I. Phẩm Thứ Nhất (S.i,46)
I. Kassapa - Ca-diếp (Tạp 49.24 - Ca-diếp, Ðại 2,361c) Biệt Tạp 15.19, Ðại 2,480c)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thiên tử Kassapa (Ca-diếp), sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Thế Tôn đề cao Tỷ-kheo và sự giáo giới vị Tỷ kheo cho chúng con.
2) -- Vậy này Kassapa, hãy nói lên ở đây về vấn đề ấy.
3) (Kassapa):
Hãy học điều khéo nói,
Trong hạnh nghiệp Sa-môn,
Vắng lặng, ngồi một mình,
Với tâm tư an tịnh.
4) Thiên tử Kassapa nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên tử Kassapa, sau khi được biết: "Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi biến mất từ chỗ ấy.
II. Kassapa (S.i,46) (Tạp 49.25 Ca-diếp, Ðại 2,361c) (Biệt Tạp 15.20, Ðại 2,480a)
1) Tại Sàvatthi.
2) Ðứng một bên, Thiên tử Kassapa nói lên bài kệ này trước Thế Tôn:
Với tâm tư giải thoát,
Vị Tỷ-kheo tu thiền,
Và với lòng ước vọng,
Ðạt được tâm sở nguyện.
Sau khi biết cuộc đời,
Hưng thịnh và phế tàn,
Tâm thuần, không nương tựa,
Hưởng lợi quả như chơn.
III. Màgha (S.i,47) (Tạp 49.16 Ma-khứu, Ðại 2,360c) (Biệt Tạp 15.11, Ðại 2,478c)
1) Tại Sàvatthi.
2) Rồi Thiên tử Màgha, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Màgha nói với Thế Tôn bài kệ:
3)
Sát vật gì được lạc?
Sát vật gì không sầu?
Có một pháp loại gì,
Ngài tán đồng sát hại,
Tôn giả Gotama?
4) (Thế Tôn)
Sát phẫn nộ được lạc,
Sát phẫn nộ không sầu,
Phẫn nộ với độc căn,
Với vị ngọt tối thượng.
Pháp ấy bậc Thánh Hiền,
Tán đồng sự sát hại.
Sát pháp ấy không sầu,
Này Hiền giả Thiên nhân.
IV. Màgadha
1) Ðứng một bên, Thiên tử Màgadha nói lên với Thế Tôn bài kệ:
Vật gì chiếu sáng đời,
Do chúng, đời chói sáng?
Con đến hỏi Thế Tôn,
Muốn nghe lời giải đáp.
Bốn vật chiếu sáng đời,
Thứ năm đây không có,
Ngày, mặt trời sáng chói,
Ðêm, mặt trăng tỏ rạng,
Lửa cháy đỏ đêm ngày,
Chói sáng khắp mọi nơi,
Chánh giác sáng tối thắng,
Sáng này sáng vô thượng.
V. Dàmali (Tạp 49.18, Ðàm-ma, Ðại 2,360c) (Biệt Tạp 15.13, Ðại 2,478c)
1) Tại Sàvatthi.
2) Thiên tử Dàmali, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Dàmali nói lên bài kệ này trước Thế Tôn:
3)
Ở đây, Bà-la-môn,
Tinh cần, không biếng nhác,
Ðoạn trừ các dục vọng,
Nhờ vậy không tái sanh.
4) Thế Tôn bèn trả lời:
Ôi này Dàmali,
Với vị Bà-la-môn,
Không còn gì phải làm,
Việc phải làm đã làm,
Chính là Bà-la-môn.
Chúng sanh đủ tay chân,
Không tìm được chân đứng,
Trôi giạt và chìm nổi,
Trong biển rộng, sông dài.
Tìm được chỗ chân đứng,
Khô ráo vị ấy đứng,
Ðã đến bờ bên kia,
Vị ấy không trôi giạt.
Vậy này Dàmali,
Ví dụ ấy là vậy.
Cũng vậy Bà-la-môn,
Ðoạn trừ các lậu hoặc,
Sáng suốt và kín đáo,
Tinh tấn tu Thiền định.
Vị ấy đã đạt được,
Tận cùng đường sanh tử,
Ðã đến bờ bên kia,
Nên không còn trôi giạt.
VI. Kàmada (S.i,48) (Tạp 49.20 Thực trí, Ðại 2, 361a) (Biệt Tạp 15.15, Ðại 2, 479a)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Kàmada bạch Thế Tôn:
2) Khó làm, bạch Thế Tôn,
Thế Tôn, thật khó làm.
Tuy vậy, Kàmada,
Họ làm việc khó làm,
Chính các vị hữu học,
Kiên trì tu giới định,
Ðã chọn đời xuất gia,
Biết đủ, đem an lạc.
3)
Biết đủ, bạch Thế Tôn,
Biết đủ, thật khó được.
Tuy vậy, Kàmada,
Họ được điều khó được.
Những vị lòng ưa thích,
Tâm tư được điều tịnh,
Cả ngày và cả đêm,
Ý an lạc tu tập.
4)
Khó tịnh, bạch Thế Tôn,
Tâm ấy, thật khó tịnh.
Tuy vậy, Kàmada,
Họ tịnh tâm khó tịnh.
Những vị lòng ưa thích,
Các căn được tịch tịnh,
Cắt đứt lưỡi tử thần,
Bậc Hiền Thánh đi tới.
5)
Khó đi, bạch Thế Tôn,
Con đường thật lồi lõm.
Tuy vậy, Kàmada,
Bậc Hiền Thánh vẫn đi.
Trên con đường khó đi,
Và có nhiều lồi lõm,
Kẻ phàm phu vấp ngã,
Trên đường mất thăng bằng.
Con đường đối bậc Thánh,
Là con đường thăng bằng,
Bậc Thánh bước thăng bằng,
Trên đường mất thăng bằng.
VII. Pancàlacanda (S.i, 48)( Tạp 49.12 Ban-xà-la, Ðại 2,358b) (Biệt Tạp 15.7, Ðại 2, 477a)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Pancàlacanda nói lên bài kệ này trước Thế Tôn:
Dầu giữa những chướng ngại,
Bậc Ðại trí Chánh giác,
Vẫn tìm được lối thoát,
Vượt qua mọi chướng ngại.
Bậc trí hiểu Thiền định,
Biết từ bỏ, tối thắng,
Bậc Mâu-ni, ẩn sĩ
2) Thế Tôn lên tiếng:
Pancàlacanda,
Dầu giữa những chướng ngại,
Họ tìm được lối thoát,
Họ tìm được Chánh pháp
Ðưa đến quả Niết-bàn.
Những vị đạt chánh niệm,
Kiên trì không dao động,
Họ là bậc chơn chánh,
Tâm điều phục, định tĩnh.
VIII. Tàyana (S.i,49) (Dhammapada 313, 314, 311, 312 Thera G 277)
1) Rồi Thiên tử Tàyana, trước kia thuộc ngoại đạo sư, sau khi đêm gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Tàyana nói lên bài kệ này trước Thế Tôn:
2)
Ôi này Bà-la-môn,
Tinh tấn, cắt dòng nước,
Ðoạn trừ và tiêu diệt,
Mọi tham đắm dục vọng.
Ẩn sĩ không đoạn dục,
Không chứng được nhứt tâm.
Nếu làm việc phải làm,
Cần kiên trì, tinh tấn.
Xuất gia, nếu biếng nhác,
Càng tung vãi bụi trần.
Không làm, hơn làm dở,
Làm dở sau khổ đau.
Ðã làm nên làm tốt,
Làm tốt không khổ đau.
Như nắm vụng lá cỏ,
Có thể bị đứt tay.
Sa-môn hạnh vụng tu,
Kéo đến cõi địa ngục.
Mọi sở hành biếng nhác,
Mọi hạnh tu ô nhiễm,
Ác hạnh trong Phạm hạnh,
Không đưa đến quả lớn.
3) Thiên tử Tàyana nói như vậy. Sau khi nói xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ ấy.
4) Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, liền gọi các Tỷ-kheo.
5) -- Này các Tỷ-kheo, đêm nay Thiên tử Tàyana, trước kia thuộc ngoại đạo sư, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Tàyana nói lên bài kệ này trước mặt Ta:
6)
"Ôi này Bà-la-môn
Tinh tấn cắt dòng nước,
Ðoạn trừ và tiêu diệt,
Mọi tham đắm dục vọng.
Ẩn sĩ không đoạn dục,
Không chứng được nhứt tâm.
Nếu làm việc khó làm,
Cần kiên trì tinh tấn,
Xuất gia nếu biếng nhác,
Càng tung vãi bụi trần.
Không làm, hơn làm dở,
Làm dở sau khổ đau.
Ðã làm nên làm tốt,
Làm tốt không khổ đau.
Như nắm vụng lá cỏ,
Có thể bị đứt tay,
Sa-môn hạnh vụng tu,
Kéo đến cõi địa ngục.
Mọi sở hành biếng nhác,
Mọi hạnh tu ô nhiễm,
Ác hạnh trong Phạm hạnh,
Không đưa đến quả lớn."
