Quay lại bản Việt dịch

Font chữ:
Font chữ:

22. Kinh Ðại Niệm Xứ

Dịch giả: Thích Minh Châu

Tôi nghe như vầy.
1. Một thời, Thế Tôn ở xứ Kuru (Câu lâu), tại Kammāsadhamma (Kiềm-ma-sắt-đàm) - đô thị của xứ Kuru. Rồi Thế Tôn gọi các vị Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo." Các Tỷ kheo trả lời Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn." Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

(Quán thân)



2. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt.

Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài";

hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.



Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



3. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo đi, tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm, tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay vị ấy sống quán thân trên ngoại thân; hay vị ấy sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



4. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi mang áo Sanghāti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm.

Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



5. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu."

Này các Tỷ kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quan sát: "Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu đỏ, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, một Tỷ kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: "Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



6. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo quán sát thân này về vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."

Này các Tỷ kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường. Cũng vậy này các Tỷ kheo, vị Tỷ kheo quán sát thân nay về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm, và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.



7. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo, như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

8. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn. Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

9. Này các Tỷ kheo, lại nữa Tỷ kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa; với các xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại, với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại; chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia, ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu,...

Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy".

Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay vị ấy sống quán tánh diệt tận trên thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

10. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột.

Tỷ kheo quán thân ấy như sau: "Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy."



Như vậy vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

(Quán thọ)

11. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ?

Này các Tỷ kheo, ở nơi đây Tỷ kheo khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".



Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ.

Hay sống quán tánh sanh khởi trên các thọ; hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thọ trên các thọ.

(Quán tâm)

12. Này các Tỷ kheo, như thế nào Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm?

Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo: "Với tâm có tham, biết rằng tâm có tham"; hay "Với tâm không tham, biết rằng tâm không tham"; hay "Với tâm có sân, biết rằng tâm có sân"; hay "Với tâm không sân, biết rằng tâm không sân"; hay "Với tâm có si, biết rằng tâm có si"; hay "Với tâm không si, biết rằng tâm không si"; hay "Với tâm thâu nhiếp, biết rằng tâm được thâu nhiếp"; hay "Với tâm tán loạn, biết rằng tâm bị tán loạn"; hay "Với tâm quảng đại, biết rằng tâm được quảng đại"; hay "Với tâm không quảng đại, biết rằng tâm không được quảng đại"; hay "Với tâm hữu hạn, biết rằng tâm hữu hạn"; hay "Với tâm vô thượng, biết rằng tâm vô thượng"; hay "Với tâm có định, biết rằng tâm có định"; hay "Với tâm không định, biết rằng tâm không định"; hay "Với tâm giải thoát, biết rằng tâm có giải thoát"; hay "Với tâm không giải thoát, biết rằng tâm không giải thoát".



Như vậy vị ấy sống quán tâm trên nội tâm; hay sống quán tâm trên ngoại tâm; hay sống quán tâm trên nội tâm, ngoại tâm. Hay sống quán tánh sanh khởi trên tâm; hay sống quán tánh diệt tận trên tâm; hay sống quán tánh sanh diệt trên tâm. "Có tâm đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy vị Tỷ kheo sống quán tâm trên tâm.

(Quán pháp)

13. Này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp?



Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái. Và này các Tỷ kheo, thế nào là vị Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với năm triền cái?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có tham dục, tuệ tri: "Nội tâm tôi có tham dục"; hay nội tâm không có tham dục, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có tham dục". Và với tham dục chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có sân hận"; hay nội tâm không có sân hận, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có sân hận." Và với sân hận chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có hôn trầm thụy miên"; hay nội tâm không có hôn trầm thụy miên, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có hôn trầm thụy miên". Và với hôn trầm thụy miên chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với hôn trầm thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có trạo hối"; hay nội tâm không có trạo hối, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có trạo hối". Và với trạo hối chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có nghi"; hay nội tâm không có nghi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có nghi." Và với nghi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy. Và với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy, và với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.



Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với năm triền cái.



14. Lại nữa, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn?

Này các Tỷ kheo, Tỷ kheo suy tư:

"Ðây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt.

Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt.

Ðây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt.

Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt.

Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt".



Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp;

hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm.

Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời.

Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Năm Thủ uẩn.



15. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Sáu Nội Ngoại xứ?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy...

và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy.



Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp, đối với Sáu Nội Ngoại xứ.



16. Lại nữa này các Tỷ kheo, Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, nội tâm có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có Niệm Giác chi", hay nội tâm không có Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có Niệm Giác chi"; và với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.

Hay nội tâm có Trạch pháp Giác chi...

Hay nội tâm có Tinh tấn Giác chi...

Hay nội tâm có Hỷ Giác chi...

Hay nội tâm có Khinh an Giác chi...

Hay nội tâm có Ðịnh Giác chi...

Hay nội tâm có Xả Giác chi; tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi có Xả Giác chi"; hay nội tâm không có Xả Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tôi không có Xả Giác chi." Và với Xả Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với Xả Giác chi đã sanh nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy.



Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên cả các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây"; vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bảy Giác chi.



17. Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, [bệnh là khổ], chết là khổ; sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.

Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối... chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.







Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

21. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí.

Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ.

Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm.

Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.

Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.



Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm.

Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.



22. Này các Tỷ kheo, vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong bảy năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây:

Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến bảy năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này như vậy trong sáu năm... trong năm năm... trong bốn năm... trong ba năm... trong hai năm... trong một năm, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại; hai là nếu còn hữu dư y, chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, không cần gì đến một năm, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy tháng, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hay nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì bảy tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong sáu tháng... trong năm tháng... trong bốn tháng... trong ba tháng... trong hai tháng... trong một tháng... trong nửa tháng... vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ-kheo, không cần gì nửa tháng, một vị nào tu tập Bốn Niệm xứ này trong bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: Một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn.

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.

Thế Tôn thuyết pháp đã xong. Các Tỷ kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

22. The Greater Discourse on the Foundations of Mindfulness

Translated by: Maurice Walshe

[290] 1. THUS HAVE I HEARD.624 Once the Lord was staying among the Kurus. There is a market-town of theirs called Kammāsadhamma.625 And there the Lord addressed the monks: ‘Monks!’ ‘Lord’, they replied, and the Lord said:

‘There is, monks, this one way626 to the purification of beings, for the overcoming of sorrow and distress, for the disappearance of pain and sadness,627 for the gaining of the right path,628 for the realisation of Nibbāna: - that is to say the four foundations of mindfulness.629

‘What are the four? Here, monks, a monk630 abides contemplating body as body,631 ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world;632 he abides contemplating feelings as feelings633 ... ; he abides contemplating mind as mind634... ; he abides contemplating mind-objects as mind-objects,635 ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world.’ [291]

(CONTEMPLATION OF THE BODY)

(1. Mindfulness of Breathing)

2. ‘And how, monks, does a monk abide contemplating the body as body?

Here a monk, having gone into the forest, or to the root of a tree, or to an empty place,636 sits down cross-legged, holding his body erect, having established mindfulness before him.637

Mindfully he breathes in, mindfully he breathes out.638 Breathing in a long breath, he knows that he breathes in a long breath,639 and breathing out a long breath, he knows that he breathes out a long breath.

Breathing in a short breath, he knows that he breathes in a short breath, and breathing out a short breath, he knows that he breathes out a short breath. He trains himself, thinking: “I will breathe in, conscious of the whole body.”640 He trains himself, thinking: “I will breathe out, conscious of the whole body.” He trains himself, thinking: “I will breathe in, calming the whole bodily process.”641 He trains himself, thinking: “I will breathe out, calming the whole bodily process.”

Just as a skilled turner, or his assistant, in making a long turn, knows that he is making a long turn, or in making a short turn, knows that he is making a short turn, so too a monk, in breathing in a long breath, knows that he breathes in a long breath... and so trains himself, thinking: “I will breathe out, calming the whole bodily process.”’[292]

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating body as body internally,642 contemplating body as body externally, contemplating body as body both internally and externally. He abides contemplating arising phenomena643 in the body, he abides contemplating vanishing phenomena644 in the body, he abides contemplating both arising and vanishing phenomena in the body. Or else, mindfulness that “there is body” is present to him just to the extent necessary for knowledge and awareness.645 And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(2. The Four Postures)

3. ‘Again, a monk, when walking, knows that he is walking, when standing, knows that he is standing, when sitting, knows that he is sitting, when lying down, knows that he is lying down. In whatever way his body is disposed, he knows that that is how it is.

