Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

21. Kinh Đế-Thích Sở Vấn

Dịch giả: Thích Minh Châu

Tụng phẩm I

1. Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn trú tại Magadha (Ma-kiệt-đà) phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasaṇḍā, (Am-bà-la) trên ngọn núi Vediya (Tỳ-đà Sơn) phía Bắc ngôi làng, trong hang Indasāla (Nhơn-đà-sa-la). Lúc bấy giờ, Thiên chủ Sakka (Ðế-thích) náo nức muốn chiêm ngưỡng Thế Tôn.

Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ: "Nay Thế Tôn ở tại chỗ nào, vị A La Hán, Chánh Ðẳng Giác?" Thiên chủ Sakka thấy Thế Tôn trú tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá tại làng Bà-la-môn tên Ambasaṇḍā, trên ngọn núi Vediya, phía Bắc ngôi làng trong hang Indasāla. Thấy vậy, Thiên chủ Sakka nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên:

- Này Quý vị, Thế Tôn trú ngụ tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasaṇḍā, trên ngọn núi Veidya, phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasāla. Này quí vị, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài. - Chư Thiên ở Tam thập tam thiên trả lời Thiên chủ Sakka.

2. Rồi Thiên chủ Sakka, nói với Pañcasikha (Ngũ Kế), con của Càn-thát-bà:

- Này Khanh Pañcasikha, Thế Tôn nay trú tại Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn tên Ambasaṇḍā, trên ngọn núi Vediya phía Bắc ngôi làng, trong hang núi Indasāla. Này Khanh Pañcasikha, chúng ta hãy đến chiêm ngưỡng Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài. Pañcasikha, con của Càn-thát-bà, vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đi theo Thiên chủ Sakka.

Rồi Thiên chủ Sakka, với chư Thiên ở Tam thập tam thiên tháp tùng xung quanh, với Pañcasikha, con của Càn-thát-bà đi trước, như người lực sĩ duỗi cánh tay co lại, hay co lại cánh tay duỗi ra, biến mất ở cõi Tam thập tam thiên, hiện ra ở Magadha, phía Ðông thành Vương Xá, tại làng Bà-la-môn Ambasaṇḍā và đứng trên núi Vediya, phía Bắc ngôi làng.

3. Lúc bấy giờ núi Vediya chói hào quang rực rỡ, ngôi làng Bà-la-môn Ambasaṇḍā cũng vậy, đều nhờ thần lực chư Thiên. Và dân chúng ở những làng xung quanh nói rằng:

- Núi Vediya hôm nay thật sự bị cháy, núi Veidya hôm nay thật sự có lửa đỏ rực, núi Vediya lại chói hào quang rực rỡ, làng Bà-la-môn Ambasaṇḍā cũng vậy.

Và dân chúng lo âu, lông tóc dựng ngược.

4. Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pañcasikha, con của Càn-thát-bà:

- Này Khanh Pañcasikha, chư Như Lai thật khó lại gần đối với người như ta. Các Ngài nhập Thiền, hoan hỷ trong Thiền, và với mục đích ấy, an lặng tịnh cư. Vậy Khanh Pañcasikha trước tiên làm cho Thế Tôn hoan hỷ, sau sự hoan hỷ do Khanh tác động, chúng ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác.

- Xin vâng, mong an lành đến với Ngài.
Pañcasikha, con của Càn-thát-bà vâng lời Thiên chủ Sakka, cầm cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và đến tại hang núi Indasāla. Khi đến xong, Pañcasikha đứng lại một bên và suy nghĩ: "Ta đứng đây, không quá xa Thế Tôn, cũng không quá gần. Và tiếng sẽ được Ngài nghe".

Ðứng một bên, Pañcasikha, con của Càn-thát-bà gảy cây đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục:

5. Ôi Suriya Vaccasā!
Ta đảnh lễ Timbarū,
Bậc phụ thân của nàng,
Ðã sanh nàng thiện nữ,

Nguồn hạnh phúc của ta,
Như gió cho kẻ mệt.
Như nước cho kẻ khát,
Nàng là tình của ta.

Như pháp với Ứng Cúng,
Như thuốc cho kẻ bệnh,
Như đồ ăn kẻ đói,
Thiên nữ với nước mắt.
Hãy dập tắt lửa tình!

Như voi bị nắng thiêu,
Tẩm mình hồ nước mát,
Có cánh sen, nhụy sen.
Cũng vậy, ta muốn chìm,
Chìm sâu vào ngực nàng.

Như voi bị xiềng xích,
Hất móc câu, gậy nhọn,
Ta điên vì ngực nàng,
Hành động ta rối loạn.

Tâm ta bị nàng trói,
Di chuyển thật vô phương,
Rút lui cũng bất lực,
Như cá đã mắc câu.

Hiền nữ hãy ôm ta,
Trong cánh tay của nàng!
Hãy ôm ta, nhìn ta,
Trong ánh mắt dịu hiền.
Hãy ghì chặt lấy ta,
Thiện nữ! Ta van nàng!

Ôi Hiền nữ suối tóc,
Ái dục ta có bao!
Nhưng nay đã tăng bội,
Như đồ chúng La Hán!

Mọi công đức ta làm,
Dâng lên bậc La Hán,
Ôi Kiều nữ toàn thiện,
Nàng là quả cho ta.

Công đức khác của ta,
Ðã làm trên đời này!
Ôi Kiều nữ toàn thiện,
Nàng là quả của ta!

Vị Thích tử thiền tu,
Nhứt tâm và giác tỉnh,
Tìm cầu đạo Bất tử,
Cũng vậy ta cầu nàng!

Như người tu sung sướng,
Chứng Bồ Ðề tối thượng.
Kiều nữ, ta sung sướng,
Ðược nhập một với nàng,

Nếu Thiên chủ Sakka,
Cho ta một ước nguyện,
Ta ước nguyện được nàng,
Vì ta quá yêu nàng!

Như sa-la sanh quả,
Tuệ Nữ, phụ thân nàng!
Ta sẽ đảnh lễ ngài,
Vì sanh nàng vẹn toàn!

6. Khi được nghe vậy, Thế Tôn nói với Pañcasikha, con của Càn-thát-bà:

- Này Pañcasikha, huyền âm của Ngươi khéo hòa điệu với giọng ca của Ngươi, và giọng ca của Ngươi khéo hòa điệu với huyền âm của Ngươi. Này Pañcasikha, do vậy huyền âm của Ngươi không thêm mầu sắc cho giọng ca, hay giọng ca của Ngươi không thêm màu sắc cho huyền âm của Ngươi. Này Pañcasikha, Ngươi học tại chỗ nào những bài kệ liên hệ đến Phật, Pháp, đến A La Hán, đến ái dục như vậy?