7) Này các Tỷ-kheo, Thiên tử Tàyana nói như vậy. Nói vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta và biến mất tại chỗ. Này các Tỷ-kheo, hãy đọc bài kệ của Tàyana. Này các Tỷ-kheo, hãy học thuộc lòng bài kệ của Tàyana. Này các Tỷ-kheo, bài kệ của Tàyana có đầy đủ nghĩa lợi và chính là căn bản của Phạm hạnh.
IX. Candima (S.i,50) (Nguyệt Thiên tử, Tạp 22.8 Nguyệt Thiên tử, Ðại 2, 155a) (Biệt Tạp 9.7, Ðại 2, 436a)
1) Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ).
Lúc bấy giờ, Thiên tử Candima bị Ràhu, vua A-tu-la bắt. Rồi Thiên tử Candima, tưởng niệm đến Thế Tôn, trong lúc ấy nói lên bài kệ này:
2)
Ðảnh lễ đấng Giác Ngộ,
Bậc Anh Hùng muôn thuở,
Ngài là bậc Giải Thoát,
Thoát ly thật viên mãn,
Còn con bị trói buộc,
Hãy cho con quy ngưỡng.
3) Rồi Thế Tôn, vì Thiên tử Candima, nói lên bài lệ này cho Ràhu, vua A-tu-la:
Canda đã quy y,
Như Lai, bậc La-hán,
Ràhu, hãy thả nó,
Vì chư Phật thương đời.
4) Rồi Ràhu, vua A-tu-la, giải thoát cho Thiên tử Candima. Như bị hốt hoảng, Ràhu đi đến Vepacitti, vua A-tu-la, run sợ, lông tóc dựng ngược và đứng một bên. Và Vepacitti, vua A-tu-la, nói lên bài kệ cho Ràhu, vua A-tu-la, đang đứng một bên:
5)
Vì sao, như hốt hoảng,
Ràhu thả Canda,
Ông đến, lòng run sợ,
Ông đứng, tâm kinh hoàng?
6)
-- Ðầu con bể thành bảy,
Ðời con không hạnh phúc,
Với lời kệ đức Phật,
Nếu không thả Canda.
X. Suriya: (S.i,51) Nhật Thiên tử
1) Lúc bấy giờ, Thiên tử Suriya bị Ràhu, vua A-tu-la bắt. Rồi Thiên tử Suriya tưởng niệm đến Thế Tôn, trong lúc ấy nói lên bài kệ này:
2)
Ðảnh lễ đấng Giác Ngộ,
Bậc Anh Hùng muôn thuở,
Ngài là bậc Giải Thoát,
Thoát ly thật viên mãn,
Còn con bị trói buộc,
Hãy cho con quy ngưỡng.
3) Rồi Thế Tôn, vì Thiên tử Suriya, nói lên bài kệ này cho Ràhu, vua A-tu-la:
Suriya đã quy y,
Như Lai bậc La-hán,
Ràhu, hãy thả nó,
Vì chư Phật thương đời.
Ông đi giữa hư không,
Chớ nuốt Suriya,
Trong thế giới tối tăm,
Ðã đem lại ánh sáng,
Là mặt trời sáng chói,
Là dĩa tròn hực đỏ,
Là lò lửa cháy nóng,
Là bà con của Ta.
Này Ràhu, Ta nói:
Hãy thả Suriya.
4) Rồi Ràhu, vua A-tu-la, giải thoát cho Thiên tử Suriya. Như bị hốt hoảng, Ràhu đi đến Vepacitti, vua A-tu-la run sợ, lông tóc dựng ngược và đứng một bên. Và Vepacitti, vua A-tu-la, nói lên bài kệ cho Ràhu, vua A-tu-la, đang đứng một bên:
5)
Vì sao, như hốt hoảng,
Ràhu, thả Suriya,
Ông đến, lòng run sợ,
Ông đứng, tâm kinh hoàng?
6)
-- Ðầu con bể thành bảy,
Ðời con không hạnh phúc,
Với lời kệ đức Phật,
Nếu không thả Suriya. II. Phẩm Cấp Cô Ðộc (S.i,51)
I. Candimasa
Tại Sàvatthi.
1) Rồi Thiên tử Candimasa, sau khi đêm đã gần mãn,với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candimasa nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
2)
Họ sẽ đi an toàn,
Như thú, vùng không muỗi,
Sau khi chứng Thiền định,
Nhứt tâm, niệm tỉnh giác,
Họ sẽ đi bờ kia,
Như cá, phá rách lưới,
Sau khi chứng Thiền định,
Tự chế, vượt lỗi lầm.
II. Vendu (S.i,52)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Vendu nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
2)
Hạnh phúc thay những người,
Sau khi hầu Thiện Thệ,
Tuân phụng lời Ngài dạy,
Tu học không phóng dật!
3) Thế Tôn nói:
Vendu!
Những ai Thiền tu học.
Trong pháp cú Ta dạy,
Tinh cần, không phóng dật,
Ðúng thời họ sẽ đi,
Thoát khỏi tay tử thần.
III. Diighalatthi (S.i,52)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, tại chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi Thiên tử Diighalatthi, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Diighalatthi nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Với tâm tư giải thoát,
Vị Tỷ-kheo tu Thiền,
Và với lòng ước vọng,
Ðạt được tâm sở nguyện,
Sau khi biết cuộc đời,
Sanh khởi rồi đoạn diệt,
Tâm thuần không chấp trước,
Hưởng lợi quả như chơn.
IV. Nandana (S.i,52)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Nandana nói bài kệ với Thế Tôn:
Con hỏi Gotama,
Bậc Ðại Giác toàn trí,
Con hỏi đấng Thế Tôn,
Với tri kiến vạn năng.
Người nào gọi trì giới?
Người nào gọi trí tuệ?
Người nào vượt sầu khổ?
Người nào chư Thiên lạy?
2) (Thế Tôn):
Ai hộ trì giới luật,
Trí tuệ, tâm tu trì,
Chú tâm, vui Thiền định,
Tâm tư trú chánh niệm,
Tất cả mọi sầu khổ,
Ðược trừ diệt, đoạn tận,
Các lậu hoặc tận trừ,
Sống với thân tối hậu,
Vị ấy gọi trì giới,
Vị ấy gọi trí tuệ,
Vị ấy vượt sầu khổ,
Vị ấy chư Thiên lạy.
V. Candana: Chiên Ðàn (S.i,53)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Candana nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Làm sao vượt bộc lưu,
Ngày đêm vững, kiên trì,
Không trú, không bám víu,
Ai không chìm vực sâu?
2) (Thế Tôn):
Vị luôn luôn trì giới,
Trí tuệ, khéo định tĩnh,
Chí siêng năng dõng mãnh,
Vượt bộc lưu khó vượt.
Vị đoạn, ly dục tưởng,
Vượt khỏi sắc triền phược,
Ðoạn tận hỷ, hữu ái,
Không chìm xuống vực sâu.
VI. Sudatta (Tu-đạt-đa)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Sudatta nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia, bỏ ái dục.
2) (Thế Tôn):
Như kiếm đã chạm da,
Như lửa cháy trên đầu,
Tỷ-kheo hãy chánh niệm,
Xuất gia, bỏ thân kiến.
VII. Subrahmà (S.i,53)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Subrahmà nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Tâm này thường sợ hãi,
Ý này thường dao động,
Ðiều mong ước không khởi,
Ðiều không mong lại khởi,
Nếu có, không sợ hãi,
Hãy nói điều con hỏi.
2) (Thế Tôn):
Không ngoài hạnh giác chi,
Không ngoài hộ trì căn,
Không ngoài bỏ tất cả,
Ta thấy các pháp ấy,
Ðưa đến sự an toàn,
Cho tất cả chúng sanh.
3) Rồi Thiên tử biến mất tại chỗ ấy.
VIII. Kakudha (S.i,54)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi Thiên tử Kokudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
2) Ðứng một bên, Thiên tử Kakudha bạch Thế Tôn:
-- Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?
-- Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?
-- Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?
-- Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?
-- Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?
-- Thật như vậy, này Hiền giả.
3)
Làm sao, này Tỷ-kheo,
Ngài không có sầu muộn,
Tuy vậy, Ngài cũng không
Có được sự hoan hỷ?
Làm sao nay Ngài lại,
Ngồi cô độc một mình,
Không có được hoan hỷ,
Cũng không bị dao động?
4)
Thật sự, này Dạ-xoa,
Ta không có sầu muộn,
Tuy vậy ở nơi Ta,
Hoan hỷ không khởi lên,
Dầu nay Ta có ngồi,
Riêng một mình cô độc,
Ta không có hoan hỷ,
Cũng không bị dao động.
5)
Làm sao, này Tỷ-kheo,
Ngài không có sầu muộn,
Làm sao ở nơi Ngài,
Hoan hỷ không khởi lên?
Làm sao nay Ngài lại,
Ngồi cô độc một mình,
Không có được hoan hỷ,
Cũng không bị dao động?
6)
Hoan hỷ chỉ có đến,
Với người tâm sầu muộn,
Sầu muộn chỉ có đến,
Với người tâm hoan hỷ.
Do vậy, vị Tỷ-kheo,
Không hoan hỷ, sầu muộn.
Vậy nên, này Hiền giả,
Ông phải biết như vậy.
7)
Ðã lâu, con mới thấy,
Bà-la-môn tịch tịnh,
Vị Tỷ-kheo không sầu,
Cũng không có hoan hỷ,
Ðã an toàn vượt khỏi,
Chỗ người đời đắm say.
