I. Phẩm Thứ Nhất
I. Khổ Hạnh Và Nghiệp (S.i,103)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Uruvelà bên bờ sông Neranjarà, dưới gốc cây Ajapàla Nigrodha, khi Ngài vừa giác ngộ.
2) Rồi Thế Tôn trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật sự Ta được giải thoát khỏi khổ hạnh ấy. Tốt lành thay, thật sự Ta được giải thoát khỏi khổ hạnh không liên hệ đến lợi ích ấy! Tốt lành thay, Ta kiên trì, chánh niệm, chứng đạt Bồ-đề!"
3) Rồi Ác ma với tâm tư của mình biết được tâm tư của Thế Tôn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
Từ bỏ pháp khổ hạnh,
Giúp thanh niên trong sạch,
Không tịnh, nghĩ mình tịnh,
Ði ngược thanh tịnh đạo.
4) Rồi Thế Tôn, biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Biết được pháp khổ hạnh,
Ðược xem là bất tử,
Pháp ấy không lợi ích,
Không đem lợi ích nào,
Như chèo và bánh lái,
Chiếc thuyền trên đất cạn.
Giới, định và trí tuệ,
Con đường hướng chánh giác.
Ta tu tập hạnh ấy,
Ðạt được tối thắng tịnh,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông bị bại trận rồi.
5) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
II. Con Voi (S.i,103)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelà, bên bờ sông Neranjarà, dưới cây Nigrodha Ajapàla, khi Ngài mới giác ngộ. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong bóng đêm tối, và trời đang mưa từng hột một.
2) Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền biến hình thành con voi chúa to lớn và đi đến Thế Tôn.
3) Và đầu con voi ví như hòn đá đen lớn (aritthako), ngà của nó ví như bạc trắng tinh, vòi của nó ví như đầu cái cày lớn.
4) Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Ông luân hồi dài dài,
Hình thức tịnh, bất tịnh.
Thôi vừa rồi, Ác ma,
Ông đã bị bại trận.
5) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy.
III. Tịnh (S.i,104)
1) Trú tại Uruvelà.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong bóng đêm tối, và trời đang mưa từng hột một.
3) Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền đi đến Thế Tôn.
4) Sau khi đến, hiện lên những hình tướng cao thấp, tịnh, bất tịnh, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
5) Rồi Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Ông luân hồi dài dài,
Hình thức tịnh, bất tịnh.
Thôi vừa rồi, Ác ma,
Ông đã bị bại trận.
Những vị thân, khẩu, ý,
Khéo hộ trì chế ngự,
Này kẻ Ác ma kia,
Những vị ấy như vậy,
Không bị Ông chi phối,
Không phải đệ tử Ông.
6) Rồi Ác ma biết được... liền biến mất tại chỗ.
IV. Bẫy Sập (S.i,105)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở tại Barànasi (Ba-la-nại), Isipatana (chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: -- "Này các Tỷ-kheo." -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn ". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, chính nhờ chánh tác ý, chính nhờ chánh tinh cần. Ta chứng đạt Vô thượng giải thoát. Ta chứng ngộ Vô thượng giải thoát. Vậy này các Tỷ-kheo, các Ông cũng phải với chánh tác ý, chánh tinh cần, chứng đạt Vô thượng giải thoát, chứng ngộ Vô thượng giải thoát.
Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ngài còn bị trói buộc,
Trong bẫy sập của ma,
Bởi những dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ngài đang bị cột chặt,
Trong triền phược của ma.
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.
4) (Thế Tôn):
Ta đã được giải thoát,
Khỏi bẫy sập của ma,
Thoát khỏi dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ta đã được giải thoát,
Khỏi triền phược của ma,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông đã bị bại trận.
5) Rồi Ác ma... biến mất tại chỗ.
V. Bẫy Sập (S.i,105)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại) tại Isipatana, vườn Lộc Uyển. Ở đấy Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "-- Này các Tỷ-kheo." "-- Thưa vâng Thế Tôn." Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
2) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, Ta đã được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, các Ông cũng được giải thoát khỏi tất cả bẫy sập ở Thiên giới và Nhân giới. Này các Tỷ-kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Chớ có đi hai người một chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn. Hãy tuyên thuyết Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Có các chúng sanh sanh ra ít nhiễm bụi đời, nếu không được nghe pháp sẽ đi đến hoại diệt. Họ sẽ trở thành những vị thâm hiểu Chánh pháp. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ đi đến Uruvelà, thị trấn Senà để thuyết pháp.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ngài còn bị trói buộc,
Trong bẫy sập của ma,
Bởi những dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ngài đang bị cột chặt,
Trong triền phược của ma,
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.
4) (Thế Tôn)
Ta đã được giải thoát,
Khỏi bẫy sập của ma,
Thoát khỏi dây dục lạc,
Cả Thiên giới, Nhân giới.
Ta đã được giải thoát,
Khỏi triền phược của ma,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông đã bị bại trận.
VI. Con Rắn (S.i,106)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi ngoài trời, trong bóng đêm tối, và trời đang mưa từng hột một.
3) Rồi Ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, bèn biến thành con đại xà vương và đi đến Thế Tôn.
4) Thân của nó to lớn ví như một chiếc thuyền đẽo ra từ một thân cây. Cái mang của nó ví như cái khay đan của người nấu rượu. Mắt của nó ví như cái đĩa bằng đồng của nước Kosala; lưỡi của nó le ra từ miệng ví như mũi tên chớp sáng lòe khi trời mưa gió sấm sét; tiếng hơi thở vô, hơi thở ra của nó ví như bệ thổi của người thợ rèn.
5) Rồi Thế Tôn biết: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ này với Ác ma:
Quý thay bậc Mâu-ni,
Sống trong nhà không tịch,
Biết chế ngự tự ngã,
Tại đấy vị ấy trú.
Sống từ bỏ tất cả,
Với hạnh tu tương xứng,
Nhiều loại thú bộ hành,
Nhiều sự vật khủng khiếp,
Nhiều ruồi muỗi độc xà,
Không mảy may rung động
Sợi lông bậc Mâu-ni
Sống trong nhà không tịch.
Dầu trời nứt, đất động,
Dầu muôn loài khủng bố,
Dầu bị giáo, đao, tên,
Quẳng ném vào ngực Ngài,
Chư Phật không tạo nên,
Những căn cứ sanh y.
6) Rồi Ác ma biết được: " Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", liền biến mất tại chỗ.
VII. Thụy Miên (S.i,107)
1) Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Thế Tôn sau khi đã đi kinh hành ngoài trời một phần lớn của đêm. Khi đêm đã gần mãn, Ngài rửa chân, bước vào tịnh xá, và nằm xuống phía hông bên phải theo thế nằm của con sư tử, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác và nghĩ đến lúc thức dậy.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Sao Ngài còn nằm ngủ,
Sao Ngài vẫn nằm ngủ,
Sao Ngài ngủ như vậy,
Như kẻ chết nằm co?
Nghĩ rằng nhà trống không,
Nên Ngài ngủ như vậy,
Sao Ngài ngủ như vậy,
Khi mặt trời đã mọc?
4) (Thế Tôn):
Khi không còn tham ái,
Với lưới triền, nọc độc,
Người vậy được giải thoát,
Không bị dẫn nơi nào.
Ác ma! Bậc Giác Ngộ
Mọi sanh y diệt tận,
Vị ấy nếu có ngủ,
Các Ông làm được gì?
VIII. Hoan Hỷ (S.i,107)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Cha sung sướng vì con,
Người chăn sướng vì bò,
Người sướng vì sanh y,
Không sanh y, không sướng.
(Thế Tôn):
Cha sầu vì con cái,
Người chăn sầu vì bò,
Người sầu vì sanh y,
Không sanh y, không sầu.
Rồi Ác ma biết rằng: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", liền biến mất tại chỗ.
IX. Tuổi Thọ (S.i,108)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo" -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
3) Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, ngắn ngủi thay là tuổi thọ loài Người ở đời này, rồi phải đi trong tương lai! Hãy làm điều lành. Hãy sống Phạm hạnh. Không có gì sanh ra lại không bị tử vong. Này các Tỷ-kheo, người sống lâu chỉ có một trăm năm, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn.
4) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Loài Người thọ mạng dài,
Người lành chớ âu lo,
Bú sữa no, hãy sống
Tử vong đâu có đến.
5) (Thế Tôn):
Loài Người thọ mạng ngắn,
Người lành phải âu lo,
Như cháy đầu, hãy sống,
Tử vong rồi phải đến.
6) Rồi Ác ma, biết được "Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ.
X. Tuổi Thọ (S.i,108)
1) Tại Ràjagaha (Vương Xá).
Tại đây, Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, ngắn ngủi thay là tuổi thọ loài Người ở đời này, rồi phải ra đi trong tương lai! Hãy làm điều lành. Hãy sống Phạm hạnh. Không có gì sanh ra lại không bị tử vong. Này các Tỷ-kheo, người sống lâu chỉ có một trăm năm, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn.
2) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
Ngày đêm không trôi qua,
Thọ mạng không chấm dứt,
Thọ mạng người xoay vần,
Như vành theo trục xe.
3) (Thế Tôn):
Ngày đêm có trôi qua,
Thọ mạng có chấm dứt,
Mạng người phải khô cạn,
Như suối nhỏ đầu non.
4) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy. II. Phẩm Thứ Hai
I. Hòn Ðá (S.i,109)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), trên núi Gijjhakuta (Linh Thứu).
2) Lúc bấy giờ Thế Tôn ngồi giữa trời, trong bóng đêm tối, và trời mưa từng hột một.
