I. Alavikhà (S.i.128)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Tỷ-kheo-ni Alavikà, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thực ở Sàvatthi xong, sau buổi ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni đi đến rừng Andha để tìm sự yên tĩnh viễn ly.
3) Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Alavikà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn nàng từ bỏ yên tĩnh viễn ly, nên đi đến Tỷ-kheo-ni Alavikà và nói lên bài kệ:
Ðời không có xuất ly,
Sống viễn ly làm gì?
Hãy trọn hưởng dục lạc,
Chớ hối hận về sau.
4) Tỷ-kheo-ni Alavikà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
5) Tỷ-kheo-ni Alavikà suy nghĩ: "Chính Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn làm ta từ bỏ yên tĩnh viễn ly nên đã nói lên bài kệ đó".
6) Tỷ-kheo-ni Alavikà biết được: "Ðấy là Ác ma", liền nói lên bài kệ:
Ở đời có xuất ly,
Nhờ trí tuệ, ta chứng.
Này Bà con phóng dật,
Biết sao được pháp ấy?
Ái dục như kiếm thương,
Ðài chém đầu các uẩn.
Ðiều Ông gọi dục lạc,
Ta gọi là bất lạc.
7) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Alavikà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
II. Somà (S.i.129)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
Rồi Tỷ-kheo-ni Somà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực.
2) Khất thực ở Sàvatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày. Sau khi đi sâu vào rừng, nàng ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
3) Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Somà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỷ-kheo-ni Somà; sau khi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Somà:
Ðịa vị khó chứng đạt,
Chỉ Thánh nhân chứng đạt,
Trí nữ nhân hai ngón,
Sao hy vọng chứng đạt?
4) Tỷ-kheo-ni Somà suy nghĩ: "Ai đã nói bài kệ này? Người hay không phải người?"
5) Tỷ-kheo-ni Somà suy nghĩ: "Ðây là Ác ma muốn làm cho ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ đó".
6) Tỷ-kheo-ni Somà biết được : "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Nữ tánh chướng ngại gì,
Khi tâm khéo Thiền định,
Khi trí tuệ triển khai,
Chánh quán pháp vi diệu?
Ai tự mình tìm hỏi :
"Ta, nữ nhân, nam nhân,
Hay ta là ai khác?"
Xứng nói chuyện Ác ma,
Ác ma thật cân xứng.
7) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Somà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
III. Gotamì (S.i.129)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát đi vào Sàvatthi để khất thực.
2) Khất thực ở Sàvatthi xong, sau bữa ăn, trên con đường đi khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày; sau khi đi sâu vào rừng Andha, đến ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
3) Ác ma muốn làm cho Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì; sau khi đi đến, liền nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì:
Sao nàng như mất con,
Một mình, mặt ứa lệ.
Hay một mình vào rừng,
Ðể tìm đàn ông nào?
4) Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
5) Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì suy nghĩ: "Ðây là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định nên đã nói lên bài kệ đó".
6) Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Con hại, đã qua rồi,
Ðàn ông đã chấm dứt,
Ta không sầu, không khóc,
Ta sợ gì các Ông?
Khắp nơi hỷ, ái đoạn,
Khối mê ám nát tan,
Chiến thắng quân thần chết,
Vô lậu, ta an trú.
7) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Kisà Gotamì đã biết ta" nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
IV. Vijayà
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Vijayà vào buổi sáng đắp y... và ngồi xuống dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
2) Ác Ma muốn làm cho Tỳ-kheo-ni Vijayà sợ hãi ... muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỳ-kheo-ni Vijayà; sau khi đến, nói lên bài kệ với Tỳ-kheo-ni Vijayà:
Nàng vừa trẻ, vừa đẹp,
Ta vừa trẻ, vừa xuân,
Với cung đàn năm điệu,
Nàng cùng ta vui hưởng.
3) Tỷ-kheo-ni Vijayà suy nghĩ : " Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
4) Tỷ-kheo-ni Vijayà suy nghĩ : " Ðây là Ác ma... nói lên bài kệ đó."