IX. Uttara (S.i,54)
1) Nhân duyên tại thành Vương Xá.
Ðứng một bên, Thiên tử Uttara nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
2)
Mạng sống bị dắt dẫn,
Tuổi thọ chẳng là bao,
Bị dẫn đến già nua,
Không có nơi dừng bước.
Ai đem tâm quán tưởng,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy làm các công đức,
Ðưa đến chơn an lạc.
3)
Mạng sống bị dắt dẫn,
Tuổi thọ chẳng là bao,
Bị dẫn đến già nua,
Không có nơi dừng bước.
Ai đem tâm quán tưởng,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy bỏ mọi thế lợi,
Tâm hướng cầu tịch tịnh.
X. Anàthapindika: Cấp Cô Ðộc (S.i,55)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ðây là rừng Kỳ Viên,
Chỗ trú xứ Thánh chúng,
Chỗ ở đấng Pháp Vương,
Khiến tâm con hoan hỷ.
Nghiệp, minh và tâm pháp,
Giới và tối thắng mạng,
Chính những diệu pháp ấy,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải vì dòng họ,
Không phải vì tài sản.
Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy lợi ích chính mình,
Chánh giác sát tâm pháp,
Như vậy được thanh tịnh.
Như ngài Xá-lợi-phất,
Tuệ, giới và tịch tịnh,
Tỷ-kheo đến bờ giác,
Ở đây là tối thượng.
2) Thiên tử Anàthapindika nói như vậy, nói vậy xong, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ ấy.
3) Rồi Thế Tôn sau khi đêm ấy đã qua, liền gọi các Tỷ-kheo và nói:
4) -- Này các Tỷ-kheo, đêm nay có Thiên tử, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, vị Thiên tử ấy nói lên bài lệ này trước mặt Ta:
5)
"Ðây là rừng Kỳ Viên,
Chỗ trú xứ Thánh chúng,
Chỗ ở đấng Pháp Vương,
Khiến tâm con hoan hỷ.
Nghiệp, minh và tâm pháp,
Giới và tối thắng mạng,
Chính những diệu pháp ấy,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải vì dòng họ,
Không phải vì tài sản.
Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy lợi ích chính mình,
Chánh giác sát tâm pháp,
Như vậy được thanh tịnh.
Như ngài Xá-lợi-phất,
Tuệ, giới và tịch tịnh,
Tỷ-kheo đến bờ giác,
Ở đây là tối thượng."
6) Này các Tỷ-kheo, Thiên tử ấy nói như vậy, nói vậy xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
7) Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, có phải vị Thiên tử ấy là Anàthapindika? Gia chủ Anàthapindika hết dạ tín thành đối với Tôn giả Sàriputta?
8) -- Lành thay! Lành thay! Này Ananda, cho đến những gì có thể đạt được nhờ suy diễn, này Ananda, Ông đã đạt được. Này Ananda, Anàthapindika là vị Thiên tử ấy. III. Phẩm Các Ngoại Ðạo (S.i,56)
I. Siva
1) Như vậy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). Rồi Thiên tử Siva, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Siva nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
2)
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chỉ tốt hơn, không xấu.
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Ðược tuệ, không gì khác.
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Không sầu giữa sầu muộn.
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chói sáng giữa quyến thuộc.
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Chúng sanh sanh thiện thú.
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền
Chúng sanh thường hưởng lạc.
3) Rồi Thế Tôn đáp lại Thiên tử Siva với bài kệ:
Hãy thân với người lành,
Hãy gần gũi người thiện,
Biết diệu pháp người hiền,
Giải thoát mọi khổ đau.
II. Khema (S.i,57)
Ðứng một bên, Thiên tử Khema nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Kẻ ngu không trí tuệ,
Lấy ngã làm kẻ thù,
Tự làm các ác nghiệp,
Ðưa đến quả đắng cay.
Nghiệp nào không khéo làm,
Làm xong bị nung nấu,
Với mặt đầy nước mắt,
Khóc lóc chịu quả báo.
Và nghiệp nào khéo làm,
Làm xong, không nung nấu,
Tâm vui, ý thoải mái,
Vị ấy hưởng quả báo.
Biết điều lợi cho mình,
Làm trước điều phải làm,
Không tâm trạng đánh xe,
Kẻ trí lòng tinh tấn.
Như người chủ đánh xe,
Rời đại đạo thăng bằng,
Leo lên đường lồi lõm,
Ưu tư nạn gãy trục.
Cũng vậy bỏ Chánh pháp,
Người ngu theo phi pháp,
Rơi vào miệng tử thần,
Ưu tư như gãy trục.
III. Serì (S.i,57)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Serì nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Cả hai loại Trời, Người,
Ðều ưa thích ăn uống,
Có Dạ-xoa tên nào,
Lại không thích ăn uống!
(Thế Tôn)
Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.
Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau.
2) -- Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói điều khéo nói như vậy:
"Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.
Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau."
3) Bạch Thế Tôn, thuở xưa con là vị vua tên Serì ưa bố thí, là bậc thí chủ tán thán bố thí. Bạch Thế Tôn, tại bốn cửa thành, bố thí được phân phát nhân danh con, cho những ai đến xin, cho các vị Bà-la-môn và Sa-môn, cho các người nghèo đói và tàn phế, cho các nhà lữ hành và hành khất.
4) Bạch Thế Tôn, khi con đến các cung phi của con, họ thưa với con: "Ðại vương thường hay bố thí, còn chúng con chưa bố thí. Lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức."
5) Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: 'Chúng ta hãy bố thí'?". Bạch Thế Tôn, con cho các cung phi cửa thành thứ nhất. Ở đây các cung phi được bố thí, và bố thí của con trở lui lại cho con.
6) Rồi bạch Thế Tôn, các Sát-đế-lỵ (Khattiya) chư hầu của con đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức".
Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho các chư hầu Khattiya cửa thành thứ hai. Ở đây các chư hầu Khattiya được bố thí, và bố thí của con được trở lui lại cho con.
7) Rồi bạch Thế Tôn, quân đội đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Các chư hầu Khattiya đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Tốt lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức".
Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho quân đội cửa thành thứ ba. Ở đây quân đội được bố thí và bố thí của con được trở lui lại cho con.
8) Rồi bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn gia chủ đến con và thưa: "Ðại vương đã bố thí. Các cung phi đã bố thí. Các chư hầu Khattiya đã bố thí. Quân đội đã bố thí. Chúng con chưa bố thí. Tốt lành thay nếu chúng con được nương tựa Ðại vương để bố thí và làm các công đức!".
Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Ta là người ưa bố thí, là thí chủ tán thán bố thí. Nay ta phải trả lời như thế nào khi họ đến và thưa: "Chúng ta hãy bố thí"?". Bạch Thế Tôn, con cho các Bà-la-môn gia chủ cửa thành thứ tư. Ở đây các Bà-la-môn gia chủ được bố thí và bố thí của con được trở lui lại cho con.
9) Rồi bạch Thế Tôn, các người của con đến con và thưa: "Nay Ðại vương không còn bố thí nào để cho nữa".
Khi được nói vậy, bạch Thế Tôn, con nói với các người ấy như sau: "Này các Ông, các thuế má thâu hoạch được từ các nước ngoài vào, một nửa hãy gửi vào trong nội thành, một nửa ngay tại chỗ ấy đem bố thí cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, các người nghèo và tàn tật, các nhà lữ hành và hành khất".
10) Như vậy, bạch Thế Tôn, con không chấm dứt trong một thời gian dài các việc làm công đức, trong một thời gian dài các việc làm thiện, những việc làm được con xem như là công đức, hay như là công đức quả hay như là những điều kiện được sanh thiên giới.
11) Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thật là kỳ diệu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy:
"Ai cho với lòng tin,
Với tâm tư thanh tịnh,
Ðược phần món ăn ấy,
Ðời này và đời sau.
Vậy hãy ngăn xan tham,
Bố thí, nhiếp cấu uế,
Chúng sanh vẫn hưởng thọ,
Công đức trong đời sau."
IV. Ghatìkara (S.i,60)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Ghatìkara nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Ðược sanh Vô phiền thiên,
Bảy Tỷ-kheo giải thoát,
Ðoạn tận tham và sân,
Siêu thoát đời ái trược.
2)
Vượt bùn, họ là ai?
Khó vượt lệnh thần chết,
Sau khi bỏ thân người,
Họ thoát ách chư Thiên.
3)
Họ là Upaka,
Và Phalaganda,
Với Pukkusàti,
Hợp thành là ba vị.
Lại thêm Bhaddiya,
Với Khandadeva,
Và Bàhuraggi,
Cùng với Pingiya,
Sau khi bỏ thân người,
Họ thoát ách chư Thiên.
4) (Thế Tôn):
Ông nói điều tốt lành,
Về bảy Tỷ-kheo ấy,
Họ thoát ly, đoạn trừ,
Các cạm bẫy Ma vương.
Pháp họ biết, của ai
Ðoạn được hữu kiết sử?
5) (Ghatìkara):
Không ai ngoài Thế Tôn,
Chính thật giáo lý Ngài,
Họ biết pháp của Ngài,
Ðoạn được hữu kiết sử.