3) Rồi Ác ma muốn làm Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ, lông tóc dựng ngược, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, xô những tảng đá lớn rơi xuống không xa Thế Tôn bao nhiêu.
4) Rồi Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói bài kệ với Ác ma:
Dầu Ông làm chấn động,
Toàn bộ núi Linh Thứu,
Cũng không làm rung động,
Bậc Giác Ngộ, Giải Thoát.
5) Rồi Ác ma được biết: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ.
II. Con Sư Tử (S.i,106)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Thế Tôn xung quanh có đại chúng bao vây, đang thuyết pháp.
2) Rồi Ác ma suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này xung quanh có đại chúng bao vây, đang thuyết pháp. Vậy ta hãy đến Sa-môn Gotama và làm mờ mắt đại chúng ấy."
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
Sao Ngài lại rống lên,
Rống như loài sư tử,
Vô úy không sợ hãi,
Trước hội chúng đông đảo?
Nay Ngài có địch thủ,
Chớ nghĩ Ngài thắng trận!
4) (Thế Tôn):
Bậc Ðại Hùng rống lên,
Vô úy trước đại chúng,
Như Lai chứng mười lực,
Vượt tham ái ở đời.
5) Rồi Ác ma biết được : "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.
III. Phiến Ðá (S.i,110)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Maddakucchi, vườn Nai (Migadaya).
2) Lúc bấy giờ, chân Thế Tôn bị phiến đá gây thương tích. Thế Tôn cảm xúc khốc liệt, toàn thân đau đớn, nhói đau, đau nhức mãnh liệt, không thích thú, không vừa ý. Và Thế Tôn chánh niệm tỉnh giác, nhẫn chịu không để tâm tư buồn nản.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ này với Thế Tôn:
Sao Ngài uể oải nằm,
Hay tìm thơ, tìm vận,
Phải chăng việc sai biệt,
Không chờ đợi Ngài làm,
Phải một mình cô độc,
Trên ghế giường nằm, ngồi,
Với gương mặt ngái ngủ,
Sao Ngài ngủ như vậy?
(Thế Tôn):
Ta không uể oải nằm,
Không tìm thơ, tìm vận,
Mục đích Ta đã đạt,
Ðâu có sầu muộn gì!
Ta nằm ngồi một mình,
Trên ghế giường vắng lặng,
Yên tĩnh Ta nằm nghỉ,
Tâm từ, thương chúng sanh.
Những kẻ, ngực bị đâm,
Hổn hển tim dồn dập,
Vẫn tìm được giấc ngủ,
Dầu bị thương tích nặng.
Sao Ta lại không ngủ,
Khi không bị thương tích,
Khi thức không âu lo,
Khi ngủ chẳng sợ hãi,
Ngày đêm không khởi lên,
Phiền não bận lòng Ta?
Ta không thấy tai hại,
Một chỗ nào trên đời,
Do vậy, Ta nằm nghỉ,
Tâm từ, thương chúng sanh.
5) Rồi Ác ma biết được: " Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", buồn khổ, thất vọng liền biến mất tại chỗ ấy.
IV. Tương Ưng Thích Nghi (S.i,111)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Kosala, tại một làng Bà-la-môn tên là Ekasàlà. Lúc bấy giờ, Thế Tôn xung quanh có đại chúng cư sĩ đoanh vây, đang thuyết pháp.
2) Rồi Ác ma suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này, xung quanh có đại chúng cư sĩ đoanh vây, đang thuyết pháp. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và làm mờ mắt đại chúng này."
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Thật không chút thích hợp,
Ðể Ngài giảng dạy người,
Giữa người thuận, kẻ nghịch,
Chớ hành nghề đứng giữa.
4) (Thế Tôn):
Với lòng từ, thương tưởng,
Bậc Giác Ngộ dạy người,
Giữa người thuận, kẻ nghịch,
Như Lai chơn giải thoát.
5) Rồi Ác ma biết được : "Thế Tôn đã biết ta..." liền biến mất tại chỗ ấy.
V. Ý (S.i,111)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, Jetavana, tại vườn ông Anàthapindika.
2) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Mọi hành tung của ý
Là bẫy sập trên không,
Chính với bẫy sập ấy,
Ta trói buộc lấy Ngài,
Này vị Sa-môn kia,
Ngài chưa thoát khỏi ta.
3) (Thế Tôn):
Sắc, thanh, vị, hương, xúc,
Làm tâm ý ưa thích,
Ta không ưa muốn chúng,
Ta vượt thoát ngoài chúng,
Này kẻ Tử ma kia,
Ông đã bị bại trận.
4) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ ấy.
VI. Bình Bát (S.i,112)
1) Trú ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo về năm thủ uẩn, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Và các Tỷ-kheo ấy hết sức chú tâm, hết sức chú ý, tập trung mọi tâm tư, lóng tai nghe pháp.
2) Rồi Ác ma suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo về năm thủ uẩn, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, và các Tỷ-kheo ấy hết sức chú tâm, hết sức chú ý, tập trung mọi tâm tư, lắng tai nghe pháp. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và làm mờ mắt các Tỷ-kheo ấy".
3) Lúc bấy giờ có nhiều bình bát được đặt ra ngoài trời để phơi cho khô.
4) Rồi Ác ma biến hình thành con bò đực và đi đến các bình bát ấy.
5) Rồi một Tỷ-kheo nói với một Tỷ-kheo khác:
-- Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, con bò đực này sẽ làm bể các bình bát.
6) Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo ấy:
-- Này Tỷ-kheo, nó không phải con bò đực. Nó chính là Ác ma muốn đến làm mờ mắt các ông.
7) Và Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ cho Ác ma:
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức,
Cái ấy không phải tôi,
Cái ấy không của tôi,
Như vậy đây ly tham,
Ly tham vậy, tâm an,
Mọi kiết sử siêu thoát,
Dầu tìm mọi xứ sở,
Ma quân không gặp được.
8) Ác ma biết được: " Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ ấy.
VII. Xứ (S.i,112)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli (Tỳ-xá-ly), Ðại Lâm, chỗ Trùng Các giảng đường.
2) Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo về sáu xúc xứ, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Và các vị Tỷ-kheo ấy hết sức chú tâm, hết sức chú ý, tập trung mọi tư tưởng, lóng tai nghe pháp.
3) Rồi Ác ma suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này đang thuyết pháp cho các Tỷ- kheo về sáu xúc xứ, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Và các Tỷ-kheo ấy hết sức chú tâm, hết sức chú ý, tập trung mọi tâm tư, lắng tai nghe pháp. Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama và làm mờ mắt các Tỷ-kheo ấy".
4) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn; sau khi đến, Ác ma hét lên một tiếng to lớn, khủng khiếp, dễ sợ, như đất bị nứt vỡ.
5) Rồi một Tỷ-kheo nói với một Tỷ-kheo khác:
-- Này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, hình như quả đất này bị nứt vỡ.
6) Khi nghe nói vậy, Thế Tôn nói với Tỷ-kheo ấy :
-- Này Tỷ-kheo, không phải đất nứt vỡ. Ðó là Ác ma đi đến để làm mờ mắt các Ông.
7) Rồi Thế Tôn biết được: "Ðây là Ác ma", liền nói bài kệ cho Ác ma:
Sắc, thanh, vị và hương,
Cùng toàn bộ xúc, pháp,
Là thế vật rùng rợn,
Làm mê loạn ở đời.
Ðệ tử bậc Chánh Giác,
Chánh niệm, vượt khỏi chúng,
Vượt thế lực Ác ma,
Như mặt trời sáng chói.
8) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ ấy.
VIII. Ðoàn Thực (S.i,113)
1) Một thời Thế Tôn trú ở Magadha, tại làng Bà-la-môn tên là Pancasàlà.
2) Lúc bấy giờ, tại làng Bà-la-môn tên là Pancasàlà, lễ trao đổi tặng vật giữa nam nữ thanh niên đang được xảy ra.
3) Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát đi vào làng Bà-la- môn Pancasàlà để khất thực.
4) Lúc bấy giờ, các Bà-la-môn gia chủ ở Pancasàlà bị Ác ma xâm nhập và quyết định: "Chớ để Sa-môn Gotama nhận được đồ ăn khất thực".
5) Rồi Thế Tôn đi vào làng Bà-la-môn tên Pancasàlà để khất thực với bình bát rửa sạch như thế nào, cũng đã trở về cùng với bình bát được rửa sạch như vậy.
6) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói với Thế Tôn:
-- Này Sa-môn, Ngài có nhận được đồ ăn khất thực không?
7) -- Này Ác ma, có phải Ông làm cho Ta không nhận được đồ ăn khất thực?
8) -- Vâng bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy đi vào làng Bà-la-môn Pancasàlà một lần thứ hai nữa. Và tôi sẽ làm để Thế Tôn nhận được đồ ăn khất thực
(Thế Tôn):
Ác ma làm điều ác,
Ðể tấn công Như Lai,
Này Ác ma, vì sao,
Ông có thể nghĩ rằng,
Ðiều ác Ông hại Ta,
Sẽ không có kết quả.
Chúng ta sống sung sướng,
Những người không có gì,
Như chư Thiên Quang Âm,
Như chư Thiên Quang Âm,
Có hào quang sáng chói,
Lấy hỷ làm đồ ăn.
9) Rồi Ác ma biết được: " Thế Tôn đã biết ta...", liền biến mất tại chỗ ấy.
IX. Người Nông Phu (S.i,114)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang thuyết pháp cho các Tỷ-kheo về vấn đề liên hệ đến Niết-bàn, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Và các Tỷ-kheo ấy hết sức chú tâm, hết sức chú ý, tập trung mọi tâm tư, lóng tai nghe pháp.