‘So he abides contemplating body as body internally, externally, and both internally and externally... And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(3. Clear Awareness)

4. ‘Again, a monk, when going forward or back, is clearly aware of what he is doing,646 in looking forward or back he is clearly aware of what he is doing, in bending and stretching he is clearly aware of what he is doing, in carrying his inner and outer robe and his bowl he is clearly aware of what he is doing, in eating, drinking, chewing and savouring he is clearly aware of what he is doing, in passing excrement or urine he is clearly aware of what he is doing, in walking, standing, sitting, falling asleep and waking up, in speaking or in staying silent, he is clearly aware of what he is doing. [293]

‘So he abides contemplating body as body internally, externally, and both internally and externally...And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(4. Reflection on the Repulsive: Parts of the Body)

5. ‘Again, a monk reviews647 this very body from the soles of the feet upwards and from the scalp downwards, enclosed by the skin and full of manifold impurities: “In this body there are head-hairs, body-hairs, nails, teeth, skin,648 flesh, sinews, bones, bone-marrow, kidneys, heart, liver, pleura, spleen, lungs, mesentery, bowels, stomach, excrement, bile, phlegm, pus, blood, sweat, fat, tears, tallow, saliva, snot, synovic fluid, urine.′′649

Just as if there were a bag, open at both ends, full of various kinds of grain such as hill-rice, paddy, green gram,650 kidney-beans, sesame, husked rice, and a man with good eyesight were to open the bag and examine them, saying: “This is hill-rice, this is paddy, this is green gram, these are kidney-beans, this is sesame, this is husked rice”, so too a monk reviews this very body: “In this body there are head-hairs,... [294] urine.”

‘So he abides contemplating body as body internally, externally, and both internally and externally...And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(5. The Four Elements)

6. ‘Again, a monk reviews this body, however it may be placed or disposed, in terms of the elements: “There are in this body the earth-element, the water-element, the fire-element, the air-element.′′651

Just as if a skilled butcher or his assistant, having slaughtered a cow,652 were to sit at a crossroads with the carcass divided into portions, so a monk reviews this very body...in terms of the elements: “There are in this body the earth-element, the water-element, the fire-element, the air-element.”

‘So he abides contemplating body as body internally... [295] And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(6. The Nine Charnel-Ground Contemplations)

7. ‘Again, a monk, as if he were to see a corpse thrown aside in a charnel-ground,653 one, two or three days dead, bloated, discoloured, festering, compares this body with that, thinking: “This body is of the same nature, it will become like that, it is not exempt from that fate.”

‘So he abides contemplating body as body internally, externally, and both internally and externally. And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.

8. ‘Again, a monk, as if he were to see a corpse in a charnel-ground, thrown aside, eaten by crows, hawks or vultures, by dogs or jackals, or various other creatures, compares this body with that, thinking: “This body is of the same nature, it will become like that, it is not exempt from that fate.” [296]



9. ‘Again, a monk, as if he were to see a corpse in a charnel-ground, thrown aside, a skeleton with flesh and blood, connected by sinews,... a fleshless skeleton smeared with blood, connected by sinews,... a skeleton detached from the flesh and blood, connected by sinews,... randomly connected bones, scattered in all directions, a hand-bone here, a foot-bone there, a shin-bone here, a thigh-bone there, a hip-bone here, [297] a spine here, a skull there, compares this body with that...





10. ‘Again, a monk, as if he were to see a corpse in a charnel-ground, thrown aside, the bones whitened, looking like shells ..., the bones piled up, a year old..., the bones rotted away to a powder, compares this body with that, thinking:

“This body is of the same nature, will become like that, is not exempt from that fate.′′′

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating body as body internally, contemplating body as body externally, abides contemplating body [298] as body both internally and externally. He abides contemplating arising phenomena in the body, contemplating vanishing phenomena in the body, he abides contemplating both arising and vanishing phenomena in the body. Or else, mindfulness that “there is body” is present to him just to the extent necessary for knowledge and awareness. And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating body as body.’