Chỗ nào danh và sắc,
Ðược đoạn diệt không dư,
Họ học được pháp ấy,
Ở đây từ nơi Ngài.
Nhờ vậy họ đoạn trừ,
Hữu kiết sử trói buộc.
6) (Thế Tôn):
Lời Ông nói thâm sâu,
Khó biết, khó chứng ngộ,
Pháp Ông biết của ai,
Sao Ông không nói được?
7) (Ghatìkara):
Thuở xưa, con thợ gốm,
Tại Vehalinga,
Và con được tên gọi,
Là Ghatìkara.
Chính con lo nuôi dưỡng
Cả mẹ lẫn cả cha,
Ðối với Phật Ca-diếp,
Con đệ tử tại gia.
Con viễn ly dâm dục,
Phạm hạnh, không thế vật,
Thuở xưa, con đồng hương,
Cũng là bạn của họ
Do vậy con biết họ,
Bảy Tỷ-kheo giải thoát,
Ðoạn tận tham và sân,
Vượt qua đời phiền trược.
8) (Thế Tôn):
Vậy này Bhaggava,
Chính như Ông vừa nói,
Thuở xưa, Ông thợ gốm,
Tại Vehalinga,
Và Ông được tên gọi,
Là Ghatìkara,
Chính Ông lo nuôi dưỡng
Cả mẹ lẫn cả cha,
Ðối với Phật Ca-diếp,
Ông đệ tử tại gia,
Ông viễn ly dâm dục,
Phạm hạnh, không thế vật.
9)
Thuở xưa, Ông đồng hương,
Cũng là bạn của Ta.
Như vậy là hội ngộ,
Giữa những bạn thuở xưa,
Cả hai khéo tu tập,
Mang thân này tối hậu.
V. Jantu ( S.i,61)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời một số đông Tỷ-kheo trú ở Kosala (Câu-tát-la), trên sườn núi Himavanta (Tuyết sơn), tại một cốc nhỏ trong rừng. Họ tự cao, tự mãn, dao động, lắm mồm lắm miệng, ăn nói huyên thuyên, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tư tán loạn, các căn không chế ngự.
2) Rồi Thiên tử Jantu, vào đêm Bố-tát, ngày rằm, đi đến các Tỷ-kheo ấy, sau khi đến nói lên bài kệ với các Tỷ-kheo ấy:
Các Tỷ-kheo thuở xưa,
Sống thật chơn an lạc,
Họ thật là đệ tử,
Bậc Ðại Giác Cù-đàm.
Không ham tìm món ăn,
Không ham tìm chỗ trú,
Biết đời là vô thường,
Họ chấm dứt khổ đau.
Nay tự làm ác hạnh,
Như thôn trưởng trong làng.
Họ ăn, ăn ngả gục,
Thèm khát vật nhà người.
Con vái chào chúng Tăng,
Ðảnh lễ một vài vị
Kẻ khác, sống vất vưởng,
Không chỉ đạo, hướng dẫn.
Họ giống như thân thể
Kẻ chết bị quăng bỏ.
Những ai sống phóng dật,
Vì họ con nói lên,
Những ai không phóng dật,
Chân thành, con đảnh lễ.
VI. Rohita (S.i,61)
1) Tại Sàvatthi (Xá-vệ).
2) Ðứng một bên, Thiên tử Rohitassa bạch Thế Tôn:
-- Bạch Thế Tôn, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, làm sao, bạch Thế Tôn, với bộ hành, có thể biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới?
3) -- Này Hiền giả, tại chỗ nào không có sanh, không có già, không có chết, không có diệt, không có khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành, biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới.
4) -- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: "Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi, Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể với bộ hành biết được, hay thấy được, hay đạt được sự tận cùng của thế giới".
5) Bạch Thế Tôn, thuở trước, con tên là Rohita con của Bhoja, có thần thông, có thể đi giữa hư không. Bạch Thế Tôn, tốc lực con mau lẹ cho đến con có thể bay, như người thợ bắn cung lão luyện, khéo tập, khéo luyện, thuần thục, thiện xảo, với một cây cung chắc mạnh không gì khó khăn, có thể bắn một mũi tên nhẹ bay vượt qua bóng tối của cây tala.
6) Và bạch Thế Tôn, bước đi của con dài cho đến con có thể bước từ biển phía Ðông qua biển phía Tây. Và ở nơi con, bạch Thế Tôn, khởi lên sự ước muốn như sau: "Với bộ hành, ta có thể đạt đến được sự tận cùng của thế giới".
7) Và bạch Thế Tôn, dầu cho tốc lực của con mau đến như vậy, và dầu cho con có bước dài đến như vậy, và dầu cho con không có dừng để ăn, hay uống, hay nhai, hay nếm, dầu cho con không có đại tiện, tiểu tiện, dầu cho con không ngủ, không bị mệt nhọc, không trừ cấu uế, dầu cho trăm năm là tuổi thọ thường tình, dầu cho trăm năm là mạng sống thường tình, tuy con đi hơn trăm năm và bị mệnh chung, con cũng không thể đạt đến sự tận cùng của thế giới.
8) Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là hy hữu, bạch Thế Tôn! Thế Tôn đã nói lên điều khéo nói như vầy: "Này Hiền giả, tại chỗ nào không sanh, không già, không chết, không diệt, không khởi. Ta nói rằng tại chỗ ấy, không có thể bộ hành, biết được hay thấy được sự tận cùng của thế giới. Ta nói như vậy".
9) -- Này Hiền giả, nhưng Ta cũng không nói rằng không đạt được sự tận cùng của thế giới thời chấm dứt cuộc khổ đau. Này Hiền giả, chính trong cái thân thể dài một tầm có tưởng, có ý này, Ta tuyên bố thế giới, nguyên nhân của thế giới, sự đoạn diệt thế giới và con đường đưa đến sự đoạn diệt của thế giới.
10)
Bộ hành không bao giờ
Ðạt được thế giới tận,
Không đạt thế giới tận,
Không thể thoát khỏi khổ.
Do vậy, bậc Hiền thiện,
Thế gian giải, Thiện tuệ,
Ðạt đến thế giới tận,
Phạm hạnh được viên thành.
Với tâm tư định tĩnh,
Biết được thế giới tận,
Không ước vọng đời này,
Không ước vọng đời sau.
VI. Nanda: (S.i,62) (Xem trước I, 1*4).
1) Ðứng một bên, Thiên tử Nanda nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Thời gian lặng trôi qua,
Ðêm ngày luôn di động,
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏ chúng ta.
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy làm các công đức,
Ðược hưởng cảnh an lạc.
2) (Thế Tôn):
Thời gian lặng trôi qua,
Ðêm ngày luôn di động,
Tuổi tác buổi thanh xuân,
Tiếp tục bỏ chúng ta.
Những ai chịu quán sát,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy bỏ mọi thế lợi,
Ðược hưởng chơn tịch tịnh.
VII. Nandivisàla: (S.i,63)
1) Ðứng một bên, Thiên tử Nandivisàla nói lên bài kệ với Thế Tôn:
Bốn bánh xe chín cửa,
Ðầy uế, hệ lụy tham,
Chìm đắm trong bùn nhơ,
Ôi! Thưa bậc Ðại Hùng,
Sanh thú Ngài như vậy,
Tương lai sẽ thế nào?
2) (Thế Tôn):
Cắt hỷ và buộc ràng,
Dục tham và tà ác,
Ái căn được đoạn tận,
Sanh thú sẽ như vậy.
IX. Susima (S.i,63)
1) Nhân duyên ở Sàvatthi.
2) Rồi Ðại đức Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Ðại đức Ananda đang ngồi một bên:
-- Này Ananda, Ông có hoan hỷ đối với Sàriputta không?
3) -- Bạch Thế Tôn, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Tôn giả Sàriputta? Bạch Thế Tôn, hiền trí là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, đại tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, quảng tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, hỷ tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, tiệp tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, lợi tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, quyết trạch tuệ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, ít dục là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, biết đủ là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, viễn ly là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, bất cộng trú là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, tinh cần, tinh tấn là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, biện tài là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, nghe lời trung ngôn là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, cáo tội trung thực là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, chỉ trích ác pháp là Tôn giả Sàriputta.
Bạch Thế Tôn, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Tôn giả Sàriputta?
4) -- Như vậy là phải, này Ananda. Như vậy là phải, này Ananda. Này Ananda, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Sàriputta? Này Ananda, hiền trí là Sàriputta. Này Ananda, đại tuệ là Sàriputta. Này Ananda, quảng tuệ là Sàriputta. Này Ananda, hỷ tuệ là Sàriputta. Này Ananda, tiệp tuệ là Sàriputta. Này Ananda, lợi tuệ là Sàriputta. Này Ananda, quyết trạch tuệ là Sàriputta. Này Ananda, ít dục là Sàriputta. Này Ananda, biết đủ là Sàriputta. Này Ananda, viễn ly là Sàriputta. Này Ananda, bất cọng trú là Sàriputta. Này Ananda, biện tài là Sàriputta. Này Ananda, nghe lời trung ngôn là Sariputta. Này Ananda, cáo tội trung thực là Sàriputta. Này Ananda, chỉ trích ác pháp là Sàriputta. Này Ananda, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm, lại có thể không hoan hỷ đối với Sàriputta?