- Bạch Thế Tôn, một thời Thế Tôn an trú ở Uruvelā, bên bờ sông Nerañjarā (Ni-liên-thiền), dưới gốc cây Ajapāla Nigrodha, khi mới thành Chánh Ðẳng Giác. Lúc bấy giờ, con yêu con gái của Timbarū, vua Càn-thát-bà, tên là Bhaddā với biệt hiệu Suriyavaccasā. Nhưng bạch Thế Tôn, thiếu nữ lại yêu một người khác, tên là Sikhaddhi, con của Mātali người đánh xe. Bạch Thế Tôn, con không có phương tiện nào khác để chiếm được thiếu nữ. Con cầm đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva, đến tại trú xá của Timbarū, vua Càn-thát-bà. Khi đến xong, con gảy đàn cầm bằng gỗ vàng Beluva và nói lên bài kệ này, liên hệ đến Phật, đến Pháp, đến A La Hán và đến ái dục:

7. Ôi Suriya Vaccasā!
Ta đảnh lễ Timbaru,
Bậc phụ thân của nàng,
Ðã sanh nàng thiện nữ,
Nguồn hạnh phúc của ta,
… Như sa-la sanh quả,
Tuệ Nữ, phụ thân nàng!
Ta sẽ đảnh lễ ngài,
Vì sanh nàng vẹn toàn!

Bạch Thế Tôn, sau khi nghe nói vậy, Bhaddā Suriyavaccasā nói với con như sau:

"Này Hiền giả, tôi chưa được thấy Thế Tôn tận mặt. Nhưng tôi có nghe đến Thế Tôn, khi tôi đến múa tại Thiện Pháp đường của chư Thiên ở Tam thập tam thiên. Vì Hiền giả đã tán dương Thế Tôn như vậy, vậy hôm nay chúng ta sẽ gặp nhau".

Bạch Thế Tôn, rồi con được gặp nàng, không phải hôm ấy, nhưng về sau.

8. Rồi Thiên chủ Sakka suy nghĩ như sau:

"Pañcasikha, con của Càn-thát-bà hoan hỷ đàm luận với Thế Tôn. Và Thế Tôn đối với Pañcasikha cũng vậy".

Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pañcasikha, con của Càn-thát-bà:

- Này Khanh Pañcasikha, hãy thay mặt ta, đảnh lễ Thế Tôn và nói: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn".

- Xin vâng, mong an lành đến cho Ngài.

Pañcasikha, con của Càn-thát-bà vâng theo lời dặn của Thiên chủ Sakka, đảnh lễ Thế Tôn và nói:

- Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng với đình thần và thuộc hạ, đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn.

- Này Pañcasikha, mong hạnh phúc đến với Thiên chủ Sakka, với các đình thần và các thuộc hạ! Chư Thiên, loài Người, Asurā, Nāgā, Gandhabba, đều ao ước hạnh phúc. Các loại chúng sanh khác cũng vậy.

Như vậy, các Như Lai chào đón thượng chúng. Ðược chào đón như vậy, Thiên chủ Sakka bước vào hang Indasāla của Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và đứng một bên. Chư Thiên ở Tam thập tam thiên cũng bước vào hang Indasāla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Pañcasikha, con của Càn-thát-bà cũng bước vào hang Indasāla, đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên.

9. Lúc bấy giờ, trong hang Indasāla, những con đường gồ ghề được làm bằng phẳng, những khoảng chật hẹp được làm cho rộng rãi, trong hang tối tăm có hào quang chiếu sáng, đó là nhờ thần lực của chư Thiên. Rồi Thế Tôn nói với Thiên chủ Sakka:

- Thật là hy hữu, Ðại đức Kosiya! Thật là kỳ diệu, Ðại đức Kosiya, tuy có nhiều trách nhiệm phải gánh vác, có nhiều công tác phải làm, mà vẫn đến đây được!

- Bạch Thế Tôn, đã từ lâu con muốn đến để yết kiến Thế Tôn, nhưng bị ngăn trở bởi các công việc này, công việc khác phải làm cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên, và do vậy không thể đến yết kiến Thế Tôn được. Bạch Thế Tôn, một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá Vệ), tại cốc Salala. Bạch Thế Tôn, rồi con đến Sāvatthi để yết kiến Thế Tôn.

10. Lúc bấy giờ, Thế Tôn đang ngồi nhập định và Bhuñjatī, vợ của Vessavana đang đứng hầu Thế Tôn, đảnh lễ chắp tay. Bạch Thế Tôn, rồi con nói với Bhuñjatī:

- Này Hiền tỷ, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka với đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn.

Ðược nghe nói vậy, Bhuñjatī nói với con:

- Thiện hữu, nay không phải thời để yết kiến Thế Tôn. Thế Tôn đang an lặng tịnh cư.

- Này Hiền tỷ, khi nào xuất định, hãy thay mặt ta đảnh lễ Thế Tôn và thưa: "Bạch Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng đình thần và thuộc hạ đầu diện tiếp túc đảnh lễ Thế Tôn."

Bạch Thế Tôn, không hiểu Bhunjãti có thay mặt con đảnh lễ Thế Tôn không? Thế Tôn có nhớ lời bà ấy nói không?

- Này Thiên chủ, bà ấy có đảnh lễ Ta. Ta có nhớ lời bà ấy nói. Chính tiếng bánh xe của Ngài đã khiến Ta xuất định.

11. Bạch Thế Tôn, có chư Thiên được sanh lên Tam thập tam thiên trước chúng con, chính chúng con tận mắt được nghe chư Thiên ấy nói như sau: "Khi Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, Thiên giới được hưng thịnh và Asura giới bị suy vong".

Bạch Thế Tôn, chính con có thể thấy và xác chứng rằng khi nào Như Lai, bậc A La Hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, thì Thiên giới được hưng thịnh và Asura giới bị suy vong.

Bạch Thế Tôn ở đây, tại Kapilavatthu, có Thích nữ tên là Gopikā, có lòng tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, và gìn giữ đầy đủ giới luật. Thích nữ này, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, khi thân hoại mạng chung được sanh lên Thiên giới, thiện thú, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, sanh ra làm con của chúng con. Và ở đấy, nàng được gọi là Thiên tử Gopikā, Thiên tử Gopikā.

Bạch Thế Tôn, lại có ba Tỷ Kheo khác sống phạm hạnh với Thế Tôn và sanh vào Càn-thát-bà giới hạ đẳng. Họ sống được bao vây thọ hưởng năm món dục tăng thịnh và thường hay đến hầu hạ săn sóc chúng con. Chúng con được họ đến hầu hạ và săn sóc chúng con như vậy, Thiên tử Gopikā mới trách la họ như sau: "Chư Thiện hữu, tai các Người ở đâu mà không nghe Pháp của Thế Tôn. Chính ta xưa là đàn bà, tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, gìn giữ giới luật, loại bỏ tâm niệm đàn bà, tu tập tâm niệm đàn ông, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, nhập chúng với chư Thiên ở Tam thập tam thiên, làm con của Thiên chủ Sakka và được gọi là Thiên tử Gopikā.

Chư Thiện hữu, các Người tu hành phạm hạnh với Thế Tôn, được sanh vào Càn-thát-bà giới hạ đẳng. Thật là điều không mấy tốt đẹp, khi chúng con thấy những vị đồng môn lại phải sanh vào hạ đẳng Càn-thát-bà giới. Bạch Thế Tôn, trong chư Thiên bị Thiên tử Gopikā trách mắng như vậy, hai vị Thiên, ngay trong hiện tại, chứng được chánh niệm và sanh làm phụ tá cho Phạm thiên. Còn một vị Thiên sống thọ hưởng dục lạc.

12
Ta đệ tử pháp nhãn,
Tên gọi Gopikā,
Ta tin Phật, Pháp, Tăng.
Tâm niệm rất hoan hỷ.

Nhờ Thiện pháp chư Phật,
Sanh con Thần Sakka,
Hào quang, sanh Thiên giới,
Ðược tên Gopikā.