(CONTEMPLATION OF FEELINGS)

11. ‘And how, monks, does a monk abide contemplating feelings as feelings?654

Here, a monk feeling a pleasant feeling knows that he feels a pleasant feeling;655 feeling a painful feeling he knows that he feels a painful feeling;656 feeling a feeling that is neither-painful-nor-pleasant he knows that he feels a feeling that is neither-painful-nor-pleasant;657feeling a pleasant sensual feeling he knows that he feels a pleasant sensual feeling;658 feeling a pleasant non-sensual feeling he knows that he feels a pleasant non-sensual feeling;659 feeling a painful sensual feeling...; feeling a painful non-sensual feeling ... ; feeling a sensual feeling that is neither-painful-nor-pleasant... ; feeling a non-sensual feeling that is neither-painful-nor-pleasant, he knows that he feels a non-sensual feeling that is neither painful-nor-pleasant.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating feelings as feelings internally. He abides contemplating feelings as feelings externally660 ...

He abides contemplating arising phenomena in the feelings, vanishing phenomena and both arising and vanishing phenomena in the feelings. [299] Or else, mindfulness that “there is feeling” is present to him just to the extent necessary for knowledge and awareness. And he abides independent, not clinging to anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating feelings as feelings.’

(CONTEMPLATION OF MIND)

12. ‘And how, monks, does a monk abide contemplating mind as mind?661

Here, a monk knows a lustful mind as lustful, a mind free from lust as free from lust; a hating mind as hating, a mind free from hate as free from hate; a deluded mind as deluded, an undeluded mind as undeluded; a contracted mind as contracted,662 a distracted mind as distracted;663 a developed mind as developed,664 an undeveloped mind as undeveloped; 665 a surpassed mind as surpassed,666 an unsurpassed mind as unsurpassed;667 a concentrated mind as concentrated, 668 an unconcentrated mind as unconcentrated;669 a liberated mind as liberated,670 an unliberated mind as unliberated.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind as mind internally. He abides contemplating mind as mind externally671 ... He abides contemplating arising phenomena in the mind... Or else, mindfulness that “there is mind” is present [300] just to the extent necessary for knowledge and awareness. And he abides detached, not grasping at anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating mind as mind.’

(CONTEMPLATION OF MIND-OBJECTS)

13. ‘And how, monks, does a monk abide contemplating mind-objects as mind-objects?′672

(1. The Five Hindrances)

‘Here, a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the five hindrances. How does he do so?

Here, monks, if sensual desire673 is present in himself, a monk knows that it is present. If sensual desire is absent in himself, a monk knows that it is absent. And he knows how unarisen sensual desire comes to arise, and he knows how the abandonment of arisen sensual desire comes about, and he knows how the non-arising of the abandoned sensual desire in the future will come about.674

‘If ill-will675 is present in himself, a monk knows that it is present...And he knows how the non-arising of the abandoned ill-will in the future will come about.

‘If sloth-and-torpor676 is present in himself, a monk knows that it is present... And he knows how the non-arising of the abandoned sloth-and-torpor in the future will come about.

‘If worry-and-flurry677 is present in himself, a [301] monk knows that it is present... And he knows how the non-arising of the abandoned worry-and-flurry in the future will come about.

‘If doubt678 is present in himself, a monk knows that it is present. If doubt is absent in himself, he knows that it is absent. And he knows how unarisen doubt comes to arise, and he knows how the abandonment of arisen doubt comes about, and he knows how the non-arising of the abandoned doubt in the future will come about.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind-objects as mind-objects internally...He abides contemplating arising phenomena in mind-objects679... Or else, mindfulness that “there are mind-objects” is present just to the extent necessary for knowledge and awareness. And he abides detached, not grasping at anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the five hindrances.’

(2. The Five Aggregates)

14. ‘Again, monks, a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the five aggregates of grasping.680 How does he do so?

Here, a monk thinks:

“Such is form,681 such the arising of form, such the disappearance of form;

such is feeling, such the arising of feeling, such the disappearance of feeling;

such is perception,682 such the arising of perception, such the disappearance of perception;

such are the mental formations,683 [302] such the arising of the mental formations, such the disappearance of the mental formations;

such is consciousness,684 such the arising of consciousness, such the disappearance of consciousness.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind-objects as mind-objects internally...



And he abides detached, not grasping at anything in the world.

And that, monks, is how a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the five aggregates of grasping.’

(3. The Six Internal and External Sense-Bases)

15. ‘Again, monks, a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the six internal and external sense-bases.685

How does he do so?