5) Rồi Thiên tử Susima, trong khi được nghe lời tán thán về Tôn giả Sàriputta, với đại chúng Thiên tử đoanh vây, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
6) Ðứng một bên, Thiên tử Susima bạch Thế Tôn:
-- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn. Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ. Bạch Thế Tôn, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Tôn giả Sàriputta?. Bạch Thế Tôn, hiền trí là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, đại tuệ là Tôn giả Sàriputta...... Bạch Thế Tôn, chỉ trích ác pháp là Tôn giả Sàriputta. Bạch Thế Tôn, ai là người không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Tôn giả Sàriputta? Bạch Thế Tôn, con đi đến chúng Thiên tử nào, con đều được nghe nhiều lần tiếng nói như vậy: "Hiền trí là Tôn giả Sàriputta... ... chỉ trích ác pháp là Tôn giả Sàriputta. Ai không ngu si, không ác tâm, không si ám, không loạn tâm lại có thể không hoan hỷ đối với Tôn giả Sàriputta?"
7) Rồi chúng Thiên tử của Thiên tử Susima, trong khi những lời tán thán Tôn giả Sàriputta được lớn tiếng nói lên, họ hoan hỷ, hỷ duyệt, hân hoan và thân chói sáng màu sắc thù thắng.
8) Ví như một hòn lưu ly bảo châu, đẹp đẽ, trong suốt, có tám mặt, khéo giũa, khéo mài, được đặt trên một tấm màn màu vàng da cam, chói sáng, chiếu sáng và bừng sáng. Cũng vậy, chúng Thiên tử của Thiên tử Susima, trong khi những lời tán thán Tôn giả Sàriputta được lớn tiếng nói lên, họ hoan hỷ, hỷ duyệt, hân hoan và thân chói sáng màu sắc thù thắng.
9) Ví như một đồ trang sức bằng vàng mịn được một người thợ vàng thiện xảo, khéo đập, khéo mài, đặt trên một tấm màn màu vàng da cam, chói sáng, chiếu sáng và bừng sáng. Cũng vậy, Thiên tử chúng của Thiên tử Susima... ... và thân chói sáng màu sắc thù thắng.
10) Ví như trong khi đêm đã gần sáng, sao mai chói sáng, chiếu sáng và bừng sáng. Cũng vậy, chúng Thiên tử của Thiên tử Susima... ... và thân chói sáng màu sắc thù thắng.
11) Ví như trong mùa thu, trên trời các vòng mây đã được bay sạch, mặt trời mọc lên giữa trời, đánh tan màn đêm, khắp giữa hư không chói sáng, chiếu sáng và bừng sáng. Cũng vậy, chúng Thiên tử của Thiên tử Susima, trong khi những lời tán thán Tôn giả Sàriputta được lớn tiếng nói lên, họ hoan hỷ, hỷ duyệt, hân hoan và thân chói sáng màu sắc thù thắng.
12) Rồi Thiên tử Susima, nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Sàriputta:
Ngài Sàriputta,
Ðược mọi người xác nhận,
Là bậc Ðại hiền trí,
Không phẫn hận, ít dục,
Nhu thuận và điều phục,
Ðược Ðạo Sư tán thán.
13) Rồi Thế Tôn nói lên bài kệ về Sàriputta cho Thiên tử Susima:
Về Sàriputta,
Mọi người đều xác nhận,
Là bậc Ðại hiền trí,
Không phẫn hận, ít dục,
Nhu thuận và điều phục,
Như người khéo điều phục,
Chờ đợi thời giờ đến,
Ðể hưởng quả thuần thục.
X. Các Ngoại Ðạo Sư (S.i,65)
1) Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở thành Vương Xá, tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.
2) Rồi rất đông Thiên tử, là đệ tử của nhiều ngoại đạo sư Asama, Sahalì, Ninka, Akotaka, Vetambarì và Mànavà Gàmiya, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên.
3) Ðứng một bên, Thiên tử Asama nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Pùrana Kassapa:
Ở đây nếu có người,
Chém giết hay hại người,
Kassapa không thấy,
Qua các hành động ấy,
Là ác nghiệp cho mình,
Hay công đức cho mình.
Ngài tuyên bố như vậy,
Làm căn bản đức tin,
Ngài thật bậc Ðạo sư,
Ðáng được tôn kính, lễ.
4) Rồi Thiên tử Sahali nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Makkhali Gosàla:
Khổ hạnh và yếm ly,
Khéo điều phục, tự chế,
Từ bỏ các lời nói,
Gây đấu tranh với người,
Thăng bằng, tránh phạm tội,
Nói những lời thực ngữ,
Ngài không bao giờ làm,
Các tội phạm như vậy.
5) Rồi Thiên tử Ninka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Nigantha Nàtaputta:
Vị Tỷ-kheo yếm ly,
Sáng suốt theo tế hạnh,
Khéo theo bốn tự chế,
Chỉ nói điều nghe thấy,
Không phạm điều lỗi lầm.
6) Rồi Thiên tử Akotaka nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về các ngoại đạo sư:
Các ngoại đạo sư này,
Như Pakudhaka,
Và Kàtiyàna,
Cùng với Nigantha,
Kể cả Makkhali,
Và cả Puurana,
Mỗi vị là Ðạo sư,
Chúng đệ tử của mình,
Ðã đạt Sa-môn quả,
Không xa bậc Chân nhân.
7) Rồi Thiên tử Vetambarì nói lên bài kệ này với Thiên tử Akotaka:
Con giả can ghê tởm,
Có tru sủa thế nào,
Làm sao sánh bằng được,
Tiếng rống con sư tử.
Lõa thể, nói vọng ngôn,
Lãnh đạo môn đồ chúng,
Làm các hạnh tà vạy,
Làm sao sanh thiện nhân?
8) Rồi Ác ma nhập vào Thiên tử Vetambarì nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:
Tu khổ hạnh yếm ly,
Sống viễn ly hành xác,
Ðắm say trong sắc pháp,
Hoan lạc, mê Thiên giới.
Dầu họ bị tử vong,
Chắc chắn họ giảng dạy,
Hướng dẫn thật chơn chánh,
Ðưa đến đời về sau.
9) Rồi Thế Tôn biết được chính là Ác ma, liền nói lên bài kệ cho Ác ma:
Phàm những sắc pháp gì,
Ðời này hay đời sau,
Với màu sắc thù diệu,
Chói sáng giữa hư không,
Tất cả những sắc ấy,
Ðược Ma vương tán thán,
Chúng chỉ là bẫy mồi,
Quăng ra để diệt cá.
10) Rồi Thiên tử Mànava Gàmiya nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn về Thế Tôn:
Trong tất cả ngọn núi,
Ở tại Vương Xá thành,
Ngọn núi Vipula,
Ðược gọi là tối thắng.
Trong dãy núi Tuyết Sơn,
Ngọn Bạch Sơn tối thắng.
Giữa các loại không hành,
Mặt trời là tối thắng.
Giữa các loại thủy lộ,
Ðại dương là tối thắng.
Trong các loài tinh tú,
Mặt trăng là tối thắng.
Giữa Thiên giới, địa giới,
Phật được gọi tối thượng.
Chapter II. Devaputtasaṃyutta Connected Discourses with Young Devas
Translated by:
Bhikkhu Boddhi
I. THE FIRST SUBCHAPTER (SURIYA)
1 (1) Kassapa (1)
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then, when the night had advanced, the young deva Kassapa, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One.141 Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and said to the Blessed One:
“The Blessed One has revealed the bhikkhu but not the instruction to the bhikkhu.”142
“Well then, Kassapa, clear up this point yourself.”143
255 “He should train in well-spoken counsel, And in the exercise of an ascetic,
In a solitary seat, alone,
And in the calming of the mind.”144 <105>
This is what the young deva Kassapa said. The Teacher approved. Then the young deva Kassapa, thinking, “The Teacher has approved of me,” paid homage to the Blessed One and, keeping him on the right, he disappeared right there.
2 (2) Kassapa (2)
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Kassapa recited this verse in the presence of the Blessed One:
256 “A bhikkhu should be a meditator, One who is liberated in mind,
If he desires the heart’s attainment, Bent on that as his advantage.
Having known the world’s rise and fall,
Let him be lofty in mind and unattached.”145 [47]
3 (3) Māgha
At Sāvatthī. Then, when the night had advanced, the young deva Māgha, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, <106> and addressed the Blessed One in verse:146
257 “Having slain what does one sleep soundly? Having slain what does one not sorrow?
What is the one thing, O Gotama, Whose killing you approve?”
258 “Having slain anger, one sleeps soundly; Having slain anger, one does not sorrow; The killing of anger, O Vatrabhū,
With its poisoned root and honeyed tip:
This is the killing the noble ones praise, For having slain that, one does not sorrow.”
4 (4) Māgadha
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Māgadha addressed the Blessed One in verse:
259 “How many sources of light are in the world By means of which the world is illumined? <107> We’ve come to ask the Blessed One this:
How are we to understand it?”
260 “There are four sources of light in the world; A fifth one is not found here.
The sun shines by day, The moon glows at night,
261 And fire flares up here and there Both by day and at night.
But the Buddha is the best of those that shine:
He is the light unsurpassed.”