Ta thấy ba Tỷ Kheo,
Hạ sanh Càn-thát-bà!
Ðệ tử Gotama,
Trước sanh làm con Người,
Ta cúng dường ẩm thực,
Hầu hạ trú xứ ta.

Mắt Hiền giả ở đâu?
Không nắm giữ Pháp, Phật,
Chánh pháp tự giác hiểu,
Bậc Pháp nhãn khéo giảng.
Ta chỉ hầu Quý vị,
Ðược nghe Pháp bậc Thánh.

Ta là con Sakka,
Có thần lực hào quang,
Ðược sanh lên Thiên giới.
Các người hầu Thế Tôn,
Sống phạm hạnh tối thượng,
Nay phải sanh hạ thân,
Mất thượng sanh hạ phẩm.

Ta nhìn thật khó chịu,
Thấy đồng môn hạ sanh
Với thân Càn-thát-bà,
Phải hầu hạ chư Thiên.

Từ địa vị cư sĩ,
Ta thấy rõ khác biệt.
Trước bà, nay đàn ông.
Ta sanh Thiên, hưởng dục.

Bị Gopikā trách mắng,
Ưu phiền đồng phát nguyện,
Phải thăng tiến nỗ lực,
Không nô lệ cho ai!


Hai trong ba vị này,
Bắt đầu hành tinh tấn,
Nhờ Gotama dạy,
Chúng tẩy sạch tâm uế,
Thấy nguy hiểm dục vọng.

Như voi bỏ dây cương,
Các vị vượt Tam thiên,
Vứt bỏ dục kiết sử,
Quỷ triền phược khó vượt,


Cùng Sakka, Pajāpati.
Hội chúng Thiện Pháp đường
Vượt quá vị đang ngồi,
Anh hùng ly dục cấu.


Thấy chúng khỏi lo ngại,
Vasava giữa Thiên chúng,
Xem chúng sinh hạ phẩm,
Nay vượt qua Tam thiên.

Suy tư lời ưu phiền,
Gopaka với Vāsava:
Ðế Thích ở nhân giới,
Ðức Phật gọi Thích Ca
Ðã chinh phục dục vọng.

Chúng là con của Ngài,
Thất niệm khi mệnh chung,
Nhờ Ta lấy chánh niệm.

Một trong ba vị ấy,
Mang thân Càn-thát-bà.
Hai vị hướng Chánh giác,
Bỏ Thiên giới, nhập thiền.

Ðừng đệ tử nào nghi,
Vị ở đây chứng pháp.
Chúng ta đảnh lễ Phật.

Vị vượt khỏi bộc lưu,
Ðã diệt trừ nghi ngờ,
Bậc chiến thắng muôn loài.

Chính ở đây, chứng pháp,
Tấn bước đạt thù thắng,
Hai vị đạt thắng vị,

Hơn phụ tá Phạm thiên,
Ôi Thiện hữu chúng tôi.
Ðến đây để chứng pháp.
Nếu Thế Tôn cho phép,
Chúng con hỏi Thế Tôn.

13. Rồi Thế Tôn suy nghĩ: "Ðã lâu, Sakka này sống đời trong sạch. Câu hỏi gì Sakka hỏi Ta, đều hỏi có lợi ích, không phải không lợi ích. Câu hỏi gì hỏi Ta, Ta sẽ trả lời; và Sakka sẽ hiểu một cách mau chóng".

Rồi Thế Tôn nói bài kệ sau đây với Thiên chủ Sakka:

Vāsava hãy hỏi Ta,
Những gì tâm Ngươi muốn!
Mỗi câu hỏi của Ngươi,
Ta làm Ngươi thỏa mãn.



Tụng phẩm II

1. Sau khi được phép, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn câu hỏi đầu tiên:

- Bạch Thế Tôn, do kiết sử gì, các loài Thiên, Nhân, Asura, Nāga, Càn-thát-bà, và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù?

Ðó là hình thức câu hỏi thứ nhất, Thiên chủ Sakka hỏi Thế Tôn. Và Thế Tôn trả lời câu hỏi ấy như sau:

- Do tật đố và xan tham, các loài Thiên, Nhân, Asura, Nāga, Càn-thát-bà và tất cả những loài khác, dân chúng ao ước: "Không hận thù, không đả thương, không thù nghịch, không ác ý, chúng ta sống với nhau không hận thù". Thế mà với hận thù, với đả thương, với thù nghịch, với ác ý, họ sống với nhau trong hận thù.

Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con diệt tận, do dự của con tiêu tan.

2. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ câu trả lời Thế Tôn, liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, tật đố, xan tham, do nhân duyên gì, do tập khởi gì, cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì tật đố, xan tham có mặt? Cái gì không có mặt, thì tật đố xan tham không có mặt?

- Này Thiên chủ, tật đố và xan tham do ưa ghét làm nhân duyên, do ưa ghét làm tập khởi, ưa ghét khiến chúng sanh khởi, ưa ghét khiến chúng hiện hữu, ưa ghét có mặt thì tật đố, xan tham có mặt; ưa ghét không có mặt thì tật đố, xan tham không có mặt.

- Bạch Thế Tôn, ưa ghét do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến chúng sanh khởi, cái gì khiến chúng hiện hữu, cái gì có mặt thì ưa ghét có mặt? Cái gì không có mặt thì ưa ghét không có mặt?

- Này Thiên chủ, ưa ghét do dục làm nhân duyên, do dục làm tập khởi, dục khiến chúng sanh khởi, dục khiến chúng hiện hữu. Dục có mặt thì ưa ghét có mặt; dục không có mặt thì ưa ghét không có mặt.

- Bạch Thế Tôn, nhưng dục do nhân duyên gì, do tập khởi gì? Cái gì khiến dục sanh khởi, cái gì khiến dục hiện hữu? Cái gì có mặt thì dục có mặt? Cái gì không có mặt thì dục không có mặt?

- Này Thiên chủ, dục do tầm làm nhân duyên, do tầm làm tập khởi; tầm khiến dục sanh khởi, tầm khiến dục hiện hữu. Tầm có mặt thì dục có mặt; tầm không có mặt thì dục không có mặt.

- Bạch Thế Tôn, tầm lấy gì làm nhân duyên, lấy gì làm tập khởi? Cái gì khiến tầm sanh khởi, cái gì khiến tầm hiện hữu? Cái gì có mặt thì tầm có mặt? Cái gì không có mặt thì tầm không có mặt?

- Này Thiên chủ, tầm lấy cái loại vọng tưởng hý luận làm nhân duyên, lấy các loại vọng tưởng hý luận làm tập khởi. Các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm sanh khởi, các loại vọng tưởng hý luận khiến tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hý luận có mặt thì tầm có mặt. Do các loại vọng tưởng hý luận không có mặt thì tầm không có mặt".

3. Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như thế nào? Phải thành tựu con đường nào thích hợp và hướng dẫn diệt trừ các loại vọng tưởng hý luận?

- Này Thiên chủ, Ta nói hý luận có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa.

Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại phải thân cận, một loại phải tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời hỷ ấy cần phải tránh xa. Ở đây loại hỷ nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với hỷ này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời hỷ ấy nên thân cận.