5) Tỷ-kheo-ni Vijayà suy nghĩ : "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Sắc, tiếng, vị, hương, xúc,
Làm cho ý đam mê,
Ta nhường lại Ác ma,
Ta đâu có cần chúng.
Với thân bất tịnh này,
Dễ hư hoại mong manh,
Ta bực phiền, tủi hổ,
Dục ái được đoạn tận.
Họ sanh hưởng sắc giới,
Chúng vọng vô sắc giới,
Thiền chứng an tịnh ấy,
Mọi nơi, mê ám diệt.
6) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Aijayà đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
V. Uppalavannà (S.i.131)
1) Nhân duyên Sàvatthi.
Rồi Tỷ-kheo-ni Uppalavannà vào buổi sáng đắp y... và đứng dưới gốc cây tala có trổ hoa.
2) Ác ma muốn làm cho Tỷ-kheo-ni Uppalavannà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến Tỷ-kheo-ni Uppalavannà.
3) Sau khi đến, Ác ma nói lên bài kệ này với Tỷ-kheo-ni Uppalavannà:
Này nàng Tỷ-kheo-ni,
Dưới gốc cây tala,
Ðang nở nụ trăm hoa,
Nàng đến đứng một mình,
Nhan sắc Nàng tuyệt đẹp,
Không ai dám sánh bằng!
Tại đây Nàng đã đến,
Trong tư thế như vậy,
Nàng ngu dại kia ơi,
Không sợ cám dỗ sao?
4) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay là không phải người?"
5) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà suy nghĩ: "Ðây là Ác ma... đã nói lên bài kệ đó."
6) Tỷ-kheo-ni Uppalavannà biết được : "Ðây là Ác ma", liền trả lời với bài kệ:
Trăm ngàn người cám dỗ,
Có đến đây như Ông,
Mảy lông ta không động,
Ta không gì sợ hãi.
Ác ma, ta không sợ,
Ta đứng đây một mình,
Ta có thể biến mất,
Hay vào bụng các Ông.
Ta đứng giữa hàng mi,
Ông không thấy ta được.
Với tâm khéo khiếp phục,
Thần túc khéo tu trì,
Ta thoát mọi trói buộc,
Ta đâu có sợ Ông?
Này Hiền giả Ác ma!
7) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Uppalavannà đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
VI. Càlà (S.i.132)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Càlà vào buổi sáng đắp y... ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
2) Ác ma đi đến Tỷ-kheo-ni Càlà; sau khi đến, nói với Tỷ-kheo-ni Càlà:
-- Này Tỷ-kheo-ni, Nàng không vui thích gì?
-- Này Hiền giả, ta không vui thích sanh.
-- Sao Nàng không vui thích sanh?
-- Khi đã sanh, phải thọ hưởng các dục.
-- Này Tỷ-kheo-ni, ai dạy cho nàng: "Chớ có vui thích sanh"?
3) (Càlà):
Sanh ra rồi phải chết,
Ðã sanh thấy khổ đau,
Kiết sử trói gia hại,
Do vậy không thích sanh.
Ðức Phật thuyết giảng pháp,
Khiến vượt khỏi tái sanh,
Ðoạn trừ mọi khổ não,
Giúp ta trú chân thật.
Chúng sanh hướng sắc giới,
Họ vọng vô sắc giới,
Nếu không biết đoạn diệt,
Họ đi đến tái sanh.
4) Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Càlà đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
VII. Upacàlà
1) Ở tại Sàvatthi.
2) Rồi Tỷ-kheo-ni Upacàlà, vào buổi sáng, đắp y... và ngồi xuống một gốc cây để nghỉ ban ngày... nói với Tỷ-kheo-ni Upacàlà:
-- Này Tỷ-kheo-ni, Nàng muốn tái sanh tại chỗ nào?.
3) -- Ta không muốn tái sanh tại một chỗ nào cả, này Hiền giả.