5 (5) Dāmali
At Sāvatthī. Then, when the night had advanced, the young deva Dāmali, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and recited this verse in the presence of the Blessed One:
262 “This should be done by the brahmin: Striving without weariness, <108>
That by his abandoning of sensual desires He does not yearn for existence.”147
263 “For the brahmin there is no task to be done, [O Dāmali,” said the Blessed One],
“For the brahmin has done what should be done. While he has not gained a footing in the river, [48] A man will strain with all his limbs;
But a footing gained, standing on the ground, He need not strain for he has gone beyond.
264 “This is a simile for the brahmin, O Dāmali, For the taintless one, the discreet meditator.
Having reached the end of birth and death,
He need not strain for he has gone beyond.”148 <109>
6 (6) Kāmada
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Kāmada said to the Blessed One:
“Hard to do, Blessed One! Very hard to do, Blessed One!”149 265 “They do even what is hard to do,
[O Kāmada,” said the Blessed One,]
“The trainees endowed with virtue, steadfast. For one who has entered the homeless life Contentment brings along happiness.”
“That is hard to gain, Blessed One, namely, contentment.” 266 “They gain even what is hard to gain,
[O Kāmada,” said the Blessed One,]
“Who delight in calming the mind, Whose minds, day and night,
Take delight in development.”
“That is hard to concentrate, Blessed One, namely, the mind.”
267 “They concentrate even what is hard to concentrate, [O Kāmada,” said the Blessed One,]
“Who delight in calming the faculties. Having cut through the net of Death,
The noble ones, O Kāmada, go their way.”
“The path is impassable and uneven, Blessed One.”150 <110> 268 “Though the path is impassable and uneven,
The noble ones walk it, Kāmada.
The ignoble ones fall down head first, Right there on the uneven path,
But the path of the noble ones is even,
For the noble are even amidst the uneven.”
7 (7) Pañcālacaṇḍa
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Pañcālacaṇḍa recited this verse in the presence of the Blessed One:
269 “The one of broad wisdom has indeed found The opening in the midst of confinement,
The Buddha who discovered jhāna,
The withdrawn chief bull, the sage.”151
270 “Even in the midst of confinement they find it, [O Pañcālacaṇḍa,” said the Blessed One,] <111> “The Dhamma for the attainment of Nibbāna— Those who have acquired mindfulness,
Those perfectly well concentrated.”152 [49]
8 (8) Tāyana
At Sāvatthī. Then, when the night had advanced, the young deva Tāyana, formerly the founder of a religious sect, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One.153 Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and recited these verses in the presence of the Blessed One:
271 “Having exerted oneself, cut the stream! Dispel sensual desires, O brahmin!
Without having abandoned sensual desires, A sage does not reach unity.154
272 “If one would do what should be done, One should firmly exert oneself. <112> For a slack wanderer’s life
Only scatters more dust.
273 “Better left undone is the misdeed, A deed that later brings repentance.
Better done is the good deed Which when done is not repented.
274 “As kusa-grass, wrongly grasped, Only cuts one’s hand,
So the ascetic life, wrongly taken up, Drags one down to hell.
275 “Any deed that is slackly done, Any corrupted vow,
A holy life that breeds suspicion, Does not yield great fruit.”155
This is what the young deva Tāyana said. Having said this, he paid homage to the Blessed One and, keeping him on the right, he disappeared right there.
Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, the young deva Tāyana, formerly the founder of a religious sect ... <113> ... approached me ... and in my presence recited these verses:
276–80 “‘Having exerted oneself, cut the stream!… [50] … Does not yield great fruit.’
“This is what the young deva Tāyana said. Having said this, he paid homage to me and, keeping me on the right, he disappeared right there. Learn Tāyana’s verses, bhikkhus. Master <114> Tāyana’s verses, bhikkhus.
Remember Tāyana’s verses, bhikkhus. Tāyana’s verses are beneficial, bhikkhus, they pertain to the fundamentals of the holy life.”
9 (9) Candimā
At Sāvatthī. Now on that occasion the young deva Candimā had been seized by Rāhu, lord of the asuras.156 Then, recollecting the Blessed One, the young deva Candimā on that occasion recited this verse:
281 “Let homage be to you, the Buddha! O hero, you are everywhere released.
I have fallen into captivity, So please be my refuge.”
Then, referring to the young deva Candimā, the Blessed One addressed Rāhu, lord of the asuras, in verse:
282 “Candimā has gone for refuge To the Tathāgata, the Arahant.
Release Candimā, O Rāhu,
Buddhas have compassion for the world.”
Then Rāhu, lord of the asuras, released the young deva Candimā and hurriedly approached Vepacitti, lord of the asuras.157 Having approached, shocked and terrified, he stood to one side. <115> Then, as he stood there, Vepacitti, lord of the asuras, addressed him in verse:
283 “Why, Rāhu, did you come in a hurry? Why did you release Candimā?
Having come as if in shock,
Why do you stand there frightened?”
284 “My head would have split in seven parts, While living I would have found no ease,
If, when chanted over by the Buddha’s verse, I had not let go of Candimā.” [51]
10 (10) Suriya
At Sāvatthī. Now on that occasion the young deva Suriya had been seized by Rāhu, lord of the asuras.158 Then, recollecting the Blessed One, the young deva Suriya on that occasion recited this verse:
285 “Let homage be to you, the Buddha! O hero, you are everywhere released.
I have fallen into captivity,
So please be my refuge.” <116>
Then, referring to the young deva Suriya, the Blessed One addressed Rāhu, lord of the asuras, in verse:
286 “Suriya has gone for refuge To the Tathāgata, the Arahant.
Release Suriya, O Rāhu,
Buddhas have compassion for the world.
287 “While moving across the sky, O Rāhu, Do not swallow the radiant one,
The maker of light in darkness,
The disk of fiery might in the gloom. Rāhu, release my child Suriya.”159
Then Rāhu, lord of the asuras, released the young deva Suriya and hurriedly approached Vepacitti, lord of the asuras. Having approached, shocked and terrified, he stood to one side. Then, as he stood there, Vepacitti, lord of the asuras, addressed him in verse:
288 “Why, Rāhu, did you come in a hurry? Why did you release Suriya?
Having come as if in shock, <117> Why do you stand there frightened?”
289 “My head would have split in seven parts, While living I would have found no ease,
If, when chanted over by the Buddha’s verses, I had not let go of Suriya.”
II. ANATHAPIṆḌIKA
11 (1) Candimasa
At Sāvatthī. Then, when the night had advanced, the young deva Candimasa, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, [52] approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, <118> and recited this verse in the presence of the Blessed One:
290 “They will surely reach to safety Like deer in a mosquito-free marsh, Who, having attained the jhānas,
Are unified, discreet, mindful.”160 [The Blessed One:]
291 “They will surely reach the far shore Like a fish when the net is cut,
Who, having attained the jhānas,
Are diligent, with flaws discarded.”161
12 (2) Veṇhu
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Veṇhu recited this verse in the presence of the Blessed One:162
292 “Happy indeed are those human beings Attending on the Fortunate One,
Applying themselves to Gotama’s Teaching, Who train in it with diligence.”163 <119>
293 “When the course of teaching is proclaimed by me, [O Veṇhu,” said the Blessed One,]
“Those meditators who train therein, Being diligent at the proper time,
Will not come under Death’s control.”
13 (3) Dīghalaṭṭhi
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then, when the night had advanced, the young deva Dīghalaṭṭhi, of stunning beauty, illuminating the entire Bamboo Grove, approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and recited this verse in the presence of the Blessed One:
294 “A bhikkhu should be a meditator, One who is liberated in mind,
If he desires the heart’s attainment, Bent on that as his advantage.
Having known the world’s rise and fall, <120> Let him be lofty in mind and unattached.”
14 (4) Nandana
Standing to one side, the young deva Nandana addressed the Blessed One in verse:
295 “I ask you, Gotama, broad of wisdom— Unobstructed is the Blessed One’s knowledge and vision: [53]
What is he like whom they call virtuous?
What is he like whom they call wise?
What is he like who has passed beyond suffering? What is he like whom the devatās worship?”
296 “One virtuous, wise, of developed mind, Concentrated, mindful, enjoying jhāna,
For whom all sorrows are gone, abandoned, A taint-destroyer bearing his final body:
297 It is such a one that they call virtuous, <121> Such a one that they call wise,
Such a one has passed beyond suffering, Such a one the devatās worship.”
15 (5) Candana
Standing to one side, the young deva Candana addressed the Blessed One in verse:
298 “Who here crosses over the flood, Unwearying by day and night?
Who does not sink in the deep, Without support, without a hold?”164
299 “One always perfect in virtue, Endowed with wisdom, well concentrated, One energetic and resolute
Crosses the flood so hard to cross.
300 “One who desists from sensual perception, Who has overcome the fetter of form, <122>
Who has destroyed delight in existence— He does not sink in the deep.”165
16 (6) Vasudatta
Standing to one side, the young deva Vasudatta recited this verse in the presence of the Blessed One:
301 “As if smitten by a sword, As if his head were on fire,
A bhikkhu should wander mindfully To abandon sensual lust.”
302 “As if smitten by a sword, As if his head were on fire,
A bhikkhu should wander mindfully To abandon identity view.”
17 (7) Subrahmā
<123> Standing to one side, the young deva Subrahmā addressed the Blessed One in verse:166
303 “Always frightened is this mind, The mind is always agitated [54] About unarisen problems
And about arisen ones.