Here a monk knows the eye, knows sight-objects,686 and he knows whatever fetter arises dependent on the two.687 And he knows how an unarisen fetter comes to arise, and he knows how the abandonment of an arisen fetter comes about, and he knows how the non-arising of the abandoned fetter in the future will come about.

He knows the ear and knows sounds ... He knows the nose, and knows smells ... He knows the tongue and knows tastes ... He knows the body688 and knows tangibles ... He knows the mind and knows mind-objects, and he knows [303] whatever fetter arises dependent on the two. And he knows how an unarisen fetter comes to arise, and he knows how the abandonment of an arisen fetter comes about, and he knows how the non-arising of the abandoned fetter in the future will come about.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind-objects as mind-objects internally... And he abides detached, not grasping at anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the six internal and external sense-bases.’

(4. The Seven Factors of Enlightenment)

16. ‘Again, monks, a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the seven factors of enlightenment. 689

How does he do so? Here, monks, if the enlightenment-factor of mindfulness is present in himself, a monk knows that it is present. If the enlightenment-factor of mindfulness is absent in himself, he knows that it is absent. And he knows how the unarisen enlightenment-factor of mindfulness comes to arise, and he knows how the complete development of the enlightenment-factor of mindfulness comes about.

If the enlightenment-factor of investigation-of-states690 is present in himself...

If the enlightenment-factor of energy691 is present in himself...

If the enlightenment-factor of delight692 is present in himself...[304]

If the enlightenment-factor of tranquillity693 is present in himself...

If the enlightenment-factor of concentration is present in himself ...

If the enlightenment-factor of equanimity is present in himself, a monk knows that it is present. If the enlightenment-factor of equanimity is absent in himself, he knows that it is absent. And he knows how the unarisen enlightenment-factor of equanimity comes to arise, and he knows how the complete development of the enlightenment-factor of equanimity comes about.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind-objects as mind-objects internally...And he abides detached, not grasping at anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the seven factors of enlightenment.’

(5. The Four Noble Truths)

17. ‘Again, monks, a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the Four Noble Truths.

How does he do so? Here, a monk knows as it really is: “This is suffering”; he knows as it really is: “This is the origin of suffering”; he knows as it really is: “This is the cessation of suffering”; he knows as it really is: “This is the way of practice leading to the cessation of suffering.”

18. 694‘ And what, monks, is the Noble Truth of Suffering? Birth is suffering, ageing is suffering, death is suffering, sorrow, lamentation, pain, sadness and distress are suffering. Being attached to the unloved is suffering, being separated from the loved is suffering, not getting what one wants is suffering. In short, the five aggregates of grasping695 are suffering.

‘And what, monks, is birth? In whatever beings, of whatever group of beings, there is birth, coming-to-be, coming forth, the appearance of the aggregates, the acquisition of the sense-bases,696 that, monks, is called birth.

‘And what is ageing? In whatever beings, of whatever group of beings, there is ageing, decrepitude, broken teeth, grey hair, wrinkled skin, shrinking with age, decay of the sense-faculties, that, monks, is called ageing.

‘And what is death? In whatever beings, of whatever group of beings, there is a passing-away, a removal, a cutting-off, a disappearance, a death, a dying, an ending, a cutting-off of the aggregates, a discarding of the body, that, monks, is called death.

‘And what is sorrow? Whenever, by any kind of misfortune, [306] anyone is affected by something of a painful nature, sorrow, mourning, distress, inward grief, inward woe, that, monks, is called sorrow.

‘And what is lamentation? Whenever, by any kind of misfortune, anyone is affected by something of a painful nature and there is crying out, lamenting, making much noise for grief, making great lamentation, that, monks, is called lamentation.

‘And what is pain? Whatever bodily painful feeling, bodily unpleasant feeling, painful or unpleasant feeling results from bodily contact, that, monks, is called pain.

‘And what is sadness?697 Whatever mental painful feeling, mental unpleasant feeling, painful or unpleasant sensation results from mental contact, that, monks, is called sadness.