Ở đây, có hỷ câu hữu với tầm, câu hữu với tứ; có hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại hỷ không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói hỷ có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói ưu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời ưu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại ưu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với ưu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời ưu ấy nên thân cận. Ở đây, có ưu câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại ưu không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói ưu là hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói xả cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì, tuyên bố như vậy? Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thời xả ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại xả nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với xả này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thời xả ấy nên thân cận. Ở đây, có xả câu hữu với tầm, câu hữu với tứ, có xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ. Các loại xả không câu hữu với tầm, không câu hữu với tứ thì thù thắng hơn.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng xả có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải chứng đạt như vậy, phải thành tựu con đường như vậy, mới thích hợp và hướng dẫn đến sự diệt trừ các vọng tưởng hý luận.

Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con được diệt tận, do dự của con được tiêu tan.

4. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ câu trả lời của Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như thế nào?

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì thân hành ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại thân hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với thân hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì thân hành ấy cần phải thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng thân hành có hai loại, một loại cần thân cận, một loại cần tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì khẩu hành ấy phải tránh xa. Ở đây, loại khẩu hành nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với khẩu hành này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì khẩu hành ấy cần phải thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng khẩu hành có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy, là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu cũng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Lời tuyên bố là như vậy. Do nhân duyên gì tuyên bố như vậy? Ở đây loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận với tầm cầu này, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm", thì loại tầm cầu ấy cần phải tránh xa. Ở đây, loại tầm cầu nào có thể biết được: "Khi tôi thân cận loại tầm cầu này, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng", thì loại tầm cầu ấy nên thân cận.

Này Thiên chủ, Ta nói rằng tầm cầu có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Sở dĩ có lời tuyên bố như vậy là do nhân duyên như vậy.

Này Thiên chủ, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như vậy, phải thành tựu biệt giải thoát luật nghi như vậy!

Ðó là hình thức Thế Tôn trả lời câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.

5. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn liền hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, vị Tỷ Kheo phải thành tựu như thế nào, phải thành tựu hộ trì các căn như thế nào?

- Này Thiên chủ, sắc do mắt phân biệt. Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa. Này Thiên chủ, tiếng do tai phân biệt... hương do mũi phân biệt... vị do lưỡi phân biệt... xúc do thân phân biệt... Này Thiên chủ, pháp do ý phân biệt, Ta nói rằng có hai loại, một loại nên thân cận, một loại nên tránh xa.

Ðược nghe như vậy, Thiên chủ Sakka bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt được con hiểu một cách rộng rãi. Bạch Thế Tôn, loại sắc do mắt phân biệt, khi con thân cận mà bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại sắc nào do mắt phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại sắc do mắt phân biệt ấy nên thân cận.

Bạch Thế Tôn, loại tiếng nào do tai phân biệt... loại hương nào do mũi phân biệt... loại vị nào do lưỡi phân biệt... loại xúc nào do thân phân biệt...

loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp tăng trưởng, thiện pháp suy giảm, thời loại pháp ấy nên tránh xa. Bạch Thế Tôn, loại pháp nào do ý phân biệt, khi con thân cận, bất thiện pháp suy giảm, thiện pháp tăng trưởng, thời loại pháp ấy nên thân cận.

Bạch Thế Tôn, vấn đề Thế Tôn nói một cách tóm tắt, được con hiểu một cách rộng rãi. Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ của con tiêu tan, do dự của con diệt tận.

6. Như vậy sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy Thế Tôn, Thiên chủ Sakka lại hỏi câu hỏi tiếp:

- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà-la-môn đều đồng một tư tưởng, đồng một giới hạnh, đồng một mong cầu, đồng một chí hướng?

- Này Thiên chủ, tất cả Sa Môn, Bà-la-môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng!

- Bạch Thế Tôn, vì sao cả Sa Môn, Bà-la-môn không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng?

- Này Thiên chủ, thế giới này gồm có nhiều loại giới, nhiều giới sai biệt. Trong thế giới gồm có nhiều loại giới và nhiều giới sai biệt này, các loại hữu tình tự nhiên thiên chấp một loại giới nào, và khi đã thiên chấp, trở thành Kiên trì, cố thủ, với định kiến: "Ðây là sự thật, ngoài ra toàn là si mê". Do vậy, tất cả Sa Môn, Bà-la-môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một cứu cánh, không đồng một mong cầu, không đồng một chí hướng.

- Bạch Thế Tôn, có phải tất cả vị Sa Môn, Bà-la-môn đều đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích?

- Này Thiên chủ, tất cả vị Sa Môn, Bà-la-môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

Bạch Thế Tôn, vì sao tất cả Sa môn, Bà-la-môn, không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích?

- Này Thiên chủ, chỉ những vị Sa môn Bà-la-môn nào đã giải thoát tham ái, những vị ấy mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích. Do vậy, tất cả vị Sa môn, Bà-la-môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích.

Ðó là hình thức câu trả lời Thế Tôn cho câu hỏi Thiên chủ Sakka. Sung sướng, Thiên chủ Sakka hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn và nói:

- Như vậy là phải, bạch Thế Tôn! Như vậy là phải, bạch Thiện Thệ! Sau khi nghe Thế Tôn trả lời câu hỏi, nghi ngờ con được diệt tận, do dự con được tiêu tan.

7. Thiên chủ Sakka, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn liền hỏi câu tiếp:

- Bạch Thế Tôn, tham ái là bệnh tật, tham ái là mụn nhọt, tham ái là mũi tên, tham ái dắt dẫn con người tái sanh đời này, đời khác, khiến con người khi cao, khi thấp. Bạch Thế Tôn, trong khi các Sa môn, Bà-la-môn khác ngoài giáo phái của Ngài không cho con dịp để hỏi những câu hỏi, thời Thế Tôn lại trả lời những câu hỏi ấy cho con, giảng giải rất lâu cho con, khiến mũi tên nghi ngờ, do dự của con được Thế Tôn rút nhổ đi.

- Này Thiên chủ, Ngươi có biết những câu hỏi ấy cũng được Ngươi hỏi các vị Sa môn, Bà-la-môn khác không?

- Bạch Thế Tôn, con được biết những câu hỏi ấy cũng được con hỏi các vị Sa môn, Bà-la-môn khác.

- Này Thiên chủ, những vị ấy trả lời với Ngươi như thế nào, nếu không gì trở ngại hãy nói cho biết.

- Bạch Thế Tôn, không gì trở ngại cho con, khi Thế Tôn ngồi nghe hay những vị như Thế Tôn.

- Này Thiên chủ, vậy Ngươi hãy nói đi.

- Bạch Thế Tôn, những vị Sa môn, Bà-la-môn mà con nghĩ là những vị sống trong rừng an tịnh, xa vắng, con đi đến những vị ấy và hỏi những câu hỏi ấy. Các vị này không trả lời cho con, không trả lời lại hỏi ngược con: "Tôn giả tên gì?" Ðược hỏi vậy con trả lời: "Chư Hiền giả, tên là Thiên chủ Sakka." Rồi những vị ấy lại hỏi thêm con câu nữa: "Do công việc gì Tôn giả Thiên chủ lại đến chỗ này?"

Con liền giảng cho những vị ấy Chánh pháp như con đã được nghe và đã được học. Chỉ được từng ấy, các vị hoan hỷ và nói: "Chúng tôi đã được thấy Thiên chủ Sakka. Những điều gì chúng tôi hỏi, vị ấy đều trả lời cho chúng tôi." Không những vậy, các vị này trở thành đệ tử của con, chớ không phải con là đệ tử của các vị ấy. Bạch Thế Tôn, nhưng con là đệ tử của Thế Tôn, đã chứng Dự lưu, không còn bị rơi vào đọa xứ, chắc chắn sẽ được giác ngộ.