If there exists release from fear,
Being asked, please declare it to me.”167
304 “Not apart from enlightenment and austerity, Not apart from restraint of the sense faculties,
Not apart from relinquishing all,
Do I see any safety for living beings.”168
This is what the Blessed One said…. He [the young deva] disappeared right there.
18 (8) Kakudha
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāketa in the Añjana Grove, the Deer Park. Then, when the night had advanced, the young deva Kakudha, <124> of stunning beauty, illuminating the entire Añjana Grove, approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and said to him:
“Do you delight, ascetic?” “Having gained what, friend?” “Then, ascetic, do you sorrow?” “What has been lost, friend?”
“Then, ascetic, do you neither delight nor sorrow?” “Yes, friend.”
305 “I hope that you’re untroubled, bhikkhu. I hope no delight is found in you.
I hope that when you sit all alone Discontent doesn’t spread over you.”169
306 “Truly, I’m untroubled, spirit, Yet no delight is found in me.
And when I’m sitting all alone <125> Discontent doesn’t spread over me.”
307 “How are you untroubled, bhikkhu? How is no delight found in you?
How come, when you sit all alone, Discontent doesn’t spread over you?”
308 “Delight comes to one who is miserable, Misery to one filled with delight.
As a bhikkhu undelighted, untroubled:
That’s how you should know me, friend.”
309 “After a long time at last I see A brahmin who is fully quenched, A bhikkhu undelighted, untroubled,
Who has crossed over attachment to the world.”170
19 (9) Uttara
Setting at Rājagaha. Standing to one side, the young deva Uttara recited this verse in the presence of the Blessed One: [55] <126>
310 “Life is swept along, short is the life span; No shelters exist for one who has reached old age. Seeing clearly this danger in death,
One should do deeds of merit that bring happiness.”
311 “Life is swept along, short is the life span;
No shelters exist for one who has reached old age. Seeing clearly this danger in death,
A seeker of peace should drop the world’s bait.”
20 (10) Anāthapiṇḍika
Standing to one side, the young deva Anāthapiṇḍika recited these verses in the presence of the Blessed One:
312 “This indeed is that Jeta’s Grove, The resort of the Order of seers, Dwelt in by the Dhamma King,
A place that gives me joy.
313 “Action, knowledge, righteousness, Virtue, an excellent life:
By this are mortals purified, <127> Not by clan or wealth.
314 “Therefore a person who is wise, Out of regard for his own good, [56] Should carefully examine the Dhamma:
Thus he is purified in it.
315 “Sāriputta truly is endowed with wisdom, With virtue and with inner peace.
Even a bhikkhu who has gone beyond At best can only equal him.”
This is what the young deva Anāthapiṇḍika said. Having said this, he paid homage to the Blessed One and, keeping him on the right, he disappeared right there.
Then, when the night had passed, the Blessed One addressed the bhikkhus thus: “Bhikkhus, last night, when the night had advanced, a certain young deva … approached me … and in my presence recited these verses:
316–19 “‘This indeed is that Jeta’s Grove, ... <128> At best can only equal him.’
“This is what that young deva said. Having said this, he paid homage to me and, keeping me on the right, he disappeared right there.”
When this was said, the Venerable Ānanda said to the Blessed One: “Venerable sir, that young deva must surely have been Anāthapiṇḍika. For Anāthapiṇḍika the householder had full confidence in the Venerable Sāriputta.”
“Good, good, Ānanda! You have drawn the right inference by reasoning.171 For that young deva, Ānanda, was Anāthapiṇḍika.”
<129>
III. VARIOUS SECTARIANS
21 (1) Siva
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then, when the night had advanced, the young deva Siva, of stunning beauty, illuminating the entire Jeta’s Grove, approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and recited these verses in the presence of the Blessed One:172
320 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, One becomes better, never worse. <130>
321 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, Wisdom is gained, but not from another.
322 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, One does not sorrow in the midst of sorrow.
323 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy. [57] Having learnt the true Dhamma of the good, One shines amidst one’s relations.
324 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, Beings fare on to a good destination.
325 “One should associate only with the good; With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, Beings abide comfortably.” <131>
Then the Blessed One replied to the young deva Siva in verse: 326 “One should associate only with the good;
With the good one should foster intimacy.
Having learnt the true Dhamma of the good, One is released from all suffering.”
22 (2) Khema
Standing to one side, the young deva Khema recited these verses in the presence of the Blessed One:
327 “Foolish people devoid of wisdom Behave like enemies towards themselves.
They go about doing evil deeds Which yield only bitter fruit.
328 “That deed is not well performed Which, having been done, is then repented, The result of which one experiences Weeping with a tearful face.
329 “But that deed is well performed Which, having been done, is not repented, The result of which one experiences Joyfully with a happy mind.”173 <132>
[The Blessed One:]
330 “One should promptly do the deed One knows leads to one’s own welfare;
The thinker, the wise one, should not advance With the reflection of the carter.
331 “As the carter who left the highway, A road with an even surface,
And entered upon a rugged bypath Broods mournfully with a broken axle—
332 “So the fool, having left the Dhamma To follow a way opposed to Dhamma, When he falls into the mouth of Death
Broods like the carter with a broken axle.”174
23 (3) Serī
Standing to one side, the young deva Serī addressed the Blessed One in verse: <133>
333 “They always take delight in food, Both devas and human beings.
So what sort of spirit could it be That does not take delight in food?”
334 “When they give out of faith With a heart of confidence,
Food accrues to [the giver] himself Both in this world and the next.
335 “Therefore, having removed stinginess, The conqueror of the stain should give a gift. Merits are the support for living beings [When they arise] in the other world.” [58]
“It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! How well this was stated by the Blessed One:
336–37 “‘When they give out of faith ... <134> [When they arise] in the other world.’
“Once in the past, venerable sir, I was a king named Serī, a donor, a philanthropist, one who spoke in praise of giving. At the four gates I had gifts given to ascetics, brahmins, paupers, wayfarers, mendicants, and beggars. Then, venerable sir, the harem women came to me and said: ‘Your majesty gives gifts, but we do not give gifts. It would be good if, with your majesty’s assistance, we too might give gifts and do meritorious deeds.’ It occurred to me: ‘I am a donor, a philanthropist, one who speaks in praise of giving. So when they say, “Let us give gifts,” what am I to say to them?’ So, venerable sir, I gave the first gate to the harem women. There the harem women gave gifts, and my gifts returned to me. <135>
“Then, venerable sir, my khattiya vassals came to me and said: ‘Your majesty gives gifts, the harem women give gifts, but we do not give gifts. It
would be good if, with your majesty’s assistance, we too might give gifts and do meritorious deeds.’ It occurred to me: ‘I am a donor….’ So, venerable sir, I gave the second gate to the khattiya vassals. There the khattiya vassals gave gifts, and my gifts returned to me.
“Then, venerable sir, my troops came to me … [59] … So, venerable sir, I gave the third gate to the troops. There the troops gave gifts, and my gifts returned to me. <136>
“Then, venerable sir, the brahmins and householders came to me … So, venerable sir, I gave the fourth gate to the brahmins and householders. There the brahmins and householders gave gifts, and my gifts returned to me.
“Then, venerable sir, my men came to me and said: ‘Now your majesty is not giving gifts anywhere.’175 When this was said, I told those men: ‘Well then, I say, send half of the revenue generated in the outlying provinces from there to the palace. There itself give half as gifts to ascetics, brahmins, paupers, wayfarers, mendicants, and beggars.’
“I did not reach any limit, venerable sir, to the meritorious deeds that I did for such a long time, to the wholesome deeds that I did for such a long time, <137> such that I could say: ‘There is just so much merit,’ or ‘There is just so much result of merit,’ or ‘For just so long am I to dwell in heaven.’ It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! How well this was stated by the Blessed One:
338 “‘When they give out of faith With a heart of confidence,
Food accrues to [the giver] himself Both in this world and the next.
339 “‘Therefore, having removed stinginess, The conqueror of the stain should give a gift. Deeds of merit are the support for living beings [When they arise] in the other world.’” [60]
24 (4) Ghaṭīkāra
Standing to one side, the young deva Ghaṭīkāra recited this verse in the presence of the Blessed One:…
340–52 “Seven bhikkhus reborn in Avihā Have been fully liberated.…”
... (verses 340–52 = verses 170–82, in 1:50) <138–41>… Both now inwardly developed,
Bearers of their final bodies. [61]
25 (5) Jantu
Thus have I heard. On one occasion a number of bhikkhus were dwelling among the Kosalans in a little forest hut on a slope of the Himalayas— restless, puffed up, personally vain, rough-tongued, rambling in their talk, muddle-minded, without clear comprehension, unconcentrated, scatter- brained, loose in their sense faculties.176
Then, on the Uposatha day of the fifteenth, the young deva Jantu approached those bhikkhus and addressed them in verses:177
353 “In the past the bhikkhus lived happily, The disciples of Gotama.
Without wishes they sought their alms, Without wishes they used their lodgings. Having known the world’s impermanence, They made an end to suffering.