2) Rồi Ác ma suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này đang thuyết pháp cho các vị Tỷ-kheo về các vấn đề liên hệ đến Niết-bàn... Vậy ta hãy đi đến Sa-môn Gotama để làm mờ mắt các Tỷ-kheo ấy."
3) Rồi Ác ma biến hình thành một người nông phu, mang trên vai một cái cày lớn, tay cầm một cây gậy đâm bò, đầu bù tóc rối, mặc đồ vải gai, chân lấm bùn nhơ, đi đến, sau khi đến, nói với Thế Tôn:
4) -- Này Sa-môn, Ngài có thấy con bò đực không?
5) -- Nhưng này Ác ma, con bò đực đối với Ông là gì?
6) -- Này Sa-môn, mắt là của ta, sắc là của ta, thức xứ do mắt xúc chạm là của ta. Này Sa-môn, Ngài có thể đi đâu để thoát khỏi ta?
Này Sa-môn, tai là của ta, tiếng là của ta...
Này Sa-môn, mũi là của ta, hương là của ta...
Này Sa-môn, lưỡi là của ta, vị là của ta...
Này Sa-môn, thân là của ta, xúc là của ta...
Này Sa-môn, ý là của ta, pháp là của ta, thức xứ do ý xúc chạm là của ta. Này Sa-môn, Ngài có thể đi đâu để thoát khỏi ta không?
7) -- Này Ác ma, mắt là của Ông, sắc là của Ông, thức xứ do mắt xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mắt, không có sắc, không có thức xứ xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.
8) Này Ác ma, tai là của Ông, tiếng là của Ông, thức xứ do tai xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có tai, không có tiếng, không có thức xứ do tai xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.
9) Này Ác ma, mũi là của Ông, hương là của Ông, thức xứ do mũi xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có mũi, không có hương, không có thức xứ do mũi xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.
10) Này Ác ma, lưỡi là của Ông, vị là của Ông, thức xứ do lưỡi cảm xúc là của ông. Này Ác ma, chỗ nào không có lưỡi, không có vị, không có thức xứ do lưỡi xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma. Này Ác ma, thân là của Ông, xúc là của Ông, thức xứ do thân xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có thân, không có xúc, không có thức xứ do thân xúc chạm, thời chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.
11) Này Ác ma, ý là của Ông, pháp là của Ông, thức xứ do ý xúc chạm là của Ông. Và này Ác ma, chỗ nào không có ý, không có pháp, không có thức xứ do ý xúc chạm, thời này Ác ma, chỗ ấy không có hành xứ của Ông, này Ác ma.
12)
-- Sự vật được Ngài nói:
"Cái này là của tôi".
Và những người đã nói:
"Cái này là của tôi".
Nếu ở đây có ý,
Ðối với sự vật ấy,
Như vậy, này Sa-môn,
Ngài không thoát khỏi ta.
13) (Thế Tôn):
Sự vật được Ông nói:
"Cái này không của tôi".
Và những người đã nói:
" Chúng không phải là tôi".
Này Ác ma, như vậy,
Ông có biết được chăng,
Cho đến Ông không thấy ,
Con đường của Ta đi?
14) Rồi Ác ma... liền biến mất tại chỗ ấy.
X. Thống Trị (S.i,116)
1) Một thời Thế Tôn ở Kosala, dưới chân núi Tuyết Sơn, tại một am thất nhỏ trong rừng.
2) Trong khi Thế Tôn Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Có thể chăng cai trị mà không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp?".
3) Rồi Ác ma, biết được tâm tư Thế Tôn như vậy, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị không giết hại, không khiến người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn một cách đúng pháp.
4) -- Này Ác ma, Ông thấy gì mà Ông nói với Ta như vậy: "Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy cai trị. Thiện Thệ hãy cai trị không giết hại, không khiến người giết hại...,... một cách đúng pháp"?
5) -- Bạch Thế Tôn, bốn như ý túc đã được Thế Tôn tu tập, làm cho sung mãn, làm cho như thành cỗ xe, làm cho như thành căn cứ địa, kiên trì, chất chứa, khéo áp dụng. Và bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn muốn núi Tuyết Sơn, vua các loài núi trở thành vàng, Thế Tôn có thể quyết định như vậy, và ngọn núi có thể trở thành vàng.
6) (Thế Tôn):
Dầu cho cả ngọn núi,
Trở thành toàn vàng ròng,
Cho đến hóa gấp đôi,
Cũng không thỏa mãn được,
Tham vọng của một người.
Biết vậy để hành trì,
Ai thấy rõ đau khổ,
Và nguyên nhân đau khổ,
Làm sao người như vậy,
Có khuynh hướng ái dục?
Sau khi biết sanh y
Là ràng buộc ở đời,
Người biết vậy nên học,
Giải trừ mọi buộc ràng.
7) Rồi Ác ma biết được: "Thế Tôn đã biết ta, Thiện Thệ đã biết ta", sầu khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ ấy. III. Phẩm Thứ Ba (Thêm năm kinh)
I. Ða Số (S,i.117)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở giữa các vị Sakkà, tại Silàvatii
2) Lúc bấy giờ, nhiều Tỷ-kheo sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
3) Rồi Ác ma biến hình thành một Bà-la-môn, với búi tóc lớn, mặc áo bằng da con linh dương, già yếu, lưng còm như xà nhà, hơi thở hổn hển, tay cầm gậy bằng gỗ udumbara, đi đến các Tỷ-kheo ấy; sau khi đến, nói với các Tỷ-kheo:
-- Chư Ðại đức xuất gia quá trẻ, niên thiếu, tóc còn đen nhánh, trong tuổi thanh xuân, trong thời trẻ thơ của tuổi đời, không thọ hưởng các dục. Chư Ðại đức hãy thọ hưởng các ái dục của con người, chớ có bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối.
4) -- Này Bà-la-môn, chúng tôi không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Bà-la-môn, chúng tôi bỏ những gì bị thời gian chi phối và chạy theo hiện tại. Này Bà-la-môn, Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, tai họa ở đấy càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, và chỉ người trí mới tự mình giác hiểu.
5) Khi nghe nói vậy, Ác ma cúi đầu, le lưỡi, trên trán hiện ra ba đường nhăn, chống gậy bỏ đi.
6) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
7) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Rồi bạch Thế Tôn, một người Bà-la-môn, với búi tóc lớn, mặc áo bằng da con linh dương, già yếu, lưng còm như xà nhà, hơi thở hổn hển, tay cầm gậy bằng gỗ udumbara, đi đến chúng con; sau khi đến, nói với chúng con như sau:
" -- Chư Ðại đức xuất gia quá trẻ, niên thiếu, tóc còn đen nhánh, trong buổi thanh xuân, trong thời trẻ thơ của tuổi đời, không thọ hưởng các dục. Chư Ðại đức, hãy thọ hưởng các ái dục của con người, chớ có bỏ hiện tại để chạy theo những gì bị thời gian chi phối".
8) Khi được nghe nói vậy, bạch Thế Tôn, chúng con nói với Bà la môn ấy:
" -- Này Bà-la-môn, chúng tôi không bỏ hiện tại và chạy theo những gì bị thời gian chi phối. Và này Bà-la-môn, chúng tôi bỏ những gì bị thời gian chi phối để chạy theo hiện tại. Này Bà-la-môn, Thế Tôn đã nói các dục bị thời gian chi phối, nhiều khổ đau, nhiều phiền não, tai họa ở đây càng nhiều hơn. Còn pháp này thuộc về hiện tại, không bị thời gian chi phối, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng và chỉ người trí mới tự mình giác hiểu".
9) Khi được nghe nói vậy, người Bà-la-môn ấy cúi đầu, le lưỡi, trên trán hiện ra ba đường nhăn, chống gậy rồi ra đi.
10) -- Này các Tỷ-kheo, người ấy không phải là Bà-la-môn, chính là Ác ma đi đến để làm mờ mắt các Ông.
11) Rồi Thế Tôn biết được ý nghĩa này, ngay khi ấy nói lên bài kệ:
Ai thấy rõ khổ đau,
Và nguyên nhân đau khổ,
Làm sao người như vậy,
Có khuynh hướng các dục?
Sau khi biết sanh y
Là ràng buộc ở đời,
Người biết vậy nên học,
Giải trừ mọi buộc ràng.
II. Samiddhi (S.i,119)
1) Một thời Thế Tôn ở giữa các vị Sakkà, tại Silàvatii.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Samiddhi sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
3) Rồi Tôn giả Samiddhi, trong khi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi bậc Ðạo Sư của ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi ta được xuất gia trong Pháp và Luật khéo giảng! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi những vị đồng Phạm hạnh với ta là những bậc trì giới và hành trì thiện pháp!"
4) Rồi Ác ma với tâm tư của mình biết được tâm tư của Tôn giả Samiddhi, liền đi đến Tôn giả Samiddhi. Sau khi đến, không xa Tôn giả Samiddhi, Ác ma hét lên tiếng hét to lớn, rùng rợn, khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.
5) Rồi Tôn giả Samiddhi đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
6) -- Bạch Thế Tôn, con sống không xa Thế Tôn, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Bạch Thế Tôn, trong khi con Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi bậc Ðạo Sư của ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi ta được xuất gia trong Pháp và Luật khéo giảng! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi các vị đồng Phạm hạnh với ta là những bậc trì giới và hành trì thiện pháp!" Khi ấy, bạch Thế Tôn, không xa con, một tiếng hét to lớn rùng rợn khởi lên, khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.