‘And what is distress? Whenever, by any kind of misfortune, anyone is affected by something of a painful nature, distress, great distress, affliction with distress, with great distress, that, monks, is called distress.698



‘And what, monks, is being attached to the unloved? Here, whoever has unwanted, disliked, unpleasant sight-objects, sounds, smells, tastes, tangibles or mind-objects, or whoever encounters ill-wishers, wishers of harm, of discomfort, of insecurity, with whom they have concourse, intercourse, connection, union, that, monks, is called being attached to the unloved.

‘And what is being separated from the loved? Here, whoever has what is wanted, liked, pleasant sight-objects, sounds, smells, tastes, tangibles or mind-objects, or whoever encounters well-wishers, wishers of good, of comfort, of security, mother or father or brother or sister or younger kinsmen or friends or colleagues or blood-relations, and then is deprived of such concourse, intercourse, connection, or union, that, monks, is called being separated from the loved. [307]

‘And what is not getting what one wants? In beings subject to birth, monks, this wish arises: “Oh that we were not subject to birth, that we might not come to birth!” But this cannot be gained by wishing. That is not getting what one wants. In beings subject to ageing, to disease,699 to death, to sorrow, lamentation, pain, sadness and distress this wish arises: “Oh that we were not subject to ageing... distress, that we might not come to these things!” But this cannot be gained by wishing. That is not getting what one wants.

‘And how, monks, in short, are the five aggregates of grasping suffering? They are as follows: the aggregate of grasping that is form, the aggregate of grasping that is feeling, the aggregate of grasping that is perception, the aggregate of grasping that is the mental formations, the aggregate of grasping that is consciousness,700 These are, in short, the five aggregates of grasping that are suffering. And that, monks, is called the Noble Truth of Suffering. [308]

19. ‘And what, monks, is the Noble Truth of the Origin of Suffering? It is that craving701 which gives rise to rebirth,702bound up with pleasure and lust, finding fresh delight now here, now there: that is to say sensual craving, craving for existence, and craving for non-existence.703

‘And where does this craving arise and establish itself? Wherever in the world there is anything agreeable and pleasurable, there this craving arises and establishes itself.

‘And what is there in the world that is agreeable and pleasurable? The eye in the world is agreeable and pleasurable, the ear..., the nose..., the tongue..., the body..., the mind in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

Sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects in the world are agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘Eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, mind-consciousness in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

′Eye-contact,704 ear-contact, nose-contact, [309] tongue-contact, body-contact, mind-contact in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘Feeling born of eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, mind-contact in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘The perception of sights, of sounds, of smells, of tastes, of tangibles, of mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘Volition in regard to sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘The craving for sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘Thinking705 of sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving arises and establishes itself.

‘Pondering706 on sights, sounds, smells, tastes, tangibles and mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving [310] arises and establishes itself. And that, monks, is called the Noble Truth of the Origin of Suffering.

20. ‘And what, monks, is the Noble Truth of the Cessation of Suffering? It is the complete fading-away and extinction of this craving, its forsaking and abandonment, liberation from it, detachment from it.707 And how does this craving come to be abandoned, how does its cessation come about?

‘Wherever in the world there is anything agreeable and pleasurable, there its cessation comes about. And what is there in the world that is agreeable and pleasurable?

‘The eye in the world is agreeable and pleasurable,

the ear ..., the nose..., the tongue..., the body..., the mind in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving comes to be abandoned, there its cessation comes about:



‘Eye-consciousness, ear-consciousness, nose-consciousness, tongue-consciousness, body-consciousness, mind-consciousness in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving comes to be abandoned, there its cessation comes about.

‘Sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects in the world are agreeable and pleasurable, and there this craving comes to be abandoned, there its cessation comes about.

‘Eye-contact, ear-contact, nose-contact, tongue-contact, body-contact, mind-contact ... ; [311]

the perception of sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects...;

volition in regard to sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects...;

craving for sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects...;

thinking of sights, sounds, smells, tastes, tangibles, mind-objects...;

pondering on sights, sounds, smells, tastes, tangibles and mind-objects in the world is agreeable and pleasurable, and there this craving comes to an end, there its cessation comes about.

And that, monks, is called the Noble Truth of the Cessation of Suffering.

21. ‘And what, monks, is the Noble Truth of the Way of Practice Leading to the Cessation of Suffering? It is just this Noble Eightfold Path, namely: — Right View, Right Thought; Right Speech, Right Action, Right Livelihood; Right Effort Right Mindfulness, Right Concentration.

