(Abhidhammatthasangaha)
Dịch giả: Tịnh Sự (Santakicca)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

PHẦN YẾU TRI (pañhāvāro)
THUẬN TÙNG
[1888] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng nhân duyên: các nhân dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc sở y tâm bằng nhân duyên; vào sát na tái tục các nhân dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc nghiệp bằng nhân duyên. [Pháp dĩ sanh (uppannadhamma) là pháp đã sanh và đang hiện hữu, tức các pháp hữu vi đang sanh trụ diệt.]
[1889] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên: quán vô thường, khổ não, vô ngã đối với nhãn dĩ sanh, hoan hỷ thỏa thích rồi dựa theo đó mà ái tham sanh khởi, tà kiến sanh khởi, hoài nghi ... trạo cử ... ưu sanh khởi; quán vô thường, khổ não, vô ngã đối với nhĩ dĩ sanh ... tỷ ... thiệt ... thân ... sắc ... thinh ... khí ... vị ... xúc ... ý vật ... trùng ... ưu sanh khởi; dùng thiên nhãn thấy cảnh sắc; dùng thiên nhĩ nghe tiếng; các uẩn dĩ sanh trợ biến hóa thông, trợ tâm khai môn bằng cảnh duyên.
[1890] Pháp vị sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên: quán vô thường, khổ não, vô ngã đối với cảnh sắc vị sanh ... thinh ... khí ... vị ... xúc ... các uẩn vị sanh ... trùng ... ưu sanh khởi; các uẩn vị sanh trợ Biến Hóa Thông, trợ Tha Tâm Thông, trợ Vị Lai Phần Thông, trợ tâm khai môn bằng cảnh duyên. [Pháp vị sanh (anuppannadhamma) là pháp chưa sanh ra, sanh khởi không xác định, tức là tâm bất thiện, tâm thiện, tâm tố, sở hữu hợp và sắc phi nghiệp.]
[1891] Pháp chuẩn sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên: quán vô thường, khổ não, vô ngã đối với nhãn chuẩn sanh ... thân ... sắc ... thinh ... khí ... vị .. xúc ... ý vật ... các uẩn chuẩn sanh ... trùng ... ưu sanh khởi; các uẩn chuẩn sanh trợ cho Biến Hóa Thông trợ Tha Tâm Thông ... trùng ... trợ tâm khai môn bằng cảnh duyên. [Pháp chuẩn sanh (uppādīdhamma) là pháp sẽ sanh vì đã có chủng tử, tức là các tâm quả và sắc nghiệp .]
[1892] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng trưởng duyên. Có cảnh trưởng và câu sanh trưởng. Cảnh trưởng: hoan hỷ thỏa thích với nhãn dĩ sanh một cách khăng khít, chăm chú điều ấy... trùng... tà kiến sanh khởi; hoan hỷ thỏa thích với nhĩ dĩ sanh... tỷ... thiệt... thân... sắc... thinh... khí... vị... xúc... ý vật... các uẩn dĩ sanh một cách khăng khít, khi chăm chú điều ấy ái tham sanh khởi... trùng ...
Câu sanh trưởng: Trưởng dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc sở y tâm bằng trưởng duyên.
[1893] Pháp vị sanh trợ pháp dĩ sanh bằng trưởng duyên. Chỉ có cảnh trưởng: hoan hỷ thỏa thích với cảnh sắc vị sanh ... thinh ... khí ... vị ... xúc ... các uẩn vị sanh một cách khăng khít, chăm chú điều ấy mà ái tham sanh khởi, tà kiến sanh khởi.
[1894] Pháp chuẩn sanh trợ pháp dĩ sanh bằng trưởng duyên. Chỉ có cảnh trưởng: hoan hỷ thỏa thích với nhãn chuẩn sanh ... thân ... cảnh sắc .. cảnh xúc ... ý vật ... các uẩn chuẩn sanh một cách khăng khít, chăm chú điều ấy mà ái tham sanh khởi, tà kiến sanh khởi.
[1895] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng câu sanh duyên: một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc sở y tâm bằng câu sanh duyên, hai uẩn trợ hai uẩn và các sắc sở y tâm bằng câu sanh duyên: vào sát na tái tục một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc nghiệp bằng câu sanh duyên; hai uẩn trợ hai uẩn và các sắc nghiệp bằng câu sanh duyên; các danh uẩn trợ các sắc nghiệp bằng câu sanh duyên, ý vật trợ các danh uẩn bằng câu sanh duyên; một sắc đại hiển trợ ba sắc đại hiển bằng câu sanh duyên; hai sắc đại hiển ... các sắc đại hiển trợ các sắc sở y tâm, trợ các sắc y sinh bằng câu sanh duyên; đối với sắc ngoại... sắc vật thực ... sắc quí tiết ... đối với chúng sanh vô tưởng một sắc đại hiển ... hai sắc đại hiển ... các sắc đại hiển trợ các sắc nghiệp, trợ các sắc y sinh bằng câu sanh duyên.