7) -- Này Samiddhi, không phải quả đất vỡ tung đâu. Ðó là Ác ma đã đến để làm mờ mắt Ông. Này Samiddhi, Ông hãy đến tại chỗ ấy và sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
8) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi ra đi.
9) Lần thứ hai, Tôn giả Samiddhi tại chỗ ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. Lần thứ hai, trong khi Tôn giả Samiddhi Thiền tịnh độc cư, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích cho ta, khi bậc Ðạo Sư của ta là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Chánh Giác! Thật lợi ích cho ta, thật khéo lợi ích cho ta khi...,... và hành trì thiện pháp!". Lần thứ hai, Ác ma biết được tư tưởng của Tôn giả Samiddhi...,... khiến người ta nghĩ như là quả đất vỡ tung.
10) Rồi Tôn giả Samiddhi, sau khi biết: "Ðây là Ác ma" liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Ta với lòng tín ngưỡng,
Bỏ gia đình, xuất gia,
Niệm tuệ ta tăng trưởng,
Tâm tư ta Thiền định.
Dầu Ông tạo sắc gì,
Không làm ta sợ hãi.
11) Rồi Ác ma biết được: "Tỷ-kheo Samiddhi biết ta", buồn khổ, thất vọng, liền biến mất tại chỗ.
III. Godhika (S.i,120)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, Veluvana, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Lúc bấy giờ, Tôn giả Godhika trú ở sườn núi Isigili, tại Kàlasilà.
3) Rồi Tôn giả Godhika sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, chứng được nhứt thời tâm giải thoát. Rồi Tôn giả Godhika lại thối thất nhất thời tâm giải thoát ấy.
4) Lần thứ hai, Tôn giả Godhika sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần và chứng được nhất thời tâm giải thoát. Và lần thứ hai, Tôn giả Godhika lại thối thất nhất thời tâm giải thoát ấy.
5) Lần thứ ba, Tôn giả Godhika sống... tâm giải thoát ấy.
6) Lần thứ tư, Tôn giả Godhika sống... tâm giải thoát ấy.
7) Lần thứ năm, Tôn giả Godhika sống... tâm giải thoát ấy.
8) Lần thứ sáu, Tôn giả Godhika sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, chứng được nhất thời tâm giải thoát. Lần thứ sáu, Tôn giả Godhika cũng thối thất nhất thời tâm giải thoát ấy.
9) Lần thứ bảy, Tôn giả Godhika sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, chứng được nhứt thời tâm giải thoát.
10) Rồi Tôn giả Godhika suy nghĩ: "Cho đến lần thứ sáu, ta bị thối thất nhất thời tâm giải thoát. Vậy nay ta hãy đem lại con dao".
11) Rồi Ác ma biết được tâm tư của Tôn giả Godhika, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Ôi, bậc Ðại Anh hùng!
Ôi, bậc Ðại Trí tuệ!
Ngài chói sáng hào quang,
Thần lực và danh xưng.
Ngài vượt qua tất cả,
Mọi sân hận hãi hùng.
Con chân thành đảnh lễ,
Dưới chân bậc Pháp nhãn.
Ôi, bậc Ðại Anh hùng!
Bậc Chinh phục tử thần!
Ðệ tử Ngài muốn chết,
Ðang suy nghĩ đến chết.
Ôi, bậc Chói Hào quang!
Hãy ngăn chặn vị ấy.
Làm sao, bạch Thế Tôn,
Vị đệ tử của Ngài,
Hoan hỷ trong giáo lý,
Lại không chứng hữu học,
Còn muốn đoạt mạng sống?
Ôi, danh vọng thế gian!
12) Lúc bấy giờ, Tôn giả Godhika đã đem lại và sử dụng con dao.
13) Rồi Thế Tôn được biết: "Ðây là Ác ma", liền nói lên bài kệ với Ác ma:
Như vậy là sở hành,
Của bậc Ðại Anh hùng,
Không còn nuôi ước vọng
Tạo thêm dòng sinh mạng,
Ðoạn tận ái, ái căn,
Godhika nhập diệt.
14) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, chúng ta hãy đi đến sườn núi Isigili, Kàlasilà, tại chỗ thiện nam tử Godhika đã đem lại và sử dụng con dao.
15) -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
16) Rồi Thế Tôn cùng với một số đông Tỷ-kheo đi đến sườn núi Isigili, Kàlasilà, và Thế Tôn thấy từ đằng xa, Tôn giả Godhika đang nằm trên giường, với hai vai mở rộng (bị thương hay co quắp lại).
17) Lúc bấy giờ một làn khói đen tối đi về phía Ðông, đi về phía Tây, đi về phía Bắc, đi về phía Nam, đi về phía Trên, đi về phía Dưới.
18) Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
-- Này các Tỷ-kheo, các Ông có thấy làn khói đen tối ấy đi về phía Ðông, đi về phía Tây, đi về phía Bắc, đi về phía Nam, đi về phía Trên, đi về phía Dưới không?
-- Bạch Thế Tôn, chúng con có thấy như vậy.
19) -- Này các Tỷ-kheo, đó là Ác ma đang đi theo dõi thức của thiện nam tử Godhika: "Thức của thiện nam tử Godhika được an trú ở đâu?". Và này các Tỷ-kheo, thiện nam tử Godhika đã nhập diệt, với thức không an trú ở đâu cả.
20) Rồi Ác ma tay cầm đờn thất huyền cầm màu vàng, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên bài kệ:
Trên, dưới và bề ngang,
Bốn phương, các phương giữa,
Ta tìm, nhưng không gặp,
Godhika đi đâu.
21) (Thế Tôn):
Vị Anh hùng kiên chí,
Thường Thiền lạc, Thiền tư,
Ngày đêm đầy nhiệt tình,
Nhưng sự sống, không tham,
Chiến thắng quân thần chết,
Tái sanh không đi đến,
Chinh phục ái, ái căn,
Godhika nhập diệt.
22)
Còn kẻ bị sầu muộn,
Từ nách rơi huyền cầm,
Dạ-xoa bị thất vọng,
Liền biến mất tại chỗ.
IV. Bảy Năm (S.i,122)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Uruvelà trên bờ sông Neranjarà, dưới cây Ajapàla Nigrodha.
2) Lúc bấy giờ, Ác ma đi theo Thế Tôn trong suốt bảy năm, với hy vọng tìm cho được lỗi lầm, nhưng tìm không được.
3) Rồi Ác ma đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Với tâm tư sầu muộn,
Ngài Thiền tư trong rừng,
Vì tài sản hao mòn,
Hay vì thèm tài sản?
Có thể tại xóm làng,
Ngài đã gây tội phạm.
Sao Ngài không làm thân
Với bà con xóm giềng?
Sao Ngài không có thể
Làm bạn với một ai?
4) (Thế Tôn):
Mọi sầu căn nhổ sạch,
Không tội phạm, Ta Thiền,
Không sầu muộn, Ta Thiền.
Mọi hữu ái, đoạn tận,
Vô lậu, Ta Thiền định,
Này Bà con phóng dật!
5) (Ác ma):
Sự vật được Ngài nói:
"Cái này là của tôi".
Và những người đã nói:
"Cái này chính là tôi".
Nếu ở đây móng ý,
Ðối với sự vật ấy,
Như vậy, này Sa-môn,
Ngài không thoát khỏi ta.
6) (Thế Tôn):
Sự vật được ông nói:
"Cái này không của tôi"
Và những người đã nói:
"Họ không phải là tôi".
Hãy hiểu biết như vậy,
Này kẻ Ác ma kia!
Cho đến Ông không thấy,
Con đường của Ta đi.
7) (Ác ma):
Nếu Ngài chứng ngộ được,
Ðường an toàn bất tử,
Ngài hãy đi một mình.
Sao lại dạy người khác?
8) (Thế Tôn):
Người đi đến bờ kia,
Họ hỏi nước bất tử,
Ðược hỏi, Ta trả lời,
Cảnh giới vô dư y.
9) -- Bạch Thế Tôn, ví như một hồ nước không xa làng hay thị trấn. Tại đấy có một con cua. Rồi bạch Thế Tôn, nhiều người con trai hay người con gái, từ làng ấy đi ra, đi đến hồ nước ấy. Sau khi đến, họ kéo con cua ấy lên khỏi nước và đặt nó trên đất liền. Bạch Thế Tôn, khi nào con cua ấy thò ra cái càng nào, những người con trai hay những người con gái ấy, lấy gậy hay lấy miểng sành chặt đứt, bẻ gãy hay đập nát cái càng ấy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con cua ấy, với mọi càng bị chặt đứt, bẻ gãy, đập nát, không thể bò xuống hồ nước ấy nữa. Ví như lúc trước có những lộn xộn, mâu thuẫn, xuyên tạc gì đã được Thế Tôn chặt đứt, bẻ gẫy, đập nát. Và nay, bạch Thế Tôn, với hy vọng tìm cho được lỗi lầm, con không thể đến gần Thế Tôn được.
10) Rồi Ác ma, trước mặt Thế Tôn, trong nỗi niềm thất vọng, nói lên bài kệ này:
Như quạ liệng hư không,
Thấy đá như miếng mỡ,
Tưởng rằng sẽ tìm được,
Miếng gì mềm và ngon.
Không tìm được gì ngon,
Liền từ đó bay đi,
Như quạ mổ hòn đá,
Thất vọng ta bỏ đi,
Giã từ Gotama.
11) Rồi Ác ma, sau khi nói lên những bài kệ ấy trước mặt Thế Tôn, từ chỗ ấy bỏ đi, rồi ngồi kiết-già trên đất, không xa Thế Tôn, im lặng, hổ ngươi, thụt vai, cúi đầu, sững sờ, câm miệng, lấy chiếc gậy cào trên đất.