‘And what, monks, is Right View?708 [312] It is, monks, the knowledge of suffering, the knowledge of the origin of suffering, the knowledge of the cessation of suffering, and the knowledge of the way of practice leading to the cessation of suffering. This is called Right View.

‘And what, monks, is Right Thought?709 The thought of renunciation, the thought of non-ill-will, the thought of harmlessness. This, monks, is called Right Thought.

‘And what, monks, is Right Speech? Refraining from lying, refraining from slander, refraining from harsh speech, refraining from frivolous speech. This is called Right Speech.

‘And what, monks, is Right Action? Refraining from taking life, refraining from taking what is not given, refraining from sexual misconduct. This is called Right Action.

‘And what, monks, is Right Livelihood? Here, monks, the Ariyan disciple, having given up wrong livelihood, keeps himself by right livelihood.

‘And what, monks, is Right Effort? Here, monks, a monk rouses his will, makes an effort, stirs up energy, exerts his mind and strives to prevent the arising of unarisen evil unwholesome mental states.

He rouses his will... and strives to overcome evil unwholesome mental states that have arisen. He rouses his will... and strives to produce unarisen wholesome mental states.

He rouses his will, makes an effort, stirs up energy, exerts his mind [313] and strives to maintain wholesome mental states that have arisen, not to let them fade away, to bring them to greater growth, to the full perfection of development. This is called Right Effort.

‘And what, monks, is Right Mindfulness? Here, monks, a monk abides contemplating body as body, ardent, clearlyaware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world; he abides contemplating feelings as feelings...; he abides contemplating mind as mind...; he abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, clearly aware and mindful, having put aside hankering and fretting for the world. This is called Right Mindfulness.

‘And what, monks, is Right Concentration?

Here, a monk, detached from sense-desires, detached from unwholesome mental states, enters and remains in the first jhāna, which is with thinking and pondering, born of detachment, filled with delight and joy.

And with the subsiding of thinking and pondering, by gaining inner tranquillity and oneness of mind, he enters and remains in the second jhāna, which is without thinking and pondering, born of concentration, filled with delight and joy.

And with the fading away of delight, remaining imperturbable, mindful and clearly aware, he experiences in himself the joy of which the Noble Ones say: “Happy is he who dwells with equanimity and mindfulness”, he enters the third jhāna.

And, having given up pleasure and pain, and with the disappearance of former gladness and sadness, he enters and remains in the fourth jhāna, which is beyond pleasure and pain, and purified by equanimity and mindfulness.

This is called Right Concentration.

And that, monks, is called the way of practice leading to the cessation of suffering.’

(INSIGHT)

‘So he abides contemplating mind-objects as mind-objects internally, [314] contemplating mind-objects as mind-objects externally, contemplating mind-objects as mind-objects both internally and externally. He abides contemplating arising phenomena in mind-objects, he abides contemplating vanishing-phenomena in mind-objects, he abides contemplating both arising and vanishing phenomena in mind-objects. Or else, mindfulness that “there are mind-objects” is present just to the extent necessary for knowledge and awareness.

And he abides detached, not grasping at anything in the world. And that, monks, is how a monk abides contemplating mind-objects as mind-objects in respect of the Four Noble Truths.’

(CONCLUSION)

22. ‘Whoever, monks, should practise these four foundations of mindfulness for just seven years may expect one of two results:

either Arahantship in this life or, if there should be some substrate left, the state of a Non-Returner.

Let alone seven years — whoever should practise them for just six years ..., five years..., four years... three years..., two years..., one year may expect one of two results...;

let alone one year —

whoever should practise them for just seven months..., six months..., five months . . . , four months..., three months..., two months..., [315] one month..., half a month may expect one of two results...;

let alone half a month — whoever should practise these four foundations of mindfulness for just one week may expect one of two results: either Arahantship in this life or, if there should be some substrate left, the state of a Non-Returner.

‘It was said: “There is, monks, this one way to the purification of beings, for the overcoming of sorrow and distress, for the disappearance of pain and sadness, for the gaining of the right path, for the realisation of Nibbāna: — that is to say the four foundations of mindfulness”, and it is for this reason that it was said.’

Thus the Lord spoke, and the monks rejoiced and were delighted at his words.




Close
Close