- Này Thiên chủ, Ngươi có biết trước kia Ngươi không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?

- Bạch Thế Tôn, trước kia con không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được an lạc như vậy.

- Này Thiên chủ, như thế nào, Ngươi biết được trước kia không bao giờ có sự thoải mái như vậy, có được sự hỷ lạc như vậy?

- Bạch Thế Tôn, thuở xưa, một trận chiến tranh xẩy ra giữa chư Thiên và các vị Asura. Bạch Thế Tôn, trong trận chiến tranh này, chư Thiên thắng trận, các loài Asura bại trận. Bạch Thế Tôn sau khi thắng trận, con là người thắng trận, con suy nghĩ: "Nay cam lồ của chư Thiên và cam lồ của Asura, cả hai loại cam lồ, chư Thiên sẽ được nếm."

Bạch Thế Tôn, thoải mái ấy, hỷ lạc ấy do gậy trượng đem lại, do đao kiếm đem lại, không đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn. Bạch Thế Tôn, thoải mái này, hỷ lạc này nhờ nghe Chánh pháp Thế Tôn đem lại, không do gậy trượng, không do đao kiếm, sẽ đưa đến yểm ly, ly dục, tịch diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ và Niết bàn.

8. - Này Thiên chủ, khi Ngươi cảm thọ sự thoải mái và hỷ lạc như vậy, Ngươi cảm thấy những lợi ích gì?

- Bạch Thế Tôn, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy, con cảm thấy có sáu lợi ích như sau:

Nay con đứng tại đây,
Với thân một vị Thiên.
Con thấy được tái sanh,
Bạch Ngài, hãy biết vậy.

Bạch Thế Tôn đó là điều lợi thứ nhất con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái hỷ lạc như vậy.

Sau khi chết con bỏ,
Thân chư Thiên, phi nhân,
Không muội lược, con đi,
Ðến bào thai con thích.

Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ hai, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.

Câu hỏi được đáp rõ,
Hoan hỷ trong Chánh giáo.
Con sống với Chánh trí,
Giác tỉnh và Chánh niệm.

Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi thứ ba, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.

Con sống với Chánh trí,
Sẽ được quả Bồ đề,
Sống làm vị Chánh giác,
Ðời này đời cuối cùng.

Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ tư, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.

Chết từ thân con Người,
Con từ bỏ thân Người,
Con sẽ thành chư Thiên,
Trong Thiên giới vô thượng.

Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ năm, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái, và hỷ lạc như vậy.

Thù thắng hơn chư Thiên,
Akanittha danh xưng,
Sống đời sống cuối cùng,
Như vậy nơi an trú.

Bạch Thế Tôn, đó là điều lợi ích thứ sáu, con cảm thấy, khi con cảm thọ thoải mái và hỷ lạc như vậy.

9. Tâm tư không thỏa mãn,
Nghi ngờ và do dự,
Con sống cầu Như Lai,
Thời gian khá lâu dài!

Con nghĩ các Sa môn,
Sống một mình cô độc,
Là bậc Chánh Ðẳng Giác,
Nghĩ vậy con tìm gặp.

Làm thế nào thành công?
Làm thế nào thất bại?
Ðược hỏi câu hỏi vậy?
Không thể chỉ đường hướng.

Biết con là Sakka,
Bậc Thiên chủ, đã đến!
Họ liền gạn hỏi con,
Ðến đây có việc gì?

Con liền giảng Chánh pháp,
Con cho họ được nghe.
Hoan hỷ, họ bèn nói:
"Vāsava làm họ thấy!"

Khi con được thấy Phật,
Nghi ngờ đều tiêu tan.
Nay con sống vô úy,
Hầu hạ bậc Chánh Giác.

Mũi tên độc tham ái,
Ðấng Chánh Giác nhổ lên,
Con đảnh lễ Ðại Hùng,
Bậc thân tộc mặt trời.

Tôn giả như Phạm thiên,
Nay con đảnh lễ Ngài,
Nay con kính lễ Ngài!

Ngài là bậc Chánh Giác,
Bậc Ðạo Sư vô thượng,
Trong đời kể chư Thiên,
Không ai so sánh Ngài!

10. Rồi Thiên chủ Sakka nói với Pañcasikha, con của Càn-thát-bà:

- Này Khanh Pañcasikha, Ngươi đã giúp ta nhiều việc. Trước nhờ Ngươi làm Thế Tôn bằng lòng, sau khi Ngươi làm cho bằng lòng, ta mới đến yết kiến Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh Ðẳng Giác. Ta sẽ đóng vai trò thân phụ cho Ngươi, Ngươi sẽ là Vua loài Càn-thát-bà. Ta sẽ cho Ngươi Bhaddā Suriya Vaccasā, người mà ngươi ao ước.

Rồi Thiên chủ Sakka, lấy tay sờ đất, đọc lên ba lần bài kệ cảm hứng như sau:

Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La hán, Chánh Giác!

Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La hán, Chánh Giác!

Ðảnh lễ đấng Thế Tôn,
Bậc La hán, Chánh Giác!

Khi lời tuyên thuyết này được tụng đọc, pháp nhãn thanh tịnh vô cấu, khởi lên cho Thiên chủ Sakka: "Phàm pháp gì tập sanh, pháp ấy sẽ bị hoại diệt." Ngoài ra, tám vạn chư Thiên cũng chứng quả tương tợ.

Ðó là những câu hỏi, Thiên chủ Sakka được mời hỏi và được Thế Tôn trả lời. Do vậy, cuộc đối thoại này cũng được gọi là Những Câu Hỏi Của Sakka (Ðế-thích sở vấn).


21. Sakka’s Questions - A God Consults the Buddha

Translated by: Maurice Walshe



[263] 1.1. THUS HAVE I HEARD.579 Once the Lord was staying in Magadha, to the east of Rājagaha, by a Brahmin village called Ambasaṇḍā, to the north of the village on Mount Vediya, in the Indasāla Cave.580 And at that time Sakka, lord of the gods,581 felt a strong desire to see the Lord.

And Sakka thought: ‘Where is the Blessed Lord, the fully-enlightened Buddha, now staying?’ Then, perceiving where the Lord was, Sakka said to the Thirty-Three Gods:

‘Gentlemen, the Blessed Lord is staying in Magadha... in the Indasāla Cave. How would it be if we were to go and visit the Lord?’

‘Very good, Lord, and may good fortune go with you’, replied the Thirty-Three Gods.

1.2. Then Sakka said to Pañcasikha of the gandhabbas: [264]

‘The Blessed Lord is staying in Magadha... in the Indasāla Cave. I propose to go to visit him.’

‘Very good, Lord’, said Pañcasikha and, taking his yellow beluva-wood lute,582 he followed in attendance on Sakka.

And, just as swiftly as a strong man might stretch forth his flexed arm, or flex it again, Sakka, surrounded by the Thirty-Three Gods and attended by Pañcasikha, vanished from the heaven of the Thirty-Three and appeared in Magadha... on Mount Vediya.