V. Những Người Con Gái (S.i,124)
1) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục, đi đến Ác ma, sau khi đến, nói lên bài kệ này với Ác ma:
Cha thân yêu, sao cha
Lại thất vọng như vậy?
Vì ai, vì người nào,
Khiến cha phải sầu muộn?
Chúng con với ái dục,
Sử dụng như bẫy mồi,
Sẽ buộc chặt họ lại,
Như buộc chặt voi rừng,
Và dẫn họ đến cha,
Khiến họ quy phục cha.
2) (Ác ma):
Bậc La-hán, Thiện Thệ,
Bậc Chánh Giác ở đời,
Không dễ dùng ái dục,
Khéo nhiếp phục vị ấy.
Vị ấy đã vượt qua,
Lãnh vực của Ác ma,
Do vậy, ta sầu não,
Buồn phiền đến cực độ.
3) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc, và Tham dục đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
4) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua phía một bên và suy nghĩ như sau: "Sở thích của con người cao thấp khác nhau. Vậy chúng ta biến hình thành một trăm thiếu nữ".
5) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục, sau khi biến hình thành một trăm thiếu nữ, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
6) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua phía một bên và suy nghĩ như sau: "Sở thích của con người cao thấp khác nhau. Vậy chúng ta hãy biến hình thành một trăm thiếu phụ chưa sanh con".
7) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục sau khi biến thành một trăm thiếu phụ chưa sanh con, liền đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói với Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, chúng con xin hầu hạ dưới chân Ngài.
Nhưng Thế Tôn không chú ý đến, vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
8) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một thiếu phụ đã sanh một con, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
9) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một thiếu phụ đã sanh hai con, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
10) Rồi các nữ ma Khát ái...,.... sau khi biến hình thành một thiếu phụ trung niên, đi đến Thế Tôn...,... vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
11) Rồi các nữ ma Khát ái...,... sau khi biến hình thành một phụ nữ lớn tuổi, đi đến Thế Tôn...,... Vì Ngài đã giải thoát vô thượng, đoạn tận mọi sanh y.
12) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi qua một bên và nói như sau:
-- Cha chúng ta nói thật đúng sự thật:
Bậc La-hán, Thiện Thệ,
Bậc Chánh Giác ở đời,
Không dễ dùng ái dục,
Khéo nhiếp phục vị ấy.
Vị ấy đã vượt qua,
Quyền lực của Ác ma,
Do vậy ta sầu não,
Buồn phiền đến cực độ.
13) Nếu chúng ta tấn công với phương tiện này, một Sa-môn hay Bà-la-môn nào chưa ly ái dục, người ấy sẽ bể tim, hay miệng hộc máu nóng, hay bị loạn tâm, hay bị cuồng ý. Ví như một cây lau xanh bị gặt hái sẽ héo hắt, khô cằn, tiều tụy. Cũng vậy, người ấy sẽ héo hắt, khô cằn, tiều tụy.
14) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi đến Thế Tôn; sau khi đi đến, liền đứng một bên.
15) Ðứng một bên, nữ ma Khát ái nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Với tâm tư sầu muộn,
Ngài Thiền tư trong rừng,
Vì tài sản hao mòn,
Hay vì thèm tài sản?
Có thể tại xóm làng,
Ngài đã gây tội phạm,
Sao Ngài không làm thân
Với bà con xóm giềng?
Sao Ngài không có thể
Làm bạn với một ai?
16) (Thế Tôn):
Với mục đích đạt thành,
Với thân tâm an tịnh,
Ta chiến thắng quân binh.
Hình sắc lạc, khả ái.
Ta độc tọa Thiền tư,
Chứng ngộ chơn an lạc,
Do vậy, giữa chúng sanh,
Ta không bạn một ai.
Làm bạn với một ai,
Ðối với Ta không cần.
17) Rồi nữ ma Bất lạc nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Làm sao vị Tỷ-kheo,
Sống giữa nhiều chướng ngại,
Ðã vượt năm bộc lưu,
Lại gắng vượt thứ sáu?
Làm sao Thiền tư được,
Giữa rất nhiều dục tưởng,
Ðược giữ ngoài vị ấy,
Không bắt vị ấy được?
18) (Thế Tôn):
Với thân được khinh an,
Với tâm khéo giải thoát,
Không còn các sở hành,
Chánh niệm, không tham trước,
Biết rõ được Chánh pháp,
Không tầm, tu Thiền định.
Không phẫn nộ, vọng niệm,
Không thụy miên, giải đãi,
Như vậy vị Tỷ-kheo,
Sống giữa nhiều chướng ngại,
Ðã vượt năm bộc lưu,
Lại gắng vượt thứ sáu,
Như vậy tu Thiền tư,
Giữa rất nhiều dục tưởng,
Ðược giữ ngoài vị ấy,
Không bắt vị ấy được.
19) Rồi nữ ma Tham dục, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ðoạn tận được khát ái,
Sống giữa các chúng đoàn,
Phần lớn các chúng sanh,
Chắc chắn sẽ sống vậy.
Vị không tham trước này,
Sống từ bỏ đám đông,
Ðoạn tận dẫn quần sanh,
Thoát khỏi Ma vương quốc.
20) (Thế Tôn):
Thật vậy, chư Ðại Hùng,
Thật vậy, chư Như Lai,
Với chơn vi diệu pháp,
Hướng dẫn mọi quần sanh,
Ðược Chánh pháp hướng dẫn,
Dầu có ganh tức gì,
Không thể không biết vậy.
21) Rồi các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục đi đến Ác ma.
22) Và Ác ma thấy các nữ ma Khát ái, Bất lạc và Tham dục từ xa đi lại. Thấy vậy, Ác ma liền nói lên bài kệ:
Các Ngươi thật kẻ ngu,
Lấy cành sen phá đá,
Lấy móng tay đào núi,
Lấy răng nhai sắt thép.
Các Ngươi thật giống người,
Lấy đầu húc đá tảng,
Cố gắng tìm chân đứng,
Trong vực thẳm thâm sâu.
Các Ngươi thật giống người,
Lấy ngực đâm lao nhọn.
Thất vọng, các Ông đến,
Giã từ Gotama.
23)
Trong áo xiêm lòe loẹt,
Con gái ma, chúng đến,
Khát ái và Bất lạc,
Cùng với nàng Tham dục.
Bậc Ðạo Sư quét sạch,
Các con gái Ác ma,
Như Thần gió quét sạch,
Các cây lá rơi rụng.
Chapter IV. Mārasaṃyutta Connected Discourses with Māra
Translated by:
Bhikkhu Boddhi
I. THE FIRST SUBCHAPTER (LIFE SPAN)
1 (1) Austere Practice
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree just after he had become fully enlightened.260 Then, while the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “I am indeed freed from that gruelling asceticism! It is good indeed that I am freed from that useless gruelling asceticism! It is good that, steady and mindful, I have attained enlightenment!”261
Then Māra the Evil One, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, approached the Blessed One and addressed him in verse:
441 “Having deviated from the austere practice By which men purify themselves,
Being impure, you think you’re pure: <232> You have missed the path to purity.”262
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to him in verses:
442 “Having known as useless any austerity Aimed at the immortal state,263
That all such penances are futile Like oars and rudder on dry land,264
443 By developing the path to enlightenment— Virtue, concentration, and wisdom—
I have attained supreme purity:
You’re defeated, End-maker!”265
Then Māra the Evil One, realizing, “The Blessed One knows me, the Fortunate One knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
2 (2) The King Elephant
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree just after he had become fully enlightened. [104] <233> Now on that occasion the Blessed One was sitting out in the open air in the thick darkness of the night while it was drizzling.266
Then Māra the Evil One, wishing to arouse fear, trepidation, and terror in the Blessed One, manifested himself in the form of a giant king elephant and approached the Blessed One. His head was like a huge block of steatite; his tusks were like pure silver; his trunk was like a huge plough pole.
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed him in verse:
444 “You’ve wandered through the long course Creating beautiful and hideous shapes.
Enough, Evil One, with that trick of yours:
You’re defeated, End-maker!”267
Then Māra the Evil One, realizing, “The Blessed One knows me, the Fortunate One knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
3 (3) Beautiful
<234> While dwelling at Uruvelā. Now on that occasion the Blessed One was sitting out in the open air in the thick darkness of the night while it was drizzling. Then Māra the Evil One, wishing to arouse fear, trepidation, and terror in the Blessed One, approached the Blessed One and, not far from
him, displayed diverse lustrous shapes, both beautiful and hideous. Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed him in verses:
445 “You’ve wandered on through the long course Creating beautiful and hideous shapes.
Enough, Evil One, with that trick of yours:
You’re defeated, End-maker!
446 “Those who are well restrained In body, speech, and mind,
Do not come under Māra’s control Nor become Māra’s henchmen.”268
Then Māra the Evil One … disappeared right there. [105]
4 (4) Māra’s Snare (1)
<235> Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”269
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, by careful attention, by careful right striving, I have arrived
at unsurpassed liberation, I have realized unsurpassed liberation. You too,
bhikkhus, by careful attention, by careful right striving, must arrive at unsurpassed liberation, must realize unsurpassed liberation.”270
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:271
447 “You are bound by Māra’s snare Both celestial and human;
You are bound by Māra’s bondage: You won’t escape me, ascetic!”272
[The Blessed One:]
448 “I am freed from Māra’s snare Both celestial and human;
I am freed from Māra’s bondage: <236> You’re defeated, End-maker!”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
5 (5) Māra’s Snare (2)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Bārāṇasī in the Deer Park at Isipatana. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, I am freed from all snares, both celestial and human. You too,
bhikkhus, are freed from all snares, both celestial and human. Wander forth,
O bhikkhus, for the welfare of the multitude, for the happiness of the multitude, out of compassion for the world, for the good, welfare, and happiness of devas and humans. Let not two go the same way. Teach, O bhikkhus, the Dhamma that is good in the beginning, good in the middle, good in the end, with the right meaning and phrasing. Reveal the perfectly complete and purified holy life. There are beings with little dust in their eyes who are falling away because they do not hear the Dhamma. [106] There will be those who will understand the Dhamma. I too, bhikkhus, will go to Senānigama in Uruvelā in order to teach the Dhamma.”273 <237>
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:274
449 “You are bound by all the snares Both celestial and human;
You are bound by the great bondage: You won’t escape me, ascetic!”