4)
Chư Thiên Ba mươi ba,
Dạ-ma, Ðâu-suất thiên,
Chư vị Hóa lạc thiên,
Tha hóa Tự tại thiên,
Nàng hãy hướng tâm này,
Ðến cảnh giới chư Thiên,
Rồi Nàng được tái sanh,
Hưởng an lạc cảnh ấy.
5)
Chư Thiên Ba mươi ba,
Dạ-ma, Ðâu-suất thiên,
Chư vị Hóa Lạc thiên,
Tha hóa, Tự tại thiên,
Vì ái dục trói buộc,
Lại bị ma chinh phục.
Toàn thế giới cháy đỏ,
Toàn thế giới hỏa thiêu,
Toàn thế giới bùng cháy,
Toàn thế giới rung động.
Không rung, không dao động,
Không hệ lụy, phàm phu,
Chỗ nào ma không đến,
Chỗ ấy ta vui thích.
6) Rồi Ác ma biết được... biến mất tại chỗ ấy.
VIII. Sisupacàlà
1) Tại Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Sisupacàlà vào buổi sáng đắp y... rồi ngồi xuống một gốc cây để nghỉ ban ngày.
2) Rồi Ác ma đi đến Tỷ-kheo-ni Sisupacàlà; sau khi đến, nói với Tỷ-kheo-ni Sisupacàlà:
-- Này Tỷ-kheo-ni, Nàng thích thú tà giáo của ai không?
3) -- Này Hiền giả, ta không thích thú tà giáo của ai cả.
4)
Vì ai Nàng trọc đầu,
Hiện tướng nữ Sa-môn?
Nàng không thích tà giáo,
Vậy nàng tu cho ai,
Này kẻ Ngu muội kia?
5) (Sisupacàlà):
Những kẻ tin tà kiến,
Thuộc ngoại đạo tà giáo.
Ta không thích pháp họ,
Ta không giỏi pháp họ!
Có dòng họ Thích-ca.
Ðản sanh Phật vô tỷ,
Ngài chinh phục tất cả,
Ngài đại phá chúng ma,
Tại mọi chỗ, mọi nơi,
Không ai chiến thắng Ngài.
Ngài giải thoát hoàn toàn,
Không bị gì triền phược.
Bậc Pháp nhãn thấy khắp;
Tất cả nghiệp đoạn diệt,
Giải thoát, diệt sanh y.
Thế Tôn, Ðạo Sư ta,
Ta thích giáo pháp Ngài.
6) Rồi Ác ma biết được... liền biến mất tại chỗ ấy.
IX. Selà (S.i.134)
1) Ở tại Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Selà vào buổi sáng đắp y... ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
2) Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Selà run sợ... nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Selà:
Bởi vì bong bóng này,
Ðược tạo tác làm ra,
Ai là người sáng tạo,
Bong bóng như huyễn này?
Từ đâu bong bóng sanh?
Ði đâu bong bóng diệt?
3) Rồi Tỷ-kheo-ni Selà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
4) Rồi Tỷ-kheo-ni Selà suy nghĩ: " Ðây là Ác ma, muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ ấy".
5) Rồi Tỷ-kheo-ni Selà được biết: "Ðây là Ác ma", nên trả lời Ác ma với bài kệ:
Bong bóng như huyễn này,
Không phải tự ngã làm,
Sự vật bạc phước này,
Không phải người khác làm.
Do nhân duyên quy tụ,
Sự vật được hình thành,
Do nhân duyên tán ly,
Sự vật bị tiêu diệt.
Hột giống gieo vào ruộng,
Ðược nẩy mầm, sinh lộc,
Khi nhiễm thấm cả hai,
Vị đất và khí ướt.
Cũng vậy uẩn và giới,
Cùng với sáu xứ này,
Do nhân duyên quy tụ,
Chúng sẽ được hình thành,
Do nhân duyên tán ly,
Chúng bị hoại, tiêu diệt.
6) Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Selà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
X. Vajirà
1) Ở tại Sàvatthi.
Tỷ-kheo-ni Vajirà vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthi để khất thực. Khất thực xong, sau bữa ăn, trên con đường khất thực trở về, Tỷ-kheo-ni Vajirà đi đến rừng Andha để nghỉ ban ngày, đi sâu vào rừng Andha và ngồi dưới một gốc cây để nghỉ ban ngày.