1.3. Then a tremendous light shone over Mount Vediya, illuminating the village of Ambasaṇḍā — so great was the power of the gods — so that in the surrounding villages they were saying:

‘Look, Mount Vediya is on fire today — it’s burning — it’s in flames! What is the matter, that Mount Vediya and Ambasaṇḍā are lit up like this?’

and they were so terrified that their hair stood on end.

1.4. Then Sakka said:

‘Pañcasikha, [265] it is hard for the likes of us to get near the Tathāgatas when they are enjoying the bliss of meditation,583 and therefore withdrawn. But if you, Pañcasikha, were first to attract584 the ear of the Blessed Lord, then we might afterwards be able to approach and see the Blessed Lord, the fully-enlightened Buddha.’

‘Very good, Lord’, said Pañcasikha and, taking his yellow beluva-wood lute, he approached the Indasāla Cave. Thinking: ‘As far as this is neither too far nor too near to the Lord, and he will hear my voice’,

he stood to one side. Then, to the strains of his lute, he sang these verses extolling the Buddha, the Dhamma, the Arahants, and love:585

1.5. ‘Lady, your father Timbarū greet,
Oh Sunshine586 fair, I give him honour due,
By whom was sired a maid as fair as you
Who are the cause of all my heart’s delight.

Delightful as the breeze to one who sweats,
Or as a cooling draught to one who thirsts,
Your radiant beauty is to me as dear
As the Dhamma is to Arahants. [266]

Just as medicine to him who’s ill,
Or nourishment to one who’s starving still,
Bring me, gracious lady, sweet release
With water cool from my consuming flames.

The elephant, oppressed by summer heat,587
Seeks out a lotus-pool upon which float
Petals and pollen of that flower,
So into your bosom sweet I’d plunge.

As an elephant, urged by the goad,
Pays no heed to pricks of lance and spear,
So I, unheeding, know not what I do,
Intoxicated by your beauteous form.

By you my heart is tightly bound in bonds,
All my thoughts are quite transformed, and I
Can no longer find my former course:
I’m like a fish that’s caught on baited hook.

Come, embrace me, maiden fair of thighs,588
Seize and hold me with your lovely eyes,
Take me in your arms, it’s all I ask!

My desire was slight at first, O maid
Of waving tresses, but it grew apace,
As grow the gifts that Arahants receive.

Whatever merit I have gained by gifts
To those Noble Ones, may my reward
When it ripens, be your love, most fair! [267]



As the Sakyans’ Son in jhāna rapt
Intent and mindful, seeks the deathless goal,
Thus intent I seek your love, my Sun!

Just as that Sage would be rejoiced, if he
Were to gain supreme enlightenment,
So I’d rejoice to be made one with you.589

If Sakka, Lord of Three-and-Thirty Gods
Were perchance to grant a boon to me,
It’s you I’d crave, my love for you’s so strong.

Your father, maid so wise, I venerate
Like a sāl-tree fairly blossoming,
For his offspring’s sake, so sweet and fair.’

1.6. When he heard this, the Lord said:

‘Pañcasikha, the sound of your strings blends so well with your song, and your song with the strings, that neither prevails excessively over the other.590 When did you compose these verses on the Buddha, the Dhamma, the Arahants, and love?’

‘Lord, it was when the Blessed Lord was staying on the bank of the River Nerañjarā, under the goatherd’s banyan tree [268] prior to his enlightenment. At that time I fell in love with the lady Bhaddā, bright as the sun, the daughter of King Timbarū of the gandhabbas. But the lady was in love with somebody else. It was Sikhaddi, the son of Mātali the charioteer, whom she favoured. And when I found that I could not win the lady by any manner of means, I took my yellow beluva-wood lute and went to the home of King Timbarū of the gandhabbas, and there I sang these verses:

1.7. (Verses as 5).

‘And, Lord, having heard the verses the lady Bhaddā Suriyavaccasā said to me:

“Sir, I have not personally seen that Blessed Lord, though I heard of him when I went to the Sudhammā Hall of the Thirty-Three Gods to dance. And since, sir, you praise that Blessed Lord so highly, let us meet today.” [269]

And so, Lord, I met the lady, not then but later.’

1.8. Then Sakka thought:

‘Pañcasikha and the Lord are in friendly conversation’, so he called to Pañcasikha:



‘My dear Pañcasikha, salute the Blessed Lord from me, saying: “Lord, Sakka, king of the gods, together with his ministers and followers, pays homage at the feet of the Blessed Lord.”’

‘Very good, Lord’, said Pañcasikha, and did so.





‘Pañcasikha, may Sakka, king of the gods, his ministers and followers be happy, for they all desire happiness: devas, humans, asuras, nāgas, gandhabbas, and whatever other groups of beings there are!’

for that is the way the Tathāgatas greet such mighty beings. After this greeting, Sakka entered the Indasāla Cave, saluted the Lord, and stood to one side, and the Thirty-Three Gods, with Pañcasikha, did the same.

1.9. Then in the Indasāla Cave the rough passages became smooth, the narrow parts became wide, and in the pitch-dark cavern it became bright, owing to the [270] power of the devas. Then the Lord said to Sakka:

‘It is wonderful, it is marvellous that the Venerable Kosiya,591 with so much, so many things to do, should come here!’

‘Lord, I have long wished to visit the Blessed Lord, but I have always been so busy on behalf of the Thirty-Three that I was unable to come. Once the Blessed Lord was staying at Sāvatthi in the Salala hut, and I went to Sāvatthi to see the Lord.

1.10. ‘At that time the Blessed Lord was seated in some form of meditation, and King Vessavana’s wife Bhuñjatī was waiting on him, venerating him with palms together. I said to her:

“Lady, please salute the Blessed Lord for me and say: ‘Sakka, the king of the gods, with his ministers and followers, pays homage at the Lord’s feet’.

But she said:

“Sir, it is not the right time to see the Blessed Lord, he is in retreat.” [271]

“Well then, lady, when the Blessed Lord rises from his meditation, please tell him what I have said.”

Lord, did the lady salute you on my behalf, and does the Lord remember what she said?’

‘She did salute me, King of the Gods, and I remember what she said. I also remember that it was the sound of Your Reverence’s chariot-wheels that roused me from my meditation.592

1.11. ‘Lord, those gods who arose in the heaven of the Thirty-Three before I did have told me and assured me that whenever a Tathāgata, a fully-enlightened Arahant Buddha arises in the world, the ranks of devas increase, and those of the asuras decline in numbers.

In fact I have witnessed this myself.

There was, Lord, right here in Kapilavatthu a Sakyan girl called Gopikā who had faith in the Buddha, the Dhamma and the Sangha, and who observed the precepts scrupulously. She rejected the status of a woman and developed the thought of becoming a man. Then, after her death, at the breaking-up of the body, she went to a happy destination, being reborn in a heaven-state among the Thirty-Three Gods, as one of our sons, becoming known as Gopaka the devas’ son.593

Also, there were three monks who, having observed the holy life under the Blessed Lord, had been reborn in the inferior condition of gandhabbas. They lived indulging in the pleasures of the five senses, as our attendants and servants. At this, Gopaka [272] rebuked them, saying: “What were you about, sirs, that you did not listen to the Blessed Lord’s teaching? I was a woman who had faith in the Buddha... I rejected the status of a woman ... and was reborn among the Thirty-Three Gods and am known as Gopaka the devas’ son.