[The Blessed One:]
450 “I am freed from all the snares Both celestial and human;
I am freed from the great bondage:
You’re defeated, End-maker!”
6 (6) Serpent
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Now on that occasion the Blessed One was sitting out in the open in the thick darkness of the night while it was drizzling. Then Māra the Evil One … manifested himself in the form of a giant king serpent and approached the Blessed One.
<238> Its body was like a huge boat made from a single tree trunk; its hood, like a large brewer’s sieve; its eyes, like the large bronze dishes of Kosala; its tongue darting out from its mouth, like flashes of lightning emitted when the sky thunders; the sound of its breathing in and out, like the sound of a smith’s bellows filling with air.
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed Māra the Evil One in verses:
451 “He who resorts to empty huts for lodging— He is the sage, self-controlled.
He should live there, having relinquished all: That is proper for one like him.275
452 “Though many creatures crawl about, Many terrors, flies, serpents, [107] <239> The great sage gone to his empty hut Stirs not a hair because of them.
453 “Though the sky might split, the earth quake, And all creatures be stricken with terror,
Though men brandish a dart at their breast,
The enlightened take no shelter in acquisitions.”276 Then Māra the Evil One … disappeared right there.
7 (7) Sleep
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then, when the night was fading, the Blessed One, having spent much of the night walking back and forth in the open, washed his feet, entered his dwelling, and lay down on his right side in the lion’s posture, with one leg overlapping the other, mindful and clearly comprehending, having attended to the idea of rising.
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse: <240>
454 “What, you sleep? Why do you sleep? What’s this, you sleep like a wretch?277 Thinking ‘The hut’s empty’ you sleep:
What’s this, you sleep when the sun has risen?” [The Blessed One:]
455 “Within him craving no longer lurks, Entangling and binding, to lead him anywhere; With the destruction of all acquisitions
The Awakened One sleeps:
Why should this concern you, Māra?”278 Then Māra the Evil One … disappeared right there.
8 (8) He Delights
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park.
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and recited this verse in the presence of the Blessed One:
456 “One who has sons delights in sons,
One with cattle delights in cattle. [108] <241> Acquisitions truly are a man’s delight; Without acquisitions one does not delight.”
[The Blessed One:]
457 “One who has sons sorrows over sons, One with cattle sorrows over cattle.
Acquisitions truly are a man’s sorrow; Without acquisitions one does not sorrow.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
9 (9) Life Span (1)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. There the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus!”
“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this: “Bhikkhus, this life span of human beings is short. One has to go on to
the future life. One should do what is wholesome and lead the holy life; for
one who has taken birth there is no avoiding death. One who lives long, bhikkhus, lives a hundred years or a little longer.”
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:
458 “Long is the life span of human beings, The good man should not disdain it.
One should live like a milk-sucking baby: Death has not made its arrival.”279 <242>
[The Blessed One:]
459 “Short is the life span of human beings, The good man should disdain it.
One should live like one with head aflame:
There is no avoiding Death’s arrival.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
10 (10) Life Span (2)
(Opening as in preceding sutta:)
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse: [109]
460 “The days and nights do not fly by, Life does not come to a stop.
The life span of mortals rolls along
Like the chariot’s felly round the hub.”280 <243> [The Blessed One:]
461 “The days and nights go flying by, Life comes to a stop.
The life span of mortals is depleted Like the water in rivulets.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
I. THE SECOND SUBCHAPTER (RULERSHIP)
11 (1) The Boulder
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha on Mount Vulture Peak. Now on that occasion the Blessed One was sitting out in the open in the thick darkness of the night while it was drizzling. <244> Then Māra the Evil One, wishing to arouse fear, trepidation, and terror in the Blessed One, shattered a number of huge boulders not far away from him.
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed Māra the Evil One in verse:
462 “Even if you make this Vulture Peak Quake all over in its entirety,
The enlightened are not perturbed, For they are are fully liberated.”
Then Māra the Evil One, realizing, “The Blessed One knows me, the Fortunate One knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
12 (2) Lion
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now on that occasion the Blessed One was teaching the Dhamma while surrounded by a large assembly. [110]
Then it occurred to Māra the Evil One: “This ascetic Gotama is teaching the Dhamma while surrounded by a large assembly. <245> Let me approach the ascetic Gotama in order to confound them.”281
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:
463 “Why now do you roar like a lion, Confident in the assembly?
For there is one who’s a match for you, So why think yourself the victor?”
[The Blessed One:]
464 “The great heroes roar their lion’s roar Confident in the assemblies—
The Tathāgatas endowed with the powers
Have crossed over attachment to the world.”282 Then Māra the Evil One … disappeared right there.
13 (3) The Splinter
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Maddakucchi Deer Park. Now on that occasion the Blessed One’s foot had been cut by a stone splinter. Severe pains assailed the Blessed One—bodily feelings that were painful, racking, <246> sharp, piercing, harrowing, disagreeable. But the Blessed One endured them, mindful and clearly comprehending, without becoming distressed. Then the Blessed One had his outer robe folded in four, and he lay down on his right side in the lion posture with one leg overlapping the other, mindful and clearly comprehending.283
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:
465 “Do you lie down in a daze or drunk on poetry? Don’t you have sufficient goals to meet?
Alone in a secluded lodging
Why do you sleep with a drowsy face?”284 [The Blessed One:]
466 “I do not lie in a daze or drunk on poetry; Having reached the goal, I am rid of sorrow.
Alone in a secluded lodging
I lie down full of compassion for all beings.
467 “Even those with a dart stuck in the breast <247> Piercing their heart moment by moment—
Even these here, stricken, get to sleep; [111] So why should I not get to sleep
When my dart has been drawn out?285
468 “I do not lie awake in dread, Nor am I afraid to sleep.
The nights and days do not afflict me,
I see for myself no decline in the world. Therefore I can sleep in peace,
Full of compassion for all beings.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
14 (4) Suitable
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans at the brahmin village of Ekasālā. Now on that occasion the Blessed One was teaching the Dhamma surrounded by a large assembly of laypeople.
Then it occurred to Māra the Evil One: “This ascetic Gotama is teaching the Dhamma while surrounded by a large assembly of laypeople. <248> Let me approach the ascetic Gotama in order to confound them.”
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:
469 “This is not suitable for you, That you instruct others.
When so engaged don’t get caught In attraction and repulsion.”286
[The Blessed One:]
470 “Compassionate for their welfare, The Buddha instructs others.
The Tathāgata is fully released From attraction and repulsion.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
15 (5) Mental
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse:287
471 “There is a snare moving in the sky, <249> Something mental which moves about288
By means of which I’ll catch you yet:
You won’t escape me, ascetic!” [The Blessed One:]
472 “Forms, sounds, tastes, odours, And delightful tactile objects— Desire for these has vanished in me:
You’re defeated, End-maker!”
Then Māra the Evil One … disappeared right there. [112]
16 (6) Almsbowls
At Sāvatthī. Now on that occasion the Blessed One was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk concerning the five aggregates subject to clinging. And those bhikkhus were listening to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, applying their whole minds to it.
Then it occurred to Māra the Evil One: “This ascetic Gotama is instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus … <250> who are applying their whole minds to it. Let me approach the ascetic Gotama in order to confound them.”
Now on that occasion a number of almsbowls had been put out in the open. Then Māra the Evil One manifested himself in the form of an ox and approached those almsbowls. Then one bhikkhu said to another: “Bhikkhu, bhikkhu! That ox may break the almsbowls.” When this was said, the Blessed One said to that bhikkhu: “That is not an ox, bhikkhu. That is Māra the Evil One, who has come here in order to confound you.”
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed Māra the Evil One in verses:
473 “Form, feeling, and perception, Consciousness, and formations— ‘I am not this, this isn’t mine,’ Thus one is detached from it.289
474 “Though they seek him everywhere, Māra and his army do not find him:
The one thus detached, secure,
Who has gone beyond all ʹfetters.”290 <251> Then Māra the Evil One … disappeared right there.
17 (7) Six Bases for Contact
On one occasion the Blessed One was dwelling at Vesālī in the Great Wood in the Hall with the Peaked Roof. [113] Now on that occasion the Blessed One was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk concerning the six bases for contact. And those bhikkhus were listening to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, applying their whole minds to it.
Then it occurred to Māra the Evil One: “This ascetic Gotama is instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus … who are applying their whole minds to it. Let me approach the ascetic Gotama in order to confound them.”
Then Māra the Evil One approached the Blessed One and, not far from him, made a loud noise, frightful and terrifying, as though the earth were splitting open.291 Then one bhikkhu said to another: “Bhikkhu, bhikkhu! It seems as though the earth is splitting open.” When this was said, the Blessed One said to that bhikkhu: <252> “The earth is not splitting open, bhikkhu. That is Māra the Evil One, who has come here in order to confound you.”