[1896] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng hỗ tương duyên: một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn bằng hỗ tương duyên, hai uẩn ...; vào sát na tái tục một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và ý vật bằng hỗ tương duyên, hai uẩn ... các danh uẩn trợ ý vật bằng hỗ tương duyên, ý vật trợ các danh uẩn bằng hỗ tương duyên; một sắc đại hiển ... đối với sắc ngoại ... sắc vật thực ... sắc quí tiết ... chúng sanh vô tưởng ... một sắc đại hiển trợ ba sắc đại hiển bằng hỗ tương duyên; hai sắc đại hiển ...
[1897] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng y chỉ duyên: một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc sở y tâm bằng y chỉ duyên, hai uẩn ...; vào sát na tái tục các danh uẩn trợ ý vật, ý vật trợ các danh uẩn; một đại hiển ... đối với sắc ngoại ... sắc vật thực... sắc quí tiết ... đối với chúng sanh vô tưởng một đại hiển ... các sắc đại hiển trợ các sắc nghiệp, trợ các sắc y sinh nhãn xứ trợ nhãn thức ... thân xứ trợ thân thức; ý vật trợ các uẩn dĩ sanh bằng y chỉ duyên.
[1898] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cận y duyên. Có cảnh cận y, vô gián cận y và thường cận y. Thường cận y: do nương thời tiết dĩ sanh mà chứng thiền ... tuệ quán ... đạo ... thần thông ... nhập định, khởi kiêu mạn, chấp tà kiến; do nương thực phẩm ... sàng tọa mà chứng thiền ... tuệ quán ... đạo ... thông ... nhập định ... khởi kiêu mạn, chấp tà kiến; thời tiết ... thực phẩm ... sàng tọa trợ cho đức tin dĩ sanh ... trợ trí tuệ, trợ lạc thân, trợ khổ thân, trợ đạo, trợ quả thiền nhập bằng cận y duyên.
[1899] Pháp vị sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cận y duyên. có cảnh cận y, vô gián cận y và thường cận y. Thường cận y: người đang mong cầu sắc cụ túc (vaṇṇa-sampadaṃ) vị sanh nên bố thí, trì giới, hành bố tát; đang mong cầu thinh cụ túc (saddasampadaṃ) dĩ sanh... hương cụ túc (gandhasampadaṃ) .... vị cụ túc (rasasampadaṃ) ... xúc cụ túc (phoṭṭhasampa-daṃ) ... các uẩn vị sanh nên bố thí ... trì giới ... bố tát; sắc cụ túc vị sanh ... các uẩn vị sanh trợ cho đức tin dĩ sanh, trợ trí tuệ, trợ lạc thân, trợ khổ thân, trợ đạo, trợ quả thiền nhập bằng cận y duyên.
[1900] Pháp chuẩn sanh (uppādī) trợ pháp dĩ sanh (uppanna) bằng cận y duyên. Có cảnh cận y, vô gián cận y và thường cận y. Thường cận y: người đang mong cầu nhãn cụ túc (cakkhusampadaṃ) chuẩn sanh nên bố thí ... trì giới ... bố tát ...; người đang mong cầu nhĩ cụ túc chuẩn sanh ... thân cụ túc ... sắc cụ túc ... hương cụ túc ... vị cụ túc ... xúc cụ túc ... các uẩn cụ túc mà bố thí ... trì giới ... bố tát; nhãn cụ túc chuẩn sanh ... thân cụ túc, sắc cụ túc ... trùng ... xúc cụ túc ... các uẩn cụ túc trợ đức tin dĩ sanh, trợ trí tuệ, trợ lạc thân, trợ khổ thân, trợ tâm đạo, trợ tâm quả thiền nhập bằng cận y duyên.
[1901] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng tiền sanh duyên. Có cảnh tiền sanh và vật tiền sanh.
Cảnh tiền sanh: quán vô thường khổ não vô ngã đối với con mắt ... ý vật, hoan hỷ thỏa thích rồi dựa theo đó mà ái tham sanh khởi, ưu sanh khởi; dùng thiên nhãn thấy sắc, dùng thiên nhĩ nghe tiếng; sắc xứ trợ nhãn thức ... xúc xứ trợ thân thức bằng tiền sanh duyên.
Vật tiền sanh: nhãn xứ trợ nhãn thức ... trùng ... ý vật trợ các uẩn dĩ sanh bằng tiền sanh duyên.
[1902] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng hậu sanh duyên. Chỉ có hậu sanh: các uẩn dĩ sanh trợ thân sắc sanh trước này bằng hậu sanh duyên.
[1903] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng nghiệp duyên: Tư dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc sở y tâm bằng nghiệp duyên; vào sát na tái tục tư dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc nghiệp bằng nghiệp duyên.
[1904] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng quả duyên: một uẩn quả dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc sở y tâm sanh bằng quả duyên, hai uẩn ...; vào sát na tái tục một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc nghiệp, hai uẩn ...; các danh uẩn trợ ý vật sanh bằng quả duyên.