But you, after having observed the holy life under the Blessed Lord, have been reborn in the inferior condition of gandhabbas! It is a sorry sight for us to see our fellows in the Dhamma reborn in the inferior condition of gandhabbas!” And being thus rebuked, two of those devas immediately developed mindfulness, 594 and so attained to the Realm of the Retinue of Brahma. 595 But one of them remained addicted to sensual pleasures.

1.12 [Gopaka spoke:]
′′′Disciple once of Him-Who-Sees,
The name I bore then Gopikā.
In Buddha, Dhamma firmly trusting
I served the Sangha cheerfully.

For loyal service paid to him
See me now, a Sakka-son,
Mighty, in the Threefold Heaven,596
Resplendent; Gopaka my name.

Then former monks I saw, who’d reached
No higher than gandhabba’s rank,
Who before had human birth
And led the life the Buddha taught.
We supplied their food and drink
And waited on them in our homes.597 [273]

Had they no ears, that they thus blest
Still could not grasp the Buddha’s law?
Each for himself must understand
That Dhamma taught by Him-Who-Sees,
And well-proclaimed. I, serving you,
Heard the Noble Ones’ good words,

And so I’m born, a Sakka-son,
Mighty, in the Threefold Heaven,
And resplendent, whereas you,
Though you served the Prince of Men
And led the matchless life he taught,
Have reappeared in humble state,
And not attained your proper rank,

A sorry sight it is to see
One’s Dhamma-fellows sunk so low
That, gandhabba-spirits, you
But come to wait upon the gods,

While as for me — I am transformed!
From household life, and female, I
Am now reborn a male, a god,
Rejoicing in celestial bliss!”

When thus rebuked by Gopaka,
Disciple true of Gotama,
In sore distress they all replied:
“Alas, let’s go, and strive amain,
And be no longer others’ slaves!” [274]

And of the three, two struggled hard,
And bore in mind the Teacher’s word.
They purified their hearts of lust,
Perceiving peril in desires,


And like the elephant that bursts
All restraining bonds, they broke
The fetters and the bonds of lust,
Those fetters of the evil one
So hard to overcome — and thus

The very gods, the Thirty-Three,
With Indra and Pajāpati,
Who sat enthroned in Council Hall,
These two heroes, passions purged,
Outstripped, and left them far behind.

On seeing which, Vasava,598 dismayed,
Chief amidst that throng of gods,
Cried: “See how these of lesser rank
Outstrip the gods, the Thirty-Three!”

Then hearing of his ruler’s fears,
Gopaka said to Vasava:
“Lord Indra, in the world of men
A Buddha, called the Sakyan Sage,599
Has gained the mastery of lust,

And these his pupils, who had failed
In mindfulness when claimed by death,
Have now regained it with my help. [275]

Though one of them is left behind
And still among gandhabbas dwells,
These two, on highest wisdom set,
In deep absorption spurn the gods!

Let no disciple ever doubt
That truth may yet be realised
By those who dwell in these abodes.600

To him who’s crossed the flood and made
An end of doubts, our homage due,
The Buddha, Victor, Lord, we give.”

Even here, they gained the truth, and so
Have passed beyond to greater eminence.
Those two have gained a higher place than this

In Realms of Brahmā′s Retinue. And we
Have come, O Lord, in hope that we may gain
That truth, and, if the Lord will give us leave,
To put our questions to the Blessed Lord.’

1.13. Then the Lord thought: ‘Sakka has lived a pure life for a long time. Whatever questions he may ask will be to the point and not frivolous, and he will be quick to understand my answers.’

So the Blessed Lord replied to Sakka in this verse:

‘Ask me, Sakka, all that you desire!

On what you ask, I′ll put your mind at rest.’

[End of first recitation-section] [276]

2.1. Being thus invited, Sakka, ruler of the gods, put his first question to the Lord:

‘By what fetters, sir,601 are beings bound — gods, humans, asuras, nāgas, gandhabbas and whatever other kinds there may be — whereby, although they wish to live without hate, harming, hostility or malignity, and in peace, they yet live in hate, harming one another, hostile and malign?’

This was Sakka’s first question to the Lord, and the Lord replied:

‘Ruler of the Gods, it is the bonds of jealousy and avarice602 that bind beings so that, though they wish to live without hate,... they yet live in hate, harming one another, hostile and malign.’

This was the Lord’s reply, and Sakka, delighted, exclaimed:

‘So it is, Lord, so it is, Well-Farer! Through the Lord’s answer I have overcome my doubt and got rid of uncertainty!’

2.2. Then Sakka, having [277] expressed his appreciation, asked another question:

‘But sir, what gives rise to jealousy and avarice, what is their origin, how are they born, how do they arise? Owing to the presence of what do they arise, owing to the absence of what do they not arise?’

‘Jealousy and avarice, Ruler of the Gods, take rise from like and dislike,603 this is their origin, this is how they are born, how they arise. When these are present, they arise; when these are absent, they do not arise.’

‘But, sir, what gives rise to like and dislike?... Owing to the presence of what do they arise, owing to the absence of what do they not arise?’

‘They arise, Ruler of the Gods, from desire604... Owing to the presence of desire they arise, owing to the absence of desire they do not arise.’

‘But, sir, what gives rise to desire?...’

‘Desire, Ruler of the Gods, arises from thinking605... When the mind thinks about something, desire arises; when the mind thinks about nothing, desire does not arise.’

‘But, sir, what gives rise to thinking? ...’

‘Thinking, Ruler of the Gods, arises from the tendency to proliferation606 ... When this tendency is present, thinking arises; when it is absent, thinking does not arise.’

2.3. ‘Well, sir, what practice has that monk undertaken,607 who has reached the right way which is needful and leading to the cessation of the tendency to proliferation?’[278]



‘Ruler of the Gods, I declare that there are two kinds of happiness:608 the kind to be pursued, and the kind to be avoided. The same applies to unhappiness609 and equanimity.610 Why have I declared this in regard to happiness? This is how I understood happiness: When I observed that in the pursuit of such happiness, unwholesome factors increased and wholesome factors decreased, then that happiness was to be avoided. And when I observed that in the pursuit of such happiness unwholesome factors decreased and wholesome ones increased, then that happiness was to be sought after.

Now, of such happiness as is accompanied by thinking and pondering,611 and of that which is not so accompanied, the latter is the more excellent. The same applies to unhappiness, and [279] to equanimity.











And this, Ruler of the Gods, is the practice that monk has undertaken who has reached the right way... leading to the cessation of the tendency to proliferation.’

And Sakka expressed his delight at the Lord’s answer.



2.4. Then Sakka, having expressed his appreciation, asked another question:

‘Well, sir, what practice has that monk undertaken who has acquired the restraint required by the rules?′612

‘Ruler of the Gods, I declare that there are two kinds of bodily conduct: the kind to be pursued, and the kind to be avoided

The same applies to conduct of speech and to the pursuit of goals. [280]

Why have I declared this in regard to bodily conduct? This is how I understood bodily conduct: When I observed that by the performance of certain actions, unwholesome factors increased and wholesome factors decreased, then that form of bodily action was to be avoided. And when I observed that by the performance of such actions unwholesome factors decreased and wholesome ones increased, then such bodily action was to be followed. That is why I make this distinction.







The same applies to conduct of speech and the pursuit of goals. [281]



And this, Ruler of the Gods, is the practice that monk has undertaken who has acquired the restraint required by the rules.’