2) Rồi Ác ma muốn làm Tỷ-kheo-ni Vajirà run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến nàng từ bỏ Thiền định, liền đi đến, nói lên bài kệ với Tỷ-kheo-ni Vajirà:
3)
Do ai, hữu tình này,
Ðược sanh, được tạo tác?
Người tạo hữu tình này,
Hiện nay ở tại đâu?
Từ đâu hữu tình sanh?
Ði đâu hữu tình diệt?
4) Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà suy nghĩ: "Ai đã nói lên bài kệ này? Người hay không phải người?"
5) Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà lại suy nghĩ: "Chính là Ác ma muốn làm ta run sợ, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, muốn khiến ta từ bỏ Thiền định, nên đã nói lên bài kệ này".
6) Rồi Tỷ-kheo-ni Vajirà biết được: "Ðây là Ác ma", liền trả lời Ác ma với bài kệ:
Sao Ông lại nói hoài,
Ðến hai chữ chúng sanh?
Phải chăng, này Ác ma,
Ông rơi vào tà kiến?
Ðây quy tụ các hành,
Chúng sanh được hình thành,
Như bộ phận quy tụ,
Tên xe được nói lên.
Cũng vậy, uẩn quy tụ,
Thông tục gọi chúng sanh.
Chỉ có khổ được sanh,
Khổ tồn tại, khổ diệt,
Ngoài khổ, không gì sanh,
Ngoài khổ không gì diệt.
7) Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo-ni Vajirà đã biết ta", nên buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
Chapter V. Bhikkhunīsaṃyutta Connected Discourses with Bhikkhunīs
Translated by:
Bhhikkhu Boddhi
1 Aḷavikā
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
Then, in the morning, the bhikkhunī Āḷavikā dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms.331 When she had walked for alms in Sāvatthī and had returned from her alms round, after her meal she went to the Blind Men’s Grove seeking seclusion. 332
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Āḷavikā, desiring to make her fall away from seclusion, approached her and addressed her in verse:
519 “There is no escape in the world, So what will you do with seclusion? Enjoy the delights of sensual pleasure:
Don’t be remorseful later!”
Then it occurred to the bhikkhunī Āḷavikā: “Now who is it that recited the verse—a human being or a nonhuman being?” Then <282> it occurred to her: “This is Māra the Evil One, who has recited the verse desiring to arouse fear, trepidation, and terror in me, desiring to make me fall away from seclusion.”
Then the bhikkhunī Āḷavikā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
520 “There is an escape in the world
Which I have closely touched with wisdom. O Evil One, kinsman of the negligent,
You do not know that state.333
521 “Sensual pleasures are like swords and stakes; The aggregates like their chopping block.
What you call sensual delight
Has become for me nondelight.”334 [129]
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Āḷavikā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there. <283>
2 Somā
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Somā dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms.335 When she had walked for alms in Sāvatthī and had returned from her alms round, after her meal she went to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding. Having plunged into the Blind Men’s Grove, she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Somā, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse:
522 “That state so hard to achieve Which is to be attained by the seers, Can’t be attained by a woman
With her two-fingered wisdom.”336
Then it occurred to the bhikkhunī Somā: “Now who is this that recited the verse—a human being or a nonhuman being?” Then it occurred to her: “This is Māra the Evil One, who has recited the verse desiring to arouse
fear, trepidation, and terror in me, desiring to make me fall away from concentration.”
Then the bhikkhunī Somā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses: <284>
523 “What does womanhood matter at all When the mind is concentrated well, When knowledge flows on steadily
As one sees correctly into Dhamma.337
524 “One to whom it might occur, ‘I’m a woman’ or ‘I’m a manʹ
Or ‘I’m anything at all’—
Is fit for Māra to address.”338
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Somā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
3 Gotamī
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Kisāgotamī dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms.339 When she had walked for alms in Sāvatthī and had returned from her alms round, [130] after her meal she went to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding. Having plunged into the Blind Men’s Grove, she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding. <285>
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Kisāgotamī, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse:
525 “Why now, when your son is dead, Do you sit alone with tearful face?