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed Māra the Evil One in verses:
475 “Forms, sounds, tastes, odours, Tactiles, and all mental objects:
This is the terrible bait of the world With which the world is infatuated.
476 “But when he has transcended this, The mindful disciple of the Buddha Shines radiantly like the sun,
Having surmounted Māra’s realm.”292
Then Māra the Evil One … disappeared right there.
18 (8) Alms
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Magadhans at the brahmin village of Pañcasālā. [114] Now on that occasion the gift- festival of the young people was being held at the brahmin village of Pañcasālā.293 <253> Then, in the morning, the Blessed One dressed and, taking bowl and robe, entered Pañcasālā for alms. Now on that occasion
Māra the Evil One had taken possession of the brahmin householders of Pañcasālā, [inciting in them the thought,] “Don’t let the ascetic Gotama get alms.”
Then the Blessed One left Pañcasālā with his bowl just as cleanly washed as it was when he entered it for alms. Then Māra the Evil One approached the Blessed One and said to him: “Maybe you got alms, ascetic?”
“Was it you, Evil One, who saw to it that I didn’t get alms?”
“Then, venerable sir, let the Blessed One enter Pañcasālā a second time for alms. I will see to it that the Blessed One gets alms.”294
[The Blessed One:]
477 “You have produced demerit, Māra, Having assailed the Tathāgata.
Do you really think, O Evil One, <254> ‘My evil does not ripen’?
478 “Happily indeed we live, We who own nothing at all.
We shall dwell feeding on rapture
Like the devas of Streaming Radiance.”295 Then Māra the Evil One … disappeared right there.
19 (9) The Farmer
At Sāvatthī. Now on that occasion the Blessed One was instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus with a Dhamma talk concerning Nibbāna. And those bhikkhus were listening to the Dhamma with eager ears, attending to it as a matter of vital concern, applying their whole minds to it. [115]
Then it occurred to Māra the Evil One: “This ascetic Gotama is instructing, exhorting, inspiring, and gladdening the bhikkhus … who are applying their whole minds to it. Let me approach the ascetic Gotama in order to confound them.” Then Māra the Evil One manifested himself in the form of a farmer, carrying a large plough on his shoulder, <255> holding a long goad stick, his hair dishevelled , wearing hempen garments, his feet smeared with mud. He approached the Blessed One and said to smeared with mud. He approached the Blessed One and said to him: “Maybe you’ve seen oxen, ascetic?”
“What are oxen to you, Evil One?”
“The eye is mine, ascetic, forms are mine, eye-contact and its base of consciousness are mine.296 Where can you go, ascetic, to escape from me? The ear is mine, ascetic, sounds are mine … The nose is mine, ascetic, odours are mine … The tongue is mine, ascetic, tastes are mine … The body is mine, ascetic, tactile objects are mine … The mind is mine, ascetic, mental phenomena are mine, mind-contact and its base of consciousness are mine. Where can you go, ascetic, to escape from me?”
“The eye is yours, Evil One, forms are yours, eye-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no eye, no forms, no eye-contact <256> and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.297 The ear is yours, Evil One, sounds are yours, ear- contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no ear, no sounds, no ear-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One. The nose is yours, Evil One, odours are yours, nose-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no nose, no odours, no nose-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One. [116] The tongue is yours, Evil One, tastes are yours, tongue-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no tongue, no tastes, no tongue-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One. The body is yours, Evil One, tactile objects are yours, body-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no body, no tactile objects, no body-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One. The mind is
yours, Evil One, mental phenomena are yours, mind-contact and its base of consciousness are yours; but, Evil One, where there is no mind, no mental phenomena, no mind-contact and its base of consciousness—there is no place for you there, Evil One.”
[Māra:]
479 “That of which they say ‘It’s mine,’ And those who speak in terms of ‘mine’— If your mind exists among these,
You won’t escape me, ascetic.” [The Blessed One:]
480 “That which they speak of is not mine, I’m not one of those who speak [of mine]. You should know thus, O Evil One:
Even my path you will not see.”
Then Māra the Evil One … disappeared right there. <257>
20 (10) Rulership
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Kosalans in a small forest hut in the Himalayan region. Then, when the Blessed One was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “Is it possible to exercise rulership righteously: without killing and without instigating others to kill, without confiscating and without instigating others to confiscate, without sorrowing and without causing sorrow?”298
Then Māra the Evil One, having known with his own mind the reflection in the Blessed One’s mind, approached the Blessed One and said to him: “Venerable sir, let the Blessed One exercise rulership righteously: without killing and without instigating others to kill, without confiscating and without instigating others to confiscate, without sorrowing and without instigating others to cause sorrow.”
“But what do you see, Evil One, that you speak thus to me?” <258>
“Venerable sir, the Blessed One has developed and cultivated the four bases for spiritual power, made them a vehicle, made them a basis, stabilized them, exercised himself in them, and fully perfected them. And, venerable sir, if the Blessed One wishes, he need only resolve that the Himalayas, the king of mountains, should become gold, and it would turn to gold.”299
[117]
[The Blessed One:]
486 “If there were a mountain made of gold, Made entirely of solid gold,
Not double this would suffice for one:
Having known this, fare evenly.300
487 “How could a person incline to sensual pleasures Who has seen the source whence suffering springs?
Having known acquisition as a tie in the world, A person should train for its removal.”301
Then Māra the Evil One, realizing, “The Blessed One knows me, the Fortunate One knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
<259>
I. THE THIRD SUBCHAPTER (THE MARA PENTAD)
21 (1) A Number
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Silāvatī. Now on that occasion a number of bhikkhus were dwelling not far from the Blessed One—diligent, ardent, and resolute. Then Māra the Evil One manifested himself in the form of a brahmin, with a large matted topknot, clad in an antelope hide, old, crooked like a roof bracket, wheezing, holding a staff of udumbara wood.302 He approached those bhikkhus <260> and said to them: “You, sirs, have gone forth while young, lads with black hair, endowed with the blessing of youth, in the prime of life, without having dallied with sensual pleasures. Enjoy human sensual pleasures, sirs; do not abandon what is directly visible in order to pursue what takes time.”303
“We have not abandoned what is directly visible, brahmin, in order to pursue what takes time. We have abandoned what takes time in order to pursue what is directly visible. For the Blessed One, brahmin, has stated that sensual pleasures are time-consuming, full of suffering, full of despair, and the danger in them is still greater, while this Dhamma is directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.” [118]
When this was said, Māra the Evil One shook his head, lolled his tongue, knit his brow into three furrows, and departed leaning on his staff.304
Then those bhikkhus approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported everything in full. <261> [The Blessed One said:] “That was not a brahmin, bhikkhus. That was Māra the Evil One, who had come in order to confound you.”
Then the Blessed One, having understood the meaning of this, on that occasion recited this verse: <262>
488 “How could a person incline to sensual pleasures Who has seen the source whence suffering springs?
Having known acquisition as a tie in the world, A person should train for its removal.” [119]
22 (2) Samiddhi
On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans at Silāvatī . Now on that occasion the Venerable Samiddhi was dwelling not far from the Blessed One—diligent, ardent, and resolute.305 Then, while the Venerable Samiddhi was alone in seclusion, a reflection arose in his mind thus: “It is indeed a gain for me, it is well gained by me, that my teacher is the Arahant, the Perfectly Enlightened One! It is indeed a gain for me, it is well gained by me, that I have gone forth in this well-expounded Dhamma and Discipline! It is indeed a gain for me, it is well gained by me, that my companions in the holy life are virtuous, of good character!”
Then Māra the Evil One, having known with his own mind the reflection in the mind of the Venerable Samiddhi, approached him and, not far from him, made a loud noise, frightful and terrifying, <263> as though the earth were splitting open.306
Then the Venerable Samiddhi approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and reported what had happened. [The Blessed One said:] “That was not the earth splitting open, Samiddhi. That was Māra the Evil One, who had come in order to confound you. Go back, Samiddhi, and dwell diligent, ardent, and resolute.”
“Yes, venerable sir,” the Venerable Samiddhi replied. [120] Then he rose from his seat, paid homage to the Blessed One, and departed, keeping him on the right.
A second time, while the Venerable Samiddhi was alone in seclusion, a reflection arose in his mind … And a second time Māra the Evil One …
<264> … made a loud noise, frightful and terrifying, as though the earth were splitting open.
Then the Venerable Samiddhi, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed him in verse:
489 “I have gone forth out of faith From the home to the homeless life.
My mindfulness and wisdom are mature, And my mind well concentrated.
Conjure up whatever forms you wish,
But you will never make me tremble.”307
Then Māra the Evil One, realizing, “The bhikkhu Samiddhi knows me,” sad and disappointed, disappeared right there.
23 (3) Godhika
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary.
Now on that occasion the Venerable Godhika was dwelling on the Black Rock on the Isigili Slope. Then, while the Venerable Godhika was dwelling diligent, ardent, and resolute, <265> he reached temporary liberation of mind, but he fell away from that temporary liberation of mind.308 A second time, while the Venerable Godhika was dwelling diligent, ardent, and resolute, he reached temporary liberation of mind, but he fell away from that temporary liberation of mind. A third time…A fourth time … [121] A fifth time…A sixth time, while the Venerable Godhika was dwelling diligent, ardent, and resolute, he reached temporary liberation of mind, but he fell away from that temporary liberation of mind. A seventh time, while the Venerable Godhika was dwelling diligent, ardent, and resolute, he reached temporary liberation of mind.