And Sakka expressed his delight at the Lord’s answer.



2.5. Then Sakka asked another question:

‘Well, sir, what practice has that monk undertaken who has acquired control of his sense-faculties?’

‘Ruler of the Gods, I declare that things perceived by the eye are of two kinds: the kind to be pursued, and the kind to be avoided. The same applies to things perceived by the ear, the nose, the tongue, the body and the mind.’

At this, Sakka said:

‘Lord, I understand in full the true meaning of what the Blessed Lord has outlined in brief. Lord, whatever object perceived by the eye, if its pursuit leads to the increase of unwholesome factors and the decrease of wholesome ones, that is not to be sought after; if its pursuit leads to the decrease of unwholesome factors and the increase of wholesome ones, such an object is [282] to be sought after.

And the same applies to things perceived by the ear, the nose, the tongue, the body and the mind.



Thus I understand in full the true meaning of what the Blessed Lord has outlined in brief, and thus through the Lord’s answer I have overcome my doubt and got rid of uncertainty.’

2.6. Then Sakka asked another question:

‘Sir, do all ascetics and Brahmins teach the same doctrine, practise the same discipline, want the same thing613 and pursue the same goal?’

‘No, Ruler of the Gods, they do not.’

‘But why, sir, do they not do so?’

‘The world, Ruler of the Gods, is made up of many and various elements. Such being the case, beings adhere to one or other of these various things, and whatever they adhere to they become powerfully addicted to, and declare: ‘This alone is the truth, everything else is false!’ Therefore they do not all teach the same doctrine, practise the same discipline, want the same thing, pursue the same goal.’

‘Sir, are all ascetics and Brahmins fully [283] proficient, freed from bonds, perfect in the holy life, have they perfectly reached the goal?’

‘No, Ruler of the Gods.’

‘Why is that, sir?’

‘Only those, Ruler of the Gods, who are liberated by the destruction of craving are fully proficient, freed from the bonds, perfect in the holy life, and have perfectly reached the goal.’

And Sakka rejoiced at the answer as before.



2.7. Then Sakka said:

‘Passion,614 sir, is a disease, a boil, a dart. It seduces a man, drawing him into this or that state of becoming, so that he is reborn in high states or low. Whereas other ascetics and Brahmins of differing viewpoints gave me no chance to ask these questions, the Lord has instructed me at length, and thus removed the dart of doubt and uncertainty from me.’ [284]

‘Ruler of the Gods, do you admit to having asked the same question of other ascetics and Brahmins?’

‘Yes, Lord.’

‘Then, if you don′t mind, please tell me what they said.’

‘I do not mind telling the Blessed Lord, or one like him.’615

‘Then tell me, Ruler of the Gods.’

‘Lord, I went to those I considered to be ascetics and Brahmins because of their solitary life in the woods, and I put these questions to them. But instead of giving me a proper answer,616 they asked me in return: “Who are you, Venerable Sir?” I replied that I was Sakka, ruler of the gods, and they asked me what had brought me there.

Then I taught them the Dhamma as far as I had heard it and practised it. But they were very pleased with even that much, and they said: “We have seen Sakka, the ruler of the gods, and he has answered the questions we put to him!” And they became my pupils instead of my becoming theirs. But I, Lord, am a disciple of the Blessed Lord, a Stream-Winner, not subject to rebirth in states of woe, firmly established and destined for full enlightenment.‘617

‘Ruler of the Gods, do you admit to having ever previously experienced rejoicing and happiness such as you experience now?’ [285

‘Yes, Lord.’

‘And what was that about?’

‘In the past, Lord, war had broken out between the gods and the asuras, and the gods had defeated the asuras. And after the battle, as victor, I thought: “Whatever is now the food of the gods,618 and what is the food of the asuras, henceforth we shall enjoy both.”

But, Lord, such happiness and satisfaction, which was due to blows and wounds, does not conduce to dispassion, detachment, cessation, peace, higher knowledge, enlightenment, Nibbana. But that happiness and satisfaction that is obtained by hearing the Dhamma from the Blessed Lord, which is not due to blows and wounds, does conduce to dispassion, detachment, cessation, peace, higher knowledge, enlightenment, Nibbāna.′

2.8. ‘And, Ruler of the Gods, what things do you call to mind when you admit to experiencing such satisfaction and happiness as this?’

‘Lord, at such a time, six things come to mind at which I rejoice:

“I who merely as a god exist, have gained
The chance, by kamma, of another earthly life.′′619

That, Lord, is the first thing that occurs to me. [286]

“Leaving this non-human realm of gods behind,
Unerringly I’ll seek the womb I wish to find.”

That, Lord, is the second thing...

“My problems solved, I’ll gladly live by Buddha’s law,
Controlled and mindful, and with clear awareness filled.′′

That, Lord, is the third thing...

“And should thereby enlightenment arise in me,
As one-who-knows I’ll dwell, and there await my end.”

That, Lord, is the fourth thing...

“Then when I leave the human world again, I’ll be
Once more a god, and one of highest rank.”

That, Lord, is the fifth thing...

“More glorious than devas are the Peerless Gods,620
Among whom dwelling I shall make my final home.” [287]

That, Lord, is the sixth thing that occurs to me, and these are the six things at which I rejoice.

2.9. ‘Long I wandered, unfulfilled, in doubt,
In quest of the Tathāgata. I thought

Hermits who live secluded and austere
Must surely be enlightened: I’ll seek them.

“What must I do to gain success, and what
Course but leads to failure?” — but, thus asked,

They could not tell me how to tread the path.
Instead, when they found out that I am king
Of gods, they asked me why I’d come to them,

And I it was who taught them what I knew
Of Dhamma, and at that, rejoicing, they
Cried: “It’s Vasava, the Lord, we’ve seen!”

But now - I’ve seen the Buddha, and my doubts
Are all dispelled, my fears are allayed,
And now to the Enlightened One I pay

Homage due, to him who’s drawn the dart
Of craving, to the Buddha, peerless Lord,
Mighty hero, kinsman of the Sun!621 [288]

Just as Brahmā’s worshipped by the gods,
So likewise today we worship you,

Enlightened One, and Teacher unsurpassed,
Whom none can equal in the human world,
Or in the heavens, dwelling of the gods!’

2.10. Then Sakka, ruler of the gods, said to Pañcasikha of the gandhabbas:

‘My dear Pañcasikha, you have been of great help to me for gaining the ear of the Blessed Lord. For it was through your gaining his ear that we were admitted to the presence of the Blessed Lord, the Arahant, the supremely enlightened Buddha. I will be a father to you, you shall be king of the gandhabbas, and I will give you Bhaddā Suriyavaccasā, whom you desired.’

And then Sakka, ruler of the gods, touched the earth with his hand and called out three times:

Homage to the Blessed One, the Arahant,
the supremely enlightened Buddha!

Homage to the Blessed One, the Arahant,
the supremely enlightened Buddha!

Homage to the Blessed One, the Arahant,
the supremely enlightened Buddha!

And while he had been speaking in this dialogue,622 the pure and spotless Dhamma-Eye arose within Sakka, ruler of the gods, and he knew: ‘Whatever things have an origin must come to cessation.’ And the same thing happened to eighty [289] thousand devas as well.

Such were the questions which Sakka, ruler of the gods, was desirous to ask,623 and which the Lord answered for him. Therefore this discourse is called ‘Sakka’s Questions.’




Close
Close