Having entered the woods all alone, Are you on the lookout for a man?”
Then it occurred to the bhikkhunī Kisāgotamī: “Now who is this that recited the verse—a human being or a nonhuman being?” Then it occurred to her: “This is Māra the Evil One, who has recited the verse desiring to arouse fear, trepidation, and terror in me, desiring to make me fall away from concentration.”
Then the bhikkhunī Kisāgotamī, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
526 “I’ve gotten past the death of sons; With this, the search for men has ended. I do not sorrow, I do not weep,
Nor do I fear you, friend .340
527 “Delight everywhere has been destroyed, The mass of darkness has been sundered. <286> Having conquered the army of Death,
I dwell without defiling taints.”341
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Kisāgotamī knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
4 Vijayā
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Vijayā dressed … she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.342
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Vijayā, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse: [131]
528 “You are so young and beautiful, And I too am a youth in my prime.
Come, noble lady, let us rejoice
With the music of a fivefold ensemble.”343
Then it occurred to the bhikkhunī Vijayā: “Now who is this…? This is Māra the Evil One … desiring to make me fall away from concentration.”
<287>
Then the bhikkhunī Vijayā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
529 “Forms, sounds, tastes, odours, And delightful tactile objects—
I offer them right back to you, For I, O Māra, do not need them.
530 “I am repelled and humiliated By this foul, putrid body,
Subject to break up, fragile:
I’ve uprooted sensual craving.344
531 “As to those beings who fare amidst form, And those who abide in the formless,
And those peaceful attainments too:
Everywhere darkness has been destroyed.”345
Then Māra the Evil One, realizing “The bhikkhunī Vijayā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
5 Uppalavaṇṇā
<288> At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Uppalavaṇṇā dressed … she stood at the foot of a sal tree in full flower.346
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Uppalavaṇṇā, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse:
532 “Having gone to a sal tree with flowering top, You stand at its foot all alone, bhikkhunī.
There is none whose beauty rivals yours:
Foolish girl, aren’t you afraid of rogues?”347
Then it occurred to the bhikkhunī Uppalavaṇṇā: [132] “Now who is this…? This is Māra the Evil One … desiring to make me fall away from concentration.” <289>
Then the bhikkhunī Uppalavaṇṇā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
533 “Though a hundred thousand rogues Just like you might come here,
I stir not a hair, I feel no terror;
Even alone, Māra, I don’t fear you.348
534 “I can make myself disappear Or I can enter inside your belly.
I can stand between your eyebrows Yet you won’t catch a glimpse of me.
535 “I am the master of my mind,
The bases of power are well developed; I am freed from all bondage,
Therefore I don’t fear you, friend.”349 <290>
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Uppalavaṇṇā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
6 Cālā
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Cālā dressed … she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.350
Then Māra the Evil One approached the bhikkhunī Cālā and said to her: “What don’t you approve of, bhikkhunī?”
“I don’t approve of birth, friend.”
536 “Why don’t you approve of birth? Once born, one enjoys sensual pleasures. Who now has persuaded you of this:
‘Bhikkhunī, don’t approve of birth’?” [The bhikkhunī Cālā:]
537 “For one who is born there is death; Once born, one encounters sufferings— Bondage, murder, affliction—
Hence one shouldn’t approve of birth.351
538 “The Buddha has taught the Dhamma, <291> The transcendence of birth;
For the abandoning of all suffering He has settled me in the truth. [133]
539 “As to those beings who fare amidst form, And those who abide in the formless—
Not having understood cessation,
They come again to renewed existence.”352
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Cālā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
7 Upacālā
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Upacālā dressed … she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.
Then Māra the Evil One approached the bhikkhunī Upacālā and said to her: “Where do you wish to be reborn, bhikkhunī?”
“I do not wish to be reborn anywhere, friend.”