[1905] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng vật thực duyên: các danh thực dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc sở y tâm bằng vật thực duyên; vào sát na tái tục đoàn thực trợ thân này bằng vật thực duyên.
[1906] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng quyền duyên: các danh quyền dĩ sanh trợ các uẩn tương ưng và các sắc sở y tâm bằng quyền duyên; vào sát na tái tục nhãn quyền trợ nhãn thức ... thân quyền trợ thân thức; sắc mạng quyền trợ các sắc nghiệp bằng quyền duyên.
[1907] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng thiền na duyên bằng đồ đạo duyên ... bằng tương ưng duyên ... bằng bất tương ưng duyên. Có câu sanh, tiền sanh và hậu sanh.
Câu sanh: các uẩn dĩ sanh trợ các sắc sở y tâm bằng bất tương ưng duyên; vào sát na tái tục các uẩn dĩ sanh trợ các sắc nghiệp bằng bất tương ưng duyên; các danh uẩn trợ ý vật, ý vật trợ các danh uẩn bằng bất tương ưng duyên.
Tiền sanh: nhãn xứ trợ nhãn thức .. thân xứ ... ý vật trợ các uẩn dĩ sanh bằng bất tương ưng duyên.
Hậu sanh: các uẩn dĩ sanh trợ thân sắc sanh trước này bằng bất tương ưng duyên.
[1908] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng hiện hữu duyên. Có câu sanh, tiền sanh, hậu sanh, vật thực và quyền.
Câu sanh: một uẩn dĩ sanh trợ ba uẩn và các sắc sở y tâm bằng hiện hữu duyên, hai uẩn ...; vào sát na tái tục .. tóm lược ... một sắc đại hiển ... ... đối với sắc ngoại ... sắc vật thực ... sắc quí tiết ... chúng sanh vô tưởng ...
Tiền sanh: quán vô thường, khổ não ... đối với mắt ... đối với ý vật ... ưu sanh khởi; dùng thiên nhãn ... dùng thiên nhĩ nghe tiếng; sắc xứ trợ nhãn thức ... xúc xứ trợ thân thức bằng hiện hữu duyên; nhãn xứ trợ nhãn thức ... thân xứ trợ thân thức; ý vật trợ các uẩn dĩ sanh bằng hiện hữu duyên.
Hậu sanh: các uẩn dĩ sanh trợ thân sắc sanh trước này bằng hiện hữu duyên.
Ðoàn thực trợ thân này. Mạng quyền sắc trợ các sắc nghiệp bằng hiện hữu duyên.
[1909] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng bất ly duyên.
[1910] Trong nhân có một cách; trong cảnh có ba cách; trong trưởng có ba cách; trong câu sanh có một cách; trong hỗ tương có một cách; trong y chỉ có một cách, trong cận y có ba cách; trong tiền sanh có một cách; trong hậu sanh, nghiệp, quả, vật thực, quyền, thiền na, đồ đạo, tương ưng, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly, có một cách. Nên tính toán như vậy.
ÐỐI LẬP
[1911] Pháp dĩ sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên ... bằng câu sanh duyên ... bằng cận y duyên ... bằng tiền sanh ... bằng hậu sanh duyên ... bằng vật thực duyên ... bằng quyền duyên.
[1912] Pháp vị sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên ... bằng cận y duyên.
[1913] Pháp chuẩn sanh trợ pháp dĩ sanh bằng cảnh duyên ... bằng cận y duyên.
[1914] Trong phi nhân có ba cách; trong phi cảnh có ba cách; trong phi trưởng có ba cách ... trùng ... trong phi bất tương ưng có ba cách; trong phi hiện hữu có hai cách; trong phi vô hữu có ba cách; trong phi ly khứ có ba cách; trong phi bất ly có hai cách. Nên tính toán như vậy.
THUẬN TÙNG ÐỐI LẬP
[1915] Trong phi cảnh từ phi nhân duyên có một cách ... Tóm lược ... trong phi vô hữu, phi ly khứ ... một cách.
ÐỐI LẬP THUẬN TÙNG.
[1916] Trong cảnh từ phi nhân duyên có ba cách; trong trưởng ... ba cách; trong câu sanh ... một cách; trong hỗ tương... một cách; trong y chỉ ... một cách; trong cận y ... ba cách; trong tiền sanh ... một cách; trong hậu sanh ... một cách; trong nghiệp, quả, vật thực, quyền, thiền na, đồ đạo, tương ưng, bất tương ưng, hiện hữu, bất ly ... một cách.
DỨT PHẦN YẾU TRI.
KẾT THÚC ÐỀ THỨ MƯỜI BẢY: TAM ÐỀ DĨ SANH.
Hết phần 17. Tam Ðề Dĩ Sanh (Uppannattika) (Abhidhammatthasangaha)

(Lên đầu trang)


Bộ Vị Trí có tổng cộng 89 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
Close
Close