Then it occurred to the Venerable Godhika: “Six times already I have fallen away from temporary liberation of mind. Let me use the knife.”309
<266>
Then Māra the Evil One, having known with his own mind the reflection in the Venerable Godhika’s mind, approached the Blessed One and
addressed him with these verses:310
490 “O great hero, great in wisdom, Blazing forth with power and glory! I worship your feet, One with Vision,
Who has overcome all enmity and fear.
491 “O great hero who has vanquished death, Your disciple is longing for death.
He intends [to take his own life]:
Restrain him from this, O luminous one!
492 “How, O Blessed One, can your disciple— One delighting in the Teaching,
A trainee seeking his mind’s ideal— Take his own life, O widely famed?”311
Now on that occasion the Venerable Godhika had just used the knife.312 Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” addressed him in verse:
493 “Such indeed is how the steadfast act:
They are not attached to life. <267> Having drawn out craving with its root, Godhika has attained final Nibbāna.”
Then the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Come, bhikkhus, let us go to the Black Rock on the Isigili Slope, where the clansman Godhika has used the knife.”
“Yes, venerable sir,” those bhikkhus replied. Then the Blessed One, together with a number of bhikkhus, went to the Black Rock on the Isigili Slope. The Blessed One saw in the distance the Venerable Godhika lying on the bed with his shoulder turned.313 [122]
Now on that occasion a cloud of smoke, a swirl of darkness, was moving to the east, then to the west, to the north, to the south, upwards, downwards, and to the intermediate quarters. The Blessed One then addressed the bhikkhus thus: “Do you see, bhikkhus, that cloud of smoke, that swirl of darkness, moving to the east, then to the west, to the north, to the south, upwards, downwards, and to the intermediate quarters?”
“Yes, venerable sir.”
“That, bhikkhus, is Māra the Evil One searching for the consciousness of the clansman Godhika, wondering: ‘Where now <268> has the consciousness of the clansman Godhika been established?’ However, bhikkhus, with consciousness unestablished, the clansman Godhika has attained final Nibbāna.”314
Then Māra the Evil One, taking a lute of yellow vilva-wood, approached the Blessed One and addressed him in verse:
494 “Above, below, and across,
In the four quarters and in between,
I have been searching but do not find Where Godhika has gone.”
[The Blessed One:]
495 “That steadfast man was resolute,
A meditator always rejoicing in meditation, Applying himself day and night
Without attachment even to life.
496 “Having conquered the army of Death, Not returning to renewed existence, Having drawn out craving with its root,
Godhika has attained final Nibbāna.” <269>
497 So much was he stricken with sorrow That his lute dropped from his armpit.
Thereupon that disappointed spirit Disappeared right on the spot.315
24 (4) Seven Years of Pursuit
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Uruvelā on the bank of the river Nerañjarā at the foot of the Goatherd’s Banyan Tree. Now on that occasion Māra the Evil One had been following the Blessed One for seven years, seeking to gain access to him but without success.316 Then Māra the Evil One approached the Blessed One and addressed him in verse: [123]
498 “Is it because you are sunk in sorrow That you meditate in the woods?
Because you’ve lost wealth or pine for it, Or committed some crime in the village?
Why don’t you make friends with people? <270> Why don’t you form any intimate ties?”
[The Blessed One:]
499 “Having dug up entirely the root of sorrow, Guiltless, I meditate free from sorrow.
Having cut off all greedy urge for existence,317 I meditate taintless, O kinsman of the negligent!”
[Māra:]
500 “That of which they say ‘It’s mine,’ And those who speak in terms of ‘mine’— If your mind exists among these,
You won’t escape me, ascetic.” [The Blessed One:]
501 “That which they speak of is not mine, I’m not one of those who speak [of mine].
You should know thus, O Evil One:
Even my path you will not see.” [Māra:]
502 “If you have discovered the path,
The secure way leading to the Deathless, <271> Be off and walk that path alone;
What’s the point of instructing others?” [The Blessed One:]
503 “Those people going to the far shore Ask what lies beyond Death’s realm.
When asked, I explain to them
The truth without acquisitions.”318
[Māra:] “Suppose, venerable sir, not far from a village or a town there was a lotus pond in which a crab was living.319 Then a group of boys and girls would leave the village or town and go to the pond. They would pull the crab out from the water and set it down on high ground. Then, whenever that crab would extend one of its claws, those boys and girls would cut it off, break it, and smash it to bits with sticks and stones. Thus, when all its claws have been cut off, broken, and smashed to bits, that crab would be unable to return to that pond. <272> So too, venerable sir, all those distortions, manoeuvres, and contortions of mine have been cut off, [124] broken, and smashed to bits by the Blessed One. Now, venerable sir, I am unable to approach the Blessed One again seeking to gain access to him.”
Then Māra the Evil One, in the presence of the Blessed One, recited these verses of disappointment:320
504 “There was a crow that walked around A stone that looked like a lump of fat.
‘Let’s find something tender here,’ [he thought,] ‘Perhaps there’s something nice and tasty.’
505 But because he found nothing tasty there, The crow departed from that spot.
Just like the crow that attacked the stone, We leave Gotama disappointed.” <273>
25 (5) Māra’s Daughters
Then Māra the Evil One, having spoken these verses of disappointment in the presence of the Blessed One, went away from that spot and sat down cross-legged on the ground not far from the Blessed One, silent, dismayed, with his shoulders drooping, downcast, brooding, unable to speak, scratching the ground with a stick.321
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—approached Māra the Evil One and addressed him in verse:322
506 “Why are you despondent, father? Who’s the man for whom you grieve? We’ll catch him with the snare of lust As they catch the forest elephant.
We’ll bind him tightly and bring him back,
And he’ll be under your control.”323 [Māra:]
507 “The Arahant, the Fortunate One in the world, Is not easily drawn by means of lust.
He has gone beyond Māra’s realm:
Therefore I sorrow so bitterly.” <274>
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—approached the Blessed One and said to him: “We serve at your feet, ascetic.” But the Blessed One paid no attention, as he was liberated in the unsurpassed extinction of acquisitions.324
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—went off to the side and took counsel: “Men’s tastes are diverse. Suppose we each manifest
ourselves in the form of a hundred maidens.” [125] Then Māra’s three daughters, each manifesting herself in the form of a hundred maidens, approached the Blessed One and said to him: “We serve at your feet, ascetic.” But the Blessed One paid no attention, as he was liberated in the unsurpassed extinction of acquisitions.
Then Māra’s daughters went off to the side and again took counsel: “Men’s tastes are diverse. Suppose we each manifest ourselves in the form of a hundred women who have never given birth.” Then Māra’s three daughters, each manifesting herself in the form of a hundred women who have never given birth … in the form of a hundred women who have given birth once … <275> … in the form of a hundred women who have given birth twice … in the form of a hundred women of middle age … in the form of a hundred old women, approached the Blessed One and said to him: “We serve at your feet, ascetic.” But the Blessed One paid no attention, as he was liberated in the unsurpassed extinction of acquisitions.
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—went off to the side and said: “What our father told us is true:
508 “‘The Arahant, the Fortunate One in the world … Therefore I sorrow so bitterly.’
“If we had assailed with such tactics any ascetic or brahmin who was not devoid of lust, either his heart would have burst, or he would have vomited hot blood from his mouth, [126] or he would have gone mad or become mentally deranged; or else he would have dried up and withered away and become shrivelled, just as a green reed that has been mowed down would dry up and wither away and become shrivelled.”
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—approached the Blessed One and stood to one side. <276> Standing to one side, Māra’s daughter Taṇhā addressed the Blessed One in verse:
509 “Is it because you are sunk in sorrow That you meditate in the woods?
Because you’ve lost wealth or pine for it, Or committed some crime in the village?
Why don’t you make friends with people? Why don’t you form any intimate ties?”
[The Blessed One:]
510 “Having conquered the army of the pleasant and agreeable, Meditating alone, I discovered bliss,
The attainment of the goal, the peace of the heart.325 Therefore I don’t make friends with people,
Nor will I form any intimate ties.”
Then Māra’s daughter Aratī addressed the Blessed One in verse: <277> 511 “How does a bhikkhu here often dwell
That, five floods crossed, he here has crossed the sixth? How does he meditate so sensual perceptions
Are kept at bay and fail to grip him?”326 [The Blessed One:]
512 “Tranquil in body, in mind well liberated, Not generating, mindful, homeless,
Knowing Dhamma, meditating thought-free, He does not erupt, or drift, or stiffen.327
513 “When a bhikkhu here often dwells thus,
With five floods crossed, he here has crossed the sixth. When he meditates thus, sensual perceptions
Are kept at bay and fail to grip him.” [127]
Then Māra’s daughter Ragā addressed the Blessed One in verse: <278>
514 “He has cut off craving, faring with his group and order; Surely many other beings will cross.
Alas, this homeless one will snatch many people And lead them away beyond the King of Death.”328
[The Blessed One:]
515 “Truly the Tathāgatas, the great heroes, Lead by means of the true Dhamma.
When they are leading by means of the Dhamma, What envy can there be in those who understand?”329
Then Māra’s daughters—Taṇhā, Aratī, and Ragā—approached Māra the Evil One. Māra saw them coming in the distance and addressed them in verses:330
516 “Fools! You tried to batter a mountain With the stalks of lotus flowers,
To dig up a mountain with your nails, To chew iron with your teeth. <279>
517 “As if, having lifted a rock with your head, You sought a foothold in the abyss;
As if you struck a stump with your breast, You part from Gotama disappointed.”
518 They had come to him glittering with beauty— Taṇhā, Aratī, and Ragā—
But the Teacher swept them away right there As the wind, a fallen cotton tuft. <280>
[128] <281>
1