540 “There are Tāvatiṃsa and Yāma devas, And devatās of the Tusita realm,
Devas who take delight in creating, <292> And devas who exercise control.
Direct your mind there [to those realms]
And you’ll experience delight.”353 [The bhikkhunī Upacālā:]
541 “There are Tāvatiṃsa and Yāma devas, And devatās of the Tusita realm,
Devas who take delight in creating, And devas who exercise control.
They are still bound by sensual bondage, They come again under Māra’s control.
542 “All the world is on fire, All the world is burning,
All the world is ablaze, All the world is quaking.
543 “That which does not quake or blaze, That to which worldlings do not resort, Where there is no place for Māra:
That is where my mind delights.”354
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Upacālā knows me, sad and disappointed, disappeared right there.
8 Sīsupacālā
<293> At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Sīsupacālā dressed
… she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.
Then Māra the Evil One approached the bhikkhunī Sīsupacālā and said to her: “Whose creed do you approve of, bhikkhunī?”
“I don’t approve of anyone’s creed, friend.”
544 “Under whom have you shaved your head? You do appear to be an ascetic,
Yet you don’t approve of any creed,
So why wander as if bewildered?”355 [The bhikkhunī Sīsupacālā:]
545 “Outside here the followers of creeds Place their confidence in views.
I don’t approve of their teachings;
They are not skilled in the Dhamma. [134]
546 “But there’s one born in the Sakyan clan, The Enlightened One, without an equal, <294> Conqueror of all, Māra’s subduer,
Who everywhere is undefeated, Everywhere freed and unattached, The One with Vision who sees all.
547 “Attained to the end of all kamma, Liberated in the extinction of acquisitions, That Blessed One is my Teacher:
His is the teaching I approve.”356
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Sīsupacālā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
9 Selā
At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Selā dressed … she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.357
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Selā, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse:
548 By whom has this puppet been created? Where is the maker of the puppet?
Where has the puppet arisen?
Where does the puppet cease?”358 <295>
Then it occurred to the bhikkhunī Selā: “Now who is this…? This is Māra the Evil One … desiring to make me fall away from concentration.”
Then the bhikkhunī Selā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
549 “This puppet is not made by itself, Nor is this misery made by another.
It has come to be dependent on a cause; With the cause’s breakup it will cease.
550 “As when a seed is sown in a field It grows depending on a pair of factors: It requires both the soil’s nutrients
And a steady supply of moisture:
551 “Just so the aggregates and elements, And these six bases of sensory contact, Have come to be dependent on a cause;
With the cause’s breakup they will cease.”359
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Selā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
10 Vajirā
<296> At Sāvatthī. Then, in the morning, the bhikkhunī Vajirā dressed and, taking bowl and robe, entered Sāvatthī for alms.360 When she had walked for alms in Sāvatthī [135] and had returned from her alms round, after her meal she went to the Blind Men’s Grove for the day’s abiding. Having plunged into the Blind Men’s Grove, she sat down at the foot of a tree for the day’s abiding.
Then Māra the Evil One, desiring to arouse fear, trepidation, and terror in the bhikkhunī Vajirā, desiring to make her fall away from concentration, approached her and addressed her in verse:
552 “By whom has this being been created? Where is the maker of the being?
Where has the being arisen? Where does the being cease?”
Then it occurred to the bhikkhunī Vajirā: “Now who is this that recited the verse—a human being or a nonhuman being?” Then it occurred to her: “This is Māra the Evil One, who has recited the verse desiring to arouse fear, trepidation, and terror in me, desiring to make me fall away from concentration.”
Then the bhikkhunī Vajirā, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
553 “Why now do you assume ‘a being’? Māra, is that your speculative view? <297> This is a heap of sheer formations:
Here no being is found.
554 “Just as, with an assemblage of parts, The word ‘chariot’ is used,
So, when the aggregates exist, There is the convention ‘a being.’
555 “It’s only suffering that comes to be, Suffering that stands and falls away.
Nothing but suffering comes to be, Nothing but suffering ceases.”361
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhunī Vajirā knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
[136] <298>
1