354 “But now like headmen in a village They make themselves hard to maintain. They eat and eat and then lie down, <142> Infatuated in others’ homes. 178
355 “Having reverently saluted the Sarigha, I here speak only about some:
They are rejected, without protector, Become just like the dead.179
356 “My statement is made with reference To those who dwell in negligence.
As for those who dwell in diligence, To them I humbly pay homage.”
26 (6) Rohitassa
At Sāvatthī. Standing to one side, the young deva Rohitassa said to the Blessed One:
“Is it possible, venerable sir, by travelling to know or to see or to reach the end of the world, where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn?” <143>
“As to that end of the world, friend, where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn—I say that it cannot be known, seen, or reached by travelling.” 180
“It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! How well this was stated by the Blessed One: ‘As to that end of the world, friend, … I say that it cannot be known, seen, or reached by travelling.’
“Once in the past, venerable sir, I was a seer named Rohitassa, son of Bhoja, possessed of spiritual power, able to travel through the sky. [62] My speed was such, venerable sir, that I could move just as swiftly as a firm- bowed archer—trained, skilful, practised, experienced—could easily shoot past the shadow of a palmyra tree with a light arrow.181 My stride was such, venerable sir, that it seemed to reach from the eastern ocean to the western ocean. Then, venerable sir, the wish arose in me: ‘I will reach the end of the world by travelling.’ <144> Possessing such speed and such a
stride, and having a life span of a hundred years, living for a hundred years, I travelled for a hundred years, without pausing except to eat, drink, take meals and snacks, to defecate and urinate, to sleep and dispel fatigue; yet I died along the way without having reached the end of the world.
“It is wonderful, venerable sir! It is amazing, venerable sir! How well this was stated by the Blessed One: ‘As to that end of the world, friend, where one is not born, does not age, does not die, does not pass away, and is not reborn—I say that it cannot be known, seen, or reached by travelling.’”
“However, friend, I say that without having reached the end of the world there is no making an end to suffering. It is, friend, in just this <145> fathom-high carcass endowed with perception and mind that I make known the world, the origin of the world, the cessation of the world, and the way leading to the cessation of the world.182
357 “The world’s end can never be reached By means of travelling [through the world], Yet without reaching the world’s end
There is no release from suffering.
358 “Therefore, truly, the world-knower, the wise one, Gone to the world’s end, fulfiller of the holy life, Having known the world’s end, at peace,
Longs not for this world or another.”
27 (7) Nanda
Standing to one side, the young deva Nanda recited this verse in the presence of the Blessed One:
359 “Time flies by, the nights swiftly pass; The stages of life successively desert us.
Seeing clearly this danger in death,
One should do deeds of merit that bring happiness.”
360 “Time flies by, the nights swiftly pass; The stages of life successively desert us. [63] Seeing clearly this danger in death,
A seeker of peace should drop the world’s bait.” <146>
28 (8) Nandivisāla
Standing to one side, the young deva Nandivisāla addressed the Blessed One in verse:
361 “Having four wheels and nine doors, Filled up and bound with greed,
Born from a bog, O great hero! How does one escape from it?”
362 “Having cut the thong and the strap, Having cut off evil desire and greed, Having drawn out craving with its root:
Thus one escapes from it.”
29 (9) Susīma
<147> At Sāvatthī. Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him: “Do you too, Ānanda, approve of Sāriputta?”183
“Indeed, venerable sir, who would not approve of the Venerable Sāriputta, unless he were foolish, full of hatred, deluded, or mentally deranged? The Venerable Sāriputta, venerable sir, is wise, one of great wisdom, of wide wisdom, of joyous wisdom, of swift wisdom, of sharp wisdom, of penetrative wisdom.184 The Venerable Sāriputta, venerable sir, has few wishes; he is content, secluded, aloof, energetic. The Venerable
Sāriputta, venerable sir, is one who gives advice, one who accepts advice, a reprover, one who censures evil. Indeed, venerable sir, who would not approve of the Venerable Sāriputta, unless he were foolish, full of hatred, deluded, or mentally deranged?” [64]
“So it is, Ānanda, so it is! Indeed, Ānanda, who would not approve of Sāriputta, unless he were foolish, full of hatred, deluded, or mentally deranged? Sāriputta, Ānanda, is wise ... (as above) <148>… unless he were mentally deranged?”
Then, while this praise of the Venerable Sāriputta was being spoken, the young deva Susīma, accompanied by a great assembly of young devas, approached the Blessed One.185 Having approached, he paid homage to the Blessed One, stood to one side, and said to him: “So it is, Blessed One! So it is, Fortunate One! Indeed, venerable sir, who would not approve of the Venerable Sāriputta … (all as above) <149>… unless he were mentally deranged? In my case too, venerable sir, no matter what assembly of young devas I have approached, I have often heard this same report: ‘The Venerable Sāriputta is wise … one who censures evil. Indeed, who would not approve of the Venerable Sāriputta, unless he were foolish, full of hatred, deluded, or mentally deranged?’”
Then, while this praise of the Venerable Sāriputta was being spoken, the young devas in Susīma’s assembly—elated, gladdened, full of rapture and joy—displayed diverse lustrous colours.186 Just as a beryl gem—beautiful, of fine quality, eight-faceted, of excellent workmanship—when placed on a brocade cloth, shines and beams and radiates, <150> so too the young devas in Susīma’s assembly [65] … displayed diverse lustrous colours.
And just as an ornament of finest gold—very skilfully burnished in a furnace by an adroit goldsmith—when placed on a brocade cloth, shines and beams and radiates, so too the young devas in Susīma’s assembly … displayed diverse lustrous colours.
And just as, when the night is fading, the morning star shines and beams and radiates, so too the young devas in Susīma’s assembly ... displayed diverse lustrous colours.187
And just as in the autumn, when the sky is clear and cloudless, the sun, ascending in the sky, <151> dispels all darkness from space as it shines and beams and radiates,188 so too the young devas in Susīma’s assembly— elated, gladdened, full of rapture and joy—displayed diverse lustrous colours.
Then, with reference to the Venerable Sāriputta, the young deva Susīma recited this verse in the presence of the Blessed One:
363 “He is widely known to be a wise man, Sāriputta, who is free of anger;
Of few wishes, gentle, tamed,
The seer adorned by the Teacher’s praise.”
Then the Blessed One, with reference to the Venerable Sāriputta, replied to the young deva Susīma in verse:
364 “He is widely known to be a wise man, Sāriputta, who is free of anger;
Of few wishes, gentle, tamed,
Developed, well tamed, he awaits the time.”189
30 (10) Various Sectarians
Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. Then, when the night had advanced, a number <152> of young devas, disciples of various sectarian teachers—Asama and Sahalī and Nirika and Ākoṭaka and Vetambarī and Māṇavagāmiya—of stunning beauty, [66] illuminating the entire Bamboo Grove, approached the Blessed One. Having approached, they paid homage to the Blessed One and stood to one side.190
Then, standing to one side, the young deva Asama spoke this verse referring to Pūraṇa Kassapa in the presence of the Blessed One:
365 “In injuring and killing here, In beating and extortion,
Kassapa did not recognize evil Nor see any merit for oneself.
He indeed taught what is worthy of trust:
That teacher deserves esteem.”191
Then the young deva Sahalī spoke this verse referring to Makkhali Gosāla in the presence of the Blessed One:192
366 “By austerity and scrupulousness <153> He attained complete self-restraint.
He abandoned contentious talk with people, Refrained from falsehood, a speaker of truth. Surely such a one does no evil.”193
Then the young deva Nirika spoke this verse referring to Nigaṇṭha Nātaputta in the presence of the Blessed One:
367 “A scrupulous discerning bhikkhu, Well restrained by the four controls, Explaining what is seen and heard:
Surely, he could not be a sinner.”194
Then the young deva Ākoṭaka spoke this verse referring to various sectarian teachers in the presence of the Blessed One:
368 “Pakudhaka Kātiyāna and the Nigaṇṭha, Along with Makkhali and Pūraṇa:
Teachers of companies, attained to ascetic stature:
They were surely not far from superior men.”195 <154>
Then the young deva Vetambarī replied to the young deva Ākoṭaka in verse:
369 “Even by howling along the wretched jackal Remains a vile beast, never the lion’s peer.
So though he be the teacher of a group, The naked ascetic, speaker of falsehood,
Arousing suspicion by his conduct,
Bears no resemblance to superior men.”196 [67]
Then Māra the Evil One took possession of the young deva Vetambarī and recited this verse in the presence of the Blessed One:197
370 “Those engaged in austerity and scrupulousness, Those protecting their solitude,
And those who have settled on form, Delighting in the world of devas: <155> Indeed, these mortals instruct rightly
In regard to the other world.”
Then the Blessed One, having understood, “This is Māra the Evil One,” replied to Māra the Evil One in verse:
371 “Whatever forms exist here or beyond, And those of luminous beauty in the sky, All these, indeed, you praise, Namuci, Like bait thrown out for catching fish.”198
Then, in the Blessed One’s presence, the young deva Māṇavagāmiya recited these verses referring to the Blessed One:
372 “Vipula is called the best of mountains Among the hills of Rājagaha,
Seta, the best of snow-clad mountains, The sun, the best of travellers in the sky.
373 “The ocean is the best body of water, The moon, the best of nocturnal lights, <156> But in this world together with its devas
The Buddha is declared supreme.”
[68] <157>
1