāna.422
When the Blessed One attained final Nibbāna, simultaneously with his final Nibbāna Brahmā Sahampati recited this verse:
608 “All beings in the world Will finally lay the body down, Since such a one as the Teacher, The peerless person in the world,
The Tathāgata endowed with the powers,
The Buddha, has attained final Nibbāna.”423 <342>
When the Blessed One attained final Nibbāna, simultaneously with his final Nibbāna Sakka, lord of the devas, recited this verse:
609 “Impermanent indeed are formations; Their nature is to arise and vanish.
Having arisen, they cease:
Their appeasement is blissful.”424
When the Blessed One attained final Nibbāna, simultaneously with his final Nibbāna the Venerable Ānanda recited this verse:425
610 “Then there was terror, Then there was trepidation,
When the one perfect in all excellent qualities, The Buddha, attained final Nibbāna.”[159]
When the Blessed One attained final Nibbāna, simultaneously with his final Nibbāna the Venerable Anuruddha recited these verses:
611 “There was no more in-and-out breathing In the Stable One of steady mind
When unstirred, bent on peace,
The One with Vision attained final Nibbāna.426
612 “With unshrinking mind He endured the pain;
Like the quenching of a lamp
Was the deliverance of the mind.”427 <343>
[160] <344>
1